lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

- Quan Làm Báo: Hồ Sơ Bố Già Nguyễn Đức Kiên Trước Và Sau Khi Bị Bắt

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

- Cờ Vàng 2 Thế-Kỷ Chống Lại Vua Quang-Trung - 2 Thế-Kỷ Của Thất Bại - Nguyễn-Bình

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Dân Oan Khiếu-Kiện Về Dự Án "Trùm Sò Thế-Kỷ 21"

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

- Đơn Khiếu Nại Gởi Các Ông Nguyễn tấn Dũng và Nguyễn minh Quang - các tác-giả Châu-Thị-Hoa, Thạch-Liên, Bùi-Thị Lan-Thi

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

- Thích Minh-Châu: Khi chính-trị xâm nhập vào tôn giáo: Hành-tung bí ẩn của một nhà sư Bài 1 - Lữ-Giang

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ai Giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ

1, 2, 3, 4

Hứa Hoành @ Trúc-Lâm Yên-Tử. "...Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, có 1 lá thơ của "bác Hồ" gởi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ, trong đó nhắc tổ chức trao chiếc áo và thư "của Bác" cho ông Cao Triều Phát. Đó là chiếc áo lụa, do các em thiếu nhi Hà Đông tặng khi bác Hồ còn ở Hà Nội. Trong "tuần lễ vàng", Việt Minh lại đem chiếc áo ấy bán đấu giá, buộc ông Cao Triều Phát phải mua với giá 50 vạn đồng (50,000 đồng) 1 chiếc áo lụa nhàu nát như miếng giẻ rách..."

Từ đó, ông Cao Triều Phát đã lọt vào quỹ đạo của CS, sẵn sàng làm bù nhìn để Viêt Minh mặc tình sai khiến đóng trò.

Riêng hệ phái Cao Đài Tây Ninh, cũng bị mua chuộc, dụ dỗ, nhưng không thành công. Tiếp đó, Việt Minh giở trò vu khống, rồi khủng bố, ám sát nhắm vào các ông Trần Quang Vinh, Giáo chủ Phạm Công Tắc, Hồng Sơn Đông, Nguyễn Vạn Nhả, nhưng thất bại. Ông Dương Đình Lôi đã kể lại rằng, "Trong 2 năm 1946-1947, Việt Minh đã đưa cả 1 Trung đoàn về ẩn náu tại vùng Long Sơn, núi Nứa (Cần Giờ), có mục đích đánh phá đạo Cao Đài. Vùng rừng Sác có 1 họ đạo Cao Đài tại Cần Giờ. Trung đoàn 300 của Việt Minh vẫn thường xuyên đột nhập, gọi là "tảo thanh", gặp tín đồn Cao Đài là cứ bắn giết, nhà cửa thì đốt sạch. Mỗi lần như vậy, dân đạo Đao Đài phải chạy vào đồn bót Tây để được Tây che chở..."

Cũng theo bức thư của nhà văn An Khê thì:

"...Ở Củ Chi, thời đó có các Trung đoàn 306, 312 cũng tảo thanh Cao Đài ở vùng Cổ Ống, Cầu Xe, Sốc Lào, rồi họ bắt theo 1 số tín hữu, đập đầu, chôn xuống các giếng trong những nhà chứa mũ cao sụ. Mối hận này không bao giờ rửa sạch trong lòng dân đạo Cao Đài".

Ông viết tiếp:

"Vào năm 1947, Việt Minh gởi cán bộ Khu 7 (miền Đông) lên họp với các lãnh tụ tôn giáo và đảng phái quốc gia, trong đó có giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Buổi họp kéo daì từ sáng tới chiều, thì Việt Minh vi phạm cam kết. bất thần xua quân tấn công Tòa thánh. Súng nổ từ phía ngoài rào. 3 gã đại diện quân khu (Việt Minh) run rẩy, nói như muốn khóc:

- Chúng tôi không chủ trương như thế. Các anh xét lại cho !

"Ông Trần Quang Vinh và Nguyễn Văn Thành trấn an họ:

- Các anh đừng sợ. Các anh đến đây, chúng tôi có bổn phận bảo vệ sinh mạng cho các anh.

"Khi ấy Tòa thánh được bố phòng kỹ lưỡng. Tại các ngã đường dẫn vào Tòa thánh, đều có công sự phòng thủ. Người chỉ huy lực lượng phòng thủ khi ấy là Trịnh Minh Thế. Việt Minh tấn công vào cửa chính nhằm lúc đổi phiên gác (6g chiều). Lính gác chưa kịp phản ứng gì. Tức thì 1 bộ phận khác núp trong mé rừng gần đó xông ra con đường lớn vừa chạy vừa bắn vào Tòa thánh. Lợi dụng khi ấy chung quanh Tòa thánh còn nhiều rừng, Việt Minh điều động 1 số quân đến gần. Nhưng số quân ấy được lực lượng phòng thủ bên ngoài của Nguyễn Thành Phương chận lại. Toán đặc công Việt Minh hạ sát toàn lính gác, ồ ạt xung phong qua cổng chính. Mặc dù bị thương, người chỉ huy rút chốt lựu đạn, quăng về phía Việt Minh. Lựu đạn nổ tung, báo động cho các vọng gác tiếp viện và sẵn sàng chiến đấu. Mấy tên tiền phong của Việt Minh ngã gục. Bọn sau chậm lại. Nhờ thế, lính Cao Đài phản công quyết liệt, đẩy lui địch ra ngoài và đóng cổng sắt lại. 1 Trung đội Việt Minh bắn giết và đốt nhà dân cách đó 100 m. Ông Trịnh Minh Thế vừa thổi kèn thúc quân. Nghe tiếng kèn, Việt Minh tưởng có tiếp viện, vội vàng tháo lui, rút vào rừng.

"Sáng hôm sau, nhiều phóng viên báo chí từ Saigon lên Tây Ninh, đã chứng kiến 1 cảnh tàn sát man rợ hãi hùng. Họ nhìn tận mắt đồng bào vô tội bị Việt Minh hạ sát: đàn ông, đàn bà, trẻ con đều bị chém, đâm và bắn trong những chòi lá cháy rụi. Có 1 bà mẹ ôm con nhỏ đã bị bắn chết..." (Thư của nhà văn An Khê, đề ngày 2/2/94).

Một nhân vật quan trọng của Cao Đài Bến Tre là ông Lê Kim Ty. Ông Ty từng hoạt động chống Pháp, bị bắt giam ở Tà Lài mấy năm. Lê Kim Ty hoạt động chung với các ông Dương Văn Giáo, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương (1910-1945; bác sĩ Nguyễn Thị Sưng là lãnh tụ Thanh Nữ Tiền Phong, bị Việt Minh hạ sát tháng 10/1945), luật sư Huỳnh Văn Phương, Lâm Ngọc Đường. Vào tháng 10/1945, những người này đều bị Việt Minh bắt và hạ sát hoặc trấn nước tại sông Lòng Sông (Mường Mán), Phan Thiết...

Tình đồng chí

Tôi (tác giả Hứa Hoành) có dịp đàm đạo với 1 vị cao niên, quen nhau từ hồi ở bên trại ty nạn, mới đây gặp lại trong 1 tiệc cưới. Ông nhận xét về thành phần dao búa tham gia kháng chiến năm 1945, kể lại những chuyện thật, xin giấu tên:

Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Chúng tôi, dân giang hồ sống ngoài vòng pháp luật từ lâu, nghĩ rằng đây là dịp đoái công chuộc tội. Hơn nữa, chúng tôi có người còn chút lương tri, muốn ngoi lên ánh sáng làm người lương thiện và làm người yêu nước trong thời loạn. Đó cũng là tâm trạng các tướng cướp khét tiếng như Bảy Viễn, Mười Trí, Thomas Phước (tướng cướp hào hoa nổi tiếng 1 thời ở Saigon). Đầu tiên, chúng tôi xin gia nhập Tự Vệ của Lâm ủy Hành chánh. Nhóm này chia làm 2 phe: 1 phe lo bảo vệ an ninh cá nhân trong Lâm ủy, còn 1 nhóm khác nhận mật linh thi hành các vụ giết người "Việt gian", "phản động". Tôi thuộc nhóm thứ hai. Qua mấy tháng nhúng tay vào máu, chúng tôi, có người tỉnh ngộ và đổi thái độ. Một hôm, Trần Văn Giàu họp chúng tôi và nói:

- Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hãy tiêu diệt bọn "phản động", "Việt gian" với bất cứ giá nào.

Những lời kết tội đó chỉ chung chung, không nói rõ tội trạng một ai. Rồi cứ mỗi tối, chúng tôi lại nhận mật lịnh đi lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhân vật tên tuổi mà Lâm ủy có sẵn tên trong "sổ bìa đen".

Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc:

- Tại sao độc lập rồi mà còn giết nhiều người tài đức, có uy tính ?

Trần Văn Giàu trả lời:

- Cách mạng làm gì có đức ? Ai làm cách mạng mà không giết người ?

Từ trong tiềm thức chúng tôi, hận thù dược khơi dậy, nhiều người say máu, muốn trả thù. Tuy nhiên, cũng có người chùng bước, không nở nhúng tay, nhưng cũng không dám cải lịnh. Chúng tôi lao vào công việc chém giết và được khuyến khích như "nhiệm vụ cách mạng".

Mấy tháng sau chúng tôi tỉnh ngộ. Kẻ còn chút lương tri như bọn tôi, tự động rã ngũ, về thành để bảo vệ mạng sống 1 cách nhục nhả. Có người "đâm lao thì phải theo lao". Lại có người tiếp tục "đánh đu với tinh, đùa giởn với rắn độc", chỉ trong 1 thời gian ngắn, họ "sanh nghề tử nghiệp". Đó là trường hợp của Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Giang Minh Lý và ngay cả Trung tướng Nguyễn Bình. Còn lại những kẻ mù quáng, tiếp tục vay máu đồng bào, cuối cùng cũng bị "hy sinh". Họ chết không phải vì lằn tên mũi đạn của kẻ thù mà chết vì dao găm, mã tấu của "đồng chí" họ như Tưởng Đàn Bảo, Vũ Đức, Sư Muôn..."

Sau đây là vài trường hợp thương tâm ấy.

Khi Pháp chiếm lại các công sở trong thành phố Saigon đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy ban Hành chánh đã chạy thụt mạng vô Chợ Đệm mấy hôm trước, bỏ lại bọn Tự Vệ (Tự Vệ Cuộc, tức công an Việt Minh), Thanh Niên Xung Phong như rắn mất đầu. Võ khí thô sơ làm sao đương đầu với quân Pháp khí giới tối tân ? Từ chỗ ẩn náo an toàn, Ủy ban Hành chánh ra lịnh tàn sát bất cứ người da trắng nào họ gặp. Ba Nhỏ, 1 đầu đảng cướp hoàn lương, chỉ huy 1 toán Tự Vệ thành, được lịnh ấy. Nửa đêm 25/9/45, Ba Nhỏ dẫn 1 đám lâu la, đột nhập cư xá He'rault (He'rault City) dành riêng cho gia đình Pháp kiều tại Tân Định, Phú Nhuận tàn sát 1 số đàn bà, trẻ con tại đây Rồi họ bắt theo độ 50 người làm con tin, nhưng rồi cũng giết nốt. Tổng số nạn nhân lên tới khoảng 200 người. Nhiều quân lính Pháp, nóng lòng vì thân nhân bị giết, nên ra đường gặp ai đều bắn bừa bãi để trả thù. Dư luận tức giận, quay lại kết án Việt Minh là bọn mọi rợ. Nổi sùng, mấy ngày kế tiếp, Ba Nhỏ, Tô Ký, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập của Việt Minh được lịnh lùng sục, bắt bớ, chém giết man rợ. Chỉ trong vòng 1 tháng, có hàng trăm nhân vật tên tuổi, người quốc gia yêu nước đều bị giết.

Cũng như lớp CS đàn anh, Ba Nhỏ xuất thân từ băng du côn Bà Chiểu, Cầu Bông, Thị Nghè; 3 năm cầm đầu dân dao búa, Ba Nhỏ thạo nghề chém giết. Được Lâm ủy Hành chánh trọng dụng, hắn "làm việc cần mẫn". Nạn nhân của hắn không 1 ai sống sót. Vậy mà khi Pháp xua quân chiếm lại Thủ Đức, Ba Nhỏ theo bộ đội kháng chiến rút ra trước tới Biên Hòa. Biên Hòa thất thủ, bộ đội Ba Nhỏ rút về Bà Rịa, Long Thành. Để xoa dịu dư luận bất mãn đối với Việt Minh, Tướng Nguyễn Bình được lịnh dàn dựng tội trạng để xử tử Ba Nhỏ "làm gương" vì tội "vô kỷ luật".

Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, giặc Pháp thập thò trước cửa, tàu chiến xập xình trên sông Lòng Tảo hàng ngày, mà Việt Minh ngụy tạo tội trạng cho Ba Nhỏ "đã giết người đàn bà mang 2 kg thịt tiếp tế vùng tạm chiếm" để tử hình đồng đội.

Khi Ba Nhỏ bị kêu án, Ba Dương (Ba Dương là lãnh tụ Bình Xuyên trước Bảy Viễn) và đồng đội giang hồ cũ, đều ký tên xin ân xá hoặc giảm án, nhưng Nguyễn Bình được lịnh phải hành quyết tức khắc. Quá ức vì biết mình bị làm con vật hy sinh, Ba Nhỏ liều giựt cây súng lục của đội hành quyết định tự sát cho rõ khí phách 1 tay anh chị, nhưng toán hành quyết giựt lại và bắn Ba Nhỏ chết liền tại chỗ.

Kiều Đắc Thắng là 1 tên du thủ du thực, từ miền Trung lưu lạc vào Nam trước năm 1945. Thắng làm đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Kiều Đắc Thắng ăn cướp bị bắt giam vào khám ở Vũng Tàu. Ở đây, Thắng cùng 1 bạn đồng tù tên Năm Bé móc nối với 1 tên coi ngục để vượt ngục. Lúc đó đúng vào cơ hội Việt Minh cướp chính quyền, Thắng xin làm Tự Vệ. Từ Tiểu đội trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (công an Việt Minh), Kiều Đắc Thắng lên lên chức quyền Giám đốc công an các tỉnh miền Đông chỉ hơn 1 năm, nhờ khả năng bắt cóc và ám sát. Những ai bị Lâm ủy Hành chánh kết tội "Việt gian, phản động", Thắng hạ sát không gớm tay. Nạn nhân của Thắng dài sọc. Ông Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng ám sát tại quê nhà Bún, Lái Thiêu, tháng 10/1945. Về sau, thấy Thắng có quyền hành quá lớn, muốn qua mặt Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn, nên Tướng Nguyễn Bình "gởi Thắng ra gặp bác Hồ". Có nguồn tin nói rằng Hồ Chí Minh cho Thắng gặp mặt, phủ dụ mấy câu theo công thức, rồi đổi tên Thắng là Vũ Tùy Nhàn để khỏi mang tiếng. Tuy nhiên, trên đường về Nam, Kiều Đắc Thắng chết 1 cách mờ ám.

Một nhân vật độc đáo khác cũng xuất thân từ giới gian hồ, đánh giặc rất gan lỳ, đó là Hoàng Thọ. Hoàng Thọ là người Hải Phòng cũng do lò ba búa đào tạo, lưu lạc vô Nam từ năm 1939. Thọ có thân hình cao lớn, khá điển trai, râu quai nón. Khá hơn những tên trước, Thọ từng làm thợ máy quấn dây điện. Khi Nhật đảo chánh Pháp (3/1945), Thọ theo Nhật làm lính hải quân, nên được gọi là "Thọ Mạch lô". Việt Minh nắm chính quyền mở ra cho Thọ 1 con đường mênh mông vì hợp khả năng. Khi Tướng Nguyễn Bình vào Nam, nghe tiếng Thọ, lại người cùng quê, nên Nguyễn Bình chọn bộ đội Thọ để bảo vệ cho mình. Một năm sau, bộ đội của Hoàng Thọ được bổ sung thêm nhiều chiến sĩ, đánh nhiều trận tiếng tăm lừng lẫy. Địa bàn hoạt động của Thọ là vùng Gò Dầu, Trãng Bàng, Tây Ninh. Tuân lịnh Việt Minh, Thọ từng gây nhiều tội ác đối với giáo phái Cao Đài. Những người quen biết với Hoàng Thọ có kể lại rằng, mỗi lần phục kích, Thọ chọn hướng gần mé sông. Binh sĩ chỉ có tiến chớ không có lùi. Khi Nguyễn Bình chính quy hóa quân đội kháng chiến, bộ đội Hoàng Thọ trở thành Tiểu đoàn 303. Đó là đơn vị chủ lực của Quân khu 7. Nguyễn Bình gài 1 tên CS, tên Kính, vào làm chính trị viên thì Tiểu đoàn 303 bắt đầu chia rẽ nội bộ và trở nên suy yếu. Có lần Hoàng Thọ bắt gặp 1 số bộ đội sinh hoạt riêng rẽ, bí mật. Khi Thọ điểm danh, thì vắng mặt. Lúc đó, tên chính trị viên Kính cố thuyết phục, rùn ép, dụ dỗ Thọ vô đảng CS. Bất mãn, Thọ bỏ đi, rồi cạo đầu để phản đối. Lúc trở về, Thọ thấy vật dụng cá nhân đều bị lục soát, anh ta bực tức không dằn được:

- ĐM. Hoàng Thọ này đi kháng chiến vì dân vì nước, đâu có ngờ ngày nay có đảng này đảng nọ. Đem mà bắn cha nó cái đảng CS cho rồi !

Sau đó, Thọ bị kiểm điểm, phê bình và thế là 1 bản án tử hình bí mật đã định sẵn. Tháng sau, Tướng Nguyễn Bình "giới thiệu" Hoàng Thọ ra Bắc "gặp bác Hồ". Biết rõ âm mưu của Việt Minh định giết mình, Hoàng Thọ đi vài chặng, rồi đổi ý quay về Mỹ An mở quán lá bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp trong Đồng Tháp Mười làm sinh kế. Hoàng Thọ có tiền, tiếp đãi bạn cũ có dịp công tác đi ngang qua đó rất hậu chẳng khác gì Mạnh thường quân.

Đầu năm 1950, văn phòng Trung tướng Nguyễn Bình dời về Cá Lóc, quận Long Mỹ. Bị Tây phát giác, họ chuyển đến Ông Dèo, ấp Cầu Đúc, quận Gò Quao, tỉnh Rạch Giá. Trong 1 đêm tối trời, Hoàng Thọ bị bắt, đem đi hành quyết tại 1 địa điểm gân Cạnh Đền. Bọn sát nhân đập đầu Hoàng Thọ như đập đầu con cá lóc. Trước khi chết, Thọ rống như bò và chửi rủa Việt Minh thậm tệ.

Cùng thời gian đó, ông Giang Minh Lý bị giết rất dã man. Lý con nhà đại điền chủ bỏ theo kháng chiến, lập nhiều công trạng, làm chính trị viên 1 đại đội đóng ở Cần Thợ Lý bị rùn ép, đe dọa phải vào đảng CS và phục tùng mệnh lệnh của họ. Lý từ chối nên bị nghi ngờ, theo dõi. Lý bất mãn ra mặt. Có lần Lý tuột quần, chỉ vào con c. và điểm mặt Hoàng Dư Khương, Chính ủy Khu 9, nói:

- Tao sợ mày cái con c. tao nè !

Mấy hôm sau, Lý bị bắt đem đi hành quyết tại Cạnh Đền. CS căng 2 tay ông ra, rồi dùng dao găm đâm túi bụi vào mắt, vào tim...

1, 2, 3, 4

Hứa Hoành @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site