lịch sử việt nam
- Quan Làm Báo: Hồ Sơ Bố Già Nguyễn Đức Kiên Trước Và Sau Khi Bị Bắt
- Cờ Vàng 2 Thế-Kỷ Chống Lại Vua Quang-Trung - 2 Thế-Kỷ Của Thất Bại - Nguyễn-Bình
- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo
- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc
- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả
- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc
Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh
- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1
- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin
- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin
lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước
- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo
- Dân Oan Khiếu-Kiện Về Dự Án "Trùm Sò Thế-Kỷ 21"
- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý
- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng
- Đơn Khiếu Nại Gởi Các Ông Nguyễn tấn Dũng và Nguyễn minh Quang - các tác-giả Châu-Thị-Hoa, Thạch-Liên, Bùi-Thị Lan-Thi
- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011
- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang
- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang
- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành
- Thích Minh-Châu: Khi chính-trị xâm nhập vào tôn giáo: Hành-tung bí ẩn của một nhà sư Bài 1 - Lữ-Giang
- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư
Khi lòng dân đã quyết
Khoảng giữa năm 2008, tại Sài Gòn đã xảy ra hàng loạt những vụ công an đánh đập, trấn áp người biểu tình. Công an mặc thường phục, cảnh sát cơ động ngang nhiên bóp cổ, đánh "binh nhì" Nguyễn Tiến Nam đến toét máu miệng khi anh đi biểu tình chống rước đuốc thế vận hội Bắc Kinh. Thời gian ấy Trung Quốc đang tuyên bố thành lập huyện Tam Sa. Và cái cảnh người biểu tình bị chận không cho ra đường lớn, có dây căng, có xe bít bùng chận bắt, đã để lại cảm giác cay đắng trong hồi ức của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:
Băng rôn người ta đã cướp
Rút túi giương ra trước ngực
“Hoàng Sa, Trường Sa” bé tựa vở học sinh
Trên đường tới đây,
Phải giấu nhẹm như giấu điều tủi nhục
Tuy nhiên, giữa cái không khí đầy căng thẳng, đe doạ đó, một biểu ngữ với dòng chữ “Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo VN...” đã ngạo nghễ treo trên cầu vượt Lạch Tray ở Hải Phòng. Rồi cũng trong cái không khí trấn áp đó, Phạm Thanh Nghiên đã ngồi toạ kháng ngay tại nhà mình với tấm biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam” quấn xung quanh người.
Nếu làng báo VN chỉ lác đác với một số rất ít người như nhà báo Nhất Hùng lặng lẽ bỏ biên chế, lặng lẽ trả thẻ phóng viên vì khao khát được làm một nhà báo chân chính. Sau khi anh mất đi rồi, cho đến thời điểm này các đồng nghiệp của anh cũng chưa có thể có được một không gian để “được nói thật” như anh mong muốn.
Nhưng tại sao các cuộc biểu tình lúc đó dù thưa thớt, dù bị trấn áp một cách dã man vẫn không bị dập tắt? Tôi cho rằng lòng yêu nước sâu thẳm và sự biết ơn đối với những người xả thân vì đất nước là điều mà người Việt chúng ta rất trân trọng. Sống và hành động để đền trả những công ơn đó là một trong những nền tảng đạo đức tốt đẹp nhất của người Việt Nam. Chúng ta thấy rất rõ là những bản án bất công nhằm bịt miệng người yêu nước phủ xuống đầu Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Văn Túc, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Văn Tính, ông Nguyễn Kim Nhàn, ông Nguyễn Mạnh Sơn, sinh viên Ngô Quỳnh, chị Phạm Thanh Nghiên dường như không làm chùn bước chân người khác mà còn ngược lại.
Chỉ bốn năm, sau cái ngày các nhà dân chủ này đi tù vì treo biểu ngữ trên cầu vượt Lạch Tray và Phạm Thanh Nghiên ngồi toạ kháng tại nhà riêng của cô để khẳng định Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, những vụ biểu tình đòi bảo toàn lãnh thổ đã liên tiếp diễn ra không ngừng trên khắp các đường phố Sài Gòn và Hà Nội.
Bốn năm trôi đi như gió, những con người đảm lược ngày xưa đang lần lượt trở về từ những trại giam. Có tất cả ba người được thả ra trong tháng chín: ông Nguyễn Văn Túc, ông Phạm Văn Trội và chị Phạm Thanh Nghiên. Nhìn thái độ kiên định của họ, tôi chợt tâm đắc với câu nói của nhà văn James Joyce: “Tôi là ngày mai, hay ngày tương lai nào đó, cho những gì tôi thiết lập ngày hôm nay”. Chính họ, chính những việc làm can đảm của họ, những hy sinh của họ đã góp phần tạo nên những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược không ngừng.
Điều đáng nhớ phải kể đến những câu nói rất chân tình nhưng mạnh mẽ của thân nhân các nhà dân chủ này. Ngay khi Phạm Thanh Nghiên vừa bị kết án tù, mẹ chị - bà Nguyễn thị Lợi - đã bảo với con rằng:“Con cố gắng chấp nhận những sự việc rủi ro, con cứ vui vẻ lên, dũng cảm lên, vì việc này không phải làm riêng cho con mà làm chung cho tất cả dân tộc đồng thời trong đó có gia đình mình”
Một phụ nữ khác, bà Bùi Thị Rề đón chồng về ngày 10 tháng 9 vừa qua, vợ người nông dân hiền lành Nguyễn Văn Túc đã trả lời phóng viên đài Voa:
“…Anh ấy không nhận anh ấy có tội, không ký vào giấy phạt tù 4 năm, và cũng không trả tiền án phí. Anh bảo anh chẳng có tội gì mà phải trả tiền án phí... Sức khỏe của anh thì ốm yếu, nhưng tinh thần thì vững chắc lắm. Bốn năm chồng tôi đi tù chỉ vì dân, vì nước. Mẹ con tôi ở nhà rất tự hào. Chồng tôi vì dân vì nước, chứ không phải ăn trộm, ăn cắp.”
Con ở tù, chồng ở tù mà họ cảm thấy hãnh diện. Nên nhớ họ không thuộc tầng lớp trí thức, họ chỉ là những người dân bình thường, thấp cổ bé miệng, chất phát, hiền lành như lúa như khoai. Xem ra đảng CSVN hết còn điểm tựa. Hẳn chúng ta còn nhớ di ngôn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông bảo: “muốn chống được giặc, một nửa phải tựa vào địa hình địa vật, hình sông thể núi, một nửa phải tựa vào lòng dân”. Nghe những điều bà Lợi, bà Rề phát biểu với truyền thông ta biết rằng lòng dân ngày nay không còn chỗ tựa cho đảng Cộng Sản nữa rồi. Cái ngày cáo chung của đảng đang đến gần.
Phải chăng vì vậy mà bản án dành cho ba blogger: Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải ngày 24 tháng chín vừa qua đã phản ảnh sự hoảng loạn của chế độ. Một bản án đáng xấu hổ bị cả thế giới lên án. ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW – New York) gọi đây là bản án “kinh khủng” ông phát biểu: "Rõ ràng đây là điều kinh khủng, nó đi ngược lại trách nhiệm của chính phủ về quyền con người trong đó có quyền tự do ngôn luận. Nó chỉ rõ là Việt Nam không thực hiện những cam kết về quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế”.
Đây là một bản án đã làm dư luận quốc tế phẫn nộ. Dân biểu Sanchez nói bà rất tức giận vì bản án khắc nghiệt dành cho ba blogger này. Rõ ràng đây là một món quà dâng tặng cho đàn anh Trung Quốc. Chúng ta đã nghe nói nhiều về những chuyện công an đội lốt côn đồ hành hung các nhà dân chủ. Đây là lần đầu tiên, nhà cầm quyền Việt Nam để lộ hành động côn đồ của mình trước dư luận quốc tế.
Điều lạ lùng là dường như lãnh đạo đảng cố tình tự bịt mắt để không nhìn thấy thái độ của các nhà dân chủ vừa được thả. Vừa rời khỏi nhà tù, thái độ vững vàng của ông Phạm Văn Trội, của chị Phạm Thanh Nghiên cho chúng ta một niềm tin rằng hàng ngũ những người yêu nước lại có thêm những nguồn lực mới. Hãy nghe Phạm Thanh Nghiên tâm sự: "Tôi không dám tự hào với ai nhưng tôi tự hào với bản thân rằng trong khoảng thời gian 4 năm tù đày thử thách như thế, tôi đã giữ vững tinh thần. Bây giờ thì tôi càng thấy rằng không có lý do gì để mình không đấu tranh tiếp cả. Thậm chí, nhà tù đã cho tôi một bài học rằng mình càng phải vững bước để tranh đấu và những người vì dân tộc mình mà tranh đấu, những người vì tự do và công bằng mà tranh đấu sẽ không bao giờ thất bại.”
Bản án dành cho anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần, và anh Phan Thanh Hải cho thấy thái độ bất chấp quốc tế và coi thường người dân một cách trắng trợn của nhà nước Việt Nam. Rõ ràng nhà cầm quyền đang ngạo nghễ thách thức lòng tự trọng của dân tộc. Tôi chợt nhớ câu chuyện bố tôi kể cho tôi ngày còn nhỏ về một viên quan văn ở một nước Tần nước Vệ nào đó, mà chỉ sau này khi lớn lên tôi mới hiểu điều bố tôi muốn chia sẻ với tôi.
Chuyện kể rằng dưới triều đại một vị vua độc tài tàn bạo nọ. Dân tình đang đói khổ và than oán vì chiến tranh, thì nhà vua có ý định đem quân đi đánh một nước láng giềng. Một vị võ tướng đứng ra can ngăn liền bị nhà vua ra lịnh chém đầu ngay lập tức. Các quan trong triều từ trên xuống dưới đều giữ im lặng không một ai dám bày tỏ ý kiến của mình. Một vị quan văn cấp nhỏ liền đứng ra tâu:
Thưa đại vương, thần xin đem thân này chịu chết để can ngăn đại vương.
Vị vua nổi trận lôi đình quát mắng:
Nhà ngươi có thấy ta vừa chém đầu viên võ tướng đó chăng?
Viên quan văn nhỏ nhẹ tâu rằng:
Muôn tâu đại vương, thần trộm nghĩ cho dẫu đầu thần có rơi xuống đất thì thần cũng cam chịu. Vì cái đầu còn trên cổ thì phải có suy tư, biết phải trái, biết điều đúng sai, nếu không thì có khác gì bùn đất mà phải giữ.
Yêu nước là quyền thiêng liêng của con người. Dân ta ngày nay, bà Nguyễn thị Lợi, bà Bùi thị Rề còn nói được lời của vị quan văn kia. Vậy mà toà án, lãnh đạo Việt Nam vẫn tiếp tục hành xử và coi dân mình như bùn đất. Đã đến lúc không ai có thể ngồi chờ những tên thái thú cấp cho mình cái quyền được yêu nước. Tôi nhớ đến cái án tù 7 năm và những câu thơ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Lịch sử sắp sang trang tôi tin vậy, và tôi biết chắc rằng dân tôi sẽ biết làm gì trong những ngày thử thách trước mặt.
Tổ quốc! Chúng tôi không thể mất Người
dù ai đánh đổi
Dù chính quyền phản bội Dù báo chí mù loà.
Giọt nước mắt chúng tôi nhọn căng viên lửa
Tiếng gào thét tung lên như trái phá
Tổ quốc!
Chúng tôi chết cho Người không chờ ai cấp phép!
Mãi mãi Người là của chúng tôi!
(Ký sự biểu tình ngày 23-12-2007-Nguyễn Xuân Nghĩa)
Nguyệt-Quỳnh (Trúc-Lâm Yên-Tử)
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
- Đảng Cộng Sản Việt Nam, cần khái niệm sơ đẳng về tự do ngôn luận - Ông Bút
- Cái Giá Tự-Do Là Sự Cảnh-Giác Thường-Trực" - Lê-Anh-Hùng
- Việt-Nam Cộng-Hòa Mến-Yêu - Nguyễn-Nhơn
- Cách-Mạng Dân-Tộc Có, Không? - Nguyễn-Nhơn
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử
- Trung Thu Ngày Tết Nhi-Đồng - Thanh-Sơn
- Trung Thu Và Trẻ Em Nghèo - Thanh-Sơn
- Tổng Lãnh Và các Thiên-Thần - Thanh-Sơn
- Thu Trường-Sơn - nguyễn-Nhơn
- Mộng Hồn Thi-Sĩ - Lu-Hà
- Tâm Sự Cùng Nữ Thi-Sĩ Jackie Lương - Lu-Hà
- Thánh Matthéo Tông-Đồ Thu Thuế - Thanh-Sơn
- Đôi Tay Cùi - Thanh-Sơn
- Chương Trình Dạ Lan Trên Đài Tiếng Nói Quân Đội
- Đường Mẹ Đi - Thanh-Sơn
- Kẻ Sĩ - Đặng-Quang-Chính
- Tự-Do - Nguyễn-Nhơn
- Chùm Bài Tưởng-Nhớ Thi-Nhân Hàn-Mặc-Tử - Phạm-Ngọc-Thái
- Một Quái-Kiệt Thi-Ca - Trần-Việt-Thịnh
- Thánh-Lễ Tạ-Ơn Mừng 20 Linh-Thao Việt-Nam tại Đức - Thanh-Sơn
- Hiện Tượng Hoàng quang Thuận Phần 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 ...64 - Lu Hà
- Quatrième édition du salon de la culture tibétaine 08-09-2012 a Paris
- Chung Quanh 02.09.1945 - Vĩnh-Nhất-Tâm
- Mẹ Maria tại Bệnh viện Chợ Rẫy - VRNs, Linh-mục Chân-Tín
- Ngày 05-09 Chân Phước Têrêsa Calcutta Nữ Tu (1910-1997) - Thanh-Sơn
- Bông Hồng Tình-Yêu (Têrêsa Calcutta) - Thanh-Sơn
- Có thuốc chữa khỏi viêm gan C chỉ trong một tháng ?
- Tôi Xin Mở Cuộc Hội-Thảo Thơ Toàn-Cầu Về Chân-Dung Thi-Hào Phạm-Ngọc-Thái
- Lời Và Thơ Ra Mắt Tập Hồ-Xuân--Hương Tái Lai Của Phạm-Ngọc-Thái
- Lễ Giỗ 10 Năm Đức Hồng-Y PX. Nguyễn-Văn-Thuận - Thanh Sơn
- Xôn-Xao - Minh-Mẫn
- Con Người - Nguyễn Nhơn