lịch sử việt nam
- Quan Làm Báo: Hồ Sơ Bố Già Nguyễn Đức Kiên Trước Và Sau Khi Bị Bắt
- Cờ Vàng 2 Thế-Kỷ Chống Lại Vua Quang-Trung - 2 Thế-Kỷ Của Thất Bại - Nguyễn-Bình
- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo
- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc
- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả
- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc
Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh
- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1
- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin
- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin
lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước
- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo
- Dân Oan Khiếu-Kiện Về Dự Án "Trùm Sò Thế-Kỷ 21"
- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý
- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng
- Đơn Khiếu Nại Gởi Các Ông Nguyễn tấn Dũng và Nguyễn minh Quang - các tác-giả Châu-Thị-Hoa, Thạch-Liên, Bùi-Thị Lan-Thi
- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011
- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang
- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang
- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành
- Thích Minh-Châu: Khi chính-trị xâm nhập vào tôn giáo: Hành-tung bí ẩn của một nhà sư Bài 1 - Lữ-Giang
- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư
Hai Tập Thơ Tù Nguyễn-Chí-Thiện & Hồ-chí-Minh
Phan Thanh Tâm (Danlambao) - Từ tù lớn đến tù nhỏ, từ tù thời Tây cho đến tù thời nay,Việt Nam là nước có số lượng văn thơ tù ngục nhiều nhất thế giới. Đố ai đếm được nước mình có bao nhiêu thơ tù thì cũng như đố ai biết lúa mấy cây, biết mây mấy từng hay đố ai nằm ngủ mà không mơ vậy. Tuy thế, hầu như mọi người trong chúng ta đều nghe nói tới hai tập thơ Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện và Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh.
Hoa Địa Ngục với “những vần thơ từ đau khổ bao la” xuất hiện lần đầu tiên hồi tháng 9/80 một cách khá ly kì, do Thời Tập ở Virginia in ra, không tên tác giả, không đầu đề, “song sức phá vạn lần hơn trái phá” của tập thơ đã gây xôn xao trong dư luận. Gần hai năm sau, người ta mới biết tác giả là Nguyễn Chí Thiện, một cái tên lạ hoắc, bị chế độ của Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, tác giả tập thơ Nhật Ký Trong Tù, đày đến tầng cuối địa ngục trần gian, khiến ông phải than rằng: “Tôi sợ bác Hồ vạn lần hơn bác Hổ.”
Nhật Ký Trong Tù được công bố đầu tiên năm 1960, sau vụ Nhân văn Giai Phẩm; năm 1990 mới cho xuất bản toàn bộ gồm 133 bài. Các bộ máy công quyền Việt Nam đã vận dụng mọi phương tiện để năm châu biết Hồ Chí Minh, chẳng những là một nhà cách mạng mà còn là một nhà thơ, một nhà văn hóa nữa. Khác với Hoa Địa Ngục, tập thơ của họ Hồ viết bằng chữ Hán về tù ngục bên Tàu, từ 29-8-1943 đến 10-9-1943, thời Tưởng Giới Thạch, được dịch ra tiếng Việt để giảng dạy ở các trường trong nước.
Có thề nói sách nào viết về Hồ Chí Minh cũng đề cập tới Nhật Ký Trong Tù. Nó như đứa con cưng được cung phụng đủ điều. Viện Văn Học trong cuốn Suy Nghĩ Mới Về Nhật Ký Trong Tù, với sự cộng tác của 21 giáo sư và nhà nghiên cứu chuyên ngành cho biết “Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh đã được tìm hiểu, nghiên cứu hầu như về tất cả mọi phương diện và công bố dưới nhiều hình thức khác nhau: khảo luận, giảng dạy, bình thơ...” Tác phẩm này được dịch in ở nhiều nước trên thế giới như Liên sô (cũ), Pháp, Balan (cũ), Hungari (cũ), Trung Quốc, Tiệp Khắc (cũ), Mỹ...
