lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

...

Đền

Đền là nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử đã được tôn sùng như thần thánh.  Chẳng hạn như: Đền Hùng (Việt trì, Phú Thọ) thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua; Đền Phù Đổng (Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - bây giờ là Gia lâm, Hà nội), thờ Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương; Đền Hạ Lôi (xã Mê linh, Vĩnh Phúc) thờ Hai Bà Trưng; Đền Kiếp Bạc (xã Chí Linh, Hải Dương) thờ Đức Trần Hưng Đạo,  Đền Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, Lập thạch, Vĩnh Phúc);  Đền Nguyễn Trãi- Nguyễn Thị Lộ (xã Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình).…

Về kiến trúc, một ngôi đền thường chia làm hai phần. Phần nội điện (hay còn gọi là hậu cung) và nhà đại bái. Kết cấu này thường được bố cục theo lối chữ “Đinh” dân gian gọi là kiểu chuôi vồ.

Nhà đại bái lại chia làm 3 khoảng (3 gian hoặc 3 gian 2 dĩ) là trung đền, tả gian và hữu gian. Trung đền còn gọi là tiền tế, nơi có chiếu nghinh thần trong các cuộc tế.

Trước Đền có sân, cùng với trung đền làm nên một không gian thực hiện tế lễ trong các ngày giỗ thần ngăn cách với bên ngoài, có cổng đền. Cổng có cánh đóng mở để tỏ sự tôn nghiêm.

Thường thì các Đền không mở hội dân gian, chữ “Hội” ở đền chỉ có ý nghĩa là toàn dân họp lại thực hiện các nghi thức tế lễ, cầu cúng và thực hiện trình diễn lại các sự kiện lịch sử liên quan đến vị thần được thờ.

Miễu

Miễu (dấu ngã) là một ngôi Miếu (dấu sắc) nhỏ, dùng để thờ những người bất đắc kỳ tử gặp giờ linh.  Trước khi được lập Miễu thờ phụng, người chết này, theo tục truyền, có hiện hồn về với những quyền phép lạ chứng minh cái uy quyền của mình.

Am (chúng sinh):  Một cái “đàn âm linh” nhỏ dựng bên cạnh các nghĩa địa để thờ vọng chung các âm hôn, mồ mả vô chủ, vô danh. (Chữ “Am” cũng dùng để gọi một ngôi chùa nhỏ thờ Phật; “Am” cũng là nơi yên tĩnh để các sư Phật giáo tịnh tâm hay đọc kinh phật).

Tự điền, Tự trạch

Mỗi làng dành riêng mấy mẫu ruộng là tự điền; hoặc dành một cái hồ, cái đầm riêng gọi là tự trạch để mỗi năm lấy hoa lợi, ngư lợi ở đó mà dùng vào việc cúng, tế tự cho làng.  Làng nào không có tự điền, tự trạch thì dân làng phải đóng góp với nhau một khoản tiền; hoặc trích tiền từ công qũy để chi phí cho việc tế tự.

Người Thủ từ, Cai đám

Người được chỉ định trông coi đình miếu, lo việc hương đèn hương và giữ đồ phụng sự… Nhiều làng chỉ để Thủ từ lo việc giữ đình miếu; và cử riêng một người lo viếc cúng bái gọi lá Cai đám – Cai đám là một người đáng kính của làng; cũng là người thường đúng ra làm chủ tế.  Người Thủ từ được hưởng một ít hoa lợi của đình miếu và đôi khi được miễn cả thuế và tạp dịch.

Trong việc thờ Thần, cúng lễ là điều quan trọng – Không có cúng tế lễ, là không có sự thờ phụng.  Việc cúng lễ thường được thực hiện quanh năm (ngày sóc vọng và tiết lạp bốn mùa). 

Cúng lễ theo định nghĩa của Tử Điển Việt Nam Phổ Thông của Đào Văn Tập là:

Cúng: Dâng lễ vật lên thần thánh và tổ tiên (thần thánh đây phải hiểu là kể cả Trời Phật…) Cúng có thể có hoặc không có âm nhạc.

Tế: Cúng lễ theo nghi thức long trọng và phải cò âm nhạc (nghi thức Tế sẽ được bàn chi tiết ở phần sau).

Lễ: Cách bái lạy cung kính trước bàn thờ.

(Chi tiết về nghi thức Cúng và Tế lễ sẽ được bàn ở bài sau – “Tế Lễ”).

2- Đạo Thờ Cúng Tổ tiên (Ông bà)

Người Việt Nam thường ngoài tôn giáo riêng của mình, còn thờ phụng tổ tiên, ông bà.

Tương tự như đạo Thờ Thần, không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về thời điểm phát xuất “đạo” thờ cúng Tổ tiên Ông bà ở Việt Nam.  Có lẽ đạo thờ cúng Tổ tiên Ông bà bắt đầu phát triển cùng thời với đạo Thờ Thần ở Việt Nam vì tôn chỉ, nghi thức của hai “đạo” có rất nhiều điểm tương đồng.

Cây có gốc, nước có nguồn.  Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình.  Người con hiếu thảo phải biết ơn sinh thành.  Đã có hiếu với cha mẹ thì phải có hiếu với ông bà - tức là nhớ đến nguồn gốc của mình.  Lúc ông bà cha mẹ còn sống thì chăm lo phụng dưỡng, Khi ông bà cha mẹ chết rồi thì phải lo việc thờ phụng để tỏ lòng thành kính biết ơn.

Thật ra, ở Việt Nam,  gọi là “đạo” thờ Ông Bà Tổ tiên; nhưng không đúng nghĩa là một “đạo” (cũng tương tự như đạo thờ Thần); bởi vì không có Giáo hội, giáo chủ, giáo sĩ, giáo điều…  Đây chỉ là chuyện nội bộ gia đình, con cháu thôi.

Qua việc thờ phụng tổ tiên, người Việt Nam tin là khi chết thể xác tiêu tán nhưng linh hồn thì bất diệt; và người sống và người chết luôn luôn có một sự liên lạc mật thiết. Sự thờ phụng là một cách để giữ gìn mối liên lạc này.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site