lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Lịch Sử Việt Nam :

Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44

Đêm Hạ Lào, Đêm Sao Dài Quá (Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến)

MX Trần Vệ

Tất cả đều cười ồ, tôi không biết làm sao hơn đành cười theo. Đợi cho tất cả dứt tiếng cười, ông già lấy giọng nghiêm:

- Thôi được rồi, kỳ này cho chú về giữ Trưởng ban 3 thay cho Đại úy Trần Văn Chí. Đại úy Chí coi Đại đội chỉ huy, tôi đã ra lệnh cho Ban 1 rồi, ngày mai bàn giao.

Tôi hỏi:

- Thưa Đại bàng, kỳ này Tiểu đoàn nghỉ lâu không?.

Ông già lắc đầu:

- Đâu có nghỉ gì, Tiểu đoàn chỉ về hậu cứ 2 tuần để bổ sung, chuẩn bị hành quân. Tôi đã ra lệnh cấm trại 100% rồi.

Thế là Tiểu đoàn chuẩn bị quân số và vũ khí. Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn và các Đại đội làm việc suốt ngày. Hai tuần sau, Tiểu đoàn được không tải ra Huế. Thời tiết của Huế đang vào mùa nắng, mà cái nắng ở Huế thì rất gắt. Tiểu đoàn lại được di chuyển bằng quân xa ra Đông Hà, một quận ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Lệnh hành quân kỳ này rất bí mật , chúng tôi cũng chưa biết đi hành quân ở vùng nào, lại được lệnh huấn luyện binh sĩ đổ bộ cho nên có người đoán sẽ đổ bộ miền Bắc. Do đó ai cũng bàn tán xôn xao, vẻ mặt người nào cũng lộ vẻ nôn nao. Thủy Quân Lục Chiến là lực lượng Tổng trừ bị, đi khắp 4 vùng chiến thuật, nếu kỳ này có đổ bộ miền Bắc thì cũng không sao, lại thêm một chuyến vui chơi mà thôi. Chúng tôi lại nói chuyện tiếu lâm về miền Bắc, nào là dịp này được làm quen gái Bắc, có người lại nói sẽ đi 36 phố phường...

Hôm ấy tôi đang ngồi thảo kế hoạch huấn luyện đợt 2 thì có lệnh lên Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến lãnh bản đồ. Tôi sắp bản đồ thì thấy trải dài theo quốc lộ 9 lên Khe Sanh, Lao Bảo và một lô bản đồ qua đến Tchépone thuộc Nam Lào, dọc theo sông Tchépone. Tuy nhiên vẫn chưa có lệnh hành quân, chỉ nhận được lệnh ngày N giờ G sẽ di chuyển bằng quân xa lên Khe Sanh.

Con đường quốc lộ mang số 9 do Pháp làm hồi trước, trải đá chạy dọc theo các triền núi, qua thung lũng, vì đất núi nên khi xe chạy bụi đỏ mịt mù, chúng tôi phải lấy khăn quấn quanh mặt, nhưng khi tới nơi thì ai cũng lấm lem hết. Tiểu đoàn đến Khe Sanh thì trời sắp tối, được trú ngụ ở một căn cứ cũ của quân lực Hoa Kỳ để lại. Khe Sanh là một làng nhỏ cách Lao Bảo giáp giới với Lào khoảng 6-7 cây số. ở đây có 2 đồn điền cà phê của người Pháp để lại, giờ đây bỏ hoang vì chủ đã về nước. Vào năm 1968, Khe Sanh nổi tiếng vì những trận đánh giữa quân lực Hoa Kỳ và Bắc Việt. Nay quân đội Mỹ đã rút khỏi Khe Sanh, để lại những căn cứ hoang tàn đổ nát. Sau khi đi họp với Tiểu đoàn trưởng ở Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 147 tôi được biết lực lượng Thủy Quân Lục Chiến làm trừ bị cho Sư đoàn 1 Bộ binh đang tiến chiếm Tchépone.

Kế hoạch của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa là tiến chiếm Tchépone, tiêu diệt địch và rút lui chứ không chiếm đóng. Nổ lực chính là Sư đoàn 1 Bộ binh, Dù và Biệt Động Quân án ngữ hướng Tây và Tây Bắc. Vì là lực lượng trừ bị cho nên trong giai đoạn đầu chúng tôi được thong dong ở Khe Sanh tắm suối và nếm những trái cà phê đỏ chín nặng trĩu ở các cành cây cà phê. Tuy nhiên với chức vụ trưởng Ban 3 Tiểu đoàn, mỗi sáng tôi phải đi bay C&C quan sát, khi thì đi máy bay của Không quân Việt Nam, khi đi máy bay Mỹ. Tôi và Chính rỗ (người lính Truyền tin mang máy cho tôi) sáng nào cũng lên Lữ đoàn chờ máy bay rồi đến gần tối mới trở về Tiểu đoàn. Cũng nhờ đi bay với cố vấn Mỹ, tôi mới rõ lối đánh giặc của anh mũi lõ. Rất chán! Theo hiệp ước không biết ký ở đâu, máy bay quan sát của Mỹ chỉ bay đến dãy núi Koroc mà thôi, tức là chỉ qua khỏi Lao Bảo độ vài cây số. Tôi cự nự với thằng cố vấn hoài:

- Máy bay đến đây thì thấy cái đếch gì ? Việt cộng nó ở tuốt bên kia!.

Thằng Mỹ cười hề hề:

- Sorry, tao nhận được lệnh không được qua bên đó .

Chỉ có máy bay của Không quân ta, tôi mới thoải mái để quan sát. Lúc ngồi trên máy bay tôi không thấy ngán nhưng về rồi nghĩ lại thấy ớn da gà. Bởi vì rừng Hạ Lào rậm rạp, cây cối xanh dờn, bay chập chờn giữa cảnh trời bao la chẳng khác nào máy bay giấy, chỉ một phát phòng không của Việt cộng là rồi đời. Phe ta lại chơi bạo, hễ thấy phòng không bắn lên thì đảo xuống để quan sát cho rõ.

Sáng hôm đó, tôi lên Bộ Chỉ huy Lữ đoàn thì được nghe tin một Tiểu đoàn của Sư đoàn 1 Bộ binh do Thiếu tá Trần Ngọc Huế, khóa 18 Võ bị Đà Lạt chỉ huy đã đặt chân lên Tchépone và đang quần với địch. Trong khi đó Lữ đoàn 2 Nhảy Dù của Đại tá Thọ đụng mạnh với một Sư đoàn Cộng sản Bắc Việt. Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân ở Tây Bắc chạm địch cấp Trung đoàn. Tôi nhận được lệnh: Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến gồm các Tiểu đoàn 4, 2 và 7 chuẩn bị trực thăng vận cùng Bộ Chỉ huy Lữ đoàn và Tiểu đoàn 2 Pháo binh đến án ngữ cho các đơn vị Bộ binh, Biệt Động Quân và Nhảy Dù rút quân. Lại được tin Bộ Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến sẽ từ Sài Gòn không vận ra đóng bản doanh tại Khe Sanh để chỉ huy hành quân. Ngoài ra còn có Bộ Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn 1, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, Sư đoàn Dù, Liên đoàn 21 Biệt Động Quân và Lữ đoàn 1 Thiết kÿ.

Lực lượng đổ quân của Thủy Quân Lục Chiến do Đại tá Hoàng Tích Thông, Lữ đoàn trưởng chỉ huy với thành phần như sau:

- Tiểu đoàn 2 Pháo binh do Thiếu tá Đặng Bá Đạt làm Tiểu đoàn trưởng.

- Tiểu đoàn 2 Trâu Điên của Thiếu tá Nguyễn Xuân Phúc.

- Tiểu đoàn 4 Kình Ngư của Thiếu tá Võ Kỉnh.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site