lịch sử việt nam
Lịch Sử Việt Nam :
Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân Tại Hạ Lào
Trần Ðỗ Cẩm
Biệt Ðộng Quân - Trận Lam Sơn 719
Phóng đồ các vị trí đóng quân của Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân trong hành quân Lam Sơn 719
...
* Về địa danh:
Vì cuộc hành quân Lam Sơn 719 diễn ra trên lãnh thổ Lào nên phần lớn các địa danh quan trọng trong bản đồ hành quân đều mang tên Lào, ngoại trừ những ám danh quân sự được dùng tiếng Anh hay tiếng Việt (như Lolo, Hồng Hà v.v...). Sau đây là một vài danh từ thông dụng:
- Ban hay Bản: tiếng Lào có nghĩa là làng hay "buơn" (của người Thượng). Thí dụ như "Bản Ðông" là làng Ðông. - Se: tiếng Lào có nghĩa là "sông". Thí dụ như Se Pone có nghĩa là sông Pone.
- Phou: tiếng Lào có nghĩa là núi. Thí dụ như "Phou Ta Pang" có nghĩa là núi Ta Pang.
* Về danh xưng:
Ðể tránh trùng điệp, cuộc hành quân Lam Sơn 719 còn được gọi là chiến dịch, cuộc hành quân hoặc trận Hạ Lào hay Nam Lào.
* Về vị trí:
Dùng tọa độ vuông "XD" trong bản đồ hành quân UTM.
* Ðịnh nghĩa một số danh từ quân sự
- Chiến trường:
Toàn bộ khu vực hành quân. Thí dụ như chiến trường Hạ Hào, do Tư Lệnh Chiến Trường hay Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn là Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ huy.
- Mặt trận:
Một phần của chiến trường hay khu vực hành quân. Thí dụ như chiến trường Hạ Lào được chia thành 3 mặt trận chính: Mặt Trận Vùng Bắc do LÐ 1 BÐQ đảm trách, Mặt Trận Ðường số 9 do Sư Ðoàn Dù chịu trách nhiệm và Mặt Trận Nam Ðường số 9 do SÐ 1 BB đảm trách. Mỗi mặt trận do một Tư Lệnh mặt trận chỉ huy. Các Tư Lệnh mặt trận đều thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Tư Lệnh Chiến Trường.
- Bãi Ðáp (BÐ - Landing Zone hay LZ): hay PZ). Bãi Ðáp còn được gọi là Căn Cứ hay Vị Trí nếu có quân trú đóng.
- Căn Cứ (CC) hay Vị Trí:
Nơi đơn vị quân đội trú đóng nhưng không có Pháo Binh cơ hữu để tự yểm trợ cho mình hay các đơn vị bạn. Thí dụ như CC hay BÐ BÐQ Bắc, BÐQ Nam v.v... )
- Căn Cứ Hỏa Lực (CCHL):
Là tên gọi tắt của Căn Cứ Yểm Trợ Hỏa Lực (Fire Support Base hay FSB); là những Bãi Ðáp, Căn Cứ hay Vị Trí có Pháo Binh đồn trú để tự yểm trợ hay phụ giúp các đơn vị bạn trong kế hoạch yểm trợ hỏa lực hỗ tương.
- Tiền Ðồn:
Những vị trí phụ thuộc bên ngoài của một Căn Cứ để bảo vệ cho vị trí chính. Mỗi căn cứ chính thường có nhiều tiền đồn để lo việc phòng thủ.
- Pháo Ðội (PÐ):
Thành phần của một TÐ Pháo Binh, tương đương với một Ðại Ðội của TÐ BB. Mỗi TÐ/PB thường gồm 4 PÐ: PÐ Chỉ Huy, PÐ A, B và C. Mỗi PÐ có 6 khẩu đại bác. Tên của PÐ thường được rút gọn như: PÐ C/44 có nghĩa là Pháo Ðội C thuộc TÐ 44 PB hoặc PÐ A/1 Dù: Pháo Ðội A thuộc TÐ 1 PB Dù v.v...
* Tên các Tiểu Ðoàn:
Thường được gọi tắt theo qui ước Tiểu Ðoàn/Trung Ðoàn. Thí dụ như TÐ 2/1 BB có nghĩa là Tiểu Ðoàn 2 thuộc Trung Ðoàn 1 thuộc Sư Ðồn 1 BB; hoặc TÐ 2/3 Dù nghĩa là Tiểu Ðồn 2 thuộc Lữ Ðồn 3 Dù v.v...
B. Khái quát về cuộc hành quân Lam Sơn 719
(Bài viết chi tiết sẽ được phổ biến trong một dịp khác)
I. Ngày khai diễn
Cuộc hành quân Lam Sơn 719 chính thức khai diễn ngày 8 tháng 2 năm 1971 khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) vượt biên giới Lào - Việt trên đường số 9 (gần Lao Bảo, Khe Sanh thuộc Vùng I Chiến Thuật).
II. Mục đích
Cắt đứt đường tiếp vận của Cộng quân bên Lào (đường mòn Hồ Chí Minh).
III. Các đơn vị QLVNCH tham chiến
1. Các đơn vị cơ hữu của Quân Ðoàn I
- Sư Ðoàn (SÐ) 1 BB (-) gồm có các Trung Ðoàn (Tr/Ð) 1 và 3 Bộ Binh. Sau này, vào giai đoạn đánh chiếm Tchépone, Tr/Ð 2 BB gồm 5 TÐ mới tham chiến. - Liên Ðoàn 1 Biệt Ðộng Quân (BÐQ) gồm các TÐ 21, 37 và 39. Sau này được tăng cường thêm TÐ 77 BÐQ Biên Phòng vào giai đoạn cuối của cuộc hành quân. - Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ (TK) gồm có các Thiết Ðoàn 11 và 17, sau này được tăng cường thêm Thiết Ðoàn 7. Các TÐ 44 và 64 Pháo Binh Quân Ðoàn 1, trang bị đại bác 155 ly.
2. Các đơn vị tăng phái
- Sư Ðoàn Dù gồm 9 Tiểu Ðoàn thuộc các Lữ Ðoàn 1, 2 và 3 cùng các TÐ Pháo Binh 105 ly cơ hữu.
- Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến gồm 9 Tiểu Ðoàn thuộc các Lữ Ðoàn 147, 258 và 369 cùng các TÐ pháo binh 105 ly cơ hữu.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử