lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

- Quan Làm Báo: Hồ Sơ Bố Già Nguyễn Đức Kiên Trước Và Sau Khi Bị Bắt

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

- Cờ Vàng 2 Thế-Kỷ Chống Lại Vua Quang-Trung - 2 Thế-Kỷ Của Thất Bại - Nguyễn-Bình

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

- Lịch Sử Vua Trần-Nhân-Tông - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

- Lịch-sử việt-nam: Ngô-Đình-Diệm Và Chính-Nghĩa Dân-Tộc

- Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành - Nhiều tác giả

Điện-Toán - Tin-Học:

- Computer Security - An-Toàn Điện-Toán An-Toàn Lướt Web - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Ebooks Hồi-Ký Nguyễn-Đăng-Mạnh

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

- The Emperor Nhan Tong And The Truc Lam School 1

- Four Vietnamese Military Geniuses - Nguyen Van Tin

- Quatre Génies Militaires Vietnamiens - Nguyen Van Tin

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

- Hoàng Sa Trường Sa Và Chủ Quyền Dân Tộc - Giáo-Sư Nguyễn-Văn-Canh

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

lichsuvietnam: Đại-Họa Mất Nước

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

- Từ Trúc-Lâm Yên-Tử Đến Bình-Ngô Đại-Cáo - Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo 

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

- Kính gởi Chương-Trình Dân Hỏi Bộ-Trưởng Trả Lời - Thạch-Thị-Liên, Châu-Thị-Hoa, Bùi-Thị Lan-Thi

- Công-an và Bộ-đội biên-phòng Nghệ An thông đồng bán phụ nữ sang Trung Quốc - Nữ Vương Công Lý

- Thư Tố Cáo Các Ông Nông-Đức-Mạnh - Nguyễn-Tấn-Dũng - Hoàng-Trung-Hải Nguyễn-Minh-Triết - tác-giả Lê-Anh-Hùng

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

- Tình-Hình Nhân-Quyền Trên Thế-Giới Năm 2011

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

- Hành Tung Bí-Ẩn Của Một Nhà Sư Bài 4 - Lữ-Giang 

- Hành-tung bí-ẩn của một vị sư Bài 3 - Lữ-Giang

- Thích minh-châu Là Ai? - Liên-Thành

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

- “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê - Phạm Hồng Sơn

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

- Bắc-Ninh Thi-Thoại Tập I và II - Nguyễn-Khôi

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

- Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2011

- Thư Ngỏ Gởi Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

- Ebook Nửa Đường Gẫy Cánh - Đỗ-Quốc Anh-Thư

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013

40 Năm Sau Cuộc Bội Phản

1, 2, 3

Nguyễn-Vy-Khanh @ Trúc-Lâm Yên-Tử. Với tư cách hậu sinh và nghiệp-dư nghiên cứu lịch-sử, chúng tôi xin có một số nhận xét về biến cố lịch-sử và chính-trị 1-11-1963 đã xảy ra 40 năm trước, mong độc giả xem đây là những góp ý hướng về tương lai hơn là tranh luận hơn thiệt và biên khảo lịch-sử.

1. Trước hết, cuộc đảo-chánh 1-11-1963 nói chung là một vụ bội-phản có tính toán và vì quyền lợi (1) phe nhóm cá nhân hơn là quốc-gia, của một số sĩ quan cao cấp trong đó phần lớn là thành phần đã được người Pháp đào tạo. Xảy ra như ở một số thuộc địa ở Phi châu mà tình trạng còn mãi đến nay! Cuộc đảo-chánh 1-11 thêm một lần chứng minh và làm nổi bật cái não trạng (mentality) phản trắc, hai lòng và cái não-trạng phục tùng ngoại bang của một số người Việt Nam. Ngay hai đảng viên Cần Lao đã phản là tướng Tôn Thất Ðính và đại tá Ðỗ Mậu: ông Ðính, “con cưng của chế độ”, ngày 25-10 trước đảo-chánh, đã xin cải tổ chính phủ và cho ông chức bộ-trưởng Nội-Vụ nhưng bị từ chối (ông Trần Văn Ðôn thì mong được chức bộ trưởng Quốc-Phòng) ngoài ra ông mang thêm mặc cảm tấn công các chùa đêm 21-8-63 và bị ông Nhu khiển trách họp báo nói tiếng Pháp bồi và cho đi nghĩ Ðà-Lạt, còn đại tá Ðỗ Mậu theo đảo-chánh vì tức đã không được lên tướng trong khi bạn ông (cùng trình độ như ông) được đeo sao. Sau ngày 2-11-1963, lon tướng tá được gắn thoải mái, cả tự gắn, có người (tướng Ðỗ Cao Trí) phải khiếu nại và rồi dù vừa mới lên lon chưa đầy tháng cũng được thêm một lon nữa! Thời Trịnh Nguyễn và phân tranh Gia Long - Tây Sơn được tái diễn trên mảnh đất nhiều ngàn năm văn hiến đó! Những não trạng đáng buồn đó, tiếc thay, hãy còn hiện diện sống động trong cộng đồng người Việt hải-ngoại!

2. Cuộc đảo-chánh này nay nhìn lại thấy rõ là một mưu đồ chống phá những nền tảng cùng tư tưởng dân-chủ của một nền Cộng Hoà (République) non nớt 9 năm. Cá nhân một số tướng tá đảo-chánh đã phản chủ, phản thầy, phản đảng trưởng, nhưng toàn thể những người liên hệ xa gần với đảo-chánh đã phản bội chính thể dân chủ. Chế độ Ngô đình Diệm vào 2, 3 năm cuối có thể bắt đầu mất lòng dân vì tỏ ra độc tài, đối lập bị tù, cả bị chết oan, đồng ý, nhưng đối lập ở Việt Nam ta cứ nhắm lật đổ chính quyền hợp pháp, cứ một sống một chết, mà không chấp nhận trò chơi dân chủ. Nếu tranh đấu chính-trị như ở các nước Tây phương thì đã không đưa đến những hậu quả đó. Vả lại tất cả những người bị chính quyền bắt (sinh viên, học sinh, phật tử, chính-trị gia, cả những người bị bắt sau vụ đảo-chánh 11-11-1960 chờ ra tòa) đều đã được Hội đồng cách-mạng thả tự do- nhưng bắt tù lại một số cao cấp của chính quyền vừa bị đảo-chánh, có người sau sẽ bị xử tử! Xét về toàn bộ nguyên nhân đưa đến cuộc đảo-chánh 1-11, yếu tố tôn giáo chỉ là cái cớ, một cớ có tổ chức chứ không tự bộc phát và “pháp nạn” chỉ xảy ra ở một số nơi có đầu não phe Phật giáo chính-trị!

3. Nếu phải nói đến Chính Nghĩa, Chính Danh, thì nhìn chung, đã bị phe đảo-chánh và đồng minh Mỹ xem thường. 1-11-1963 là một cuộc đảo-chánh nghĩa là phá đổ Chánh đề phù Tà hoặc tạo-dựng một Chánh khác không thể Chánh bằng cái Chánh do dân chủ tạo nên, vì dù gì thì chính quyền đệ nhất cộng-hòa là một cơ cấu hợp hiến, hợp pháp và tương đối có chính nghĩa! Ngay sau khi chắc chắn anh em tổng-thống Ngô đình Diệm đã chết, chiều 2-11-1963, Ủy Ban Cách-mạng (2) đã ra Quyết nghị số 2 ngưng áp dụng Hiến Pháp 26-10-1956! Có người đổi “đảo-chánh” thành “cách-mạng” thì cũng chẳng thấy cách-mạng gì hơn vì cũng từng ấy nhân vật, từ thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ đến các tướng nhiều sao trong Hội đồng Cách-mạng đều do quân đội (và công an) thực dân Pháp đào luyện, và cũng chẳng có lý-thuyết cách-mạng gì mới! Những người làm đảo-chánh tự cho có chính-nghĩa dù không tôn trọng trật tự, dân chủ, cả những người làm đảo-chánh 11-11-1960 trước đó. Có người phê phán ông Ngô đình Diệm “lật lọng”, “phản” cựu hoàng Bảo Ðại là người đã bổ nhiệm ông làm thủ-tướng, có người còn nhân danh phong hoá Nho giáo hoặc dân tộc. Chúng tôi nhìn thời đó như một thời Trịnh Nguyễn và Gia Long-Tây Sơn: thì Quang Trung cũng đã nhận lời vua Lê Hiển Tông phù Lê diệt Trịnh và còn được gả công chúa Ngọc-Hân cho, mà rồi sau quần thần vua Lê bị ông rượt sang Tàu. Thứ nữa sử cũng ghi rằng anh em Tây Sơn nhận phục tùng chúa Nguyễn, chỉ cốt lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan thôi, mà rồi thành Phú Xuân đã bị anh em Tây Sơn đốt cháy, còn quần thần Chúa Nguyễn phải bỏ chạy vô Nam. Thứ nữa, thời điểm tháng 6 và 7 năm 1954 là lúc chiến-tranh Việt-Pháp lên cao độ, khủng hoảng chính-trị (chính-phủ Bửu Hội không được lâu), xã hội băng hoại và miền Nam thì thập nhị sứ quân. Cựu hoàng Bảo Ðại dù là quốc trưởng nhưng không hề đụng việc, chỉ giải trí riêng với hậu thuẫn (và tiền bạc, bổng lộc) của các sứ quân. Bảo Ðại lại do người Pháp đặt ở chức quốc trưởng, nên trưng cầu dân ý và Hiến Pháp 26-10-1956 không phải là một bước đầu dân chủ đấy sao? Trong hoàn cảnh bất an hậu thế chiến và thuộc địa đó, làm thủ tướng đâu phải dễ (trước đó mấy năm thủ tướng BS Nguyễn Văn Thinh đã phải tự sát!). Chính những người pro-Bảo Ðại ở Pháp lúc đó đã nhận xét như LM Cao Văn Luận nhân chứng ghi lại trong hồi ký của ngài:” Bảo Ðại đưa Ngô đình Diệm ông Diệm về Việt Nam là để đốt cháy tương lai chính-trị của ông mà thôi!” (3). Thành quả và sự thực lịch-sử đã hiển nhiên, viết lịch-sử là đứng ở tổng thể và cân nhắc phải-trái, sao lại có người đi soi móc chi tiết thổi phồng cho to, mà lại làm một cách thiên vị hoặc giả dối, đạo đức giả ? Tiện đây chúng tôi xin mở dấu ngoặc nói thêm là đối với cuộc chiến-tranh vừa qua (1954-1975), giới viết lách trong nước và một phần ở hải-ngoại đã nhận ra rằng chẳng có chính nghĩa nào hết nếu xét cho cùng. Tất cả chỉ là cường điệu, và hai bên đều là công cụ cho những “lý-tưởng” đối chọi nhau. Và vì không có chính nghĩa (dù có chính-đáng) nên cũng đã chẳng có một chung cuộc theo nghĩa có bên thắng có phe thua. Nga, Trung quốc và Hoa-Kỳ chỉ ngưng ... chơi vì kiệt quệ, vậy thôi! Phạm Kim Vinh, vốn khó tính, vẫn nhìn nhận “chính quyền Ngô đình Diệm là chính quyền duy nhất của người Việt quốc-gia tạo được chính danh, chính thống và chính nghĩa cho công cuộc chống Cộng của người Việt Nam” (4).

4. Ðể “hoàn thành” cuộc đảo-chánh, trong hai ngày 1 và 2-11-1963, những kẻ chủ mưu và thừa hành đã ám sát theo thứ tự thời gian: đại tá Hồ Tấn Quyền tư lệnh hải quân trưa 1-11, đại tá Lê Quang Tung tư lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt, và em ông là thiếu tá Lê Quang Triệu tối 1-11; tổng-thống Ngô đình Diệm và em ông là cố vấn Ngô đình Nhu sáng 2-11. Bốn người, anh em ông tổng-thống và anh em ông Tung Triệu bị đại úy Nguyễn Văn Nhung cận vệ của Dương Văn Minh giết và bắn chết (thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa cùng với đại úy Nhung giết anh em tổng-thống), đại tá Quyền bị thuộc hạ phản thùng là thiếu tá Lực và đại úy Giang giết. Các sĩ quan khác không thuận theo đảo-chánh hoặc bị nghi ngờ thì bị giam ở bộ Tổng Tham mưu như Cao Văn Viên, Lê Nguyên Khang, Nguyễn Ngọc Khôi, Ðỗ Ngọc Nhận, v.v.

Người trách nhiệm hàng đầu trong vụ ám sát anh em tổng-thống là trung tướng Dương Văn Minh. Các tướng thuộc Ủy Ban Cách-Mạng ở Sài-Gòn lúc đó như Trần Văn Ðôn (5), Tôn Thất Ðính (6) và đại tá Ðỗ Mậu (7), ... hoặc ở xa như tướng Khánh, Thi đều xác nhận điều này. Dù gì thì anh em tổng-thống Ngô đình Diệm đã bị ám sát chết, do thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa hay đại úy Nguyễn Văn Nhung thừa hành thì tướng Dương Văn Minh và Ủy Ban Cách-Mạng phải liên đới trách nhiệm trước lịch-sử, cũng như các tướng Mai Hữu Xuân (“Mission accomplie!” chào trình tướng Dương Văn Minh) và hai đại tá Nguyễn Văn Quan và Dương Văn Lắm, ... chỉ huy đoàn quân xa đi đón đã không làm tròn trách nhiệm, hoặc có chỉ huy mà như không hoặc đồng lõa vì sự đã rõ là hai ông Nghĩa và Nhung muốn làm gì thì làm (cả cho biết trước!). Ông Trần Văn Ðôn kết luận chuyện tìm kẻ chủ xướng đã tỏ đồng ý và khen “người nào đó ra lịnh giết nầy quả là một người thấy xa, ông ta không phải ngu dại khi làm việc đó” (8). Dĩ nhiên người Mỹ hài lòng vì tham vọng bành trướng chiến-tranh sẽ hết bị cản trở bởi vị nguyên thủ quốc-gia hợp hiến, đã mừng reo lên chiều ngày 2-11 khi đón hai ông Ðôn và Lê Văn Kim đại diện các tướng đảo-chánh: “C'est formidable! C'est magnifique! (Tuyệt vời!)” (9).

Vai-trò của Nguyễn Văn Nhung thì đã rõ (10), còn thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa thì nhiều nhân chứng từ sau 1963 đã ám chỉ ông tham gia việc giết anh em tổng-thống - cả hai đều ngồi chung xe thiết-giáp với anh em tổng-thống. Theo Trần Văn Ðôn, ông Nghĩa đòi đi theo đoàn đón tổng-thống và nói “Moa có nhiệm vụ” (11). Hoàng Văn Lạc (biệt bộ tham mưu phủ tổng-thống lúc đảo-chánh) và Hà Mai-Việt trong Nam Việt-Nam 1954-1975: Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới xuất-bản năm 1990, buộc tội ông Nghĩa là đao phủ thủ thứ hai trong vụ ám sát tổng-thống. Ðiều tra của ông bà Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Ðức xuất-bản năm 1994 cũng đưa tới cùng kết luận đó (12) nhưng ông Nghĩa từ chối trả lời phỏng vấn sau khi qua Mỹ theo diện H.O. Năm 1996, ông Nghĩa cuối cùng lên tiếng, tự biện hộ cho rằng ông có biết tướng Dương Văn Minh ra lệnh giết ông Nhu. Ngay sau đó, ông bà Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Ðức viết bài vạch mười điểm sai lầm và ngụy biện của ông Nghĩa, cho biết thêm đại úy Phan Hòa Hiệp (sau lên chuẩn tướng) đã nói với hai soạn giả (cũng như với nhiều người khác như Ngô Ðình Châu (13)), rằng ông đã nghe ông Nghĩa nói sẽ giết anh em ông Diệm để trả thù cho đại úy thiết giáp Bùi Ngươn Ngãi bạn ông và cùng đảng viên Ðại-Việt bị tử thương trong ngày đảo-chánh (14). Ông Duệ thì chắc chắn về việc ông Nghĩa nhúng tay giết tổng-thống vì có hai nhân chứng thấy ông Nghĩa lau tay dính máu. Về sau ông Nghĩa làm phụ thẩm tòa án cách-mạng xử tử ông Ngô đình Cẩn, vậy theo ông Duệ, ông Nghĩa đã dính máu ba anh em ông tổng-thống (15)! Ông Huỳnh Văn Lang trong bộ hồi ký Nhân Chứng Một Chế Ðộ đã cho biết thêm một số chuyện: đại tá Nguyễn Văn Quan có vai-trò trong cái chết của anh em Ngô đình Diệm, ông Quan thuộc đảng Ðại Việt và có thù cá nhân với ông Nhu (16). Thứ nữa, tướng Dương Văn Minh bất mãn bị lấy lại “chiến lợi phẩm” từ Bảy Viễn (17). Ông Nguyễn Hữu Duệ, lúc đảo-chánh là thiếu tá tư lệnh phó cho trung tá Nguyễn Ngọc Khôi Lữ đoàn Phòng vệ tổng-thống phủ, đã ghi lại trong Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng-Thống Ngô đình Diệm (18), rằng ông Quan đã chối với ông vai-trò trong vụ ám sát tổng-thống vì ông Quan chỉ tình cờ đi theo. Cựu đại tướng Cao Văn Viên trong Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng-Hòa trong lời Bạt viết thêm khi bản dịch xuất-bản (19), đã tiết lộ thêm ông suýt bị cách-mạng giết vào tối 1-11 sau khi đại úy Nhung đã đưa anh em Lê Quang Tung đi giết ở Nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế.

Ông Ngô đình Cẩn và Phan Quang Ðông thì bị “cách-mạng nối dài” xử tử ngày 9-5-1964 tức sáu tháng sau. Ông cố vấn Ngô đình Cẩn cả-tin ở lời hứa của người Mỹ, đã vào trốn ở toà lãnh sự Mỹ ở Huế để cuối cùng bị đại sứ Henry Cabot Lodge giao lại cho những người vì họ ông phải ... xin tị nạn, rồi khi có án tử thì Lodge (vờ) xin ân xá cho nạn nhân của y! Như vậy cái chết đến với ông vì một tướng Cần lao phản bội khác vì muốn lấy lòng Phật giáo nhưng lý do chính có thể vì không khai thác được tiền tưởng ông Cẩn và gia-đình gửi ở Thụy Sỹ trong thực tế có thể không hề có (20)!

Ðảo-chánh 1-11-1963 cùng với những cái chết bi đát không những đối với người chết, với công lao và hành trạng của họ, mà còn bi đát cả đối với người sống, bởi vậy đã 40 năm qua, tang thương đã nhiều mà những cái chết đó vẫn còn ám ảnh nhiều người, Việt cũng như Mỹ, Pháp! Bà Anne Blair gọi là một “mối ám ảnh đeo đuổi dai dẵng lương tâm nước Mỹ, quần chúng và nhà lãnh đạo xứ này, tạo ra hội chứng Việt Nam / Vietnam Syndrome” (21). Người bản chất đã xấu càng tệ hơn bên cạnh con người thanh cao càng tỏ rạng hơn với thời gian!

5. Ðảo-chánh này đã có lợi cho kẻ thù nghịch là Hà-Nội và cho đồng minh Hoa-Kỳ. Hà-Nội từ sau đảo-chánh không còn phải đối đầu chính-trị với Ngô đình Diệm - một người yêu nước, thanh liêm mà nay chỉ phải đối đầu với tay sai, bù nhìn của thực dân Mỹ, lại tham nhũng, mất tư cách, gây “khoảng trống chính-trị khổng lồ” cho miền Nam thì dễ dàng quá xá! Cựu đảng viên cộng-sản Bùi Tín cho biết đảo-chánh đã gây thuận lợi cho mưu đồ thôn tính miền Nam của Hà-Nội, tháng 4-1964, chính tướng Nguyễn Chí Thanh đã đích thân vào Nam điều khiển cuộc chiến đó (22)! Hoa-Kỳ thủ phạm và tòng phạm giết Ngô đình Diệm, tổng-thống một quốc gia độc lập vừa là đồng minh, nay ai cũng biết là vì quyền lợi đế quốc kinh tế chứ chẳng vì lý thuyết cao quý gì cả! Lobby áp lực tư bản Mỹ đứng sau ba ông cố vấn “anti-Diem activists” của tổng-thống Kennedy là tác-giả bức công điện định mạng Deptel 243 gửi cho đại sứ “thực dân” Cabot Lodge, công điện bật đèn xanh cho vụ đảo-chánh! Còn chuyện Hoa-Kỳ giết lãnh tụ đồng minh, từ hơn 50 năm nay danh sách khá dài; khiến sau cái chết của tổng-thống Diệm, một vị lãnh tụ ở á-châu là Ayoub Khan, thủ tướng Pakistan, đã tuyên bố rằng làm đồng minh Hoa-Kỳ thật nguy hiểm, tốt hơn nên trung lập hoặc làm kẻ thù - sau này Kissinger cũng lập lại nhưng đạo đức giả vì tay ông ta nhúng chàm ở Chili, Việt Nam và nhiều nơi khác! Chính phủ Mỹ chứng minh với thế giới rằng khi họ cần thì là đồng minh, khi hết xử dụng được hoặc đụng chạm quyền lợi Mỹ thì ám sát, kể cả người đó là theo chủ nghĩa quốc gia hoặc cùng tôn giáo Thiên Chúa với người Mỹ. Và làm đại sứ Mỹ ở đâu là hôm trước trình ủy nhiệm thư, hôm sau trở thành chuyên viên đảo-chánh!

6. Ðã là một thiết yếu có tính cách giai-đoạn, thành thử về trường kỳ đã là một sai lầm lớn. Các tài liệu được bạch hóa cũng như nhiều nghiên cứu, sách báo từ đó đã đi đến cùng một kết luận: tổng-thống Kennedy đã cho phép (chứ không phải “ra lệnh” - đây là cách hiểu lệnh theo ý của tùy tòng phụ tá ở Mỹ như ... và ở Việt Nam như Lucien Conein, Henri C. Lodge). Nghiên cứu mới nhất của ký giả James Rosen tựa The Strong Man: John Mitchell, Nixon and Watergate về vụ Watwergate nhưng trở về một nguồn là vụ ám sát tổng-thống Ngô đình Diệm. Cuốn sách Doubleday sẽ xuất bản tháng 8-2004 nhưng đã có một số bài báo tiết lộ một số chi tiết, như chuyện một cuộn băng được bạch-hoá ngày 28-2-2003 cho biết phó tổng-thống Johnson đã xác nhận tổng-thống Kennedy và ban tham mưu kể cả ông, không những đã bật đèn xanh mà còn “tổ chức và thi hành vụ thảm sát này” (“organized and executed it”) với lý do “tham nhũng / corrup”) (?), do đó đã “giết ông ta. Chúng ta đã họp với nhau và dùng một bọn giết mướn đáng nguyền rủa để làm việc này” (“So we killed him. We all got together and got a goddam bunch of thugs and assassinated him”! Xin để ý chữ dùng của phó tổng-thống Johnson để gọi những người phe đảo-chánh! Nhưng ông thêm một câu cho nhẹ tội đồng lõa: “Chúng ta đã giết ông ta vì cho rằng ông ta không tốt. Lúc đó tôi đã can đừng làm việc đó nhưng họ không nghe tôi và cứ thi hành” (“And I just pledge with them please don't do it. But that is where it started and they knocked him off”). Trong Triangle of Death: The Shocking Truth About the Role of South Vietnam and the French Mafia in the Assassination of JFK , hai nhà báo Bradley O'Leary và L.E. Seymour cho rằng vụ ám sát tổng-thống Kennedy là hậu quả của vụ ám sát anh em tổng-thống Ngô đình Diệm và do bàn tay của mafia gốc Pháp ở New Orleans LA và cả người Việt Nam. Dù những cố vấn và chóp bu toà Bạch ốc có chia ra hai phe bảo-thủ và tự-do, nhưng trách nhiệm lịch-sử đã đổ lên đầu tổng-thống Kennedy! Tổng-thống Kennedy 2 ngày sau, 4-11-1963, xúc động và tỏ ý hối tiếc vụ đảo-chánh và nhận trách nhiệm (23) nhưng vì muốn lấy phiếu cử tri nên ngày 20-11-1963 họp báo ở Hononulu đã tuyên bố sẽ rút quân về nếu thắng cử, và hai ngày sau thì ông bị ám sát ở Dallas, phó tổng-thống Johnson lên thay sẽ tha hồ đổ quân vào Việt Nam như tư bản Mỹ muốn!

Dĩ nhiên CIA cũng đã có một vai-trò quan trọng dù kín đáo hơn trong vụ ám sát hai anh em ông tổng-thống Ngô đình Diệm (24). Ngoài ra, các thông tấn, báo chí nhất là New York Times từ 28-11-1962 đã “dám” cảnh cáo tổng-thống Ngô đình Diệm nếu không nghe lời Mỹ, sẽ bị rớt đài (25). Các nhà báo Hoa-Kỳ như David Halberstam, Neil Sheehan, Malcolm Brownw, v.v… tìm liên hệ với báo chí Việt Nam đứng đầu là Bùi Diễm tờ Saigon Times để hoàn thành “chiến dịch” lật đổ tổng-thống một nước đồng minh! Báo chí và truyền thông Hoa-Kỳ sau đó vẫn tiếp tục can dự vào chính-trị Việt Nam đưa đến biến cố 30-4-1975 khiến nhiều người đã kết luận là báo chí Mỹ đã thua cuộc chiến đó, vì vậy mà sau này quân đội Hoa-Kỳ đi đánh vùng Vịnh ở Trung đông đã giảm thiểu tối đa sự có mặt của giới truyền thông Mỹ!

7. Biến cố đảo-chánh này và những diễn biến chính-trị sau đó chứng tỏ vai-trò tệ hại của các chính đảng vốn nhập cảng từ Bắc vào với Hiệp định đình chiến 1954, đã không thật thích hợp với miền đất phía Nam. Các chính khách đó chỉ nhắm ghế bộ trưởng và quyền hành (thời kham khổ chiến đấu bí mật hay từ quần chúng nơi thôn quê hẻo lánh đã ... xa lắc!). Rồi từ ngoại quốc về thẳng ghế phó thủ tướng, bộ trưởng, ... rồi chạy theo người Mỹ vận động chức chưởng. Xuất hiện những Tân Ðại Việt, Phong Trào Cấp Tiến cùng với những biến mất vì ám sát của những Nguyễn Văn Bông, Trần Văn Văn, ... Những đại tá Nguyễn Văn Quan, thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa đều là đảng viên Ðại Việt. Vai-trò của các đảng phái đặc biệt là Ðại-Việt Quan Lại tuy không là yếu tố quyết định nhưng góp phần phía chính trị lật đổ chế độ hợp hiến Ngô đình Diệm. Bùi Diễm khoe trong hồi ký và qua các tài liệu mật Pentagon cũng như các tài liệu nói chung, đã cho thấy ông đã đóng vai khá động, với tư cách nhà báo của Saigon Times và đồng thời đảng viên Ðại-Việt, đã làm “con thoi” của người Mỹ, ngay từ đảo-chánh 11-11-1960! Chính Ðạo từng hơn một lần gọi ông Diễm và Ðặng Văn Sung là “đảng viên Ðại-Việt thời cơ” (26). Ông Diễm từ 1960, nhất là sau vụ Caravelle, đã liên hệ cũng như “tường trình” vạch lá tìm sâu chế độ Ngô đình Diệm cho các nhà báo người Mỹ như Neil Sheehan, M. Brown, David Halberstam, v.v. (27). Họ Bùi và đảng Ðại-Việt vì tham vọng quyền lực chính-trị đã “tế thần” chế độ tổng-thống Ngô đình Diệm, qua connection Joseph Buttinger và thủ lãnh Nguyễn Tôn Hoàn đang ở Hoa-Kỳ lúc đó (chờ về ... chấp chánh) làm lobby với chính quyền Kennedy. Các tướng lãnh đảo-chánh cũng như chỉnh lý và biểu dương lực lượng sau đó (1963-1965) đều rơi vào mê hồn trận của đảng Ðại-Việt, chi phối cho đến hoà đàm Paris và biến cố 30-4-1975 và cả sau đó ở hải-ngoại (28). Cũng không nên quên vai-trò của thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa trong cái chết của anh em ông tổng-thống Ngô đình Diệm, ông Nghĩa là đảng viên Ðại-Việt và từng tuyên bố trả thù cho đồng đảng bị tử trận ngày đảo-chánh. Sau ông lên đại tá và ra hải-ngoại được chất vấn vẫn chưa trả lời thỏa đáng.

8. Nhiều nhân-vật liên hệ và sự kiện, diễn biến chung quanh vụ đảo-chánh cũng như chế độ Ngô đình Diệm đã bị huyền thoại hóa, về gia tài gia đình họ Ngô - tiền của tổng thống Ngô đình Diệm gửi cha Toán Dòng Chúa Cứu Thế đã bị tướng Trần Văn Minh cho người đến lấy, tiền của cố vấn Ngô đình Cẩn đã bị tướng Ðỗ Cao Trí và Nguyễn Khánh lấy - ông này còn đòi thêm tiền ở Thụy sỹ nhưng có lẽ không có nên đã phó mạng ông Cẩn cho phe Phật giáo bạo động lấy lòng. Một vài sự vật và việc nhỏ nhoi khác cũng được thổi phồng, huyễn hóa cho lớn chuyện: nghiên mực Tức Mặc Hầu có người tình cờ thấy trong dinh Tổng thống, Vương Hồng Sển, một thư-ký thuộc địa (1923-43) lên đến Quản thủ Viện Bảo Tàng Sài-Gòn (1947-1964), lại đi thắc mắc và tố ông tổng-thống chiếm đoạt một nghiên mực (bằng suy luận) (29) - trong khi bao vàng bạc châu báu triều đình Huế đã dâng cho Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận đại diện Hồ Chí Minh buộc nhà Vua cuối cùng Triều Nguyễn thoái vị - thì chưa ai “dám” nói đến! Nghiên mực trong một căn phòng tổng thống mà vật dụng, trang hoàng chưa chắc đã hơn phòng ngũ của tài xế những ông tướng cùng thời, thì có gì đáng nói ? Nhưng, nhiều “khoa bảng, sử gia” dùng đó để kết luận về ... con người tổng-thống Ngô đình Diệm và phê cả chế độ!

1, 2, 3

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site