lịch sử việt nam
Trí-Lực
Hồi Ký
Bao Nỗi Tang-Thương
In lần thứ hai năm 2012
Mục Lục
13
Kiếp lao ngục đọa đày
Gần một phần tư thế kỷ trôi qua, kể từ khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, có ai tả xiết bao nỗi đắng cay đày ải mà hàng nghìn hàng vạn người phải gánh chịu trong chốn lao tù. Rộng ra nữa, chế độ độc tài đảng trị đè nặng lên kiếp sống người dân hai miền Nam Bắc. Chính sách sai lầm tai hại trong thời kỳ cải cách ruộng đất giữa thập niên 50 ở miền Bắc đã giết hại oan uổng bao nhiều người vô tội. Tám chục triệu con dân Lạc Việt phải chịu cảnh cơ cực lầm than bởi hơn hai triệu đảng viên đảng Cộng sản nắm quyền sinh sát trong tay.
Cái gọi là tập trung cải tạo sau tháng tư đen năm 1975, chính quyền cộng sản đã đày đọa bao nhiêu viên chức sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa, các nhà lãnh đạo tôn giáo, nhân sĩ, trí thức…, cùng những người dám nói lên tiếng nói lương thức để đòi lại quyền con người và tự do dân chủ thực sự. Trong cảnh lao lung, có những người đã vùi chôn thân xác và mãi mãi ra đi.
Ðầu mùa hè năm 1996, tiết trời nóng bức, cỏ cây hoa lá đều nhuốm bụi hồng, một màu hồng của miền đất đỏ Xuân Lộc. Hầu hết số tù chính trị ở phân trại K1 đều bị cưỡng bức lao động, tất cả được điều động đào đất đổ nền móng xây dựng khu văn phòng làm việc của ban giám thị trại giam. Tính theo số người trong đội, mỗi người buộc phải hoàn thành một mét rưỡi khối đất mỗi ngày. Cứ hai người khiêng một trạc, đi đi lại lại, cố gắng làm xong chỉ tiêu trong ngày để về ngơi nghỉ. Ðội chúng tôi làm việc quần quật ròng rã hơn cả tháng trời, ai nấy đều bơ phờ mệt mỏi, chân tay rã rời, có người đã ngất xỉu ngay trên công trường. Mọi người chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, đành lòng chấp nhận một kiếp tù đày.
Sau thời gian lao khổ ấy, tất cả phạm nhân toàn phân trại lại bị buộc phải đi lao động vào sáng chủ nhật hàng tuần mà không được nghỉ bù. Lẽ ra ngày này chúng tôi được nghỉ lao động theo quy chế trại giam. Mọi người tập trung vào công việc góp nhặt những tảng đá lớn nhỏ nằm rải rác trên các triền đồi phía sau chùa Lam Viên. Vào giờ nghỉ giải lao, được sự đồng ý của cán bộ, tôi vào chùa thắp nhang lễ Phật. Thế là ngót hai năm nay, tôi mới có nhân duyên được đỉnh lễ ngôi Tam Bảo. Nước mắt tự nhiên tuôn trào, tôi chạnh lòng nghĩ đến hai vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ, tôi nhất tâm cầu nguyện quý ngài pháp thể khinh an, sớm thoát khỏi vòng lao lý và mong sao pháp nạn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang gánh chịu sớm được giải trừ.
Kiếp sống đọa đày trong lao tù cộng sản
Công việc lao động sáng chủ nhật được vài tuần thì xảy ra sự chống đối của một số anh em tù chính trị vào cuối tháng 5 năm 1996. Các vị này chống lại việc cưỡng bức lao động bằng cách không chịu xuất trại. Cuộc cãi vã bột phát giữa sân trại chẳng khác nào một cuộc nổi dậy chưa từng có. Các bạn Nguyễn Văn Biên, Thái Phi Kích, Nguyễn Văn Tựu, Lê Văn Thể, Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Thanh Hồng, Nguyễn Viết Ðào v.v… là trong số những người phản kháng ra mặt. Tuy nhiên, chỉ có Nguyễn Thanh Hồng và Nguyễn Viết Ðào nhận quyết định thi hành kỷ luật, hai anh bị đưa vào phân trại K2 và chịu cùm chân ở buồng kỷ luật.
Thế rồi, bản kiến nghị của gần hai trăm chính trị phạm toàn trại đòi cải thiện chế độ lao tù và chấm dứt việc cưỡng bức người già yếu lao động khổ sai được soạn thảo. Văn bản được lén chuyển ra ngoài an toàn, trân trọng gửi đến Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam ở Paris. Ông Võ Văn Ái đã công bố sự trạng này tại Hội trường Liên Hiệp Quốc gây chấn động dư luận quốc tế, các tổ chức bảo vệ quyền con người cùng lúc mạnh mẽ lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền và đàn áp tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Kết quả đưa đến sự việc là toàn bộ ban giám thị trại Z30A Xuân Lộc bị thuyên chuyển. Do đó, vòng đai an ninh kiểm soát chặt chẽ hơn trước nhiều, số tù chính trị lao động tự giác bị hạn chế. Thậm chí ngôi nhà lô của thầy Thích Không Tánh ở khu vườn điều bên ngoài cũng bị đốt cháy rụi vào lúc nửa đêm, mái tranh vách nứa trở thành một đống tro tàn. Có lẽ ngôi nhà này bị tình nghi là nơi trung chuyển tin tức và các văn bản ra ngoài.
Nhục hình trong chế độ lao tù cộng sản
Khu đất vườn phía tay trái nhìn từ cổng trại vào nay được khởi công xây dựng hai dãy nhà giam mới để giam giữ tù nhân chính trị, phòng ốc cũng rộng rãi và chỉnh trang hơn, có bể chứa nước được bơm từ giếng bên ngoài, nhất là mùa nắng hạn có nước dự trữ để dùng.
Cuối năm 1996, tôi được chuyển qua đội trồng rau xanh, sau đó lại được phân công dạy học cho một số anh em cần bổ túc văn hóa, cho đến ngày mãn án ba mươi tháng tù giam.
Biểu tượng Tổ chức Ân xá quốc-tế
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử