lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Văn Hóa Triết Học Việt Nam - Tam Giáo Đồng Nguyên

Lịch sử tư-tưởng Việt-Nam

Giáo sư Nguyễn Đăng Thục

Tập Một

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Tư Tưởng Bình Dân Việt Nam

Lời Mở Đầu

" Việt Nam cũng có tư tưởng ư?"

Đấy là một câu hỏi ngớ ngẩn, trong giới đại trí thức, có kẻ đã đặt ra cho tác giả tập sách này vậy!

Người ngoại quốc, nhất là Âu Tây, thông thường cho Việt Nam tự nó không một tư tưởng nào, chỉ nhai lại tư tưởng Khổng, Lão của Trung Hoa hay Phật của Ấn Độ.

Nói thế chẳng khác gì bảo rằng Âu Tây đã có người phàn nàn cái bệnh phổ thông của trí thức đời nay về “cái ảo tưởng chung của thời đại chúng ta; cho một người có thể tự tin mình phát minh hay chủ nhân của một hình thức tư tưởng được. Chúng ta đều biết rõ rằng tất cả tư tưởng của người ta hoạt động trong cái vòng nhỏ hẹp và luân phiên nhau chúng xuất hiện và biến đi nhưng chúng vẫn ở tại đấy. Và những tư tưởng nào đối với chúng ta có vẻ mới mẻ nhất thì thường lại là những tư tưởng cổ xưa nhất: số là đã từ lâu thế giới không được thấy…”

(Cette illusion commune à notre temps, qu‘un puisse se croire l’inventeur ou le propriétaire d’une forme de pensée. Nous savons bien que toutes les restraint, et qu’alternativement elle paraissent et qui nous font l’effet d’être les plus neuves souvent sont plus anciennes : c’est qu’il y a plus longtemps que le monde ne les a vues..) (Romain Rolland – La vie de Vivekananda. t.II ed. Stock p. 11-12)

Ý kiến trên đây càng chính xác đối với khu vực tư tưởng truyền thống Á châu, tư tưởng thuộc về loại «triết lý vĩnh cửu« (Perennis Philosophia) như Aldous Huxley đã mệnh danh, nó không tin có sự sáng tạo trong vũ trụ - hay ngoài vũ trụ - mà chỉ có sự hiển hiện các hình thức của một Chân lý. Một hình thức mới là chừng nào nó thích ứng với điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Và chúng ta nhận cái hình thức ấy là của chúng ta vì nó trả lời đầy đủ hơn cho nguyện vọng sống còn, cùng lý tưởng ấp ủ. Cái ý tưởng « sát thân thành nhân» có thể nói do Khổng tử quan niệm ở Trung Quốc từ hơn hai ngàn năm về trước, nhưng chứng minh cái ý tưởng ấy làm cho nó sống cụ thể linh động để rung động thức tỉnh dân tộc về đạo lý sống như thế nào có ý nghĩa, như Phan Thanh Giản đã thể hiện trong hoàn cảnh lịch sử, địa lý đặc biệt Việt Nam, cái hình thức thể hiện ấy là của Việt Nam.

Lại như cái ý tưởng « Vẫn biết tinh thần di tạo hóa, sống là còn mà thác cũng như còn », có thể là của cụ Sào Nam nhân khóc cụ Tây Hồ trong bài văn đọc tại buổi lễ truy điệu ở Huế ngày 4-4-1926, nhưng lại phải đến một Hòa thượng Quảng Đức chứng minh cụ thể công nhiên với thế giới là « tinh thần thắng vật chất » bằng một sự kiện hòa thiêu tại Sài Gòn ngày 11-6-1963 thì ý tưởng kia mới trở nên chân thật. (Et le verbe se fait chair) 2Và lời thể hiện vào xác thịt ». (Tân Ước).

Vậy tư tưởng nào chân ? Chân lý của ai ? Việt Nam có tư tưởng không ?

Đã là nhóm người biết tổ chức đời sống cộng đồng có tôn ty trật tự trong khu vực địa nhất định, có lịch sử hàng ngàn năm của một «Văn hiến chi bang» tự lập, tự cường ở một góc trời Đông Á, biết chọn lựa lấy người lãnh đạo, biết sùng bái những người anh hùng, liệt nữ ; từng tranh đấu với các nhóm người khác, thắng có, bại có, trước sau nó vẫn còn là nó, cái nhóm người ấy hẳn đã có ý thức phản tỉnh về thái độ sống còn của mình, hẳn đã suy nghĩ về sự vật chung quanh, về quan hệ giữa người với trời đất muôn vật, giữa người với người, giữa mình với mình. Tóm lại cái nhóm người ấy hẳn đã có một hệ thống tư tưởng riêng cho nó, thích ứng với điều kiện thời gian và không gian của nó vậy.

Linh mục L. Cadière viết :
«Người ta bất cứ ở trình độ văn minh nào, cũng có những ý tưởng về thế giới, về người, năng khiếu và động tác của nó. Những ý tưởng ấy phát triển nhiều hay ít, sáng sủa hay còn lờ mờ, có ý thức hơn hay kém, nhưng những ý tưởng ấy có thật và người ta diễn tả ra tiếng nói».

(L`homme, à quelque degré de civilisation qu`il soit, a des idées sur le mode et sur les êtres qu`il, renferme, sur l`homme, ses facultés, ses actes. Ces idées sont plus ou moins developpées, plus ou moins claires, plus ou moins conscientes ; mais elles existent réellement, et ou les exprime par le langage. – Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiens. E.F.E.O. t.III)

Và ông P.Huard cũng viết :
«Giữa cái ngã của một cá nhân và thế giới bên ngoài có xen vào một hình ảnh vũ trụ rút ở ngôn ngữ của tập đoàn mà nó là thành phần. Chính ngôn ngữ của nó nay từ thưở niên thiếu đã tự thiết lập tại nơi đó với tất cả tính tình tiên thành nó mang sẵn và chịu đựng. Vậy thông hiểu một ngôn ngữ cho phép chúng ta ngoài một mớ danh từ thu hoạch được những tài liệu rất trọng yếu về những giá trị tình cảm, suy luận và những cảm nghĩ thẩm mỹ và phong tục mà ngôn ngữ ấy giới định.

(Entre le moi  d’un individu et le monde extérieus, s`interpose une image du cosmos qui est tirée du langage de la communauté dont il fait partie. C`est sa langage qui dès sa jeunesse, s`est installée, en lui, avec toute la mentalité préformée, qu’elle contenait, et qu’elle lui a imposé.

La compréhension d’une langue nous permet donc d’acquerir, en plus du vocabulaire, des données très importantes sur les valeurs émotionnelles les raisonnements et les complexes esthétiques et éthiques qu’elle conditionne. Les chemins du Raisonnement et de la Logique en Extrême-Orient. – Bulletin des Etudes Indochinoises t. XXIV N°3.)

Và ông Maurice Durand, trong bài diễn văn năm 1952, nhan đề : « Vũ trụ quan đạo lý Việt Nam – cũng nói :

«Một điều đã thành điển hình mà nói rằng tâm hồn Việt Nam do một tổng hợp ảnh hưởng của tam giáo chi phối : Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo. Điều ấy có đúng về một phương diện nào, nhưng cũng phải nhận định về tâm lý học các bình diện ý thức khác nhau. Người ta có thể xếp đặt những thái độ khác nhau và nhận định rằng những phản ứng thuần một động cơ hoặc Khổng giáo, hoặc Phật giáo, hoặc Lão giáo. Theo tôi hiểu ở đây là trên bình diện xã hội chẳng hạn, thì những phản ứng thông thường thuộc về Phật giáo. Còn Lão giáo nếu ta hiểu ở đây là những tục lệ Lão giáo hơn triết lý Lão học chỉ có một số ít trí thức hiểu được thôi, thì nó ảnh hưởng tất cả biểu hiện vô điều tiết của tâm hồn Việt Nam, di tích của những tín ngưỡng và sợ hãi cổ sơ nguyên thủy. Đấy là lược đồ truyền thống. Nhưng chúng ta cũng không quên được rằng sự tiếp xúc của văn minh Âu Tây, có nhiều biến đổi thâm sâu đã gia nhập vào trong cái vũ trụ tâm linh của dân Việt Nam» .

(Il est devenu classique de dire que l’âme Vietnamienne est dominée par une synthèse des Confucianisme, Bouddhisme, Taoisme. Cela est vraidans un certain sens, mais il faut également tenie compte en psychologie des plans de conscienne. On pourrait catalogues les différents comportements et noter que les réactions corespondentes reflètent purement un mobile soit confucéen, soit bouddhique soit taoique. J’entends par là que sur le plan social, par exemple, les réactions sont généralement confucéennes, sur le plan religieux traditionnel, les réactions sont généralement bouddhique. Le Taoisme si nous entendons par ce mot, les pratiques taoiques plus que la philosophie taoiste qui est seulement accessible à quelques intellectuels, engloberait toutes les manifestations non réglementées de l’âme Vietnamienne, survicances de croyances et de peurs primitives. Ceci est le schéma traditionnel. Mais il ne doit pas nous faire oublier qu’au contact des civilisations occidentales des modifications profondes ont été introduites dans l’univers spirituel des Vietnamiens – Maurice Durand E.F.E.O « Quelques Eléments de L’Univers moral des Vietnamiennes» - Bulletin Etudes Indochinoises N° 4 Saigon 1953).

Ông Durand dùng chữ «tổng hợp” (synthèse) ba hệ thống giáo lý như thế chứng tỏ rằng Việt Nam không những có ngôn ngữ văn tự mà có tư tưởng riêng biệt đứng lên trên các hệ thống đóng cửa của trí thức khái niệm thì mới có thể dung hòa tổng hợp cả ba hệ thống với nhau trên một cơ sở toàn diện sâu rộng «Đồng qui thù đồ» như Lê Quí Đôn đã tuyên bố. «Đồng qui thù đồ» không phải là một sự hỗn hợp, pha trộn triết trung ở hình thức. Nó là một sự hợp hóa, biện chứng sinh thành, trong đó các yếu tố mâu thuẫn biến thành một thể tính phong phú hơn, theo nguyên tắc «Âm dương hợp đức nhi cương nhu hữu thể» (Đức tính Âm và đức tính Dương hợp lại mà có thể tính dắn, mềm). Tóm lại «tổng hợp» (synthèse) tam giáo là một công phu Việt hóa ba tư tưởng ngoại lai thành một tư tưởng mới, thích hợp cho điều kiện địa lý lịch sử sinh tồn của dân tộc vậy.

Những ý kiến chính xác trên kia của các nhà học giả ngoại quốc càng thúc đẩy chúng tôi ra mắt độc giả tập khái luận về lịch trình diễn tiến của tư tưởng Việt Nam. Mặc dù có khách quan đến mấy đi nữa, học giả Tây phương qua mắt kính của tinh thần Tây phương. Lúc này toàn dân Việt Nam đang nỗ lực phản tỉnh, tự mình ý thức lấy mình đối với các trào lưu tư tưởng ngoại lai, bổn phận của trí thức Việt Nam là phải tự mình trở lại tìm hiểu chính tư tưởng của dân tộc, tưởng như không còn gì hợp tình, hợp lý hơn nữa. Trước khi thâu thái vay mượn của người, chúng ta cần phải thẩm định giá trị của người, chúng ta cần phải biết mình, vì muốn hay không chúng ta chỉ có thể hiểu người qua mình, đối chiếu với chính mình mà thẩm định giá trị đề thâu hóa sáng tạo.

Nghĩ thế chúng tôi cho ra tập khái luận tư tưởng Việt Nam này gồm hai phần, phần đầu nói về tư tưởng bình dân, phần hai nói về tư tưởng bác học. Sở dĩ chúng tôi dùng hai chữ tư tưởng Việt Nam thay cho triết học Việt Nam vì hai chữ triết học như ngày nay thanh niên trí thức thường hiểu thì phạm vi quá hẹp, hạn chế trong vòng lý trí phê phán ba trọng tâm chính yếu theo sự phân chia của triết học Âu Tây : cái Ngã, Thế giới, và Thượng Đế. Nhưng ở Á Đông và trong khu vực Đông Nam Á náy sự tiến hóa không tất nhiên theo hệt đường lối của Âu Tây, mà khởi điểm là trí thức lưỡng nguyên Tâm vật của khu vực Địa Trung Hải. Khởi điểm tiến hóa là tư tưởng vật linh, vạn vật nhất thể với tinh thần tham thông.

Rất khó cho Âu Tây cận đại có được một ý niệm rõ rệt về bản thể học sơ thủy. Những sự phân chia truyền thống triết học Âu Tây chúng ta quen thuộc thì không thấy có ở đây.

Thực vậy một hình nhi thượng học (métaphysique) giả thiết có một hình nhi hạ học (physique). Song hình nhi hạ sơ thủy thì hoàn toàn hình nhi thượng rồi, cũng như hình nhi thượng học khẳng định vào hình thức hình nhi hạ. Chủ thể với khách thể khó lòng đi đến đối lập với nhau, tiềm tại và siêu nhiên, hiện ra luôn luôn lẫn lộn. Nếu người ta lấy tư tưởng suy tư của chúng ta ở trạng thái hiện tại làm mẫu mực thỉ rõ ràng là ý thức thần thoại tỏ ngay ra như là trạng thái hỗn độn hoàn toàn.

Tuy nhiên khái niệm bản thể học chỉ định cho một sự khẳng định đầu tiên của hữu thể, tùy theo đấy mà chính sự sinh tồn của người ta được xây dựng và xếp đặt. Trước khi có bản thể học ý thức để làm một thứ chương trình cho công việc triết học thì đã có một bản thể học sống động, trên bình diện thái độ con người và được biểu diễn không ngừng trong thái độ, cử chỉ, và ngôn ngữ của mỗi người. Chính sự đòi hỏi về giá trị ấy có suy nghĩ hay không có suy nghĩ nó giúp cho sự hoạt động ấy trong thiên hình, vạn trạng của sự vật. Ở đây hầu như có một ý nghĩa đầu tiên về thực tại, không có thì người ta có vẻ như người khác lạ trong thế giới, hầu như mất hết trọng lượng vật chất và tinh thần và bởi thế mà không có thể tìm được đất đứng.

Theo nghĩa ấy, người cổ xưa chắc hẳn đã thiết lập được ở trong, một vũ trụ vừa tầm với nói thì tất nhiên nó có một hình nhi thượng học nguyên thủy để hệ thống hóa vũ trụ của nó và thống nhất hành vi vậy.»

Chính theo tinh thần trên đây mà chúng tôi viết về Tư Tưởng Việt Nam, nghĩa là chúng tôi không cắt đứt hẳn tình cảm với lý trí, thần thoại với triết học. Hệ thống trí thức bắt nguồn từ tín ngưỡng thần thoại, cũng như ý thức danh lý phát cuất từ ý thức tập thể để đi đến trình độ tín ngưỡng cao hơn, chính xác hơn. Có như thế chúng ta mới bảo vệ được sự liên tục trên lịch trình tiến hóa không ngừng của nhân loại mặc dầu thời Hồ có những gián đoạn cách mệnh mà hiện tại hầu như đoạn tuyệt với quá khứ vậy.

Bởi vậy, nên trong tư tưởng Việt Nam, chúng tôi đi từ cái ý thức tập thể cộng đồng của nông dân tìm diễn tả, không những bằng ngôn ngữ, giọng ca, mà bằng tất cả cử động trai gái đối đãi, trao đổi một cách bồng bột trong các cuộc sum họp, hội hè nhộn nhịp xuân sang, thu tới. Ở đấy chúng ta thấy được manh nha cái vũ trụ quan Âm Dương vận hành, nguồn sống chu lưu hết sức linh động của nhân loại nông nghiệp.

Từ đấy đi lên qua các hội hành hương, truyện thần thoại và tín ngưỡng vật linh đến tục ngữ phong dao để rồi bước sang tư tưởng bác học của ba hệ thống Tam giáo Á Đông, chúng ta có được một dòng liên tục của sự tiến triển trong tư tưởng từ tập thể đến cá nhân, từ quá khứ đến hiện tại, mà trước sau tư tưởng không từng lúc nào xa lìa với thực tại toàn diện, vì nó luôn luôn phản chiếu cái ý thức toàn diện, ý chí, tình cảm, lý trí mật thiết tương quan, thông đồng biến hóa trên các bình diện đồng đều vậy.

Đủ thấy hai chữ triết học ở đây không thích hợp vì người ta vẫn hiểu triết học là công việc của lý trí phê phán của các triết gia chuyên môn tìm giải thích thế giới sống động qua các danh từ trừu tượng, tĩnh chỉ mỗi người mỗi một cách, chứ không chịu tham gia vào dòng sống thực tại "trôi chảy ngày đêm không thôi"(Khổng tử). Cái thực tại mà triết học hệ thống của Hégel muốn đồng nhất với lý trí "Tất cả cái gì có thật đều hợp lý, và tất cả cái gì hợp lý đều có thật" (Tout ce qui est réel est rationnel, et tout ce qui est rationnel est réel), khiến cho thực tại không còn sinh thành nữa, thì ở Á Đông người ta mô tả bằng câu truyện ngụ ngôn vô cùng phong phú: "Lũ thằng mù với con voi" .

"Ở kinh thành phía Bắc Ấn Độ xưa kia có một ông vua. Ông ta một hôm bảo với các quan hầu: "Hãy tụ họp vào một nơi tất cả những kẻ sinh ra đã mù ở đô thành lại cho trẩm?" Khi những người mù ấy đã tập họp lại rồi, nhà vua bảo dắt một con voi đến cho họ. Kẻ này ông cho sờ cái đầu và bảo đấy là con voi, kẻ khác ông cho sờ cái tai, cái ngà , cái ngực, cái chân, cái mông, cái lông đuôi. Rồi ông ta hỏi họ: "Con voi như thế nào ?" Kẻ nào đã sờ được thấy đầu thì tuyên bố:"Nó giống như cái sọt"; kẻ nào đã sờ thấy tai thì nói:"Nó giống như cái mẹt đan để xẩy thóc"; kẻ nào đã sờ được cái ngà thì bảo:" Nó giống như cái lưỡi rìu"; kẻ nào sờ được cái ngực thì bảo:"Nó giống như cái vựa thóc"; kẻ nào sờ được cái mông thì bảo;"Nó giống như cái chổi"; và ai nấy quả quyết:"Con voi là thế không thể khác được", rồi họ cãi nhau, "sư nói sư phải, vãi nói vãi phải, đấm đá lẫn nhau, làm cho nhà vua thú vị".

Phép trình bày tư tưởng theo ngụ ngôn không hợp hệ thống triết học nhưng giàu ý nghĩa hơn cho độc giả và ít xuyên tạc sự thật, nó có thể hợp lý hay phi lý tùy theo quan điểm vậy.

Trong khái luận tư tưởng Việt Nam này, chúng tôi cũng cố áp dụng phương pháp trình bày trên đây, mong độc giả thông cảm mà lượng thứ, giúp chúng tôi đính chính những điều thiếu sót, chúng tôi vô cùng cảm kích.

Phú Nhuận Ấp Tây, năm 1963

Tác Giả Cẩn Chí

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site