lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

...

Những sách vở và tiêu chuẩn đạo đức này được truyền bá rộng rãi để dạy thiên hạ cho nên được gọi chung là Nho giáo.

Khổng giáo vào Việt Nam cùng lúc với sự đô hộ của Tầu, đặc biệt bởi Thái thú Tích Quang và Sĩ Nhiếp (187-226). Khổng giáo bắt đầu thịnh từ thời tiền Lê (Lê Đại Hành, năm 980-1005).  Từ đời Lê, Khổng giáo đã trở thành quốc giáo.

Từ lúc “Nam Bắc phân tranh,” Bắc do vua Lê (mạt Lê), Chúa Trịnh, Nam do nhà Nguyễn cai trị. Nho học đã dần dần đến bước suy đồi. Các cuộc thi cử xưa kia được các vua chú trọng nhưng đến đầu thế kỷ 20 thì bị bãi bỏ hẳn (1915 ở miền Bắc và 1918 ở miền Trung).

Văn miếu

Văn miếu hay là Văn Thánh Miếu là Miếu thờ đức Khổng tử và các bậc tiên Nho, tiên Hiến.  Các tỉnh lớn Việt Nam và thủ đô Hà Nội đều có Văn Miếu.

Tóm lại, thời thế đã biến đổi theo chiều hướng khác biệt có vẻ tốt đẹp hơn.  Đạo nào cũng có lúc thịnh lúc suy.  Khổng giáo không phải là ngọai lệ.  Ở đầu thế kỷ 20, chúng ta đã nghe thấy các ông cựu học Nho giáo than thở là đạo Nho suy đồi làm cho đất nước sắp đến ngày tàn…  Thực tế hôm nay cho thấy không phải như vậy!   Ngoài ra còn có các nhận xét chủ quan như sau:

Mặt tích cực của Khổng giáo

Khổng giáo chú trọng đến việc giáo dục con người (riêng đức Khổng tử còn thấy vui thú trong việc dạy học).  Con người sinh ra vốn có tính thiện, nhưng sau này sinh ra gian ác vì chịu ảnh hưởng xấu xa của những kẻ xấu chung quanh. Dùng hình phạt để ngăn chỉ là bất đắc dĩ; nên dùng lễ nhạc để cảm hóa.  Công phu giáo hóa sẽ làm thay đổi tư cách con người: Dạy con người chú trọng đến chữ “Đức” (Tín và Lể); mở rộng lòng nhân cứu người (Nhân và Nghĩa); Dạy con người không tham lam chạy theo phú quý; lúc nghèo không thay đổi khí tiết; không bị khuất phục bởi các sức mạnh bắt phải làm sai đạo đức.

Nhờ cái căn bản luân lý của Khổng giáo để đạo đức hóa mọi tầng lớp xã hội qua Tam cương và Ngũ thường, mà dân tộc ta có văn minh, có văn hóa, có văn chương, có chính trị, có học thức để sinh tồn tại qua bao nhiêu giai đoạn khó khăn của lịch sử; kể cả trên ngàn năm đô hộ của Tầu.  Không có đạo Khổng có lẽ dân tộc Việt Nam ta đã biến mất trên mặt quả đất; hay vẫn còn mọi rợ ăn lông ở lỗ khi người Tây phương đem văn minh Tây phương đến nước ta.

Mặt tíêu cực và giới hạn của Khổng giáo

Quá tin vào thiên mệnh; xem nhẹ sáng kiến, chuyên môn.

Quá đề cao vai trò “Thiên tử, thừa thiên thụ mệnh.”  Tuy có khuyên vua phải theo đúng “đạo làm vua (hành động cho hợp lòng dân)” nhưng không đề cập đến cách kiểm soát vua chúa và quyền hành của họ để ngăn trừ chuyên chế và lạm quyền.

Đề cao người quân tử, kẻ sĩ; nhưng nhiều khi lại mỉa mai, miệt thi hạng thứ dân kém may mắn hơn.

Vai trò của phụ nữ trong xã hội bị xem thường.

Số, bốc, bói toán viển vông gây nhiều dị đoan xấu.

Triết lý về vũ trụ (âm dương tương đối) và Tam tài (Trời, Đất và Người - Trời Đất là cha mẹ, Người là anh em) cũng có nhiều điều viển vông khó hiểu.

Thủ lễ thì lắm sự câu thúc llỉnh kỉnh làm mất nhiều thời giờ và khó theo.

Tính tình chuộng thái êm ái, hòa nhã khiến cho dân nhu nhược.

Nhu dụng thì chuộng cách tiết kiệm, đơn giản khiến cho công nghệ, kỹ nghệ thô sơ, thiếu tinh xảo không cạnh tranh được với các nước Tây phương.

Như vậy, đạo Nho dùng để tự trị thân thì tốt; nhưng đem ra đối với đời cạnh tranh thì không mạnh.  Ngoài ra, nhiều thói hủ bại trong đời sống là do con người tự tạo ra chứ đạo Nho không chủ trương.

4- Đạo Phật

Giáo chủ Phật giáo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật Thích Ca Mâu-Ni (SaKya Muni) tên là Cổ Đàm (Gautama), tự là Tất Đạt Đa (Shidartha), con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng hậu Ma Da (Maya), nước Ca Tỳ La Vệ (Kapila-vastu) một tiểu quốc thuộc miền trung Ấn Độ, tức là xứ Pipaova ở phía Bắc thành Ba la nại (Bénares) ngày nay. (chữ Mâu ni chỉ là chữ thêm vào để gọi, ca ngợi sự trong sạch).   Đức Phật sinh vào ngày ngày rằm tháng tư âm lịch 624 năm TrCN.

Tuy là một Thái Tử sống một cuộc đời ấm no, gấm hoa trong cung điện, Đức Phật  vẫn cảm thấy những nỗi vô vị của vật chất.  Với trí thông minh, Đức Phật đã tự dấn thân đi tìm hiểu cuộc đời. Qua nhiều lần xuất cung du ngoạn, Đức Phật đã mục kích những cảnh khổ và thảm họa: Bệnh tật, chết chóc, già nua, nghèo túng. Ngài cũng nhận thấy lúc bấy giờ xã hội Ấn độ chia ra 4 giai cấp khác nhau từ cao đến thấp: Giáo sĩ, quý tộc, giới bình dân, nô lệ. Và có sự bất bình đẳng giai cấp không thể tưởng tượng được trong kiếp người.  Đức Phật thấy lòng thương chúng sanh nổi dậy, Ngài quyết định từ bỏ tất cả phú quý để  phát tâm tìm đạo năm 30 tuổi (sách Ấn độ nói 30 tuổi, sách Trung hoa nói 19 tuổi).

Sau 6 năm tu khổ hạnh trong rừng sâu và 49 ngày nhập định dưới cây Bồ đề, Đức Phật đã giác ngộ được đạo quả, xưng danh hiệu là Phật (Buddha, hay Thích Ca Mâu Ni – có nghĩa là “Tự giác”) và bắt đầu lên đường hành đạo, dẫn dắt những người đồng chứng vượt qua khỏi cảnh giới tối tăm đau khổ thế gian, đạt đến quá vị giải thoát và an vui -  nghĩa là kết thúc kiếp luân hồi để đi đến Niết bàn.

Niết bàn (Nirvana) của Phật gíao không phải là chốn thiên đường mà là một trạng thái linh hồn đã thoát khỏi cõi vô minh mê lầm mà vào cõi giác ở đó ý tưởng, cảm xúc, dục vọng không còn nữa.  “Nirvana” là một động từ có nghĩa là “dập tắt (dục vọng) đi.”  Niết bàn không phải là cõi hạnh phúc thiên đường mà hiện hữu ngay ở dưới cõi trần.

Phật đã nói:

“Tịch diệt ái dục là Niết bàn,”

Và:

“Ta là Phãt đã thành; Các ngươi là Phật sẽ thành”

Mọi người biết tu hành giác ngộ đều thành Phật. (theo Kim Long, Tríết sử Đông phương)

Sự xuất thế của đức Phật Thích Ca trải qua các giai đoạn thực hành các phương pháp tu tập, giác ngộ chân lý và thuyết pháp giáo hoá chúng sinh trong suốt 49 năm tại thể là một bài học sống động trong lịch sử xã hội loài người.  Phật vì một đại sự nhân duyên là “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” (Chỉ bày cho chúng sanh giác ngộ được trí tuệ sáng suốt Phật tánh) mà hiện thân ra cõi đời.  Ngài không đến với loài người bằng quyền uy, thế lực mà đến với một tâm đại từ bi, đại hùng lực để dẫn dắt con người tu tập pháp lành và cầu đạt được chân lý, giải thoát mọi sự khổ ở đời.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site