Trái lại, Hoa Địa Ngục “tưới bằng xương máu thịt” trong các nhà tù miền Bắc thì lại là một tai họa, lại có cơ bị chôn vùi theo người cưu mang ra nó. Nguyễn Chí Thiện đã phải mất ba ngày moi trong bộ nhớ ở đầu mình, viết lên giấy 400 bài thơ để đưa đứa con tinh thần đào thoát. Ngày 16/7/1979, ông dứt khoát xộc vào Toà Đại Sứ Anh, xin tị nạn nhưng bị từ chối. Ông trao cho ho tập thơ và ba tấm hình. Ông khẩn khoản mong họ cho Hoa Địa Ngục phổ biến ở các nước tự do.
Bước ra ông bị Cảnh sát bắt đưa thẳng vô Hoả Lò, được gọi là “Hanoi Hilton”, nơi giam giữ phi công Mỹ bị hỏa tiển Nga bắn hạ. Đây là lần thứ ba ông sống với “rận, chấy, kẹp cùm, thối khai, dớt dãi”. Lần thứ nhất ông bị bắt năm 1961 sau khi dạy Sử, thế cho một người bạn; vì lời nói “nước Nhật đầu hàng bởi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki” chớ không như cuốn Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 của nhà sách Sự Thật viết “quân Nhật đầu hàng vì thua quân Nga ở Manchuria.”
Lần thứ hai bị tù, năm 1966, vì công an gán ông là tác giả các bài thơ phản động, truyền miệng trong dân chúng ở Hải Phòng và Hà Nội. Ông hay nhẩm thơ trong đầu vì ở tù, giấy bút không có và bị khám trại thường xuyên. Qua lời tựa tập thơ Hoa Địa Ngục do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ in năm 2006, Nguyễn Chí Thiện thố lộ, “Có những ngày mưa rét, vừa nhẩm đọc, vừa ứa nước mắt, lưng tựa vào tường, người run rẩy.” Để nhớ, ngày nào ông cũng đọc thơ đã làm, “làu làu như một cuộn băng.”
Còn Hồ Chí Minh nếm mùi tù mấy lần? Lần đầu gần hai năm từ 6/1931 đến 1/1933 ở nhà tù Trung Ương Hồng Kông và nhà tù Victoria vì Tống Văn Sơ - tên Hồ Chí Minh bấy giờ - hoạt động cho Cọng Sản quốc tế, bị giam chung với ông già họ Lý “độ 60 tuổi, hòa nhã, mưu trí, và gan góc, giỏi chữ Trung Quốc, làm được thơ.” Lần thứ hai ở huyện Đức Bảo tỉnh Quảng Tây ngày 27/8/1942. Ông rời hang Pác Bó – mà Nguyễn Chí Thiện gọi là hang Ác Thú – ngày 13/8/1942 trở lại Trung Quốc nhằm tìm sự hỗ trợ cho lực lượng của ông từ các nước đồng minh chống phát xít với cái tên mới là Hồ Chí Minh.
Theo sách báo Cộng sản, sau nửa tháng băng rừng, Hồ Chí Minh bị bắt ở Túc Vinh ngày 27/8/1942; bị giải giam qua 30 nhà tù thuộc13 huyện tỉnh Quảng Tây. Nhờ sự can thiệp, vận động từ đảng bộ Cọng sản và Liên Xô cùng các nhân vật trong chính giới Trung quốc ông được thả ngày 10/9/1943. Hồi ký của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh cho biết, “Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tầu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở Pác Bó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc.”
Con vua thì được làm vua. Thơ vua thì buộc cả nước vỗ tay reo hò khen hay. Đó là thơ tù của Chủ tịch nhà nước dù sinh ở Tàu, viết tiếng Hán. Thơ tù “của người dân đen, của lớp người sống cực nhọc nhất, thê thảm nhất” ở trong nước phải trốn chui trốn nhủi, phải cao chạy xa bay. Hoa Địa Ngục ra khỏi Việt Nam, vọt xa và cao như rồng gặp mây. Nó ghi chép cảnh thực, tình thực, của một giai đoạn lịch sử đớn đau tột độ, không cường điệu, khuếch đại, bôi đen; lấy chất liệu từ muôn ngàn cuộc đời bị tan nát, chôn vùi.
Uy danh của Hồ Chí Minh đã tỏa sáng cho Nhật Ký Trong Tù. Trái lại, Hoa Địa Ngục thì mang tác giả ra khỏi cuộc đời đen thui. Giờ đây Nguyễn Chí Thiện là một trong những tên tuổi Việt Nam lẫy lừng nhất thế giới. Trước đó, tuy chưa biết của cha căn chú kiết nào nhưng báo nói, báo in các nơi đã đua nhau phổ biến “tiếng của cuộc đời nức nở” trong tập thơ. Hơn hẳn Nhật Ký Trong Tù, chưa có nhạc sĩ người Việt nào phổ nhạc; nhiều bài trong Hoa Địa Ngục đã được nhạc sĩ Phạm Duy, Phan Văn Hưng, Trần Lãng Minh, Nguyễn Văn Thành (Dân Chủ Ca) đưa vào âm nhạc. Một số bài có cả lời Anh nữa.
Giải Nobel Về Văn Chương
Ba lần được đề cử lãnh giải Nobel về Văn chương; vào tự điển Who’s Who in Twentieth-century World Poetry; hội viên danh dự của nhiều trung tâm văn bút Pháp, Hoà Lan…; được nhiều giải thưởng: Gỉai thưởng thơ Rotterdam (1984), Freedom to Write Prize của Trung tâm văn bút Hoa kỳ,và ba năm làm khách danh dự của International Parliament of Writers; dịch ra tiếng Anh, Pháp, Đức, Tiệp, Hòa lan, Trung Hoa, Đại hàn … bởi các dịch giả nổi tiếng như: Huỳnh Sanh Thông, Nguyễn Ngọc Bích, Ỷ Lan, Võ Văn Ái, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Ngọc Phách, Bùi Hạnh Nghi, Bùi Xuân Quang, Nguyễn Ngọc Quỳ, Jachym Topol, Dominique Delaunay…
Ngoài ra, nhân Nghị Hội Quốc tế các Nhà văn (Parlement des Ecrivains) ở Âu Châu bảo trợ để giúp ông phục hồi sức khỏe ở St-Lô gần Normandie (Pháp) và nghiên cứu, diễn thuyết từ 1999 đến đầu tháng 6/2001, ông đã hoàn thành tập truyện Hỏa Lò, gồm sáu truyện ngắn, một truyện vừa. Đôi khi trong cái rủi nằm phục một điều hay. Nhờ bị tống vào “Hỏa Lò gần Trung Ương nhất” nơi “con người gần con vật nhất,” nền văn học Việt Nam có thêm một tác phẩm văn xuôi nói về một địa ngục có thật. Sống tổng cọng 27 năm trong tù, Nguyễn Chí Thiện đích thực là một chứng nhân của thời đại mả tù và mả lính.
Trong www.vietnamlit.org của G.S Dan Duffy bằng tiếng Anh, mục tự truyện (autobiography), với sự nhuận bút của Jean Libby, một nhà hoạt động xã hội, tác giả Hoa Địa Ngục kể rõ việc xộc vào toà Đại sứ Anh và các lần bị tù cùng thân thế của mình. Nguyễn Chí Thiện sinh ở Hà nội ngày 27/2/39, thành công dân Mỹ ngày 20/10/04. Qua Mỹ nhờ sự vận động của Đại tá Noboru Masuoka và các tổ chức nhân đạo. Ông có người anh, ông Nguyễn Công Giân, cựu trung tá trong QLVNCH. Ông viết, quả là nhờ số mệnh và sống được là một phép lạ.
Đứa con tinh thần mà ông đưa đào thoát ra nước ngoài ở Toà Đại sứ Anh, gần 30 năm sau đã về lại với người viết ra nó. Trên nhật báo Người Việt, Nguyễn Chí Thiện cho biết khoảng tháng Sáu năm 2008, ông có nhận từ Giáo Sư Lê Mạnh Hùng nguyên bản tập thơ Hoa Ðịa Ngục mà bà vợ của Giáo Sư Patrick Honey (Phòng Nghiên Cứu Phi Châu và Phương Ðông tại Luân Ðôn) đã cho Giáo Sư họ Lê giữ bản này sau khi Giáo Sư Honey mất (2005). Bản ông viết hai mặt giấy, có nhiều trang bằng mực đỏ. Dưới lá thư viết bằng tiếng Pháp, có ghi tên ông và địa chỉ “136 Rue de La Gare, Hải Phong.”
Theo ông, “để giữ an ninh cho tôi, Bộ Ngoại Giao Anh đã cắt bỏ phần này.” Bản Văn Nghệ Tiền Phong thì do ông Châu Kim Nhân giao cho từ ông Ðỗ Văn. Ông Hùng và ông Văn đều từng làm cho BBC. Hoa Địa Ngục xuất hiện đầu thập niên 80; có lẽ vì vô đề nên Thời Tập lấy câu thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực làm tựa và Văn Nghệ Tiền Phong thì đặt tên là Chúc Thư Của Một Người Việt Nam. Nhà Xuất Bản Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ cho hay, tập tuyển dịch sang tiếng Anh năm 1984 của Huỳnh Sanh Thông (Flowers from Hell) đã khẳng định tựa đề là Hoa Địa Ngục và tên tác giả chính xác là Nguyễn Chí Thiện, dựa trên một bức thư của Giáo sư Honey.
Tác Giả Dởm
Nguyễn Chí Thiện họp báo ngày 25/10/08 ở Quận Cam Cali để phản bác lại chuyện có người nghi ông là Thiện “dởm”; tác giả Hoa Địa Ngục đã chết; Lý Ðông A mới là tác giả thực. Ông thách người tố giác $200,000, nếu chứng minh ông là người giả mạo. Nguyễn Chí Thiện còn trưng dẫn tài liệu việc giảo nghiệm chữ viết, hình ảnh để xác nhận: “Tôi là tác giả tập thơ Hoa Ðịa Ngục”. Một số tên bạn tù hiện ở quận Cam, Hà Nội, Pháp và ngay cả còn trong tù cọng sản cũng được ông nêu ra. Nguyễn Chí Thiện quả quyết nói, “tôi thường đọc thơ cho họ nghe trong tù.”
Thật ra, nếu trường Ecole Coloniale của Pháp năm 1911 cho Hồ Chí Minh xin vào học làm quan, lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành thì Việt Nam chắc sẽ không có Việt Gian, Việt Cộng, Việt kiều, không có Đấu tố, Mậu Thân, Mỹ Lai, Chất độc da cam; không thuyền nhân vượt biển, không trại cải tạo; không có Nhật Ký Trong Tù, Hoa Địa Ngục; không có thơ: Yêu biết mấy con nghe tập nói, Tiếng đầu lòng, con gọi Xít ta lin; hay bài hát: 1-2-3, ta là cha thằng Mỹ, 4-5-6, ta là cháu bác Hồ, 7-8-9, ta là lính thủ đô, 10-20, ta là người Xô viết; hoặc câu ca dao: Chiều chiều trên bến Ninh Kiều, Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân; và tuyệt nhiên không có dịnh nghĩa đầy tính Việt gian: yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa.
Theo dòng đời, ông thành đảng viên Cọng sản năm 1920, được huấn luyện tại Đại học Phương Đông (1923) và Đại học Lénine (1934). Hồ Chí Minh chọn chủ nghĩa Mác Lê làm “cẩm nang thần kỳ” vì ông có một Tổ quốc Cách Mạng Nga để phục vụ; có một sứ mệnh xây dựng phong trào vô sản ở Châu Á để hoàn thành; và có một “người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn” là Lénine để tuân phục. Trước đó, năm 1919 ông đã đạo danh Nguyễn Ái Quốc, tên chung của Hội Những Người An Nam Yêu Nước do Phan Châu Trinh đứng đầu, để làm tên của mình.
Tập thơ Hoa Địa Ngục và tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện gây ấn tượng mạnh hơn Nhật Ký Trong Tù và Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch do Trần Dân Tiên - tức Hồ Chí Minh - viết. Những cảnh bị trói cánh khuỷu, cổ mang vòng xích, ăn không đủ hay ở chung với tù bệnh giang mai cùng tháng ngày tù ngục ở bên Tàu mà họ Hồ tả chẳng thấm vào đâu nếu so với những thống khổ mà Nguyễn Chí Thiện phải chịu trong chế độ lao tù Miền Bắc. Hơn nữa, đảng Cộng sản có cả một mạng lưới bảo vệ Hồ Chí Minh. Thời gian tù Hồng Kông, hai luật sư người Anh bào chữa cho ông và ông còn được ăn cơm Tây, ngủ giường tốt.
Phần Nguyễn Chí Thiện thì đã “sống bẩn thỉu, hôi hám như một con chuột cống, có điều thua con chuột cống ở chỗ đói, rét, ốm, đi không vững.” Thân cô, thế cô, nhiều lúc quá tuyệt vọng, rũ rã, ông muốn chết. Nguyễn Chí Thiện tồn tại được là nhờ “Thơ và Mơ”; phải sống để đưa ra khỏi nước “mấy vần thơ ai oán”. Còn Nhật Ký Trong Tù tung ra chỉ để tuyên truyền, làm đẹp cuộc đời Hồ Chí Minh. Trong Những Mẩu Chuyện của Hồ Chủ Tịch, ông tự cho mình là cha già dân tộc. Danh xưng dân Ấn tôn vinh Mohandas Gandhi (1869-1948), người đã thuyết phục được Anh Quốc trả độc lập cho Ấn bằng con đường hòa bình ngày 15/8/1947. Hồ Chí Minh đã ăn cắp ý này.
Ai là tác giả Nhật Ký Trong Tù?
Sự nghiệp và cuộc đời hai tác giả khác hẳn nhau. Gần nửa đời người, Nguyễn Chí Thiện chỉ biết hết tù nhỏ đến từ lớn, không vợ con, chay tịnh. Tài sản của ông là Hoa Địa Ngục và Hỏa Lò, được kết nụ, nung nấu trong lòng chế độ mà Hồ Chí Minh đã xây dựng sau 30 năm bôn ba hải ngoại. Sự nghiệp Hồ Chí Minh là làm cách mạng chuyên nghiệp, cướp chánh quyền. Có cả trên trăm lần thay tên đổi họ. Chỉ Đệ tam quốc tế của Liên sô mới thấu rõ “con đường bác đi” vì tên ông có trong sổ lương. Vợ Tăng Tuyết Minh (1), con Nguyễn Tất Trung (2), nhưng vẫn sống lối độc thân tại chỗ, được tôn làm vua đạo dụ. Một điều giống nhau, cả hai ông đều bị tố: kẻ đạo thơ.
Ở Việt Nam, chẳng ai dám bàn nhiều về chuyện này. Trong bài “19/5 không phải là ngày sinh của Hồ Chí Minh” (3), Đinh Tiểu Nguyễn cho biết, “Ngày 15 tháng 10 năm 1998, tại Ban Việt học của Đại Học Paris VII, Giáo sư người Nhật, ông Kenichi Kawaguchi, Hội viên Văn Bút Nhật bản, Giáo sư tại Đại học Tokyo, Ban Bang giao quốc tế, thuật chuyện ông về Hà Nội. Nghe nói tập thơ Tù của Hồ Chí Minh, ông đã đến Hà Nội tìm đọc và có thể sẽ dịch ra tiếng Nhật. Một giáo sư người Việt thấy vậy, vỗ vai ông vừa cười và bảo tập thơ ấy có phải của ông Hồ đâu mà ông mất công nghiên cứu.”
Theo Wikipedia tiếng Việt, Nhật ký trong tù, nguyên gốc tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, ghi bốn chữ "Ngục trung nhật ký" (tức Nhật ký trong tù), kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán và một số ghi chép; ở trang đầu ghi 29.8.1932 và ngày 10.9.1933, trang sau ghi 29-8-1942 và 10-9-1943 là lúc Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây. Điều này làm nảy sinh nhiều nghi vấn về tác giả và thời điểm sáng tác của tập thơ.
Đã có nhiều bài báo bàn ra tán vào về nghi vấn ai là tác giả. Trước hết là con số bài thơ trồi sụt bất thường. Ngày tháng tù của ông Hồ ở bìa sách và lưng sách sai biệt 10 năm. Chữ viết có vẻ khác. Trang đầu dùng chấm, chữ nghiêng trái. Trang chót dùng gạch ngang, chữ hơi ngã phải. Hầu hết các bài báo cho là Hồ Chí Minh lấy thơ người khác rồi viết thêm thơ mình vào; nên Hồ Chí Minh không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký gốc được. Mặt khác, trong cuốn “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện,” tác giả T. Lan cũng là tên của Hồ Chí Minh cho biết: Ở Quảng Tây ông chỉ bị bắt “giải đi suốt 18 nhà lao”.
Giáo sư Lê Hữu Mục, dạy Triết trường Quốc Học Huế và các Đại Học Văn Khoa trước 1975, nhờ còn ở Việt Nam sau 30/4/75 nên ông đã “thọc sâu vào được cái bóng tối dày đặc bao bọc chung quanh tập thơ.” Qua Canada ông đã viết tập “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký.” Theo ông, Ban Tuyên giáo Cộng Sản đã rất công phu trong việc gán ép quyền tác giả tập thơ cho Hồ Chí Minh. Trong tương lai, vẫn theo giáo sư, “nó sẽ bị đánh bật ra khỏi tay Hồ Chí Minh, sẽ được trao trả cho tác giả đích thực của nó là già Lý.” Đó là ông lão hay làm thơ, cùng bị giam với Hồ Chí Minh ở Hồng Kông những năm 1932-1933.
Vụ đạo thơ lớn nhất trong lịch sử
Tập biên khảo, được xuất bản bởi Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh năm 1990 ở Paris còn cho biết, “quốc tịch Trung Hoa của con người trong tập thơ nổi bật lên một cách dễ dàng,” nếu đọc kỹ các bài thơ. Con người này là ông già Lý, chúa một dãy núi, kể lại đời sống ở những vùng rừng núi khi còn trẻ qua nhiều bài thơ trong cuốn sổ tay đó. Ngoài ra, có những từ liên hệ trực tiếp với Hồng Kông hơn là ở Quảng Tây; phù hợp với con số 1932-1933 mà nhà văn Đặng Thái Mai đã nêu ra, mới đúng là năm viết Nhật Ký Trong Tù.
Viện Văn Học trong cuốn Suy Nghĩ Mới Về Nhật Ký Trong Tù đã bác lập luận của Lê Hữu Mục bằng bài “Câu Chuyện Tác Giả Ngục Trung Nhật Ký” của Phó Giáo sư Phan Ngọc tức Nhữ Thành. Phó giáo sư này, khẳng định là tập thơ “viết cùng một thứ chữ; xuất xứ đâu có phải mơ hồ.” Tác giả Nhữ Thành còn cho rằng, “Quyển sách Lê Hữu Mục viết ra thực tế là hành động giơ dao.” Ông khuyên Giáo sư này, “Nên buông dao thì hơn.” Về dòng chữ đề ngày 29.8.1932 – 10.9.1933 ở ngoài bìa, Viện văn học biện minh là để “nguỵ trang.”
Dù vậy, những phản biện của Viện Văn Học không đủ thuyết phục, không đánh tan được nghi vấn ăn cắp thơ của Hồ Chủ Tịch từ nửa thế kỷ nay. Đây là một vụ án đạo văn thơ lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, có sự hỗ trợ của quyền lực. Thời gian chỉ làm dịu vơi nỗi khổ, niềm đau; chớ không thể xóa bỏ sự hoài nghi hay gian ác được. Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử Việt Nam bằng con đường cách mạng vô sản, để lại nhiều mả tù, mả lính, xương trắng Trường sơn, và gây cảnh Nam Bắc phân ly, huynh đệ tương tàn. Đường vào văn học sử thì khác. Rất dễ nhưng rất khó. Nó đòi hỏi sự thật và nghệ thuật.
Tù nhân Nguyễn Chí Thiện, trước các làn sóng tố cáo “Thiện giả, ăn cắp thơ,” đã chấp nhận giảo nghiệm hình ảnh và chữ viết của mình để minh chứng tên tác giả thực của Hoa Địa Ngục. Đảng Cọng Sản Việt Nam thừa kế di sản Hồ Chí Minh tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ 3/2/2007 đến 3/2/2011 thì không gì cụ thể và ngay thẳng hơn: cho công bố cuộc giảo nghiệm chữ viết và con số cùng bút tự chữ Hán trong các di cảo của ông Hồ với cuốn sổ gốc Nhật Ký Trong Tù. Nếu hô hào suông, thần tượng Hồ Chí Minh chỉ là: Trông xa ngỡ tượng tô vàng; Nhìn gần lại hóa toàn là đồ gian.
Thật vậy, thực tiễn mới là thước đo chân lý. Muốn biết về thời đại Hồ Chí Minh thì “Hãy lắng nghe tiếng vọng từ đáy vực” bằng cách đọc Hoa Địa Ngục và Hỏa Lò. Kinh nghiệm Cộng sản là một cái gì cụ thể. Trong “Hồi kí Nguyễn Hiến Lê”, một học giả có cả trăm đầu sách, rất có ảnh hưởng ở miền Nam, ông viết, muốn thấy chế độ đó ra sao thì phải sống dưới chế độ. Đó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi và có lẽ cả 90% người miền Nam rút được. Mấy ông Tây bà đầm, các nhà khoa bảng lẫy lừng khi nói đến họ Hồ nên nhớ đến lời này. Mong lắm thay!
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
- Đảng Cộng Sản Việt Nam, cần khái niệm sơ đẳng về tự do ngôn luận - Ông Bút
- Cái Giá Tự-Do Là Sự Cảnh-Giác Thường-Trực" - Lê-Anh-Hùng
- Việt-Nam Cộng-Hòa Mến-Yêu - Nguyễn-Nhơn
- Cách-Mạng Dân-Tộc Có, Không? - Nguyễn-Nhơn
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử
- Trung Thu Ngày Tết Nhi-Đồng - Thanh-Sơn
- Trung Thu Và Trẻ Em Nghèo - Thanh-Sơn
- Tổng Lãnh Và các Thiên-Thần - Thanh-Sơn
- Thu Trường-Sơn - nguyễn-Nhơn
- Mộng Hồn Thi-Sĩ - Lu-Hà
- Tâm Sự Cùng Nữ Thi-Sĩ Jackie Lương - Lu-Hà
- Thánh Matthéo Tông-Đồ Thu Thuế - Thanh-Sơn
- Đôi Tay Cùi - Thanh-Sơn
- Chương Trình Dạ Lan Trên Đài Tiếng Nói Quân Đội
- Đường Mẹ Đi - Thanh-Sơn
- Kẻ Sĩ - Đặng-Quang-Chính
- Tự-Do - Nguyễn-Nhơn
- Chùm Bài Tưởng-Nhớ Thi-Nhân Hàn-Mặc-Tử - Phạm-Ngọc-Thái
- Một Quái-Kiệt Thi-Ca - Trần-Việt-Thịnh
- Thánh-Lễ Tạ-Ơn Mừng 20 Linh-Thao Việt-Nam tại Đức - Thanh-Sơn
- Hiện Tượng Hoàng quang Thuận Phần 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 ...64 - Lu Hà
- Quatrième édition du salon de la culture tibétaine 08-09-2012 a Paris
- Chung Quanh 02.09.1945 - Vĩnh-Nhất-Tâm
- Mẹ Maria tại Bệnh viện Chợ Rẫy - VRNs, Linh-mục Chân-Tín
- Ngày 05-09 Chân Phước Têrêsa Calcutta Nữ Tu (1910-1997) - Thanh-Sơn
- Bông Hồng Tình-Yêu (Têrêsa Calcutta) - Thanh-Sơn
- Có thuốc chữa khỏi viêm gan C chỉ trong một tháng ?
- Tôi Xin Mở Cuộc Hội-Thảo Thơ Toàn-Cầu Về Chân-Dung Thi-Hào Phạm-Ngọc-Thái
- Lời Và Thơ Ra Mắt Tập Hồ-Xuân--Hương Tái Lai Của Phạm-Ngọc-Thái
- Lễ Giỗ 10 Năm Đức Hồng-Y PX. Nguyễn-Văn-Thuận - Thanh Sơn
- Xôn-Xao - Minh-Mẫn
- Con Người - Nguyễn Nhơn