lịch sử việt nam
Lịch Sử Việt Nam :
Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh (TQLC) Tại Căn Cứ Hỏa Lực Hồng Hà
MX Trần Thiện Hựu
...
Trong một buổi họp các đơn vị trưởng, tôi nhận thấy một vài người lớn tuổi mất tinh thần chiến đấu, buông lời bi quan. Những ông này sau đó giải ngũ hoặc thuyên chuyển khỏi Thủy Quân Lục Chiến. Lúc đó Tướng Lê Nguyên Khang có mặt, ông đã nói những lời thật khích lệ mà với ngày tháng trôi qua tôi không còn nhớ hết chi tiết, nhưng đại ý như sau: “Chúng ta gặp khó khăn, nhưng địch cũng có cái khó khăn của nó, không dễ gì nó đủ sức vây hãm chặn đường về của ta. Hơn nữa tôi nói cho các anh rõ, nhân dân miền Nam tin ở Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Quân đội tin vào lực lượng trừ bị nòng cốt là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, mà Sư đoàn Dù đã triệt thoái, tại đây các anh đại diện cho Quân Lực, Nhân dân miền Nam đang trông chờ các anh...”. Cả phòng họp im lặng, tôi cũng như mọi người cảm thấy mình còn trách nhiệm nặng nề. May mắn và đúng như lời Tướng Khang, địch không đủ sức bao vây, cắt đường, chúng âm thầm rút về phía Bắc để tránh bom và bổ xung quân số. Chúng tôi ở lại Khe Sanh một tuần lễ, chờ cho Sư đoàn 1 Bộ binh rút về hết, Thủy Quân Lục Chiến về sau cùng. Lữ đoàn 258 và tiểu đoàn 3 pháo binh của tôi về căn cứ Mai Lộc phòng thủ tuyến phía Tây của tỉnh Quảng Trị.
Sau cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến luôn luôn có 2 Lữ đoàn túc trực tại vùng Hỏa Tuyến. Các tiểu đoàn luân phiên về hậu cứ tại Thủ Đức dưỡng quân vài tuần lễ . Riêng các tiểu đoàn pháo binh không bao giờ được về hậu cứ cả 3 pháo đội tác xạ, do lẽ tốn nhiều phương tiện, chúng tôi hoán đổi cả xe và pháo để dễ dàng bảo trì. Do đó các tiểu đoàn pháo binh thường có một đứa con nuôi, một pháo đội của tiểu đoàn pháo binh khác. Tuy nhiên việc chỉ huy và phối hợp hỏa lực yểm trợ không có gì trở ngại. Sĩ quan pháo thủ vẫn coi đàn anh là ông thầy, luôn kính trọng và nghe lời.
Trần Thiện Hựu
Hoàng Tích Thông
I. Tình hình chung
Sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân của Việt cộng tức Mặt trận Giải phóng miền Nam với sự hiệp lực của quân đội Cộng sản Bắc Việt vào một số thành phố của miền Nam Việt Nam,...trong đó có thành phố Huế và thủ đô Sài Gòn. Trong những ngày đầu, vì sự chủ quan khinh địch của quân dân miền Nam, tin vào thiện ý của Việt cộng tôn trọng lệnh ngưng bắn trong mấy ngày Tết, cũng như sự yếu kém của các cơ quan tình báo nên địch đã xâm nhập được một vài địa phận. Vài ngày sau thì lực lượng Việt Nam Cộng Hòa phản công và dần dần đẩy lui địch ra khỏi các thành phố, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề từ địa phương quân đến chủ lực quân. Nhờ đó tình hình chiến sự trên khắp chiến trường miền Nam từ vĩ tuyến 17 lên cao nguyên, xuống tận Cà Mâu...trở nên yên tĩnh, dù cũng có những cuộc đụng độ nho nhỏ không đáng kể. Các cuộc hành quân của ta tại vùng 4 Chiến thuật, dần dần đẩy lui chủ lực Việt cộng, kể cả quân Bắc Việt ra khỏi lãnh thổ. Chúng đã phải rút sang biên giới Cambodia và Lào để ẩn náu. Các đơn vị địa phương và du kích Việt cộng không còn sự hổ trợ chủ lực nên cũng mất dần ảnh hưởng.
Do sự thắng thế trên chiến trường, cùng với tình hình thuận lợi vì chính quyền Sihanouk thân Cộng đã bị Tướng Lon-Nol lật đổ. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa với sự đồng ý của Cambodia, Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 và 4 đã mở cuộc hành quân vuợt biên giới đánh phá các căn cứ trú quân và hậu cần của Việt cộng. Gây cho địch nhiều thiệt hại về người và tiếp vận, khiến chúng phải rút chạy lên phía Bắc, giáp ranh với Lào. Kết quả là tình hình an ninh của miền Nam Việt Nam ngày càng thêm củng cố. Tinh thần chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa lên rất cao và tin tưởng nhiều vào sự chiến thắng cuối cùng. Song song với đà chiến thắng, với chủ trương “Việt Nam hóa” chiến tranh, chính phủ và quân đội Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa một số lớn khí cụ chiến tranh khá hiện đại, nên các đơn vị được trang bị khá đầy đủ để đối đầu với quân Cộng sản Bắc Việt được Trung Cộng và Liên Sô giúp đỡ.. Do đó Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục mở cuộc hành quân sang Hạ Lào, khu vực mà Pathet Lào (Cộng sản) chiếm lĩnh, nhưng trên thực tế thì quân đội Cộng Sản Bắc Việt thiết lập căn cứ tiếp vận, cũng như đầu mối chuyển quân và vũ khí đạn dược vào chiến trường miền Nam Việt Nam. Đánh chiếm được mục tiêu này thì con đường chiến lược Hồ Chí Minh sẽ hoàn toàn bị cắt đứt, và các lực lượng hoạt động ở miền Nam vĩ tuyến 17 sẽ dần dần bị tiêu diệt và tan rã, vì không còn được hổ trợ và tiếp tế nữa.
II. Tình hình địa thế - thời tiết và dân cư trong khu vực hành quân Lam Sơn 719
Khu vực hành quân được mở rộng và kéo dài từ Khe Sanh (núi Koroc) nằm trên ranh giới Việt Lào, tới tận thị trấn Tchépone nằm sâu trong lãnh thổ Hạ Lào khoảng 30 đến 40 cây số. Trung tâm khu vực hành quân là quốc lộ 9, bắt đầu từ thị trấn Đông Hà nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị Nam Việt Nam đến thị trấn Tchépone. Song song với quốc lộ 9 là một con suối không rộng lắm, hai bên quốc lộ là núi đồi rậm rạp, đặc biệt là các rừng tre gai. Cao độ từ 150 đến 500 thước tính từ mặt biển. Qua khỏi biên giới, dãy núi Koroc chạy dài từ Bắc xuống Nam, trừ một khoảng trống quốc lộ 9 băng qua, đó cũng là cửa ải kiểm soát sự qua lại giữa hai bên.
Với địa thế như vậy, việc chuyển quân bằng đường bộ rất hạn chế và khó khăn. Tất cả đều bị lệ thuộc vào quốc lộ 9 mà hai bên lại là đồi núi cao, rất dễ bị phục kích tấn công. Còn bộ binh cũng vậy, phải di chuyển trên những địa thế khó khăn, lúc cao lúc thấp, nhất là băng qua các rừng tre gai rậm rạp, rất khó quan sát và điều quân. Nói tóm lại, đây là một địa thế bất lợi cho đơn vị tấn công, dù cho có chiến xa, không quân và pháo binh yểm trợ. Hơn nữa, địa thế khu vực hành quân quen thuộc với địch, hoàn toàn xa lạ với binh sĩ ta, cộng thêm yếu tố tâm lý là phải chiến đấu ngoài lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử