lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

...

7- Đạo Tin lành

Đạo Tin Lành còn gọi là Cơ đốc giáo, cùng nguồn gốc với Thiên Chúa Giáo, Tin thờ Đức Chúa Giêsu và Đức Chúa Trời; và cũng đồng một giáo lý.

Đến đầu thế kỷ 16, ở Châu Âu, ông Martin Luther cùng với một số đồng bạn đã khởi xướng thuyết Cải Cách để lập thành Giáo Hội Tin Lành (gốc gọi là Thệ Phản – Protestant), dần dần với nhiều nhóm nhỏ với những giáo thuyết khác biệt ở nhiều nơi. Đa số đều chỉ nhận Đức Tin làm căn bản và chỉ muốn dựa hoàn toàn vào Sách Thánh, thay vì còn phải vâng phục vào phán quyết của Giáo Quyền phổ quát của Giáo Chủ Kitô Giáo ở La Mã mà Đạo Tin Lành cho là quá đáng (!)  Đồng thời Đạo Tin lành tạo nên một số nghi thức thánh lễ mới riêng biệt không theo Giáo hội La mã.

Tiết lễ

Tin Lành vẫn giữ một số tiết lễ của Thiên Chúa giáo nhưng không quá quan tâm về ngày lễ.  Chỉ giữ lại các lễ vinh danh Chúa Giêsu còn thì bỏ các lễ khác mà Tin Lành cho là không có chi phối gì đến đức tin và đời tín ngưỡng. 

Tin lành chỉ có 4 tiết lễ: Giáng sinh, Phục sinh, Thăng thiên và lễ Ngũ tuần.

Các Chức Việc

Hội Thánh Tin Lành không có phẩm trật,  Chính Chúa đứng đầu Thánh linh và ngự trị tại Hội thánh, còn lại tất cả đều bình đẳng, đều là chi thể của thân Chúa.

Tuy nhiên, vì công việc nhà Chúa, nên Hội Thánh có các chức nhiệm như sau:

Chấp sự

Mỗi Chi hội cử một số Chấp sự (có nghĩa là đầy tớ của Hội thánh) để coi việc tài chánh cho Hội Thánh và phụ tá cho Mục sư trong mọi công việc của Hội Thánh.

Truyền đạo

Truyền đạo có nhiệm vụ đi giảng đạo để giảng rao Tin lành. Những người này phải học qua nhiều lớp Kinh thánh.  Họ có thể là phó Mục sư.

Mục sư

Các vị truyền đạo sau một thời gian (ít nhất là hai năm) có thể được Hội Thánh phong chức Mục sư.

Mục sư lo phân phát lời Chúa, thực hành các nghi lễ của Hội Thánh, quản trị Hội Thánh theo kỷ luật Thánh của Chúa, chủ tọa các buổi họp của Hội Thánh. 

Nhiệm vụ của Mục sư rất quan trọng nên việc tấn phong cũng rất kỹ lưỡng.

Các Thánh Lễ

Thiên Chúa Giáo có các Bí tích, Tin lành cũng có một số bí tích nhưng ít hơn, họ gọi là Thánh lễ: Báp tiêm, Tiệc thánh, Hôn phối và An táng.

Đạo Tin Lành đến Việt Nam

Năm 1887 có Mục sư A.B Simpsom và năm 1893 có Mục sư David Lelachan của Hội Truyền giáo Cơ Đốc và Giáo Liên Hiệp từ Canada có đến Saigon và cổ võ việc truyền giáo.  Tuy nhiên Việt Nam đã đặt dưới sự bảo hộ củ Pháp; và căn cứ vào Hiệp ước đã ký với Việt Nam; người Pháp chỉ cho phép Thiên Chúa Giáo được tự do truyền giáo, còn các tôn giáo khác đều bị ngăn cấm.

Năm 1905, Hội truyền giáo Tin Lành Nam Trung hoa mở một hạt truyền giáo ở Long Châu; nhưng lần này cũng không thành tựu vì người Pháp không đồng ý,

Năm 1911 Tin Lành mới được du nhập vào Việt Nam nhưng chỉ được phép hoạt đông giới hạn ở một số nhượng địa; bắt đầu hoạt động tại Đà nẵng.  Năm 1920 Đạo Tin lành mới được tự do truyền đạo.  Đạo Tin Lành truyền giáo mạnh hơn các giáo phái khác vì có đầy đủ phương tiện và đi sâu vào dân chúng hơn.

Đà nẵng có một trường dạy Kinh Thánh để huấn luyện các Mục sư Tin Lành. Hiện ở Việt Nam có nhiều chi nhánh Tin Lành ở rải rác khắp các tỉnh chinh phục các tín đồ bằng cách truyền giáo trực tiếp hoặc bằng những lớp Kinh Thánh hàm thụ, như trường hàm thụ Sion tại Saigòn. Các Mục sư Tin Lành cũng chú trọng tới phương diện bác ái xã hội: mở những phòng đọc sách và những lớp sinh ngữ cho người lớn tuổi. Không có một bản thống kê rõ rệt về số tín đồ Tin Lành vì có nhiều chi nhánh khác nhau. (Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo sử, tr. 182).

Tóm lại, đạo Tin lành, tuy là cũng sung tín Đức chúa Giêsu, nhưng cũng đã từng bị người “amh em” (hang lãnh đạo giáo hội Thiên chúa giáo La mã và các chính quyên thân Thiên Chúa giáo La mã) kỳ thị và cản trở sự truyền đạo và phát triển….  Khi Thiên Chúa giáo La Mã bị cấm đạo thì có sự phản đối mạnh mẽ (có cả sự can thiệp quân sự để giải quyết sự “cấm” này).  Nhưng lại quay ra “cấm đạo” khác thì kể cũng hơi “lạ!”

8 - Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài là một tôn giáo vừa độc thần vừa đa thần (?) thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tên gọi “Cao Đài” theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao," nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.”

Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là đạo Thầy.

Người phát sinh ra Đạo Cao đài là ông Ngô Văn Chiêu (còn gọi là Quận Chiêu, từng làm quận trưởng ở Phú quốc).  Ông con nhà nghèo khó sinh năm 1878 tại Bình Tây, Chợ Lớn. Ông rất ưa đồng bóng và cầu cơ. Sau khi chiêu tập các đồng chí, ngày 7 tháng 10 năm 1926 nhóm của ông đã xin Thống Đốc Nam Kỳ cho hành đạo. Cũng năm đó, lễ ra mắt tôn giáo, có Lê Văn Trung được phong làm giáo tông, Phạm Công Tắc là Hộ pháp. Giáo tông và Hộ pháp đều có nhiều phụ tá giúp đỡ. Tòa thánh Cao đài giáo đặt tại Tây Ninh trên 1 diện tích rộng hơn 100 mẫu. (Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử tr. 165).

Tín đồ Cao đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là “Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba.”

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site