lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

...

Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ những người chung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏỉ vòng luân hồi.

Chức sắc: phải độc thân, ăn chay trường.

Tín đồ gồm 2 hạng: Thượng thừa (chay trường, diệt dục); Hạ thừa (chay từ 2 đến 10 ngày trong 1 tháng).

Kinh nguyện, Lễ vật: Mỗi ngày cầu kinh 4 lần: sáng, trưa, chiều và 12 giờ khuya. Lễ vật: chén trà, chén nước lã, 3 chén rượu (bất cứ rượu gì), hoa tươi, 1 ngọn đèn chong ngày đêm.  Lúc cầu kinh thắp thêm 2 ngọn nến.

Cao đài lấy con mắt làm biểu hiệu. Con mắt là Thiên nhãn được vẽ lại trong cảnh bồng lai. Mắt này do Ông (Quận Chiêu) sáng lập đã nhìn thấy 2 lần ở nơi khác nhau trên quận Phú Quốc là nơi Ông làm Quận trưởng.

Cầu cơ là lối duy nhất để hỏi ý Trời do đức Hộ Pháp tại Tây Ninh đứng đầu.   (NS. Legio Mariae, tháng 3 năm 1971 tr.33)

Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, dẫn thống kê năm 2010 của các tổ chức Cao Đài, đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc, khoảng 2,4 triệu tín đồ (hơn một nửa là nông dân), với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận ở 35/38 tỉnh, thành phố có đạo Cao Đài, thành lập 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài). Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa kỳ, Âu châu và Úc.

9- Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH)

Giáo Chủ của Phật giáo Hòa Hảo là Đức thầy Huỳnh Phú Sổ.

Đức thầy Huỳnh Phú Sổ người sáng lập ra Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, sinh vào ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, nhằm ngày 15 tháng giêng năm 1920 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang) gần biên giới Việt - Miên.

Ngài là người con trai cả của Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm, một hương tộc nổi tiếng và được tôn kính bởi dân chúng khắp vùng.

Sau khi đậu cấp bằng Tiểu học tại Tân Châu, Đức Giáo Chủ vì đau yếu liên miên, đã phải thôi học. Vì gia đình khá giả, Ngài có thể có đủ điều kiện học đến cấp cao, nhưng vì sự bệnh hoạn nói trên, khiến ngài không tiếp tục được.  Trong mấy năm từ 15 đến 21 tuổi, Đức Giáo Chủ mắc phải chứng bịnh trầm kha mà không một thầy thuốc Đông Y hay Tây Y nào trị được. Thì ra đó là cơ hội mà các đấng Thiêng Liêng dọn sửa phần xác thịt để Đức Giáo Chủ tiếp nhận những điển quang tinh anh mạnh mẽ sau nầy.

Kịp đến ngày 18 tháng 5 năm Kỹ Mão (1939), một ngày dáng ghi nhớ, một cuộc lễ vô cùng tôn nghiêm được cử hành tại Tổ Đình để cho Đức Giáo Chủ "Đền Linh Khứu sơn trung thọ mạng."  Bấy giờ Đức Giáo Chủ được 21 tuổi. Mặc dù còn bịnh hoạn dây dưa, gương mặt Ngài trông vẫn đẹp đẽ khôi ngô và trí huệ Ngài trở nên dị thường tỏ ngỏ. Bắt đầu từ đó Ngài chữa bịnh thuyết pháp và sáng tác Thi Văn Kệ Giảng.

Từ tháng 5 năm 1936, nhiều bịnh tà, bịnh điên nan y, đã được đưa đến tận làng Hòa Hảo và được chữa khỏi.  Ngài đã chữa khỏi muôn vạn dân lành. Vì vậy mà số người đến xin trị bịnh càng lúc càng đông. Kẻ ở xa xôi tận miền Trung hoặc Sài Gòn, Chợ Lớn, cũng như người ở gần gũi miệt Sa Đéc, Cần Thơ đua nhau đến nhờ Ngài cứu chữa.

Phương pháp của Đức Giáo Chủ rất đơn giản. Tùy theo triệu chứng của bịnh nhân, Ngài khi thì nước lã, giấy vàng, lúc thì đưa bông trang, lá bưởi…  Một điều đáng để ý là mỗi khi trị bịnh cho người nào là Ngài khuyên họ nên niệm Phật tưởng Trời và vái van Thần Thánh bởi vì:

Thành lòng nước lã nên hồ,

Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban.

Số người được cứu sống rất đông. Nhờ sự cứu bịnh đó của Ngài, Đức Giáo Chủ trong một thời gian ngắn khoảng một năm (1939-1940), đã thu hút được một số đông quay về ngưỡng mộ.

Thế mới hay Ngài đã thực hành phương pháp dự định trước kia là "dùng huyền diệu của Tiên Gia độ bịnh cho kẻ có căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư Vị với Trăm Quan."  Người ta đã cảm đức và ghi ân, nên đã trùng trùng quy y Phật Pháp.

Sau ngày "chịu lịnh Tây Phương thọ ký," tức là ngay 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, Đức Giáo Chủ ít trầm mặc và nói nhiều hơn xưa. Gặp ai Ngài nói nấy. Ngài nói về sắc diện, tính tình và tương lai của người đối thoại để gần cuối câu chuyện, Ngài khuyên làm lành, lánh dữ và nên tin Phật, xem Kinh.

Thế là trong số thập phương thiện tín tới viếng Giáo Chủ ngoài những người xin bùa, thỉnh thuốc, từ ấy lại có thêm nhiều người đến để, hoặc nghe Ngài giảng giải giáo lý nhiệm mầu, hoặc đọ sức thử tài xem coi sở kiến của Ngài có áp phục được họ chăng. Nhiều học giả đương thời sau một lần gặp Đức Giáo Chủ thì đều phục tài kính đức.

Lại nữa, lời văn của Đức Giáo Chủ có mãnh lực hấp dẫn quần chúng một cách lạ thường nên nhiều thính giả sau khi gặp Ngài liền phát tâm tu hành theo Đạo.

Ai đã từng theo dõi gót Ngài trong cuộc khuyến nông năm 1945, trong vòng 2 tháng với không biết bao nhiêu lý luận khác nhau, đều phải công nhận Ngài là bậc "mồm sông bút sấm."

Những cuộc thuyết pháp kể trên, nếu cộng với 107 lần chu du khuyến nông thuyết giáo trên gần khắp miền Nam năm 1945, chúng ta có thể nói Ngài đã trải qua trên một ngàn lần khuyến thuyết quan trọng với hằng ngàn đề tài khác biệt. Và nhờ những cuộc thuyết pháp này mà người mộ đạo quy căn, ngày càng đông thêm.

Nhưng công đức vĩ đại lớn nhất của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong việc truyền giáo là việc viết ra Kệ Giảng. Nhờ Kệ Giảng đó mới được phổ truyền một cách sâu rộng chủ trương canh tân Phật Giáo của Ngài và nhờ đó mà hằng triệu người mộ đạo và quay về với chân tính, tự tâm.

Những tác phẩm của Đức Giáo Chủ viết ra, phần nhiều thuộc thể văn vần. Ngài viết, dầu tản văn hay vận văn, điều đáng để ý là khi cầm bút thì cứ viết thẳng một mạch, không dùng giấy nháp. Có thể kể những tác phẩm trường thiên sau đây của Đức Giáo Chủ:

1. “Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm,” tức quyển nhứt, văn lục bát, dài 910 câu xuất bản lần đầu năm 1939.

2. Kệ Dân của Người Khùng,” tức quyển nhì, văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất bản lần đầu năm 1939.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site