lịch sử việt nam
Lịch Sử Việt Nam :
Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Các Trận Ðánh Của Biệt Ðộng Quân Tại Hạ Lào
Trần Ðỗ Cẩm
Biệt Ðộng Quân - Trận Lam Sơn 719
Phóng đồ các vị trí đóng quân của Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân trong hành quân Lam Sơn 719
...
3. Với tin 2 TÐ BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ triệt để khai thác... Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này, anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ 39 BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: " Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác. Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ". Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự: "Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa. Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy".
4. Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ là cái chết của Trung Tướng Ðỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quâm lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiệu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng. Tướng Lãm vì vậy vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân.
Đêm Hạ Lào, Đêm Sao Dài Quá (Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến)
MX Trần Vệ
Suốt cuộc chiến ở Cambodia, từ lúc vượt biên giới đổ bộ ở Neak-Luong cho đến khi tiến chiếm Prey-Veng, rồi về đóng quân ở Ban-Nam, Tiểu đoàn 4 Kình Ngư như dẫm chân hết khu phía Đông của sông Mekong....Lúc bấy giờ tôi giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 4. Cuối cuộc chiến, Tiểu đoàn 4 được lệnh hành quân lục soát dọc bờ sông Mekong hướng về phía Nam. Trong một trận chiếm mục tiêu ở cuối làng thì tôi bị thương vì mảnh lựu đạn gài. Tôi được tải thương về Hồng Ngự, sau đó chuyển về hậu cứ Vũng Tàu. Vì vết thương nhẹ nên chỉ một tuần sau tôi được xuất viện. Sống cuộc đời lính, đôi khi cái rủi lại là cái may. Tôi được nghĩ dưỡng thương gần 3 tuần lễ, phất phơ lên xuống Vũng Tàu - Sài Gòn thăm gia đình, mấy khi có được một cái phép ngon lành như thế trong khi Tiểu đoàn phải đi hành quân xa.
Hôm ấy, trong khi đang thưởng thức gió biển mát mẻ ở Bãi Sau Vũng Tàu thì tôi được Đại úy Đặng Văn Học, chỉ huy hậu cứ Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến chạy ra báo Tiểu đoàn đã về hậu cứ. Sau một ngụm bia, Học vỗ vai tôi:
- Ông già dẫn Tiểu đoàn về rồi, ông cho gọi mày gấp.
Tôi vội hỏi:
- Ổng có khỏe không, Tiểu đoàn mình có khá không?.
Học cười ha hả:
- Ông già kỳ này đen thui à, có lẽ bắt màu của mấy em Cambodia, ông hỏi bộ mày bị mấy em Vũng Tàu cầm chân sao không thấy ra hành quân ?.
Tôi cũng cười:
- Mình là thương binh mà.
Ông già là Thiếu tá Võ Kỉnh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến. Ông tuy lớn tuổi (hồi ấy đã gần 50 trong khi bọn tôi chỉ từ 25 đến 30 tuổi) nhưng rất trẻ trung. Chúng tôi hay đùa ông già chịu chơi, khi hành quân thì rất gan dạ, khi về hậu cứ hễ chúng tôi đâu thì ông đó. Ngoài ra ông có ngón nhảy Tango, đưa em “ter” rất sát, chúng tôi cố học mãi nhưng không theo kịp.
Không khí ở Tiểu đoàn hôm nay có vẻ nhộn nhịp, lính tráng ra vào tấp nập trông như ngày Tết. Tôi bước vào Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn thì thấy ông già đang đứng nói chuyện với các sĩ quan Đại đội trưởng. Tôi chưa kịp chào thì ông đã đưa tay ngoắc:
- À thằng Vệ đây rồi ! Sao, đã chưa mày, có em nào mới không ?.
Tôi chào ông xong, xoa hai tay:
- Thưa Đại bàng đâu có, bị thương phải dưỡng bệnh suốt mấy tuần.
Hòa râu tức Nguyễn Đăng Hòa, Tiểu đoàn phó, đứng bên cạnh cười nói:
- Đâu mày đưa vết thương tao xem.
Tôi vén ống quần lên, chỉ thấy mấy vết lấm chấm nhỏ do mảnh đạn đã lành. Từ Đức Thọ, Đại đội trưởng Đại đội 3 xuýt xoa:
- Chà, vết thương nặng dữ, xin ông già cho Vũng Tàu nghĩ thêm hai tháng nữa !.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử