lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Văn Hóa Triết Học Việt Nam - Tam Giáo Đồng Nguyên

Lịch sử tư-tưởng Việt-Nam

Giáo sư Nguyễn Đăng Thục

Tập Một

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

V

PHẬT GIÁO BÌNH DÂN VIỆT NAM

Phật giáo bình dân ở Việt Nam

Chùa Hương Tích tục truyền là nơi hóa thân của Đức Phật Bà Quan Âm. Khách thập hương đến lễ gặp nhau mở miệng chào A Di Đà Phật!

Trên bàn thờ Phật ở chùa Việt Nam người ta thường thấy ba ngôi tượng Phật. Ở chính giữa tòa sen là A Di Đà Phật (Amita), bên phải là Đại Thế Chí (Mahasthamaprata), bên trái là Quan Thế Âm (Avalokitésvara).

Quan Thế Âm nguyên lai tượng trưng là hình đàn ông, sau qua Tàu xuống Việt Nam mới là hình ảnh đàn bà. Nghĩa đen là quan tâm đến những ba động âm thanh của thế giới và là tên gọi vị Từ Bi Phật. Ý nghĩa của danh từ còn là vấn đề nghi ngờ, cũng lại có nghĩa là ở trên hết, siêu đẳng; Quan Âm là một trong ba ngôi của Di Đà, có đến 33 hình thức khác nhau, lúc thì hình dung với một con chim, một cái bát, một cành liễu, một viên ngọc, ngàn mắt ngàn tay v.v… và khi giáng phúc con cái thì bồng một đứa con trai. “Quân Âm tống tử”. Đão Potala là trung tâm thờ Quan Âm xưa nay, vì Quan Âm là vị thần cứu khổ cứu nạn cho dân đi bể khổ nạn ở đấy. Quan Âm cũng có khi lẫn với Di Đà (Amitabha) và Di Lặc (Maitreya). Tục truyền Quan Âm là thân vào công chúa con vua Diệu Trang Vương (Subhahavyuha), bị vua cha bắt lấy chồng mà nàng nhất quyết mộ Phật, nhà vua nổi giận bắt giam, đày đọa, dọa nạt, trị tội, đến khi hành hình thì đao kiếm không chạm được vào mình nàng. Vua sai cho thắt cổ tức là tội giảo. Linh hồn nàng xuống đến địa ngục thì địa ngục biến ra thiên đường. Tử thần trả nàng lại cho trần gian và nàng trở về với phép lạ ngồi trên tòa sen đến đảo Potala. Phật Bà Quan Âm là năng lực nữ tính của nam tính Quan Thế Âm (Avalo – kitesvara). Phái Tịnh Độ Tông chuyên thờ Đức Phật Quan Âm, ngự tại cực lạc phương Tây (Sukhavati), cứu vớt tất cả ai cầu đến danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật (Pali: Namo = dévotion). Tất cả các tông phái Đại thừa khác đều nhấn mạnh vào con đường tự lực tự giác, chỉ có tông Tĩnh thổ này dạy người ta cậy vào tha lực, vào sức cứu vớt duy nhất của Phật. Đức Phật cả các tông khác là Thích Ca Mâu Ni còn Phật của Tĩnh Thổ là A Di Đà (Amita hay Amitabha = Vô lượng quang).

Tây thiên cực lạc hay Tĩnh thổ là gì? A Di Đà là gì?

A Di Đà (Amitabha) và Vô lượng quang hay Vô lượng thọ, nghĩa là ánh sáng vô hạn, đời sống trường cửu. Ấy là một trừu tượng hóa khả năng của Đức Thích Ca Mâu Ni bằng da bằng thịt, lý tưởng hóa Đức Phật lịch sử. Nếu Đức Phật chỉ lý tưởng hóa thôi thì mới chỉ là cái nguyên lý vô hạn, hay cái vô hạn trong nguyên lý thôi. Như thế là cái gì không thay đổi, luôn luôn đồng nhất hay Như Như hoặc Chân Như. Nhưng nếu hình dung cái nguyên lý Vô hạn vào thời gian thì có Vô lượng thọ, đời sống trường cửu, biểu thị ở không gian thì trở nên vô lượng quang, ánh sáng vô hạn. Phải chăng là do tín ngưỡng Mặt trời (Mithra) đã khởi niệm ra? Chỉ biết ở Phật giáo đấy là lý tưởng Phật hay Pháp thân (Dharmakaya). Nếu nhìn Pháp thân ấy như cái thân được hưởng thụ, đấy là Báo thân (Sambhogakaya), tức là Đức Phật giáng thế. Nếu lại nhìn ở phương diện một Bồ Tát đi đến cõi Phật nơi Cực lạc (Buddahood) thì đấy là Phật sẽ tới như là Bồ Tát Thích ca tu luyện khổ hạnh để đến chỗ Đại giác dưới gốc Bồ Đề, đấy là Ứng thân hay Hóa thân. Lời nguyện vốn thuộc về Ứng thân Phật hay là chính của Thích ca Mâu Ni đã tóm vào 48 điều, trong đó điều 12, 13 liên quan đến vô lượng quan Phật và vô lượng thọ Phật.

Điều 12: “Tôi thành Phật rồi, nguyện cho hào quang tôi chói sáng khắp trong nước và vô số các cõi khác. Chúng sinh trong các cõi trông thấy hào quang ấy đều lánh dữ theo lành. Nếu không được như vậy thì tôi quyết chẳng thành Phật.”

Điều 13: “Tôi thành Phật rồi, nguyện cho đời sống của tôi dài vô hạn, nếu thọ mạng, tôi không đến ngàn muôn và vô số kiếp thì tôi quyết chẳng thành Phật.”

Lời nguyện 18 trọng đại nhất, hứa chúng sinh sinh vào Tĩnh thổ nếu tin cậy vào Phật với một lòng bình tĩnh mà niệm danh hiệu Phật.

“Tôi thành Phật rồi, nguyện cho rằng tất cả chúng sinh trong mười phương nếu đem lòng tín Phật, cầu về nước Phật và dầu niệm danh Phật vừa đủ mười lần thì tôi cũng rước ngay trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch và huỷ báng chánh pháp. Nếu không được như thế thì tôi quyết chẳng thành Phật.”

Lời nguyện 19 hứa hẹn đón rước những kẻ hấp hối sắp chết nếu thành tín trong sạch niệm Phật.

Lời nguyện 20 hứa cho ai nhớ đến Phật và dốc lòng tin cầu sinh vào cõi Phật thổ.

Đấy là giáo lý căn bản của Phật Quan Âm Cứu khổ cứu nạn, một ngành của Phật giáo Đại thừa nhờ vào tha lực, vào ân điển của một đấng từ bi bác ái để được giải thoát.

TÍN NGƯỠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM BÌNH DÂN

Muốn hiểu rõ hơn sự biến thái của Phật giáo khi sang đến Việt Nam, chúng ta hãy vào một ngôi chùa cổ và phân tích bàn thờ Thần với ý nghĩa và ngôi thứ các vị thần.

TAM THẾ – Thế giới Phật giáo vốn gồm có ba cõi là:

Dục giới, là thế giới thuộc về giác quan.

Sắc giới, là thếgiới của hình danh sắc tướng, tức là hình tướng khái niệm.

Vô sắc giới, là thế giới ở trên cả khái niệm danh sắc hình tướng, tức là thế giới trầm tư mặc tưởng.

Đấy là Tam Thế (Kama – Bupa – Arupadhatu), ở ba cõi ấy đều là Cảnh Bụt, hay là “Bầu trời cảnh Bụt” như Chu Mạnh Trinh đã nói để ám chỉ vào cảnh Động Hương Tích.

Bình dân Việt Nam gọi Phật là Bụt, chữ Bụt có lẽ do chữ Buddha, Buddhi đọc ra, có nghĩa là Giác ngộ, Sáng tỏ. Người bình dân chịu ảnh hưởng trực tiếp văn hóa Ấn Độ do đất Chàm thuộc văn hóa Bàlamôn đem lại, cho nên phương ngôn thường nói: “Để là hòn đất, cất lên ông Bụt”.

Trong tất cả vị Bụt hay Phật ấy thì chỉ có Phật Thích Ca (Cakyamuni) là lịch sử, còn các vị khác đều chỉ là danh hiệu tượng trưng cho những đức tính tác dụng siêu hóa ra. Vậy có ba hạng Phật thuộc về ba cõi do Adhi Buddha biểu hiện:

 

 

Đây là cả một vũ trụ quan Đại thừa Phật giáo dựa vào thuyết Chân Không (Sunyata) và Tam thân (Trikaya).

CHÂN NHƯ - Theo Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh hay Tâm kinh Prajnaparamita thì Sunyata là Thái Hư, là cái thế tuyệt đối chứa đựng những tiềm thế (Virtualités) để sinh hóa. Bởi vì tất cả hiện tượng sự vật trong vũ trụ đều không có tự tính độc lập, phải nương dựa vào nhau mà có, do nhân duyên mà ra cả, cho nên “vô thường”, “vô ngã” (Anitya, Anatman), khác nào như những đợt sóng nhấp nhô trên mặt biển nối tiếp nhau nương tựa vào nhau mà nổi hiện. Nhưng thực thể bên trong là nguyên lý của thế giới vô thường, vô ngã ấy, thấm nhuần, thông suốt, làm bản thể cho hiện tượng ví như nước để cho có sóng đồng nhất tính vĩnh viễn, vô hạn, tuyệt đối, đấy là Chân Không hay Thái Hư Phật tính tự tại.

Phiên âm: Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật:

“Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc vô thụ tưởng hành thức; vô nhỡn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhỡn nãi giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh, diệc vô vô minh tận: vô lão tử diệc, vô lão tử tận; vô “khổ”, “tập”, “diệt”, “đạo”, vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đóa! Y Bát Nhã Ba La Mật Đa, cố”.

Dịch nghĩa:

“Cái bản thể chân không ấy không có hình tướng của tất cả hiện tượng, không sinh, không diệt, không bẩn, không sạch, không thêm, không bớt. Bởi thế trong cái Không ấy không có danh sắc, không cảm thụ, không ý tưởng, không tác động, không ý thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có màu, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có cả ý thức giới; không có gì gọi là vô minh cả, mà cũng không hết vô minh. Đến cả không có già chết, mà cũng không bao giờ hết già chết; không có “khổ”, “tập”, “diệt”, “đạo” là bốn thành giáo; không có trí thức, mà cũng không có gì gọi là đạt được cả. Vì không còn có gì để mà thu lấy được. Lòng không còn chướng ngại, chấp trược, không lo âu sợ hãi xa lìa các điều điên đảo mộng tưởng, ấy là cõi cứu cánh Niết bàn. Các Phật trong ba giới nương theo cái biết Bát Nhã Ba La Mật Đa cho nên được được vô thượng chính đẳng, chính giác (Anuttara – Samyak – Sambodhi)".

Tâm kinh

Như thế là “nhất thiết sở hữu gia quy ư không. Tất cả hiện hữu đều quy về cái Chân Không, cũng ví như tất cả ngọn sóng biển đều trở về nước biển.

TAM THÂN

"Pháp thân, Báo thân, Ứng thân

"Nguyệt thế, Nguyệt quang, Nguyệt ảnh

"Phật chi tam thân bản thị nhất thể.

“Tam thân giả, đồng nhất chân lý. Tam thân tuy phân nhi thực nhất, Nhân trủng, trủng phiền não, bản thể. Như ba vị thuỷ sở hiện, hiện tướng chi ngã dữ bản thể chi Phật, do chi thuỷ dữ ba thứ bản thể vi Chân Như, diệt vị chi Phật”

(Trí Khải, 579 tr.cn).

“Toàn thể vũ trụ hiện hữu, tất cả thực tại, Phật tính tự thân là Pháp thân. Ở mỗi cá thể, trình độ giác ngộ do hành vi thiện đem lại cho ấy là Báo thân. Và khả năng sáng chiếu riêng là Hóa thân. Ví như mặt trăng thì bản thể trăng là Tự thân, ngoài ánh sáng của nó ra là Pháp thân của trăng, đồng nhất với thực thể vũ trụ. Ánh sáng tự thân của trăng thanh là Báo thân của trăng tuỳ theo nghiệp báo của nó. Còn ánh sáng hoạt động ra là Ứng thân hay hóa thân của trăng. Cùng thể mà Phật tính tự thân thì đồng nhất với bản thể vũ trụ. “Ở các vật đặc thù thì soi chiếu khác nhau tuỳ theo trình độ của mỗi vật đã thắng được sai lầm. Còn khả năng sáng chiếu thì chỉ biểu hiện ở bậc Chính giác hay gần chính giác như Thích Ca và Bồ Tát. Qua ba phương diện ấy Phật tính vẫn đồng nhất vì là bản thể vũ trụ đồng nhất, tuy bảo là ba thân mà chỉ là một chân lý. Tuy có phân biệt làm ba mà sự thực thì chỉ là một. Sở dĩ phân ra là do nhân chủng, mầm nguyên nhân, mầm phiền não che lấp bản thể ví như sóng biển hiện trên mặt nước, hiện tượng của ngã với bản thể của Phật cũng ví như sóng với nước. Bản thể ấy là Chân Như, cũng gọi là Phật.”

(Trí Khải)

Cái thuyết trên đây, Chân Không và Tam thân luận quá cao siêu đối với dân chúng, cho nên các hiền triết Đại thừa mới biểu diễn lý tưởng trên ra những danh hiệu cụ thể để dân chúng dễ nhận, do đấy mà Sunyata, Chân Không, trở nên vị tối sơ Phật là Adhi-Buddha.

Adhi-Buddha lại tự mình hóa ra 5 vị  Dhyani-Buddha chỉ có ở trong thần thoại, chưa từng giáng sinh xuống thế gian. Năm vị ấy là:

1) Đại Nhật Như Lai (Vairochana) ở trung ương, tức là Thường Trụ Tam Thế Diệu Pháp Thân.

2) Bất Động Như Lai (Akshobya) ở Đông phương, tức là Kim cương kiên cố tự tinh thần.

3) Vô lượng Thọ Phật (Amitiyua) hay Vô lượng quang Phật (Amitabha) ở Tây phương, tức là Thu dụng trí tuệ thân.

4) Bảo sinh Phật (Ratnasambhava) ở Nam phương, tức là Phúc đức trang nghiêm thánh thân.

5) Bất không thành tựu Phật (Amoghasidhi) ở phương Bắc, tức là tác biến hóa thân.

Năm vị trên đây do tự tính luân thân của mình mà hóa ra 5 vị Dhyani-Bodhisattva = Thiên Na Bồ Tát.

1) Phổ Hiền Bồ Tát Samanbhadra – Bodhisattva 

2) Kim Cương thủ Bồ Tát Vajrapani – Bodhisattva

3) Bảo thủ Bồ Tát Ratnapani - Bodhisattva

4) Quan Thế Âm Bồ Tát Avalokitesvara - Bodhisattva

5) Văn Thù Bồ Tát Manjucri - Bodhisattva

Chính các vị Thiên Na Phật và Thiên Na Bồ Tát ấy mà người ta thờ và tụng niệm ở các chùa, tùy theo từng tông, từng phái, như Chân Ngôn tông thì thờ Đại Nhật Như Lai và Phổ Hiền Bồ Tát.

Tịnh Độ tông thì thờ hết cả các Phật và Bồ Tát, nhất là Phật A Di Đà = Vô lượng thọ và Thích Ca.

Theo Tam thân luận trên thì:

A Di Đà là Báo Thân Phật

Thích Ca là Ứng thân hay Hóa thân Phật. Hay là, Thích Ca thành Phật là được Pháp thân của Phật. Đời Ngài thuyết pháp ở thế gian và giáo hóa là Ứng thân Phật.

Đức A Di Đà ở Tây phương cực lạc là hưởng thụ và cứu độ chúng sinh là Báo Thân Phật.

Theo Chân Ngôn Tông thì:

Đại Nhật Như Lai là Pháp thân của Thích Ca.

A Di Đà là Báo Thân của Thích Ca.

Thích Ca là Ứng Thân (Hóa Thân) của Đại Nhật Như Lai.

Bồ Tát là quan niệm của Đại thừa (Mahayama) đứng làm môi giới cho hạng Phật siêu hình với Phật giáng thế, cho nên gọi là Dhyani = Thiên Na, tức thuộc về giới thần tiên, lên xuống trên cầu thang hạ giới thiên đình ví như cầu thang Jacob.

Một Bồ Tát hay Bodhisattva là hạng đã từng trải qua nhiều kiếp vô kể, thu hoạch được nhiều công đức và đã nguyện trở nên Phật, ví như Hoàng tử Tất Đạt Đa Siddhartha ngay lúc bỏ cung điện quyết chí cầu tu hay là như Di Lặc Maitreya hiện ngự trên trời Cực lạc (T’ushita) Đâu Suất. Đấy là những bậc còn nặng nợ, nhiều duyên nghiệp hiện sinh và không đủ lòng hỉ xả hoàn toàn. Bồ Tát chỉ trở nên thành Phật khi nào đạt tới chính giác (illumination) hoàn toàn. Thích Ca Mâu Ni cũng chỉ thành Phật vào cái đêm ngồi dưới gốc Bồ Đề đến buổi bình minh thì đại giác. Theo Đại Thừa tất cả chúng sinh có thể trở nên Bồ Tát, chỉ cần tu luyện đến chỗ Chính giác theo phương pháp Giới Định Tuệ, Bát Chính Đạo ở đời hiện tại. Do đấy mà Đại Thừa đi đến vô số Phật và Bồ Tát trái với Tiểu thừa và Phật giáo nguyên thủy chỉ biết có một Bồ Tát là Phật vị lai Matreya (Di Lặc).

Tiểu thừa, về giáo lý cũng chỉ chuyên tìm giải thoát cho cá nhân mình, còn tín đồ Đại thừa lại lấy lý tưởng tập thể làm cứu cánh, đòi ở các bậc thánh của mình hãy dừng lại ở biên giới cực lạc với trần thế ngõ hầu truyền bá Diệu Pháp cho thế gian và cứu vớt chúng sanh khỏi bước luân hồi (samsara) sinh tử. Chính tông phái này mà triết lý giống với triết lý Yoga –Vedanta – Advaita bên Ấn Độ đã du nhập qua đường bể vào đất Phiên Ngung (Quảng Châu) và Giao Châu mà tiên phong là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhiharma), Tổ thiền tông 28 đối với Ấn Độ, đệ nhất đối với Việt Nam, Trung Hoa; hiện nay các nhà chùa Việt Nam đều có tượng thờ.

Ngoài Dhyani –Buddha, Manushi – Buddha, Dhyani, Bodhisattva còn có một số thần thánh khác của các tín ngưỡng khác. Ấn Độ, Trung Hoa, Bàlamôn giáo, Đạo giáo, Thần giáo cũng sát nhập vào miếu Thần (Panthéon) Phật giáo Việt Nam.

Chùa Ninh Phúc, Bút Tháp, Bắc Ninh

Chùa Bảo Quang Huế

Tam thế chư Phật

ĐỒ BIỂU CƠ CẤU XÃ HỘI VIỆT NAM

(1) CƠ CẤU CHÍNH TRỊ

(2) CƠ CẤU TÔN GIÁO

-Vua (Thiên tử)                   Nội các

-Triều đình –Tứ trụ

-Cơ mật viện

-Phủ tôn nhân

-Có quan văn (tả) và quan võ (hữu) đều có 9 bậc

Bên văn có:

-Lục Bộ:

-Lại (quan lãi)

-Hộ (tài chính)

-Công (công chánh)

-Binh (quân đội)

-Hình (pháp luật)

-Lễ (giáo dục, văn hóa).

Bộ này dưới thời Pháp thuộc tách ra làm hai: bộ học thì trực thuộc khâm sai Pháp và bộ lễ.

-Bên cạnh lục bộ. Những Viện:

+Sử quán

+Quốc tử giám

+Hàn lâm viện

Bên võ thì tổ chức theo ngũ hành, có 5 ông tướng:

-5 đô thống Triều

-5 thống chế đình

- Quân đội.

Có đàn, miếu, am, tự

-Nghinh xuân đàn       thờ sinh        Vua

-Nam giao đàn            khí, vũ trụ,  đứng

-Sơn xuyên thần núi   âm dương     chủ

-Đàn xã tắc                                       tế

 

-Đàn tịch điền              thờ

-Hội đồng miếu           Bách thần

-Miếu thành hoàng

-Văn miếu           thờ các vị

-Võ miếu              thư hiền

-Y miếu

 

-Công thần miếu    thờ vong hồn

-Lệ thần miếu         chúng sinh

Tỉnh

VĂN

-Tổng đốc – Tuần phủ

-Bố chính – Án sát

-Đốc học

(thời Pháp trên Tổng đốc có Khâm sai Pháp)

-Đô đốc (Général)

-Lãnh binh

(Colonel)

-Hiệp quản

(Commandant)

-Đàn nghinh xuân

Tổng đốc chủ tế

-Văn miếu

-Võ miếu

Phủ

Huyện

-Tri phủ lo việc hành chính

-Tri huyện

-Giáo thụ lo việc giáo dục

-Huấn đạo

Chức vụ bên hành chính và giáo dục đều có quyền ngang nhau nhưng đếnnăm 1930 dưới thời Pháp thuộc, các học quan phải lệ thuộc hành chính.

-Đội

-Cai

-Trưởng ngũ

-Dàn lễ tế: tế trời đất cầu yên, tế vong hồn.

-Văn chỉ: căn cứ vào khả năng văn học, người chủ lễ có thể là giáo thụ hay tri phủ, huấn đạo hay tri huyện.

(B) Tổng

-Chánh tổng: do xã trưởng đề nghị.

-Phó tổng: chánh tổng đề cử

-Tổng điểm: lo việc bàn giấy

-Chính tổng tuần do chính tổng bầu

-Phó tổng tuần

Văn chỉ

-Hội đồng kỳ mục

-Thu chi, tiên chỉ

-Lý trưởng, phó lý

-Xã điểm

-Đình (quan trọng)

-Chùa

-Đàn tiên nông

-Am chúng sinh

Thôn xóm họ

-Kỳ mục

-Thôn mục

-Hương trưởng

-Trưởng thôn

-Miếu

-Am chúng sinh

(C) Gia tộc

-Tộc trưởng

-Tộc chi

-Trưởng tộc

-Từ đường: trưởng nam đứng chủ tế (Trưởng nam của gia đình nhỏ hơn trưởng nam của gia tộc)

TÔN CHỈ NAM HẢI QUAN ÂM

(Theo truyện Phật Bà Chùa Hương Tích)

Phật Thích Ca lịch sử sau khi hóa thân làm Phật A Di Đà (Amitabha) rồi làm Phật Quan Âm (Avalokitesvara) ở bên Ấn Độ với tất cả ý nghĩa siêu hình và thần bí của thuyết “thanh âm sáng tạo” mà nguyên lai ngược lên tận Veda linh thiêng mà ý nghĩa đại khái như sau:

“Khởi kỳ thủy có Brahma là Bản thể vô hạn, tinh tuý, bất phân thuần nhất. Bỗng nhiên ở trong ấy nổi hiện lên một khuynh hướng. Cái khuynh hướng ấy ngụ một sự phân hóa, một sự có chiều hướng nó là nguyên lý của một vận động. Khuynh hướng vận động ấy tạo nên trong cái phi đối tính (non dualité), một sai thù tính (multiplicité) huyền ảo như những sóng trên mặt biển và phát sinh trên các bình diện kế tiếp: nào tư tưởng, nào hình thức, nào thể tính. Bởi vì nguyên lai của tư tưởng và của vật chất là một và có thể quy cả về một vận động hay một trạng thái ba động, nó là một đặc thù hóa địa phương của miên trường (continum) vô hạn, là Bản thể Nhất Như (Être indifferencié).

Cái khuynh hướng đầu tiên (tendances première) nguyên lai của vận động được gọi là Shakti ở Ấn Độ, nghĩa là (Năng lực = Energie) về phương diện vũ trụ luận sinh thành. Nhưng về quan điểm siêu hình học phi lưỡng nguyên thì năng lực hay khuynh hướng đầu tiên ấy được gọi là Maya = Ảo hóa, có nghĩa là khả năng huyền ảo, vì chính nó đã tạo ra thế giới bằng cách sáng tạo trong phi lưỡng nguyên tính một sai thù tính huyền ảo có vẻ vô cùng bất định đối với thời gian và không gian, nhưng vô thường và nhỏ mọn đối với trường cửu vô giới hạn.

Vậy vận động đầu tiên là vận động nhịp điệu, tức là ba động của Ý tưởng, của Thể tính, của Thanh âm.

Ý tưởng của Nam Hải Quan Âm theo truyện Phật Bà chùa Hương, thì trước hết là Ý tưởng (Idée) Thiện. Cái Ý tưởng Thiện ấy ở bình diện siêu hình thì trừu tượng, phải cụ thể hóa ra mới là hiện thân của Diệu Thiện, tức là tên một bà chúa con vua Trang Vương cầu tự được. Trước khi giáng phàm đầu thai. Nàng vốn là con trai một gia đình tích thiện với hai người anh khác nữa cùng đầu thai, tức là Diệu Thanh và Diệu Âm. Như thế là thứ tự biểu hiện từ Ý tưởng thanh âm đã nghịch lại với thứ tự nguyên lai là đàn ông sang đàn bà, từ trừu tượng xuống cụ thể cho nên Diệu Thanh, Diệu Âm đầu thai xuống trước, kế mới đến Diệu Thiên là bà chúa Ba, hiện thân của Ý tưởng Thiện, cho nên tất cả sự tích của bà chỉ là lịch trình thể hiện của một Ý tưởng Thiện.

Ý tưởng hay Ý niệm Thiện thể hiện qua ba trạng thái của ba động, ba động ý tưởng, ba động cụ thể, ba động thanh âm.

Ba động ý tưởng là một hình ảnh trong tinh thần hay là một tư tưởng trừu tượng phổ quát.

Ba động thể tính hay cụ thể giống như ba động ý tưởng cụ thể hóa trên bình diện tri giác. Ba động thanh âm là một nhịp điệu vừa ý tưởng vừa cụ thể, làm môi giới giữa cụ thể và trừu tượng.

Vậy phương diện Thể tương đương với ba động ý tưởng.

Phương diện Tướng tương đương với ba động âm thanh.

Phương diện Dụng tương đương với ba động cụ thể.

Đấy là ba phương diện Thể-Tướng-Dụng của nguyên lý khởi thuỷ của vũ trụ. Nhờ môi giới Tướng mà từ Dụng hay thế gian tín đồ trở về Thể hay Thiên đường. Tướng ấy là ba động âm thanh cho nên thờ Đức Phật Quan Thế Âm (Amitabha).

Giáo lý trên đây đã được toát yếu vào tám câu thơ lục bát mào đầu cho sách sự tích:

Nam Hải Quan Thế Âm

 

Chân như đạo Phật rất mầu,

Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân

Hiếu là độ được đứng thân,

Nhân là vớt khỏi trầm luân mọi loài.

Tinh thông nghìn mắt, nghìn tay,

Cũng trong một điểm linh đài hóa ra.

Xem trong biển nước Nam ta,

Phả môn có Đức Phật Bà Quan Âm.

(Phật Bà Quan Âm diễn ca)

Nghĩa là:

Phật tính siêu nhiên là Bản thể Chân như chứa đựng tất cả tiềm thể của vũ trụ sẵn sàng biến hóa thiên hình vạn trạng cho nên tự nó rất mầu nhiệm. Nhưng Phật tính ấy như Đức Thích Ca đã thực nghiệm là một trình độ siêu ý thức ở trên ý thức thông thường, là ý thức cảm nghĩ thông thường (sensory intellectual consciouness). Cho nên bảo nó cũng ở tại trong tâm người ta khi còn hồn nhiên thuần nhất, thanh tĩnh chưa phân hóa. Đấy là ý thức của ý thức sự vật (conscience de conscience des choses).

Phật tính ấy biểu hiện ra các phương diện của tình yêu hoạt động, từ tình yêu cha mẹ đến nhân ái là tình yêu xã hội cho đến lòng bác ái từ bi đối với tất cả chúng sinh. Tất cả vũ trụ này là trường hoạt động của tình yêu hiện thực mà nguồn gốc là do một tâm linh biến hóa ra cả. Bởi thế mà bảo Phật tức Tâm, Tâm tức Phật. Chính tình yêu hoạt bát hiện thực ấy là Phật Bà Quan Âm ở Việt Nam hay cả miền Nam Hải, mà bình dân phụng thờ ở động Hương Tích và ở các chùa khác

SỰ TÍCH PHẬT BÀ CHÙA HƯƠNG TÍCH

“Xưa kia ở xứ Tây Trúc có nước Hưng Lâm của vua Diệu Trang Vương thống trị. Nhà vua đã lâu không có con trai thừa tự, mới cầu tự đền Tây Nạhc Đế. Sau đấy thì Ngọc Hoàng Thượng Đế ưng cho Trang Vương ba người công chúa.

Ngọc Hoàng mới phán phân minh

Truyền thần vào động lịnh hành tha ra.

Chuyển giai làm gái cả ba

Tam hồn cửu phách đợi mà thác sinh.

Trong ba công chúa là do ba con trai của nhà họ Thi có tiếng lương thiện bị chết oan được tái sinh, thì mở đầu là hai công chúa Diệu Thanh, Diệu Âm, rồi đến công chúa Diệu Thiện hay chúa Ba. Chúa Ba sớm mộ Phật, trái lời vua giữ trinh tiết một đời. Nhà vua giận cố ép không được, bắt giam để trừng phạt. Nhưng chúa Ba vẫn một mực đòi xuất gia, không có sức gì lay chuyển nổi đức tin. Nhà vua càng giận, tìm hết cách không đổi được lòng nàng, mới cho đem hành hình.

Hồn Chúa xuống địa phủ:

Qua mười tám cửa ngục tù

Hỏi đây là chốn rứa mô, tên gì?

Thưa rằng: - “Địa phủ âm ty…!”

Chúa mới ngẫm lại một khi sự lòng.

Hẳn ta chẳng chịu lấy chồng

Vua cha đem giết thác trong chốn này?

Sứ rằng: - “Chẳng phải vậy vay,

Đức Vua Thập Điện rước Ngài xuống chơi.”

Cảnh Âm Phủ:

Chúa trông vào chốn ngục đường

Gió tanh hơi thấu đến xương lạnh lùng

Tối tăm ngày cũng mịt mùng,

Quân tù eo óc đứa trong đứa ngoài.

Tội lỗi và ngục hình:

Kìa ngục đem ném vạc dầu,

Xác người dừ nát từ đầu đến chân.

Dưới thời lửa đốt cháy ran,

Dầu sôi người khóc muôn vàn khổ thay.

Vì trong trần thế tội đầy,

Trong lòng hiểm độc sâu cay quá chừng.

Bạo nghịch thiên địa thánh thần,

Phật, Tiên, Tổ, Khảo, Quân, Thân, mấy thầy.

Kìa ngục huyết hồ gớm thay,

Hồ sâu những máu tanh nay lạ lùng.

Bắt đem ấn đầu vào trong,

Thò lên rắn rết thuồng luồng cắn ngay.

Bởi vì trút bỏ bào thai,

Gian dâm bắt tội cả hai đứa cùng.

Kìa ngục nằm trên bàn chông,

Chông là chông sắt nghĩ trông tồi tàn.

Ngục kiếm thụ, ngục đao sơn,

Gươm đao từng đống như ngàn núi kia.

Vất lên da thịt còn gì?

Bởi vì người ấy bất nghì, bất nhân.

Rủ rê lừa lọc ngu dân,

Để cho đến nỗi mất thân, mất nhà.

Thiết kiều là ngục đầu hà,

Quỷ sứ đánh bắt cho sa xuống cầu.

Cầu cao xa xuống sông sâu,

Chó đồng, rắn sắt, cắn đầu cắn hông.

Bởi vì lấp giếng ngăn sông,

Phá việc vợ chồng, hại kẻ công danh.

Kìa bàn vả sắt quỷ binh,

Là ngục chửi chị, chửi anh, chửi chồng.

Bội tâm là ngục moi lòng,

Những người bất hiếu, bất trung, vô loài.

Ngục đâm cối, ngục dăng tay,

Vì phí của trời, bỏ giấy chữ kinh.

Cho nên cối giã thình lình,

Dang hai tay đóng những thanh sắt vào.

Kìa ngục bạt thiệt lạ sao,

Cầm kìm lôi lưỡi máu đào mà kinh.

Bởi vì miệng lưỡi quanh co,

Đảo điên đơm đặt là khuynh hăm người.

Kìa là ngục nói dối đời,

Quỷ đứng vả miệng, quỷ ngồi bẻ răng.

Nào ai buông lưới, bắn, săn,

Hay giết trâu lợn, hay ăn thịt cầy,

Có ngục ác thú một bầy,

Hổ lang, ưng khuyển cắn ngay rụôt già.

Xe lửa là ngục hỏa xa,

Quay đi quay lại thịt da tan tành.

Bởi vì cậy thế cây thần,

Hiếp kẻ cô quả, cướp tranh ruộng vườn.

Cột đồng là ngục đốt than,

Mấy tay chức dịch tham tàn phải ôm.

Kìa ngục rắn hổ, rắn hùm,

Cắn người hút máu lại phun mật người.

Bởi vì bới móc chê bai,

Ghen tuông người nọ, giống dài sự kia.

Còn như thân thích thì lìa,

Thấy kẻ đói khát chút gì chẳng cho.

Tham tài giữ lợi bo bo

Kẻ cùng, kẻ bệnh, chẳng phù, chẳng thương.

Xiết bao khoảnh độc, thiên ương,

Những người ấy phải giam chung Ngục này.

Sẻ cưa dựng người gớm thay,

Đem đá ném xuống thân thây tan tành.

Lại xem một ngục A-tì,

Mấy từng chông sắt đen sì tối tăm.

Ngục này thực tội rất thâm,

Biết mấy hình nặng dưới âm mà rằng.

Là người làm hại quân thân

Làm hại thiên hạ muôn dân lắm người

Mấy người sâu sắc nước đời

Đã được hóa kiếp chẳng dời ác tâm.

(không có thuyết quýt làm cam chịu)

Ấy là các cửa ngục hình (18 cửa)

Đều vì thất đức tại mình biết sao?

Lòng trần tưởng chẳng chi nao,

Ai hay quả báo khi vào Âm ty?

(Địa ngục ở tại lòng mình rất công bình,

không thể giấu giếm được con mắt của lương tâm

mà bình dân đối tượng hóa ra Trời, Thần, Táo)

Cơ thâm thì tội cũng thâm

Ác hữu, ác báo chẳng lầm chút nao

Dối người dối được Trời sao?

Trời, Thần, vua Táo soi vào con tim

Dương gian chết có một phen

Phép Âm bắt mãi chết liền sống ngay

Làm cho thảm thiết đọa đày

Cho bỏ lại ngày ác nghiệp Dương gian.

Diệu Thiên Ni Cô tức Chúa Ba, động lòng trắc ẩn mới khẩn cầu:

Khấn cầu niệm chú tụng kinh

Ngọc Hoàng cảm động lòng thành tự nhiên

hóa phép mà giải phóng cho tù tội, khiến vua Diêm Vương khen ngợi đức từ bi của Ni Cô:

Vua rằng: “Nghe đức từ bi,

Mở lòng thương xót phù trì chúng sinh

Khắp mười tám cửa ngục hình

Một giờ đại xá thiên sinh từ dầy…

Hồn Ni Cô Chúa Ba lại được trở về dương thế sau cuộc du địa ngục, đến Giao Châu, lưu vực sông Nhị Hà, tức Bắc Việt bây giờ. Ở đấy Chúa Ba quyết chí tu hành không gì cám dỗ nổi, nên Phật Tổ Như Lai hóa thân để thử thách:

Phải công chúa chăng?

Ta kết phu phụ đạo hằng ở đây?

Chúa rằng: - Nói lạ lùng thay!

Xuất gia đệ tử thân này xem không

Mới rồi qua địa phủ cung

Thấy sự hãi hùng quả báo ghê thay

Thôi đừng nói bậy làm vầy,

Đã quyết lòng này như sắt nấu nung.

Bấy giờ Như Lai mới hiện nguyên hình mà trỏ đường cho Ni Cô Chúa Ba về Hương Tích:

Đức Phật mới chỉ đường tu

Rằng: có một chùa ở Hương Tích sơn

Gần bể Nam Việt thanh nhàn,

Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành.

Viên thành là nhờ có cảnh thiên nhiên thanh tú, hang động kỳ quan, “sơn thuỷ hữu tình”, có thể làm môi giới lý tưởng giữa siêu nhiên với nhân sinh, bắt đầu qua bể khổ tới cực lạc, làm thang lên xuống từ đất tới trời, lại từ trời xuống đất cho thần tiên vãng lai. Đấy là “Bầu Trời Cảnh Bụt” vậy.

Núi cao ngân ngất mịt mù

Âm thanh, cảnh vắng, bốn mùa cỏ cây

Trên thì năm sắc từng mây

Dưới thì bể nước trong rầy như gương

Cá chim chầu lại tĩnh đường

Hạc thường tiến quả, hươu thường dâng hoa

Một mình tu núi PHỔ ĐÀ

Thân là thân Phật, cảnh là cảnh Tiên

Tu hành đã được mấy niên

Bao nhiêu phép Phật, phép Tiên vào lòng

Bấy giờ Tam phủ cộng đồng

Hộ thành quả phúc phán trong lịnh truyền

Chư Phật Bồ Tát dưới trên

Thần binh, thần tướng, thiên nhiên vần vần

Động nguyên, hải nhạc, linh quan

Ngũ linh, Thần tướng, Thành hoàng, Xã ty

Đều ra tới trước lạy quỳ

Xin tôn đức Chúa lên vì tòa sen

Thần thông biến hóa tự nhiên

Một thân hóa được ra nghìn muôn thân

Mắt trông khắp hết cõi trần

Lắng tai nghe thấu xa gần bốn bên.

Trên đây là Phật Lão dung hợp, cho nên Phật Bà kiêm cả từ bi với thần thông, tâm linh với ma thuật, vừa Phật vừa Tiên như hội ý ở chữ Phật gồm Người và Trời, hay Thiên với Nhân.

Bấy giờ xuất hiện hai đệ tử là Thiện Tài con trai mồ côi xuất gia từ nhỏ xin theo Phật Bà và một đứa con gái vốn dòng Long Nữ, đội lốt Lý Ngư bị mắc nạn, được Phật Bà cứu vớt trở về Thuỷ đình, rồi lại trở lại xin theo Phật Bà để tu. Do đấy mà Phật Bà ngồi giữa, một bên Thiện Tài, một bên Long Nữ.

Tả Long Nữ, hữu Thiện Tài

Cho làm đồ đệ hôm mai chẳng rời.

Nay thế là đã đủ bộ ba (tam vi thành số) Phật Bà – Long Nữ –Thiện Tài. Chúa Ba sẵn sàng hy sinh để cứu khổ cứu nạn cho thế gian. Trước hết là chữa thuốc cho Cha mắc bệnh hiểm nghèo, cần phải đến tay mắt của Bà mới chữa khỏi. Vì Phật Bà vừa Phật vừa Tiên cho nên kiêm cả lương y nữa. Vì nghề thầy thuốc chữa bệnh cho nhân loại vốn được đạo Phật tôn trọng, cho nên có kinh Dược Sư để chứng tỏ Phật Thích Ca làm nghề chữa bệnh cho tinh thần mà về sau nhân dân hiểu rộng ra là chữa cả bệnh cho thân thể nữa. Bởi thế mà Phật sang đến Tàu và Việt Nam đã phối hợp với Đạo có khuynh hướng thần thông ma thuật, cho nên Bồ Tát với lòng từ bi trở nên thầy thuốc lương y. Như ở truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng ta cũng thấy công việc đi hái thuốc đi đôi với công việc lễ bái cúng dàng và tụng kinh cầu nguyện:

Sư đà hái thuốc phương xa,

Mây bay, hạc lánh, biết là tìm đâu?

(Kiều)

Bởi vậy mà giai đoạn thi hành Đạo từ bi, Phật Bà đã dùng thần thông để chữa bệnh cho cha, hai đệ tử đã dùng thần thông để cứu thoát hai chị của Phật Bà là Diệu Thanh, Diệu Âm đã nhờ tai nạn mà giác ngộ đạo lý giải thoát. Với các hành vi hy sinh tính mạng để cứu cha, vua cha đã tỉnh ngộ mà biết ơn đạo Phật đã cứu mình, nào trị bệnh, nào giải nguy cho cả nhà cả nước. Nhà vua có biết đâu đấy là công chúa Ba con mình đã đắc đạo mà biến hóa thần thông để làm tròn phận sự của người con đối với cha mẹ, chị em, của người dân đối với nước.

Về truyện thần thông biến hóa, cắt tay khoét mắt để chữa bệnh cho cha, cũng là dùng hỏa tam muội, nước thuỷ cung v.v… để trừ tà ma yêu quái, cũng là tượng Phật Bà mười một đầu, hai mưới tám tay và vô số mắt, thì sách “Sự tích Nam Hải Quan Thế Âm” viết:

Ấy là phép Phật thần thông

Giả làm chước ấy để phòng cứu cha

Kinh Lăng Nghiêm, truyện Phật Bà

Thiên biến vạn hóa thực là linh thay

Cho nên Chùa tạc tượng Ngài

Làm ra nghìn mắt, nghìn tay lưu truyền

Vui trong thế giới ba ngàn (Niết bàn vô biên)

Sắc không, không sắc, phép thiêng khôn dò

Thấy cha báng bổ đốt chùa

Phải làm thế ấy để cho hết ngờ.

Vậy khác nào những phép lạ, những kỳ tích ngày nay vẫn còn có như trường hợp Neuman v.v… để cho thời mạt kiếp hoài nghi và nhân dân khôi phục lòng tin.

Còn như chính những quyền năng thần thông ấy tự nó không có gì trái khoa học cả. Điều đó là làm sao người ta có thể thân hóa được. Bằng phương pháp Thiền định như các đạo sĩ Ấn Độ đã theo đuổi gọi là Yoga chẳng hạn hay Raja-Yoga. Theo chủ trương này người ta tin rằng ngoại giới là một trường năng lực, nội giới cũng là một trường năng lực, người ta có thể điều hòa nhịp sống động bắt đầu từ hơi thở, người ta có thể tập trung năng lực tinh thần mà xếp đặt lại cơ cấu tổ chức của thân thể, người ta phát triển được những năng lực thần thông và làm mất biên giới giữa ngoại giới với nội giới. Đấy là tất cả khoa tu luyện của ngành Thiền tông trong Phật giáo Việt Nam, như ở các vị Thiền sư danh tiếng trong nhóm Trúc Lâm Tam Tỏ, sẽ nói đến sau về mục Phật học bác học.

Sau khi tất cả gia đình Trang Vương gặp nhau ở Hương Tích nơi chúa Ba thành Phật, thì cả nhà đều quy y. Sách “Phật Bà Quan Âm diễn ca” kết luận:

Sắc rằng:

Thượng Đế sắc phong; Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, Nam Mô Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát, tứ dữ liên hoa bảo tọa, nhất phó vĩnh tác Nam Hải đã nham đạo tràng chi chú.

Thượng Đế sắc phong Diệu Thanh vi Đại Thiện Văn Thù Bồ Tát, tứ dữ Thanh sư xuất nhập kỳ tọa.

Diệu Âm vi Đại Thiện Phổ Hiền Bồ Tát, tứ dữ Bạch Tượng xuất nhập kỷ tọa, vĩnh tác Thanh hương sơn đạo tràng chi chủ.

Kết luận:

Phật Bà phép chi vô biên

Một thân hóa mấy mươi ngàn muôn thân

Vốn là Bồ Tát Thiên Chân

Thác sinh công chúa nhất tâm tu hành

Trên thời hiếu báo sanh thành

Dưới thời nhân cứu chúng sanh Ta bà

Cơ thân ngồi núi Phổ Đà

Thân lên trên Phật, thân qua dưới đời

Thần thông nghìn mắt nghìn tay

Phổ môn biến để độ loài ngu mông

Lấy công sắc sắc không không

Giả làm Nam Nữ thử lòng người ta

Bảo đài xem chín tầng hoa

(Chín phương Trời, mười phương Phật)

Gió Nhân mưa phép khắp hòa chúng sinh.

Trên trời dưới đất xoay quanh

Bao nhiêu khổ nạn tâm thành hộ trì

Cho nên Phật hiện từ bi

Ai hay khấn đến ngài thì độ cho

Chỉ vì kẻ tục ô đồ

Dữ nhiều, lành ít, chẳng lo sửa mình

Cho nên niệm Phật tụng kinh

Ngài tuy có giáng, phúc lành chẳng bao

Ai hay tin kính trông vào

Giữa nhân, giữ  hiếu chẳng nao tấm lòng

Dầu khi có chút ngại ngùng

Khấn cầu ngài hẳn ứng trong khấn cầu

Trăm năm đến lúc mai sau

Có ngài chứng quả chẳng lo não phiền

Dẫu cho lên Phật lên Tiên

Xiết bao là phúc, là duyên muôn đời

Nôm na xin diễn tích ngài

Để người đạo đức nhờ lời kính tin.

Đấy là con đường “tha lực” nhờ một niệm vô tư thành tín, qua âm thanh thuần tuý tương ứng với nguyên lý chí thiện mà được giải thoát “nhất niệm thành Phật” là thế!

Ở đây ba thân của Phật: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân (Dharmakaya, Sambhogakaya, Nirmanakaya) được nói đến là:

Cơ thân (Báo thân, Sambhogakaya) ngồi núi Phổ Đà.

Thân lên trên Phật (Pháp thân, Dharmakaya)

Thân qua dưới đời (Hóa thân, Nirmanakaya)

Ba thân ấy cùng một Thể, Chân Như, hay Bát Nhã, hay Chân Không.

Quan niệm về Phật thân (Buddhakaya) căn bản là tôn giáo. Chân Như không được coi như thực tại của chúng sinh vạn hữu, mà là một Nhân Vị (Personne) với tất cả thuộc tính và quyền năng linh thiêng. Nhân Vị của Chân Như (Tathagata) là một điều được tin không nghi ngờ. Ngài có quyền năng biến hóa do lòng Từ bi khích động thành vô số hình tướng để cứu với chúng sinh. Lòng từ bi ấy là một hành động ân điển tự do, không phân biệt thời gian không gian.

Phật giáo vốn nhấn mạnh vào tự lực, là một tôn giáo của ý chí hành động hơn là của ân điển bác ái. Với cuộc cách mạng trong Phật giáo, nó biến quan điểm Đa nguyên của Tiểu thừa ra Tuyệt đối luận của Đại thừa thì đồng thời người ta cũng thấy cần có một nguyên lý trung gian làm môi giới cho Tuyệt đối và hiện tượng. Chính Phật đóng vai trò trung gian ấy, mà ở đây là Phật Bà Quan Âm vậy.

Không có một tôn giáo nào có thể thiếu được cái ý thức về một đấng siêu nhiên. Giữa đấng siêu nhiên với chúng sinh có sự trái nghịch. Sự trái nghịch ấy ở một số tôn giáo có thể trở nên một cái vực thẳm không cần bắc cầu qua. Nhưng chúng sinh với Thượng Đế ví như hữu hạn với vô hạn tuy ở khái niệm luân lý thì hoàn toàn trái nghịch mâu thuẫn nhưng không thể khác nhau về loại được, vì như thế thì giữa hai bên không còn quan hệ nữa. Nếu còn quan hệ, dù là quan hệ giữa Thần linh và tín đồ, cũng ngụ có một đồng nhất căn bản làm cơ sở cho sự khác nhau tương đối. Cái điểm này được nhấn mạnh ở các tôn giáo Đông phương. Trong các nền tôn giáo Á Đông như Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo, người ta tin sự khác nhau giữa thần linh với chúng sinh, giữa Thần và Nhân tất nhiên ngụ ý rằng cả hai đều coi như phương diện biểu hiện của một Thể Tuyệt đối. Thượng đế Phật bà là biểu hiện Nhân vị, cá nhân hóa của Tuyệt đối Như Lai. Vì đấy là một sự tự do hiện tượng hóa cho nên không thể quan niệm giới hạn cho số lượng, hình thái, cơ hội của những biểu hiện ấy được. Tất cả mọi người có thể được coi như Thần linh. Buddha không phải một sự thành đạo độc nhất. Tuyệt đối luận diễn tả ra danh từ tôn giáo chỉ có thể là một Vạn hữu thần luận. Cần phải xây dựng sự đồng nhất tính của tất cả hiện hữu, trên sự đồng nhất tính giữa Thần với Nhân và sự siêu việt của Tuyệt đối. Thuyết tam thân Phật ở đây là một tỷ dụ kiểu mẫu vậy.

Cơ thân (Tướng) ngồi núi Phổ Đà

Thân (Thể) lên trên Phật

Thân (Dụng) qua dưới đời.

Nhờ ba thân ấy mà phương diện Thiên Chân hay siêu nhiên nối với hiện sinh để lài trở nên trên Phật mà phối hợp hiện sinh với siêu nhiên qua cái “nhất tâm tu hành”:

Trên thời Hiếu báo sinh thành

Dưới thời Nhân cứu chúng sinh Ta bà

Trên đây là Phật đã Hoa Việt hóa, từ một đạo giải thoát tự lực đến một đạo giải cứu bằng ân điển tha lực, từ đàn ông hóa sang đàn bà. Nhưng Phật hoàn toàn Việt hóa là sự tích Quan Âm Thị Kính, tượng trưng cho một lòng tha thứ vô bờ bến, tha thứ cho xã hội bất công mà không oán hờn, tha thứ mà chịu đựng, một lòng tin vào đức từ bi bác ái hiện thân để tuẫn đạo.

QUAN ÂM THỊ KÍNH

Lược truyện:

Sách này thuộc về loại văn chương bình dân, cho nên không có tác giả. Nội dung là kể truyện một người con gái nhà trung lưu tên là Thị Kính, có sắc đẹp lại có đức hạnh:

Đượm thuần sắc nước, dịu dàng nét hoa

Não nùng chim cũng phải sa

Người tiên cung ở đâu ta trên trời

Gồm trong tứ đức vẹn mười

Nàng Thị Kính sau kết duyên với chàng Thiện Sĩ dòng quý tộc. Vợ chồng đang hòa thuận thì xảy ra một chuyện tình cờ rất nhỏ là, một hôm chồng đang ngủ, vợ đang ngồi khâu vá chợt nhìn thấy sợi râu của chàng mọc quá dài:

Phải khi liếc mắt trông chàng

Thấy râu mọc ngược ở ngang dưới cằm.

Nàng có sẵn dao trong tay toan cắt đi, thì chợt chàng tỉnh dậy, nửa tỉnh nửa thức nhìn thấy lưỡi dao kể cổ, bèn tri hô bị vợ ám sát:

Thưa rằng: “Giấc bước vừa say,

Dao con nàng bỗng cầm tay kề gần.

Hai vai hộ có quỷ thần,

Thực hư đôi lẽ xin phân cho tường.”

Thế là nàng Thị Kính bị đổ oan cho tội giết chồng, không cách nào bào chữa được nữa.

Trong lúc giật mình tỉnh dậy còn như nửa ngủ nửa thức, có lẽ chàng cũng chẳng nhận ra được ai cầm dao, có chăng chỉ là một cử chỉ hốt hoảng nhìn thấy lưỡi dao kề cổ đe dọa đến sự sống của mình, mà vội tri hô lên, rồi bán tín bán nghi, ngu si chẳng dám thú nhận hay phản tỉnh để hối lỗi sự hèn nhát của mình. Có biết đâu từ một sự mê muội ấy đã gây nên cả một đời oan khổ cho người phụ nữ, đáng lý là một hiền thê, một mẹ hiền. Đấy cũng chính là giáo lý của Phật dạy: do Vô minh mà nảy ra Hành, với tất cả trầm luân phiền não của chúng sinh vậy.

Sự này mười mắt đều trông,

Thôi đừng tra hỏi gạn cùng nữa chi.

Thế là hai bên thông gia biến thành oan gia.

Lờn bơn chịu ép một bề,

Quản làm sao được kẻ chê người cười.

Còn nàng Thị Kính bị oan ức vì một việc cỏn con, để gây nên nhục nhã cho cha mẹ, tủi phận cho mình, mới nghĩ chán trò đời đen bạc mà bỏ đi tu, nương nhờ cửa Phật. Nhưng là phận nữ nhi, đi đâu trong xã hội “nam nữ thụ thụ bất thân” này mà chẳng khó khăn. Cho nên nàng đã cải trang thành con trai để đi khỏi nhà.

Xuất gia quyết một gan liền,

Phụ tình, đối nguyệt bước lên dặm đường.

Quần chân, áo chít dịu dàng,

Giả hình nam tử, ai tường căn nguyên.

Sau khi giả nam bỏ nhà ra đi, nàng đến ngôi chùa Văn Tự, thấy có cảnh có thầy với phép màu đạo vị của Phật giáo, nàng liền xin thế phát quy y, nhất tâm đầu Phật vì cái triết lý giải thoát.

Sư khen rằng: kẻ Nho phong,

Đã say đến chữ Sắc Không đấy mà!

Kìa bào, kìa ảnh, phút qua,

Kìa sương, kìa chớp, kìa là chiêm bao.

Lọ là trang trí thấp cao,

Kẻ xem khoái chí, người gào thất thanh.

Lấy ai làm nhục làm vinh,

Trăm năm là nấm cỏ xanh rì rì.

Sao bằng vui thú liên trì,

Dứt không tứ tướng, sá gì nhị biên.

Đạo này huyền thức là huyền.

Hư vô mà vẫn trang nghiêm thế này.

Thị Kính ở lại tu với danh Kính Tâm. Đạo hạnh càng cao, thì chợt lại xảy ra việc oan uổng tuỳ trời nữa, là một đứa con gái nhà giàu có tính trăng hoa, me nhà sư tưởng là nam nhi, rồi chửa hoang đổ vấy cho là đã thông dâm với Kính Tâm. Kính Tâm vì đã cải trang để ẩn tích không có cách gì cãi lại với nhà làng là mình bị đổ oan, nên bị tra tấn thừa sống thiếu chết cũng đành ngậm đắng nuốt cay, may sư phụ bảo lãnh vì lòng từ bi, nên Kính Tâm mới thoát chết.

Vóc bồ xem đã tơi bời,

Thương thay sư mới cất lời van lơn.

Thưa rằng: làm phúc nào hơn,

Mở lòng Bồ Tát dẹp cơn lôi đình.

Khoản làng xin nộp phân minh,

Dại khôn xin hãy thứ tình một phen.

Vừa bị đòn, vừa bị nhục, mang tiếng oan ức là kẻ phụ lòng sư phụ vì lỗi đường tu.

Rằng: con đã mắc tiếng người chê bai.

Tam quan ra ở mái ngoài,

Kẻo e miệng thế mỉa mai đến thầy.

Dù con có thật chuyện này,

Lòng trần giũ sạch từ nay thì chừa.

Như không mà phải tiếng ngờ,

Cũng nên khuyên gượng làm ngơ kẻo buồn.

Đấy là một tiếng nói chân chính của tinh thần Phật giáo mà Kính Tâm lấy để tự an ủi.

Chữ rằng: nhẫn nhục nhiệm hòa,

Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.

Nhưng đến đây thì chưa phải đã xong, việc đời đâu có phải giản dị, chỉ một giải pháp tiêu cực nhẫn nhục là đủ.

Thị Mầu đẻ con đem đến bỏ ở cổng chùa. Kính Tâm nghe tiếng trẻ khóc, động lòng trắc ẩn đem vào chùa nuôi, dù sư phụ có phản đối, vì nàng nghĩ rằng:

Dù xây chín đợt phù đồ,

Sao bằng làm phúc cứu cho một người.

Đứa trẻ lên ba tuổi thì Kính Tâm tịch. Sau khi nàng tịch rồi, người ta mới biết Kính Tâm là con gái, quả là oan tình từ trước đến nay.

Vãi rằng: sư chẳng còn ngờ,

Thế mà đày đọa bấy giờ đến nay.

Và phép Phật nhiệm màu đã rước lấy linh hồn Kính Tâm vào Niết Bàn làm Phật Quan Âm.

Truyền rằng: nào Tiểu Kính Tâm

Phi thăng làm Phật Quan Âm tức thì.

Cái triết lý ngụ ở Quan Âm Thị Kính đây cũng vẫn là cái triết lý Phật giáo Đại thừa, lấy Bồ Tát (Bodhisattva) thay thế Thích Ca (Cakyamuni)

Lý tưởng Bồ Tát: thay vì ý muốn tự giải thoát cho mình, tự lực, Đại thừa Phật giáo đặt lên hàng đầu lý tưởng giải thoát tế độ chúng sinh. Lời nguyền của Bồ Tát hay là tín đồ thành tựu của Đại thừa là được giác ngộ không phải để sống ngoài thế gian, mà để hoạt động trong sự giác ngộ và tình yêu bác ái giữa chúng sinh trầm luân bể khổ ngõ hầu cứu vớt chúng lên bến giác. “Tự giác nhi giác tha” đấy là lý tưởng tối cao của Bồ Tát.

Nagarjuna (Long Thọ Bồ Tát) tuyên bố: “Tính căn bản cốt yếu của Bồ Tát là lòng bác ái từ bi và tất cả chúng sinh là đối tượng cho tình yêu ấy.”

Bởi thế cho nên tất cả Bồ Tát để giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ đã cảm thấy một nghị lực tinh thần lớn lao và tự hòa mình vào cõi tục sinh tử. Tuy họ tự đặt mình lệ thuộc vào định luật sống chết, nhưng tâm hồn họ thì vô tư thanh tịnh. Họ là những bông hoa sen trong trắng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Lý tưởng Bồ Tát đã do triết học Đại thừa nuôi lên lấy ý tưởn tất cả chúng sinh cá nhân đều là ảo hóa nếu đứng biệt lập với toàn thể. Chúng đều lập cước trên một thực thể siêu nhiên. A-laya Thức hay Tạng Thức theo triết học Duy Thức, Sunyata = Chân Không, Thái Hư theo Trung Quán (Madhyamika) hay Tathagata = Như Lai, Chân Như. Triết học này bỏ ý tưởng bản ngã cá nhân và nhận lấy tuyệt đối đại đồng coi như Chân ngã của người ta. Cố giải thoát cho mọi người và không phải riêng cho tiểu ngã của mình, đấy là kết luận hợp lý của cái triết lý về đồng nhất tính của tất cả chúng sinh. Hơn nữa, cái ý tưởng về một thực tại siêu nhiên không phải ở bên ngoài mà tiềm tại bên trong hiện hữu đã đưa đến tín ngưỡng vào Niết Bàn hay sự viên mãn không phải tìm ở ngoài thế gian mà chính tại nơi thế gian. Nagarjuna (Long Thọ) tuyên bố: “Niết Bàn phải được cầu tìm trong thế gian do kẻ nào có thể nhìn thấy thực thế gian là gì ở cứu cánh.”

Con đường tha lực của Đại thừa trên đây công nhận sự đồng nhất Phật với thực tính siêu nhiên. Đức Phật lịch sử Cakyamuni được tin như là hiện thân của thực tại cùng tột hay là Phật tính. Thực tại ấy biểu hiện ra thế giới này là Pháp thân. Ở phương diện Pháp thân, thực tại Phật tính tuyệt đối thường lo lắng đến cứu vớt chúng sinh, cho nên đã tự ý hiến thân giáng thế vào các tâm linh để cứu vớt. Như vậy thì Phật tính ở phương diện Pháp thân đã thay vì ngôi Thượng Đế để cho các tâm hồn bình dân yếu đuối cầu nguyện tình yêu, lòng từ bi tế độ. Ở đây cũng gọi là Phật Quan Âm, Phật Di Đà (Amitabnha, Adida), như thế là lòng thành kính của bình dân đã được thỏa mãn với tôn chỉ Đại thừa ở chỗ đồng nhất Phật với Thượng Đế và giữa tuyệt đối với chúng sinh tương đối có Bồ Tát làm môi giới mà hiện thân của tình yêu đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn là Quan Thế Âm Bồ Tát.

Kinh Pháp Hoa viết:

“Khổ não của chúng sinh nhất tâm xưng danh Bồ Tát, tức thị quan kỳ âm thanh giai đắc giải thoát; dĩ thị danh Quan Thế Âm.”

Nghĩa là: Những chúng sinh bị khổ nạn mà nhất tâm đọc đến tên Bồ Tát, tức thì ngài xem thanh âm của chúng sinh mà độ cho được giải thoát. Bởi thế gọi tên ngài là Quan Thế Âm.”

Kinh Lăng Nghiêm viết:

“Về vô số kiếp trước có Đức Phật ra đời hiệu là Quan Thế Âm Như Lai. Ta đến trước Phật mà phát Bồ Đề tâm. Phật dạy ta theo ba phép: Văn, Tư, Tu, nghĩa là giảng dạy suy nghĩ và tu hành, thì Tam mà đề (samadhy). Phật khen ta chóng được viên thông pháp môn và tức thì ở ngay chỗ đại hội thụ ký cho ta cái hiệu Quan Thế Âm”.

Quan Thế Âm Bồ Tát cũng có hiệu là Quán Tự Tại Bồ Tát. Quán là xét, chiêm ngưỡng; Tự tại là tự thân thường còn bất biến. Cả hai tên Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại đều dịch ở chữ Phạn (Avalokytesvara) ra, vốn là đàn ông. Từ đời Đường và sau ở Trung Hoa, người ta tạc tượng thờ là đàn bà và gọi là Phật Bà Quan Âm. Ở Việt Nam nhân truyện của Đạo Tuyên Luật Sư ở Nam Sơn bên Trung Hoa mà đặt ra kinh Phật Bà Quan Âm, đã phân tích ở trên. Về sau lại sáng tác ra truyện Quan Âm Thị Kính, có tượng để thờ ở chùa tay ôm đứa hài nhi, gọi là Đức Quan Âm Thị Kính hay là Quan Âm Tống Tử.

Xong ý nghĩa siêu hình của hai chữ Quan Âm là do thuyết: Lời (Le verbe) sáng tạo ra vũ trụ, ở tất cả các truyền thống tín ngưỡng. Và Lời hiện thân vào xác thịt “et le verbe se fait chair” (Tân Ước). Riêng ở Ấn Độ thì thuyết Lời với sự biểu hiện là Veda đã làm cơ bản cho tư tưởng và tín ngưỡng của Ấn Độ giáo. Người ta có thể không tin vào Thượng Đế nhân vị, hữu ngã, không cần nghĩ đến nghi lễ hình thức và luật giới, nhưng ngừơi ta không thể phủ nhận nguyên lý của một cái Biết Vĩnh Cửu (connaissance éternelle) mà người ta có thể đạt được qua hình thức một lời nói biểu hiện. Lời nói ấy là lời khải thị (verbe révélé, biểu th5i bản tính của muôn vật, tức là Veda = connaissance éternelle).

Vậy Lời là nguyên lý khởi thuỷ của tạo vật. Trong cái thuần nhất tính, một khuynh hướng nổi hiện như trên mặt biển phẳng lặng bỗng một cơn gió làm nổi sóng, gây nên phân hóa, vận động kế tiếp trên các bình diện tư tưởng hình tướng và thể chết. Bởi vì nguyên lai của tư tưởng và của vật thể là một, có thể quy cả về một trạng thái ba động là một đặc thù địa phương của sự tồn tục (continuum) vô biên là bản thể bất phân (être indifférencié).

Có ba hình thức ba động lấy điểm phát xuất chung từ nhịp điệu: một là hình thức ba động ý tưởng, hai là ba động thể chất, ba là ba động thanh âm. Từ Thực hữu xuất ra ba động ý tưởng. Từ phương diện ý thức có ba động thanh âm. Từ phương diện hỷ lạc xuất ra ba động thể chất. Cả ba phương diện đều chung cho một bản tính của thực tại tuyệt đối.

Giải thoát chúng sinh là nối chúng sinh vào thực tại tuyệt đối ấy. Và ngành Quan Âm tu luyện Văn, Tư, để nhập vào tuyệt đối qua ba động nguyên âm vậy.

Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu (Dịch)

Khác nào sóng nước nổi lên, lên mãi để rồi lại chìm vào trong đáy nước. Chúng sinh cũng do ba động của dục cấu kết hợp thành, từ nguồn Như Lai xuất ra luân hồi trong vòng sinh tử từng phút, từ giây, không ngừng từ ba động vi diệu đến ba động vĩ đại, nhưng cũng lại nhờ nhịp điệu của âm ba mà trở về hòa nhịp với khởi thuỷ nguồn gốc.

Đức Quan Âm ấy truyện đời còn ghi,

Vốn xưa là đấng nam nhi,

Dốc lòng từ thưở thiếu thì xuất gia,

Tu trong chín kiếp hầu qua,

Bụi trần giũ sạch, thói tà rửa không.

Đức Mầu Ni xuống thử lòng,

Hiện ra một ả tư dung mỹ miều.

Lần khân ép dấu, nài yêu,

Người rằng: vốn đã lánh điều nguyệt hoa,

Có chăng kiếp khác họa là,

Kiếp này sợi chỉ trót đà buộc tay.

Nào ngờ phép Phật nghiệm thay,

Lỡ lời mà đã vin ngay lấy lời,

Chờ cho kiếp nữa đủ mười,

Thử cho đày đọa suốt đời xem sao?

Phật ông Quan Âm theo quá trình diễn xuất bắt đầu là nguyên lý lời Nam tính tức là tinh khí ba động trong điều kiện không gian, thời gian, tức là trong giới hạn của lượng số từ 1 đến 9. Đấy là “chín phương trời, mười phương phật”. Trời là bình diện tạo vật,  hiện sinh, thể chất của Lời. Phải một kiếp nữa mới viên mãn 9+1 =10 = 1 + 0=1… Đấy là quá trình tích lượng hóa thành Phẩm vậy.

Vì lời căn bản ba động biến hóa vô cùng, cho nên từ bản thể lời của nguyên lý Nam, ngài tự đối tượng hóa ra nguyên lý Nữ, đối tượng của tình yêu, đóng vai tình yêu hóa thân để cứu vớt chúng sinh nơi trần thế. Bởi thế mà theo Quan Âm xuống trần, tức là mặt trái của Quan Âm trên Trời, ấy là Thị Kính.

Cõi trần mượn của thác vào,

Hóa sinh, sinh hóa lẽ nào cho hay.

Chỉ vì lỡ lời ước vọng rằng: “Có chăng kiếp khác họa là”, nghĩa là Quan Âm còn mong kiếp khác họa là một người nguyệt hoa, tức là mới hóa đựơc hết dục tính, hóa ra tình mẫu tử vô tư sau khi thất vọng với tình vợ chồng phàm tục. Một khi hóa thân xuống trần gian, từ Nam sang Nữ thì không còn nhớ gì đến bản lai diện mục nữa. Phải nhờ đến những bài học kinh nghiệm bản thân để mà tỉnh ngộ, bởi thế mà Thị Kính suốt một đời phải đau đớn vì tình, chỉ gặp những sự trái nghịch trong tình trường, không được mãn nguyện để khỏi đắm say trong cõi sinh tử luân hồi vậy.

Sau khi thất bại về đường chồng thì nàng chợt tỉnh ngộ, lại cải trang ngay tại trần gian, từ gái hóa trai để trờ về chùa tìm diện mục bản lai, đáp ứng tiếng gọi của Phật.

Nhưng về chùa chỉ mới là bước đầu quy y, tức là quy chính. Tìm giải thoát khỏi đau khổ, mê lầm của nhân tình thế thái, đâu chỉ phải riêng để hết công phu vào trầm tư mặc tưởng, tập trung tinh thần vào nội hướng, phủ nhận ngoại giới như phép Bích Quán tĩnh tọa tiêu cực:

Mắt ngừng trên vách mấy thu đã chầy.

Hiện sinh là hiện sinh với cái gì khác, chứ chúng sinh với mình còn cả một mối liên hệ tương quan. Chúng ta chỉ giải thoát cho mình bằng cách giải thoát cho người, hay nói đúng hơn là bằng cách ý thức mình với người là một. Và cái đồng nhất tính phổ quát nhất là tình yêu nó biểu hiện ra chân thật nhất, hồn nhiên nhất là lòng trắc ẩn. Bởi vậy mà:

Tiểu đương tụng niệm khấn quyền,

Bỗng nghe tiếng trẻ khóc nên giật mình.

Ngảnh đi thì dạ chẳng đành,

Nhận ra thì hóa ra mình chẳng ngay.

Nhưng rồi đức hiếu sinh là cái đại đức của Trời Đất đã nói trên không cho phép nàng quên vào tư lợi vị kỷ:

Nhưng vì trong dạ hiếu sinh,

Phúc thì làm phúc, dơ đành chịu dơ.

Cá trong chậu nước bơ vơ,

Khi này chẳng cứu còn chờ khi nao?

Chẳng sinh cũng chịu cù lao,

Xót tình măng sửa nâng vào trong tay.

Như thế là đức hiếu sinh, tình mẫu tử quả là tình yêu không giới hạn, vô tư và là bản nhiên nhất của nhân loại, đồng nhất với bản tính của vũ trụ, cho nên:

Chẳng sinh cũng chịu cù lao,

Xót tình măng sữa nâng vào trong tay.

Đấy thực là lòng từ tâm sống động đã biến đổi cảnh chùa xưa nay tĩnh mịch am thanh cảnh vắng thành một cảnh nhân sinh huyên náo vui vầy:

Khi trống giục lúc chuông dồn,

Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày.

Đấy là tất cả ý nghĩa cao cả của lòng từ bi bác ái ở Đại thừa Phật giáo đã nhập thế vào nhân sinh theo tinh thần văn hóa truyền thống của nhân dân Việt Nam. Một lòng thành thật đối với lương tâm trong trắng, bỏ ngoài tai các tiếng thị phi, âm thầm riêng mình mình biết, riêng ta ta hay:

Biết chăng một đứa thương đầu,

Mình là hai với Thị Mầu là ba.

Ra công nuôi hộ thiệt là,

Đương buồn con trẻ hóa ra đỡ buồn.

Thật là tình mẫu tử đã nói lên ở lòng Thị Kính và chính tình mẫu tử ấy đã giải thoát cho Thị Kính và hoàn thành hóa thân của Phật Bà Quan Âm vậy:

… này đạo cao sâu,

Cam lòng tịch diệt ngon đâu phàm trần.

Hóa thân thì mượn châu thân,

Siêu thân được lượm tinh thần mang đi.

Hóa thân đây là Thị Kính – Kính Tâm, một lần làm vợ mắc tiếng oan giết chồng, một lần làm Tiểu mắc tiếng oan thông dâm. Chân thân là Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Siêu thân là Phật tính bản thể của vũ trụ tuyệt đối.

Đây là ba ngôi điển hình của Phật giáo Việ Nam hóa. Theo giáo lý ba ngôi căn cứ vào hai tính của Phật, một tính đồng nhất với tuyệt đối là Chân Như không thay đổi và một tính theo đuổi cuộc biến hóa của chúng sinh, thì Phật bao hàm ba thân, gồm ba phương diện của một thực tại Thể, Tướng và Dụng. Ở hình thức tín ngưỡng Việt Nam thuyết Tam thân điển hình trên đã đượm màu sắc dân tộc nông dân, quyến luyến với quê cha đất tổ, nhẫn nhục mà không oán thù, hiếu khách mà giàu lòng hào hiệp, không tha thiết với của cải tư hữu, luôn luôn lạc quan mà tự an ủi vào số mệnh, tín ngưỡng thần quyền nhưng rất thực tế. Bởi thế mà những ý tưởng quá siêu hình trừu tượng của Phật giáo với thuyết Tam thân trên đây đã thay thế bằng một thuyết Tam thân cụ thể linh động gần với tính tình của đại chúng hơn. Hóa thân là Thị Kính, một cô gái bị chồng nhu nhược u mê, để cho cha mẹ chồng hắt hủi nghi ngờ, đổ cho những tội vô lý, đấy là cô gái Việt Nam điển hình trong xã hội xưa hoàn toàn chịu đựng. Hình ảnh một cô gái giả trai phải ép ngực để giấu giếm sự nở nang đấy là cái yếm đồ phục sức cổ điển của tất cả phụ nữ bình dân cũng như quý tộc ngày trước.

Lại như cái tình mẫu tử kia trước cảnh trẻ thơ quên hết đắn đo tội lỗi, mặc cho tiếng của lòng sai khiến mà hành động nên chỉ có hình ảnh phổ thông trên bàn thờ Phật là một phụ nữ bồng con “Quan Âm Tống Tử” mà ngụ ý lại không phải để cầu tự, mà là để cụ thể hóa cái lý tưởng tình mẫu tử, không phân biệt ngã thân với tha nhân, máu mủ của mình với huyết mạch của người, hoàn toàn vô tư như “tò vò nuôi cho nhện”. Tất cả tính tình nông dân Việt Nam quả là phản chiếu đầy đủ chân thành vào đoạn văn sau đây:

Rõ là nước lã vẫn lầm

Mà đem giọt máu tình thâm hòa vào.

Mẹ vò thì sữa khát khao,

Nuôi con nhền nhện làm sao cho tuyền.

Nâng niu xiết nỗi truân chuyên,

Nhai cơm mớ sữa để nên thân người.

Đến đâu ai cũng chê cười,

Tiểu kia tu có trót đời được đâu?

Biết chăng một đứa thương đầu,

Mình là hai với Thị Mầu là ba.

Ra công nuôi hộ thiệt là,

Đương buồn có trẻ hóa ra đỡ buồn.

Khi trống giục lúc chuông dồn,

Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày.

Phù trì như thổi lên ngay,

Lọ phương hoạt ấu lọ thầy bảo anh.

Bùa thiêng đã có Kim kinh,

Ma vương kia cũng phải kinh lọ là.

Sự mầu nhiệm của giọt máu tình thâm của tình vô tư có thể hoán cải nước lã vẫn lầm, cho nên dù không sữa mà tin tưởng vào cái sức mẹ vò nuôi con nhện với tất cả nhiệt tâm thành tín, nhai cơm mớm sữa, nuốt hết trở ngại của kẻ chê người cười, rằng: “tu chẳng trót đời mặc áo tơi mà chết”, vì sẵn có lòng thành thật bên trong lương tâm, tu cốt cho mình chứ không phải để khoe với người. Nàng tin vào sự thành thật nơi mình, tin vào cái lòng chí thành đến không ngại biến chùa ra một cô nhi viện, không chút lo sợ, nhờ sức mầu nhiệm của tình mẫu tử, đặt hết lòng tin vào Kinh Quang Minh độ trẻ con thơ ấu như bùa thiêng ma thuật, hộ mệnh chống với cả Ma vương tật bệnh. Đấy là tín ngưỡng chất phác của bình dân Việt Nam xưa nay vậy.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site