lịch sử việt nam
- Quan Làm Báo: Hồ Sơ Bố Già Nguyễn Đức Kiên Trước Và Sau Khi Bị Bắt
- Cờ Vàng 2 Thế-Kỷ Chống Lại Vua Quang-Trung - 2 Thế-Kỷ Của Thất Bại - Nguyễn-Bình
- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo
- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc
- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả
- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc
Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh
- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1
- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin
- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin
- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh
lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước
- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo
- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi
- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý
- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng
- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011
- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang
- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang
- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành
- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn
- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi
- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011
- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư
Bà Clinton Mở Rộng Nato Châu Á Để Kềm Chế Trung Quốc
Tác giả: Rick Rozoff
Người dịch: Đỗ Quyên
Ngày 16-7-2012
Từ Paris, vị thống đốc toàn cầu, đại diện toàn quyền của siêu cường quân sự duy nhất của thế giới, đã bắt đầu một chuyến công du hai tuần đến các tỉnh lỵ thuộc đế quốc của bà, cả cũ lẫn mới, ở châu Á và Trung Đông, vào ngày 5 và 6 tháng 6, khi bà lên án Nga và Trung Quốc là đã không tham gia hội nghị “Những người bạn của Syria” lần thứ ba – tức là cuộc họp kín bàn về thay đổi chế độ ở Syria. Bà dọa rằng họ sẽ phải “trả giá” vì đã không chịu tuân thủ chương trình nghị sự của Washington ở Syria, và cả thế giới, theo hàm ý của bà.
Sau khi đã tuyên bố như thế với hai thách thức lớn nhất của Mỹ ở lục địa Âu-Á, và với thế giới, bằng một giọng mập mờ như thế, Ngoại trưởng Hillary Clinton bay sang Afghanistan vào ngày 7 để tuyên bố rằng đất nước bị chiến tranh tàn phá này là đồng minh ngoài NATO quan trọng mới đây của Mỹ, hiện diện cùng với Argentina, Australia, Bahrain, Ai Cập, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Morocco, New Zealand, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan trong danh mục này. Sau đó bà rời Afghanistan sang Nhật Bản để dự một hội nghị về Afghanistan tổ chức ở Tokyo.
Vào ngày 9-7, bà có mặt ở Mông Cổ, và ngày 10, ở Việt Nam; ngày 11 sang Lào và từ 11 đến 13 thì ở Campuchia.
Bà rời đất nước cuối cùng trong danh sách trên đây để sang Ai Cập vào ngày 14-7, rồi từ đó bay sang Israel để gặp gỡ các lãnh đạo nước này vào ngày 16 và 17-7.
Năm nước châu Á bà đã đi thăm đều nằm gần Trung Quốc. Ba trong số đó – Afghanistan, Lào và Việt Nam – còn tiếp giáp Trung Quốc. Chuyến đi của bà diễn ra sau một chuyến công du châu Á 9 ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tháng trước, trong đó ông Panetta đi thăm Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, trong tràng pháo tay hoan hô sự chuyển hướng chiến lược của Washington về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Kể từ chuyến thăm 7 quốc gia, kéo dài 13 ngày của bà tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương cách đây hai năm, trong đó bà tới thăm Căn cứ chung Trân Châu Cảng-Hickam ở Hawaii, Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 17 ở Việt Nam, rồi từ đó bay sang Trung Quốc, Cambodia, Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand và Australia, bà Clinton đã làm dịu lập trường chính trị của Lầu Năm Góc, để theo đuổi việc lập căn cứ (basing) và những thỏa thuận khác với các quốc gia trong khu vực.
Chuyến đi lần này của bà cũng theo đuổi mục tiêu đó, đặc biệt là ở Mông Cổ và Đông Dương, nơi Washington bây giờ đã có được bốn đối tác vốn là đồng minh của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. (Campuchia, sau vụ lật đổ Khmer Đỏ năm 1979.)
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ phối hợp triệt để đến độ nói chung không thể phân biệt được họ với nhau, từ Bộ Tư lệnh Mỹ đặc trách châu Phi đến Đối tác Chống khủng bố Xuyên-Sahara, đến Sáng kiến Thực thi Hòa bình Toàn cầu được triển khai nhằm đào tạo và liên kết quân đội của hàng chục nước ở châu Phi và châu Á.
Khi thăm Lào vào ngày 11-7, bà Clinton trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên tới nước này kể từ thời John Foster Dulles là khách của Vua Sisavang Phoulivong, năm 1955.
Cách đây hai năm, bà Clinton đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith tại Bộ Ngoại giao Mỹ để tổ chức đối thoại cấp cao nhất giữa hai nước tính từ thời chiến tranh Việt Nam. Chuyến thăm đó là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một quan chức lãnh đạo Lào, kể từ năm 1975 khi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lên nắm chính quyền. Năm trước đó, một sáng kiến tương tự đã được Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao thực hiện với thành viên ASEAN là Myanmar, mà đỉnh điểm là vào tháng 11 khi bà Clinton thăm Lào và chuyển Lào từ trục Trung Quốc sang trục Mỹ.
Trong thời gian bà Clinton tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào hồi năm 2010, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ khi đó là Philip Crowley đã tuyên bố: “Hoa Kỳ cam kết xây dựng quan hệ với Lào như là một phần trong các nỗ lực to lớn hơn nhằm mở rộng sự tham dự vào Đông Nam Á”.
Chín ngày sau, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội, bà Clinton công khai thách thức Trung Quốc khi khẳng định rằng, “Mỹ có lợi ích quốc gia trong (việc bảo đảm quyền) tự do hàng hải, quyền tự do ra vào những vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật quốc tế trên Biển Đông”. Bà nói thêm: “Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi cam kết sẽ là một đối tác chủ động của ASEAN”.
Tức là, tận dụng tổ chức 10 nước (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) này chống lại Trung Quốc, nhất là trong vấn đề tranh chấp đảo ở biển Hoa Nam (tức Biển Đông) và biển Hoa Đông. Trên thực tế, là để đưa các thành viên ASEAN vào danh sách đồng minh quân sự chính thức của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương – gồm Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Đài Loan, những nước mà Washington đã ký với họ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau – trong việc hình thành nên hạt nhân của một NATO châu Á phát triển nhanh chóng, sẽ bao gồm Afghanistan, Bangladesh, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Tajikistan, Đông Timor, Turkmenistan và Uzbekistan.
Philippines cho tới gần đây đã chính thức gọi biển Đông là biển Tây Philippines, và Bộ Ngoại giao chắc chắn sẽ làm như chuyện từng xảy ra với quần đảo Nam Kuril của Nga, mà họ gọi là “lãnh thổ phía bắc” (của Nhật Bản), và vịnh Ba Tư (Péc-xích), thường được coi như vịnh Ảrập, để chế giễu Iran. Đó là sự công kích bằng bản đồ, không là cái gì khác.
Hai năm về trước, sau khi bà Clinton tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN ở Việt Nam, tháng sau đó, quan chức Việt Nam đã được hàng không mẫu hạm Mỹ mời lên thăm khi nó neo ngoài khơi Việt Nam, và được tàu khu trục gắn tên lửa định hướng John S McCain tiếp khi tàu này đến Đà Nẵng để tham gia tập trận chung ở Biển Đông – cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam thống nhất.
Đầu tuần này, trong khi đang ở Mông Cổ, bà Clinton tuyên bố: “Chuyến đi của tôi phản ánh mối quan tâm chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ ngày nay. Sau 10 năm tập trung chú ý rất nhiều vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Mỹ đang tăng cường đầu tư đáng kể – ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những thứ khác – vào phần này của thế giới. Đó là cái mà chúng tôi gọi là sự chuyển hướng của Mỹ về châu Á”.
Tờ Wall Street Journal trích dẫn lời bà khen ngợi chính quyền của Tổng thống Tsakhia Elbegdorj rằng họ đã trở thành một mô hình dân chủ “tại một lãnh thổ bị Nga và Trung Quốc bao vây”, và bà hoan nghênh các cải cách gần đây ở Myanmar, đất nước giờ đây là bạn của Washington.
Tháng tới, Mỹ sẽ tổ chức cuộc tập trận quân sự đa quốc gia mới nhất, Khaan Quest, ở Mông Cổ. Cuộc tập trận này đã được Bộ tư lệnh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương tổ chức từ năm 2003 để huấn luyện quân đội địa phương triển khai trước hết là tới Iraq, sau đó tới Afghanistan, hoạt động dưới quyền chỉ huy của NATO.
Hồi năm 2006, bên cạnh quân Mỹ và Mông Cổ, cuộc tập trận đã có cả quân đội từ Bangladesh, Fiji, Hàn Quốc, Thái Lan và Tonga. Hàn Quốc và Tonga giờ đã có những đạo quân nhỏ gắn với Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế do NATO chỉ huy ở Afghanistan, cùng với các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương là Australia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc và bản thân Mông Cổ.
Khaan Quest 2007 bao gồm hơn 1000 lính từ Mỹ – nước chủ nhà, tới Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Hàn Quốc, Sri Lanka và Tonga.
Khaan Quest 2008 có thêm các lực lượng đến từ Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, cũng như thành viên NATO: Pháp.
Cuộc tập trận năm sau sẽ có quân từ Campuchia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Khaan Quest 2010 có quân đội từ bốn nước NATO: Mỹ, Canada, Pháp và Đức; cũng như 5 nước châu Á: Mông Cổ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Trong cuộc tập trận năm ngoái, quân Mỹ và Mông Cổ hoạt động bên cạnh quân đội Australia, Campuchia, Canada, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.
Tháng 3 năm nay, Mông Cổ trở thành nước đầu tiên được trao Chương trình Hợp tác và Đối tác Riêng của NATO, và từ đó đã được xác định là một trong 8 thành viên của chương trình Đối tác toàn cầu của NATO. Bảy thành viên kia cũng nằm trong khu vực mở rộng của châu Á-Thái Bình Dương, gồm: Afghanistan, Australia, Iraq, Nhật Bản, New Zealand, Pakistan và Hàn Quốc.
Tháng trước, tờ The Diplomat đưa tin, Trung Quốc ngày càng cảnh giác trước sự can dự của Mỹ và NATO vào Mông Cổ cũng như hành động tuyển lựa Mông Cổ của họ.
Tờ báo này tuyên bố: “Trong khi Khaan Quest ngày càng thâm nhập sâu vào các siêu cường châu Á, vẫn còn một giai đoạn để cho Mông Cổ thể hiện quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và NATO”. Họ nói, NATO trao quy chế Chương trình Hợp tác và Đối tác Riêng của NATO cho Mông Cổ là việc làm “đánh dấu sự hình thành một mối quan hệ đã trổ hoa trong thập niên qua”.
Đề cập đến việc Mông Cổ trở thành tiền đồn của NATO giữa Trung Quốc và Nga, tờ báo này nói thêm rằng:
“Hoạt động hợp tác giữa hai bên được kỳ vọng là sẽ tập trung vào xây dựng năng lực của Lực lượng Vũ trang Mông Cổ (MAF) cũng như phát triển sự tương kết với quân đội NATO. Mông Cổ đã không ngừng cải thiện quan hệ của họ với NATO, một cách ổn định, thông qua những cam kết về quân đội, quân sự trong chiến tranh Kosovo và trong các nỗ lực quân sự hiện nay ở Afghanistan. Hơn 100 MAF hiện phục vụ tại Afghanistan như là một phần của Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế. Mông Cô cũng đã cam kết gửi quân tới phục vụ các chiến dịch của NATO ở Kosovao từ năm 2005 tới năm 2007”
Không đầy bốn tháng trước khi Hillary Clinton sang Campuchia để dự hội nghị những người đứng đầu chính phủ các nước ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng ngoại giao Đông Á và Hội nghị hậu bộ trưởng Mỹ-ASEAN, Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương và Quân đội Thái Bình Dương của Mỹ đã tổ chức tập trận chỉ huy Angkor Sentinel thường niên lần thứ ba và tập trận thực địa chung ở Campuchia. Các cuộc tập trận được tiến hành dưới sự bảo trợ của Sáng kiến Thực thi Hòa bình Toàn cầu, do Văn phòng các vấn đề chính trị-quân sự trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức.
Khaan Quest 2007 còn được hỗ trợ bởi Sáng kiến Thực thi Hòa bình Toàn cầu – đào tạo quân đội để triển khai tới Afghanistan – cũng giống như cuộc tập trận Shanti Doot lần thứ hai ở Bangladesh năm 2008 và tập trận Garuda Shield năm 2009 ở Indonesia.
Angkor Sentinel 2010 có hơn 1000 nhân viên quân sự đến từ 21 nước, trong số đó có Mỹ, Campuchia, Anh, Pháp, Đức, Ý, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Mông Cổ và Philippines. Nghĩa là, từ 5 nước thành viên NATO và 7 nước triển vọng là thành viên NATO châu Á. Quân đội Mông Cổ tham gia tập trận Angkor Sentinel, còn quân Campuchia thì tham gia tập trận Khaan Quest.
Năm ngoái, Angkor Sentinel thu hút nhân viên quân sự từ 26 nước.
Tập trận năm tới dự kiến sẽ có thêm nhiều quân đội tham dự, từ các nước thành viên ASEAN như Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Các nước thành viên ASEAN khác chắc chắn cũng sẽ tham gia cùng Singapore, Philippines và Thái Lan trong việc cung cấp căn cứ cho Mỹ làm nơi triển khai quân đội, tàu và máy bay.
Chính quyền Obama và các đồng minh NATO của họ đang xây dựng mạng lưới quân sự rộng và sâu trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương, để cô lập và để đương đầu với Trung Quốc và Nga, mà đầu tiên là Trung Quốc.
Rick Rozoff là nhà báo, blogger, có nhiều bài đăng ở blog Stop NATO.
Nguồn: Eurasia Review
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
- Đảng Cộng Sản Việt Nam, cần khái niệm sơ đẳng về tự do ngôn luận - Ông Bút
- Cái Giá Tự-Do Là Sự Cảnh-Giác Thường-Trực" - Lê-Anh-Hùng
- Việt-Nam Cộng-Hòa Mến-Yêu - Nguyễn-Nhơn
- Cách-Mạng Dân-Tộc Có, Không? - Nguyễn-Nhơn
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử
- Trung Thu Ngày Tết Nhi-Đồng - Thanh-Sơn
- Trung Thu Và Trẻ Em Nghèo - Thanh-Sơn
- Tổng Lãnh Và các Thiên-Thần - Thanh-Sơn
- Thu Trường-Sơn - nguyễn-Nhơn
- Mộng Hồn Thi-Sĩ - Lu-Hà
- Tâm Sự Cùng Nữ Thi-Sĩ Jackie Lương - Lu-Hà
- Thánh Matthéo Tông-Đồ Thu Thuế - Thanh-Sơn
- Đôi Tay Cùi - Thanh-Sơn
- Chương Trình Dạ Lan Trên Đài Tiếng Nói Quân Đội
- Đường Mẹ Đi - Thanh-Sơn
- Kẻ Sĩ - Đặng-Quang-Chính
- Tự-Do - Nguyễn-Nhơn
- Chùm Bài Tưởng-Nhớ Thi-Nhân Hàn-Mặc-Tử - Phạm-Ngọc-Thái
- Một Quái-Kiệt Thi-Ca - Trần-Việt-Thịnh
- Thánh-Lễ Tạ-Ơn Mừng 20 Linh-Thao Việt-Nam tại Đức - Thanh-Sơn
- Hiện Tượng Hoàng quang Thuận Phần 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 ...64 - Lu Hà
- Quatrième édition du salon de la culture tibétaine 08-09-2012 a Paris
- Chung Quanh 02.09.1945 - Vĩnh-Nhất-Tâm
- Mẹ Maria tại Bệnh viện Chợ Rẫy - VRNs, Linh-mục Chân-Tín
- Ngày 05-09 Chân Phước Têrêsa Calcutta Nữ Tu (1910-1997) - Thanh-Sơn
- Bông Hồng Tình-Yêu (Têrêsa Calcutta) - Thanh-Sơn
- Có thuốc chữa khỏi viêm gan C chỉ trong một tháng ?
- Tôi Xin Mở Cuộc Hội-Thảo Thơ Toàn-Cầu Về Chân-Dung Thi-Hào Phạm-Ngọc-Thái
- Lời Và Thơ Ra Mắt Tập Hồ-Xuân--Hương Tái Lai Của Phạm-Ngọc-Thái
- Lễ Giỗ 10 Năm Đức Hồng-Y PX. Nguyễn-Văn-Thuận - Thanh Sơn
- Xôn-Xao - Minh-Mẫn
- Con Người - Nguyễn Nhơn
- Nếu Bạn Thức Dậy Sáng Nay&Nhịp Sống Vui - Quang-Nguyễn, Nguyễn-Nhơn
- Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng Các Bà-Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận Paderson&Essen - Thanh Sơn
- Thánh Agustino Và Thánh Monica - Thanh Sơn
- Thánh Monica - Thanh Sơn
- Đức Mẹ La Vang - Thanh Sơn
- Đức Mẹ Tàpao - Thanh Sơn
- Đức Mẹ Trà Kiệu - Thanh Sơn
- Mai-Hoài-Thu: Giấc-Mơ Hồi-Hương
- Mai-Hoài-Thu: Một Sớm Thu Về
- Mai-Hoài-Thu: Bức Họa Làng Quê
- Nhớ Huế - Mai Hoài Thu
- Chén Rượu Đời - Mai Hoài Thu
- Lá Thơ Úc Châu 27-08-2012 -NNS
- Bản Tin Ngắn Số 5 Kết Thúc Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 5 tại Vương Quốc Anh - Thích Quảng Đạo
- Báo Giáo Dục VN Bươi Móc Hoang Tin Về Quá Khứ ĐĐ Thích Tâm Mẫn Với Mục Đích Gì? - Minh Mẫn
- Non Sông Gấm Vóc - Văn Tùng Vũ
- Có Một Ngày - Đặng Quang Chính
- Bố Sỹ Và Cô Út - Phan Ni Tấn
- Tâm Sự Của Một Người Mẹ - Huyền Băng
- Lá Thư Úc Châu 14-08-2012 - NNS
- 70 Chùm Thơ Lục Bát Tâm Tư - Lu Hà
- Những Tình Khúc Tuyệt Vời Hát Cho Mùa Xuân
- Phim Người Tình Không Chân Dung
- Sản Xuất Giá Bằng Hóa Chất - Thanh Thùy
- Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần - Văn Quang