lịch sử việt nam
Lịch Sử Việt Nam :
Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Hoàng Tích Thông
...
Một sự thể đáng nói là trong khi địch xử dụng chiến xa hạng nặng T.54 thì Lữ đoàn Thiết Giáp chỉ có một chi đoàn chiến xa M.41, còn lại là các chi đoàn Thiết vận xa, không đủ sức để đương đầu với địch. Hơn nữa, vì không thông hiểu rõ địa thế trong vùng hành quân nên đánh giá sai về hoạt động thiết giáp của địch. Đến khi sự thể xảy ra thì Bộ tư lệnh Quân đoàn mới vội vã điều động thêm một Chi đoàn chiến xa sang tăng cường, nhưng cũng chỉ hoạt động ven quốc lộ 9 mà thôi.
Sự kiện thứ hai là phòng không của địch khá mạnh nên mọi cuộc Không trợ, tiếp tế và tải thương đã bị ngăn trở rất nhiều. Các binh sĩ bị thương đã nhiều ngày mà trực thăng không thể đáp xuống được, tiếp tế đạn dược cũng vậy phải thả dù trên cao xuống. Vì vậy mà tinh thần chiến đấu của binh sĩ ta bị xuống thấp. Trong lúc không trợ, có một máy bay Hoa Kỳ bị bắn rớt nên mọi hoạt động không trợ đã ngừng lại để tiếp cứu chiếc máy bay bị nạn, địch nhờ vậy mà tấn công ta càng hiệu quả hơn.
Sau khi chiếm được căn cứ 31, địch hướng mũi dùi tới căn cứ 30 nơi một Tiểu đoàn Dù chiếm cứ, nhưng khác với địa thế của căn cứ 31, Tiểu đoàn 2 Dù đóng trên một chỗ khá cao, chỉ có một hướng Đông Bắc là địch có thể tấn công được, còn các mặt khác thì độ dốc gần như thẳng đứng. Do địa thế như vậy, lại được bố trí phòng thủ kiên cố nên mọi cuộc tấn công của địch đều bị bẽ gãy, đồng tbời gây cho địch thiệt hại đáng kể. Trước tinh thần chiến đấu kiên trì của quân sĩ ta cho nên chúng không còn liều mạng như trước nữa, mà chỉ còn xử dụng pháo để uy hiếp và bao vây đợi thời cơ thuận lợi. Được gần một tuần lể cố thủ vì thiếu thốn mọi thứ, thương binh không di tản được, các hầm đạn, công sự chiến đấu và các khẩu pháo gần như bị phá hủy bởi pháo địch, nên Tiểu đoàn Dù đã phải rời căn cứ trong đêm tối để lui về khu vực của Lữ đoàn 1 Nhảy Dù đóng tại căn cứ hỏa lực A Lưới.
Con đường huyết mạch từ Bản Đông về tới biên giới Lào Việt đã xữ dụng được trong những ngày đầu, thì sau khi căn cứ 3O và 31 Cộng quân đã len lỏi tới gần quốc lộ 9 đóng chốt gây trở ngại cho mọi di chuyển tiếp tế và tải thương. Địch cũng đã bị thiệt hại nặng nề khi tấn chiếm 2 căn cứ 3O và 31 nên cũng tạm ngưng hoạt động để cũng cố lại lực lượng, chỉ còn xữ dụng pháo để quấy phá và cho các đơn vị nhỏ đột kích vào các vị trí tiền đồn để cầm chân các lực lượng ta không hoạt động ra ngoài được. Ngoài ra địch cũng e chừng lực lượng Thiết giáp của ta bằng cách dùng pháo để gây thiệt hại trước khi tái tấn công, đồng thời uy hiếp tinh thần chiến đấu của binh sĩ bố phòng trong căn cứ.
Trong khi địch tấn công vào các lực lượng Biệt Động Quân và Nhảy Dù ở phía Bắc thì tại khu vực Đông Nam căn cứ Delta (cao địa 15O) địch cũng xuất hiện ở khu vực của Trung đoàn 3 Bộ binh, sau đó uy hiếp, bao vây và tấn công khiến đơn vị này cầm cự không nổi, mặc dù cũng đã được không quân và pháo binh tận lực yểm trợ. Trung đoàn 3 Bộ binh sau đó phải rút về một khu vực an toàn hơn rồi được trực thăng bốc về Khe Sanh. Sự thiệt hại về người và vũ khí được coi như khá nặng, không kém gì các đơn vị ở mặt Bắc. Dĩ nhiên với lối tấn công biển người, không lý gì đến sinh mạng con người địch đã phải thiệt hại rất nhiều dưới hỏa lực không những cơ hữu mà còn của không quân chiến thuật và chiến lược B.52 nữa.
Trước tình hình diễn biến ác liệt của chiến trường, hết đơn vị này đến đơn vị khác của ta chịu trận, không sao tiếp ứng lẫn nhau, dù đã có lần (khi căn cứ 31 bị tấn công) Sư đoàn Dù đã cho đổ bộ vào trận địa để tiếp một Tiểu đoàn nhưng không sao đáp xuống bãi đáp được, vì hỏa lực phòng không của địch bắn lên quá mạnh khiến một vài trực thăng bị trúng đạn gây thêm tổn thất sinh mạng. Còn Bộ Tư lệnh Quân đoàn chỉ còn phản ứng bằng cách gia tăng yểm trợ về mặt không quân. Tuy rằng cũng có vài phi cơ Hoa Kỳ bị bắn rơi khi đang yểm trợ các căn cứ bị địch tấn công. Ngày cũng như đêm, tiếng bom nổ rền trong khu vực hành quân với mục đích làm tiêu hao các lực lượng địch trong vùng cũng như từ xa chuyển quân tới. Số đơn vị địch tham gia trận chiến không phải là 1 tới 2 Sư đoàn như ta dự đoán, mà có thể đã lên đến 4 hay 5 Sư đoàn kể cả Thiết giáp. Trong đó có một hai Sư đoàn rất thiện chiến của quân Cộng sản Bắc Việt như Sư đoàn 3O4 và 32O đã một thời tham chiến ở Điện Biên Phủ trước năm 1954.
Trong khi tình hình tạm lắng dịu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 triệu tập một buổi họp tại căn cứ Đông Hà để duyệt xét về kế hoạch hành quân, có các cấp chỉ huy đại đơn vị tham dự. Về phía Thủy Quân Lục Chiến có thêm Đại tá Bùi Thế Lân, Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng từ Sài Gòn mới ra khi được lệnh của Bộ Tổng Tham mưu điều động toàn bộ Sư đoàn ra tăng cường cho mặt trận. Sở dĩ Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh binh chủng không có mặt vì trục trặc về mặt hệ thống quân giai. Tướng Khang thâm niên cấp bậc hơn Tướng Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1, đây cũng là một lý do khiến cho việc chỉ huy giữa Bộ Tư lệnh Quân đoàn và các Tư lệnh Sư đoàn không được thống nhất lắm.
Về phương diện thông tin báo chí, đặc biệt là của nước ngoài, qua các thông tín viên chiến trường đã loan đi những tin tức rất bất lợi, khi địch tung ra cuộc tấn công và một vài thất bại của ta. Tệ hại hơn nữa là đài BBC còn phóng đại ra là quân ta đã tiến vào Tchépone trong khi cuộc tiến quân mới hoàn tất ở giai đoạn 1, có nghĩa là mới được nửa đường tới mục tiêu chính.
Trong buổi họp nói trên có cả sự tham dự của Đại tá Thọ, trưởng Phòng 3 Bộ Tổng tham mưu. Dĩ nhiên là đã có nhiều tranh luận đối nghịch nhau làm cho Tướng Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719 nhức đầu. Lúc đầu Bộ Tham mưu Quân đoàn 1 đưa ra kế hoạch là xử dụng Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến đổ quân xuống mục tiêu Tchépone, các đơn vị Nhảy Dù, Sư đoàn 1 Bộ binh và Thiết giáp tiếp ứng phía sau. Với kế hoạch này, Bộ Tham mưu Thủy Quân Lục Chiến xử dụng Lữ đoàn 147 đang giữ nhiệm vụ trừ bị cho Quân đoàn, lãnh ấn tiên phong. Sau đó sẽ đổ tiếp Lữ đoàn 258 do Đại tá Nguyễn Thành Trí chỉ huy, còn Lữ đoàn 369 của Đại tá Phạm Văn Chung làm trừ bị cho Sư đoàn bố trí tại phía Bắc căn cứ Hàm Nghi (Khe Sanh). Khi được ủy thác nhiệm vụ này, tôi đã có ngay ý nghĩ khôi hài là chuyến đi này không khác gì tráng sĩ Kinh Kha sang Tần diệt bạo chúa. Sở dĩ như vậy là vì trước đó, đài phát thanh của Cộng sản Bắc Việt đã rêu rao ngày đêm là sẽ biến Tchépone thành một Điện Biên Phủ thứ hai và sẵn sàng chờ đợi quân ta tiến vào. Cũng theo tin tức tình báo của Quân đoàn, thì địch đã biến Tchépone thành một mạng lưới pháo binh, hợp với các bãi mìn để bủa lên các đơn vị đổ quân xuống, và một hệ thống phòng không dày dặc để ngăn chận không cho không quân ta hoạt động yểm trợ.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử