lịch sử việt nam
Lịch Sử Việt Nam :
Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Hoàng Tích Thông
...
Sự tiết lộ bí mật hành quân này là do chính những người tham dự buổi họp, vì hai nguyên nhân: bép xép và ngay trong hàng ngũ đã có địch nằm vùng hoặc mua chuộc bằng tiền bạc. Sau này, rút kinh nghiệm các buổi họp tổ chức hành quân đã thu hẹp, chỉ bao gồm các chỉ huy đơn vị tham chiến, trong một thời gian rất ngắn trước khi hành quân. Tính cách bảo mật được duy trì, nhưng thiếu chuẩn bị đầy đủ, kế hoạch không được mọi cấp thông suốt, nên khi vào trận mọi việc đều lúng túng, lệch lạc, thiếu phối hợp... Rút cuộc cũng không mang lại kết quả bao nhiêu.
Trở lại cuộc Hành quân Lam Sơn 719 thì sao ? Phải nói rằng công cuộc tổ chức hành quân đã được chuẩn bị từ hai, ba tháng trước. Từ việc họp hành, di chuyển Bộ Tham Mưu Quân đoàn 1 Tiền phương từ Đà Nẵng ra căn cứ Đông Hà, các kho tiếp vận được thiết lập ở Đông Hà cũng như Khe Sanh, xây dựng căn cứ chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 Hành quân. Sau cùng là các đơn vị tăng cường từ Sài Gòn ra. Với những dữ kiện trên, người thường cũng nhận thấy có sự khác lạ sắp xảy ra. Còn với địch thì khỏi phải nói, với tổ chức tình báo tinh vi, chúng thừa hiểu là mục tiêu của cuộc hành quân ở đâu và sẽ diễn ra khi nào. Bộ Tham Mưu Quân đoàn 1 cũng đã thấu hiểu vấn đề đó, nên đã chỉ thị cho Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến tạo ra các cuộc hành quân thực tập đổ bộ, ngõ hầu đánh lạc hướng địch, rằng ta sẽ tấn công Bắc vĩ tuyến bằng một cuộc hành quân phối hợp đường bộ và thủy bộ. Dĩ nhiên đó chỉ là trò lừa bịp quá bình thường, nếu không nói là ngây thơ, không tưởng. Bởi vậy, không lẽ địch thản nhiên trước sự chuẩn bị rộng lớn của Quân đoàn 1. Biết rõ được mục tiêu cuộc hành quân nên Cộng sản Bắc Việt cũng đã chuẩn bị chiến trường và sẵn sàng đưa các đại đơn vị từ miền Bắc tới các khu vực kế cận khu vực hành quân của Quân đoàn 1 mà chúng suy đoán để tăng cường cho các lực lượng sẵn có tại đó.
Dĩ nhiên là tổ chức một cuộc hành quân quy mô cấp Quân đoàn thì không sao bảo mật hết được. Dù muốn hay không, địch cũng đã biết, vì thời gian chuẩn bị lâu dài, sự tấp nập chuyển quân tới vùng tập trung, đã nói lên hướng hành quân là ở đâu rồi. Vấn đề chỉ còn là kế hoạch tấn công mới mong đánh lạc hướng phản ứng của địch mà thôi. Những buổi họp khai diễn, dù vào thời điểm chót trước ngày hành quân mở màn, ở cấp Quân đoàn thì không thể nào thu hẹp được. Do đó tin tức không nhiều thì ít sẽ lọt ra ngoài và đến tai địch. Trong kế hoạch tấn công, với chiến thuật áp dụng căn cứ hỏa lực làm bàn đạp cho cuộc tiến quân cũng là một điểm làm lộ rõ cách thức hoạt động và hướng mục tiêu, khiến địch tìm hiểu rồi điều quân phản kích lại.
Để kềm chế yếu tố Bảo Mật đó, thay vì áp dụng chiến thuật xử dụng căn cứ hỏa lực, tiến quân từng bước, làm trì trệ mức độ tiến quân, làm tăng thời gian để địch chuẩn bị kỹ càng hơn... thì Quân đoàn 1 nên áp dụng một đội hình lưu động, hẹp hơn, ào ạt tiến quân bằng đường bộ trên quốc lộ 9 cũng như trực thăng vận trên các điểm cao để rồi từ đó tiến tới mục tiêu ấn định. Kế hoạch phải diễn ra liên tục cho tới khi hoàn toàn làm chủ trên quốc lộ 9 từ núi Koroc (ranh giới Lào Việt) đến thị trấn Tchépone (Hạ Lào). Sau đó mới là giai đoạn cũng cố và lùng địch. Quốc lộ 9 vẫn là trung tâm để tiếp vận cho các đơn vị tham chiến. Căn cứ hỏa lực pháo binh chỉ nên thiết lập dọc theo quốc lộ, và các đơn vị chỉ hoạt động trong tầm yểm trợ của pháo binh. Không quân chiến thuật yểm trợ gần và xa có tăng cường của B.52. Như vậy sự hỗ tương yểm trợ sẽ chặt chẽ hơn, không rời rạc như đã thực hiện. Một điểm nữa là đơn vị tham chiến phải có một quân số tương đối áp đảo, hoặc ít ra cũng ngang bằng với tình hình địch theo tin tức tình báo lúc ban đầu. Nghĩa là toàn bộ 2 Sư đoàn Bộ binh, Nhảy Dù, Liên đoàn 1 Thiết Giáp, Liên đoàn Biệt Động Quân, cùng lực lượng pháo binh hùng hậu. Một lực lượng trừ bị sẵn sàng điều động vào trận địa khi tình đòi hỏi. Như vậy thì mọi sự tiến lui, phòng ngự sẽ thuận lợi dễ dàng hơn, địch khó mà có thể bao vây, chia cắt được, như trong kế hoạch hoạt động đã được thực hiện, khiến địch thu được nhiều thắng lợi.
5. Tiếp vận, Tải thương: Tiếp vận và tải thương là mạch máu của cuộc hành quân. Cuộc hành quân nào được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ, thì kết quả thu lượm sẽ khả quan. Các cuộc hành quân lớn lại càng đòi hỏi nhiều. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, sự chuẩn bị tương đối chặt chẽ hơn, nhưng trên thực tế đã không đáp ứng được nhu cầu của chiến trường. Trong kế hoạch hành quân Bộ Tham mưu Quân đoàn có thể nói là rất trông chờ, hay nói cách khác là yœ lại vào không vận. Đó là phương tiện trực thăng, đa số do Không quân Hoa Kỳ yểm trợ, tiếp tế, tải thương cho các đơn vị tham chiến, ngoại trừ xử dụng quốc lộ 9 lúc ban đầu cho lực lượng đặc nhiệm (Lữ đoàn 1 Nhảy Dù và Liên đoàn 1 Thiết Giáp). Một cuộc hành quân lớn như vậy, sự tiếp tế, tải thương bằng trực thăng không thể cung ứng đầy đủ và kịp thời. Trong trường hợp có phòng không địch thì vấn đề trở nên khó khăn hơn nhiều, và thực tế đã trả lời.
Do đó một khi phương tiện tiếp vận bị trở ngại, thì đương nhiên phải ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Không có đạn dược, súng ống thì hỏa lực yếu kém đi, không có thức ăn uống thì đói khát, lấy sức đâu mà tiếp tục chiến đấu, không có phương tiện di tản thì thương bệnh binh sẽ chết. Bởi vậy khi tổ chức một cuộc hành quân, vấn đề tiếp vận vẫn là mối ưu tư hàng đầu của các cấp chỉ huy, nếu muốn đạt kết quả tốt đẹp.
6. Chỉ huy và Tham mưu: Vấn đề chỉ huy là phải thống nhất hành động giữa các cấp, một khi đã thông suốt toàn bộ kế hoạch, chứ không thể thi hành mỗi đơn vị một hướng, một cách khác nhau, khiến đường lối, kế hoạch chung bị sai lạc, thất bại. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, có sự lủng củng trong vấn đề chỉ huy cấp cao, chẳng hạn như Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm Tư lệnh Chiến trường, kém thâm niên hơn Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Theo tôi thì vấn đề không quan trọng lắm, dù sao Tướng Lãm cũng là Tư lệnh một Quân khu, một Quân đoàn, đồng thời được Tổng thống phủ và Bộ Tổng Tham Mưu chỉ định làm Tư lệnh cuộc Hành quân Lam Sơn 719. Nhưng Tướng Khang đã ở lại Sài Gòn và cho Đại tá Bùi Thế Lân, Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng giữ nhiệm vụ chỉ huy Sư đoàn tăng phái cho Quân đoàn 1. Do đó trong suốt thời gian của giai đoạn 2, Bộ Tham Mưu Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và Bộ Tham mưu Quân đoàn 1 đã có nhiều trục trặc xảy ra. Còn giữa Bộ Tham mưu Quân đoàn và các bộ Tham mưu của Sư đoàn 1, Nhảy Dù cũng vậy, có vẻ không ăn ý lắm.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử