lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Trí-Lực

Trí-Lực

Hồi Ký

Bao Nỗi Tang-Thương

hoa sen

In lần thứ hai năm 2012

Mục Lục

Lời giới thiệu
Thay lời tựa
1. Mái chùa xưa 
2. Chinh chiến và sự chia lìa
3. Ngày hội ngộ và những hệ lụy của nhà sư
4. Vị pháp vong thân
5. Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản
6. Nhà sư viên tịch
7. Cuộc tuyệt thực và lễ trao chúc thư
8. Phục hoạt Giáo hội
9. Cảnh lao lung
10. Lá rách đùm lá nát
11. Trước vành móng ngựa
12. Trại giam Z30A Xuân Lộc
13. Kiếp lao ngục đọa đày

14. Án lệnh quản thúc
15. Trở về quê cũ 
16. Cuộc đàn áp nước lũ
17. Lánh nạn tại xứ Chùa Tháp
18. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn
19. Được hưởng quy chế tỵ nạn
20. Những mối âu lo
21. Mật vụ cộng sản bắt cóc
22. Bị cưỡng bức hồi hương
23. Biệt tăm
24. Dã tâm cộng sản
25. Đàm phán với bị can
26. Trò hề xét xử
27. Bến bờ tự do            
Phụ Lục

19

Được hưởng quy chế tỵ nạn

Thầy Tâm Vân gửi thư vấn an Hòa thượng Thích Giác Lượng, Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hải ngoại, đặc trách giải trừ pháp nạn. Chúng tôi nhận được thư hồi âm của ngài với lời lẽ thăm hỏi và động viên chúng tôi hết sức đạo tình.

Thầy Thích Vân Ðàm gửi thư hồi âm cho chúng tôi biết, thầy đã trình sự việc lên chư tôn đức trong Giáo hội để quan tâm chiếu cố bảo lãnh thầy Tâm Vân và tôi, chúng tôi hy vọng được đi định cư ở Hoa Kỳ.

Ngày 12 tháng 6 năm 2002, tôi viết một bức tâm thư tường trình dâng lên nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ, kính vấn an đỉnh lễ chư tôn Giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện, thỉnh cầu Giáo hội can thiệp cho chúng tôi sớm được hưởng quy chế tỵ nạn.

Hạ tuần tháng 6 năm 2002, tôi đến văn phòng Cao ủy để bổ túc giấy tờ, tình cờ tôi gặp ông Göran Rosén trước sân, khi xe đưa ông đến làm việc. Gặp lại tôi, ông vui vẻ chào hỏi, chúng tôi nói chuyện một lát, khi đó tôi mới biết ông ấy là người Thụy Ðiển. Ông Göran nhờ tôi nhắn lại với thầy Tâm Vân, rằng sáng mai mời cả hai người đến vãn phòng, để ông có việc cần trao đổi. Tôi đến báo tin cho thầy Tâm Vân hay, đúng giờ hẹn, chúng tôi cùng đi.

Ông Göran Rosén niềm nở tiếp chúng tôi tại phòng làm việc. Ông ấy hỏi thăm thầy Tâm Vân một số vấn đề để bổ túc vào hồ sơ. Ðến 12 giờ, ông có nhã ý mời chúng tôi đi ăn trưa, có bà Sara Colm chờ chúng tôi ở ngoài, ông ấy sẽ đến sau.

Tại một khu yên tĩnh gần đó, bốn người chúng tôi cùng trao đổi chuyện trò vui vẻ. Bà Sara Colm chuyển lại cho chúng tôi món quà của đạo hữu Nguyên Thái Võ Văn Ái và Hồng Chi Ỷ Lan ở Pháp gửi biếu, chúng tôi vô cùng cảm kích trước đạo tình thắm thiết của quý đạo hữu ấy đã dành cho chúng tôi.

Bà Sara Colm trong Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói chuyện với tôi qua lời phiên dịch của ông Göran, đề nghị tôi viết một bản phúc trình về các nhân vật bất đồng chính kiến hiện đang còn bị giam giữ tại trại giam Xuân Lộc, ngõ hầu tổ chức này có đủ cơ sở để can thiệp với chính phủ Việt Nam trả tự do cho các vị ấy. Bà ấy cho biết, đây là một việc làm mang tính cách nhân đạo, nên tôi hoan hỷ nhận lời.

Tôi khởi sự ngay vào việc viết bản phúc trình về hiện trạng tù nhân chính trị ở Việt Nam đề ngày 26 tháng 6 năm 2002 để gửi cho hai vị ấy.

Ðêm 28 tháng 6 năm 2002, thầy Tâm Vân nhận được điện thoại của ông Göran gọi đến, ông ấy mời chúng tôi có mặt tại văn phòng Cao ủy vào ngày mai. Mặc dầu đêm đã dần khuya, thầy cũng nhiệt tình đến nơi tôi tạm trú để thông báo tin này.

Ngày 29 tháng 6 năm 2002, chúng tôi y hẹn và có mặt tại văn phòng làm việc của ông Göran Rosén. Ðang ngồi chờ trong phòng, thì ông Göran mở cửa bước vào, theo sau là bà Sara Colm và một nữ viên chức khác. Sau khi chào hỏi theo phép xã giao, ông Göran giới thiệu với chúng tôi, nữ viên chức đó là bà Elizabeth Kirton, trưởng văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh, Cambodia. Khi mọi người an tọa, ông Göran nói một cách trịnh trọng:

- Sau một thời gian xem xét hồ sơ, chúng tôi nhận thấy sự việc của hai thầy hết sức rõ ràng. Do đó, phủ Cao ủy quyết định cấp giấy chứng nhận quy chế tỵ nạn chính trị cho hai thầy. Kể từ hôm nay, hai thầy được quyền cư trú trên toàn lãnh thổ Cam-Bốt dưới sự bảo vệ của Liên Hiệp Quốc, để chờ đi định cư ở một đệ tam quốc gia. Chúng tôi xin chúc mừng hai thầy.

thẻ tỵ nạn chính trị

Thẻ chứng nhận quy chế tỵ nạn

Nói xong, ông Göran Rosén trao thẻ tỵ nạn cho chúng tôi. Thầy Tâm Vân và tôi nói lời cảm tạ, bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền.

Tôi nói tiếp:

- Chúng tôi hết sức vui mừng khi được hưởng quy chế tỵ nạn. Tuy nhiên, con đường phía trước sẽ còn nhiều hiểm trở chông gai, không chắc gì suông sẻ. Chúng tôi luôn luôn đặt vào tình huống có thể bị công an mật vụ Việt Nam vây bắt bất cứ lúc nào; bởi vậy, xin đề nghị quý vị cho chúng tôi vào trại tỵ nạn.

Ông Göran dịch sang tiếng Anh cho hai bà ấy hiểu ý của tôi vừa trình bày, sau đó trả lời:

- Trại tỵ nạn chỉ dành riêng cho người Thượng Tây Nguyên, các thầy không thể vào đó được.

Ông Göran không nêu lý do tại sao chúng tôi không được vào trại tỵ nạn ở Phnom Penh. Ông ấy quay sang nói chuyện với bà Elizabeth Kirton và Sara Colm, có lẽ các vị ấy trao đổi ý kiến gì đó. Một lát sau, ông Göran nói với chúng tôi:

- Xin lỗi, nảy giờ chúng tôi bàn bạc về việc sắp xếp chỗ ở cho hai thầy. Chúng tôi nghĩ, có lẽ sẽ tìm một gia đình người Campuchia thân tín nào đó để gửi gắm hai thầy.

Bà Elizabeth Kirton nói tiếp và được ông Göran dịch lại:

- Ðầu tháng 7 sắp đến, tôi có tham dự phiên họp với Ðại sứ quán Hoa Kỳ ở Phnom Penh. Ðặc biệt, tôi sẽ nêu vấn đề của hai thầy trong nghị trình thảo luận, để Ðại sứ quán xem xét giải quyết, ngõ hầu chấp thuận cho hai thầy sớm đi định cư. Nay mai, văn phòng Cao ủy Tỵ nạn sẽ làm thủ tục gửi danh sách của hai thầy đến bộ Nội vụ Cam-Bốt, để thông báo với chính phủ hoàng gia về những người được quyền cư trú trên lãnh thổ vương quốc này, dưới sự bảo vệ của Liên Hiệp Quốc, theo Công ước Quốc tế mà chính phủ Cam-Bốt đã ký kết vào năm 1951.

Bà Sara Colm vui vẻ tươi cười chúc mừng chúng tôi. Ông Göran còn dặn dò thêm:

- Tuần sau, tôi bắt đầu đi nghỉ hè khoảng bốn mươi lăm ngày. Trong thời gian vắng mặt, tôi sẽ ủy nhiệm công việc cho một viên chức ở văn phòng. Ðây là tên và số điện thoại của người ấy để hai thầy tiện liên lạc. Hãy nhớ rằng, đừng đi đâu xa và không nên ra khỏi Phnom Penh. Văn phòng Cao ủy sẽ cố gắng sắp xếp chỗ ở an toàn cho hai thầy trong thời gian sớm nhất. Chúc hai vị may mắn.

Chúng tôi tỏ lời cảm ơn các viên chức này một lần nữa rồi chào tạm biệt.

Cầm tấm thẻ chứng nhận quy chế tỵ nạn trong tay, tôi như người đang lênh đênh giữa biển khơi sóng gió may vớ phải chiếc phao; tựa hồ kẻ lạc lõng giữa đêm trường u tối gặp được đốm lửa soi đường; trong lòng mình bỗng dâng lên một niềm cảm xúc khôn nguôi.

Trí-Lực @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site