lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

...

Chùa, Am

Chùa là nơi thờ Phật, là nơi tăng ni trụ trì, tụng kinh kệ.  Am cũng là nơi thờ Phật nhưng kiến trúc giới hạn, nhỏ hơn Chùa.  Am cũng là nơi để tăng ni nghỉ ngơi và học tập Phật pháp.

Thiền Viện

Thường đề chỉ tu viện Phật giáo.  Tuy nhiên nhiều ngôi Chùa lớn có cả nơi thờ phụng và tu viện cũng gọi là Thiền Viện. Thí dụ Thiền Viện Trúc Lâm Đà lạt, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn gọi là Chùa Lân (Uông Bí, Quảng Ninh)...

Tóm lại, ở nước ta, Phật giáo (và cả Lão giáo và Khổng giáo - Tam giáo) đã suy.  Thời thịnh đã có nhiều chùa được xây, làng xã nào cũng có chùa thờ Phật.  Dân gian vẫn còn sùng bái thờ phụng; tuy nhiên dân lành chẳng qua theo thói quen mà cúng vái chứ kỳ thật còn ít người mộ đạo thực sự hiểu cái mục đích xâu xa của Phật.  Thành thật chủ quan mà nói, Phật giáo có hệ thống “pháp” luật không được chặt chẽ - người nào, vì bất cứ lý do gì,  cũng có thể tự ý “xuất gia đầu Phật;” thành ra khó mà có cách kiểm soát thanh lọc sư sãi để chỉ có người thật tâm, có trí tuệ cao, muốn tu hành đứng đắn để tuyển chọn.  Trừ một số ít chân tu, còn nhiều hạng thường dân lười biếng mượn cửa Bồ đề nương thân, nuôi miệng.  Tệ hại hơn nữa là có nhiều kẻ hung bạo, vô thần gài toàn phe đảng bất lương của mình vào trú ẩn nơi cửa thiền để phá đạo, để cố tình gây tiếng xấu cho cả một đạo hạnh đã được gầy dựng bằng biết bao nhiêu công phu của tiền nhân…

Tóm lại, Đạo Phật có ba chủ ý: Một là nhìn nhận sự khổ não của kiếp người; hai là dùng tâm từ bi để cứu độ, và ba là tu để tìm giải thoát sự khổ não.  Đạo Phật lấy hư vô là tôn chỉ: Nếu chúng sinh bỏ hết lòng tham (dục vọng), rũ sạch bụi đời bám vào mình thì ngày sau mình được hưởng phúc hậu vô lượng.  Mục đích ấy cũng cao sâu và lạ; Song vì Phật giáo có nhiều điều kỳ ảo: luân hồi, siêu thoát, họa phúc, nhân quả… cao siêu khó hiểu (dễ bị hiểu lầm là chuyện dị đoan! Làm cho lòng người mê hoặc – như đã từng bị Đạo Nho bài bác, không cho là chính đạo?!)  Nếu mình chỉ là người nông cạn, chưa đủ khả năng, kiến thức và thiện chí để hiểu mục đích cao sâu của đạo Phật, thì cũng chẳng nên bài bác mà thành người vô hạnh.

6- Đạo Thiên Chúa (Công giáo

Thiên Chúa giáo cò gọi là Công giáo [1] do Đức Giêsu Kitô (Jesus Christ) là Giáo Chủ. 

Tuy du nhập vào Việt Nam mới hơn 300 năm; nhưng phải khách quan mà nói Thiên Chúa giáo là một tôn giáo có tổ chức quy củ và khoa học nhất.

Đức Giêsu Kitô khai sáng Thiên Chúa giáo tại nước Do Thái (Israsel) cách nay khoảng 2000 năm.  Thiên Chúa giáo còn được gọi là đạo Kitô Giáo hay đạo Kitô (do chữ “Christ” phiên âm ra là “Kitô”).

Thiên Chúa giáo tin thờ Đức Chúa Trời duy nhất; Đấng làm vua cõi trời, Đấng quyền phép và nhân từ, Đấng được tin là toàn năng đã làm nên mọi sự.

Thiên Chúa giáo tin vào Kinh thánh (Cựu và Tân ước), dưới sự hướng dẫn của Giáo hội Công giáo La mã, đứng đầu là Đức Giáo hoàng.  Cộng tác với Đức Giáo hoàng là hàng giáo phẩm (Hồng y, Giám mục, Linh mục, Phó tế).

Thánh Kinh (Cựu và Tân ước) là những sách được viết bởi người trần, nhưng qua sự linh ứng của Thiên Chúa. Tín điều căn bản hàng đầu là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất làm chủ toàn thể vũ trụ; và theo Thánh Kinh, Ngài diễn tả mình là Đấng Tự Hữu (Ego sum qui sum).

Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn loài muôn vật từ hư vô, có thể qua một tiến trình tiệm tiến lâu dài.  Thiên Chúa đã dựng nên các thiên sứ thiêng liêng vô hình, và giữa chim muông cầm thú, đã dựng nên loài người có hồn và xác.

Chẳng may vì Ông Bà Nguyên Tổ đã phạm tội bất tuân lệnh Chúa, nên Thiên Chúa ra án phạt nặng nề kéo theo nhiều hậu quả tai hại khôn lường. Nhưng vì lòng thương, Thiên Chúa đã hứa sẽ sai Đấng Cứu Chuộc để cứu vớt con người.

Đức Giêsu Kitô, là Con Thiên Chúa, khi xuống trần, đã mượn thân xác hữu hình như mọi người, để dạy dỗ và làm gương cho chúng ta, nên sau khi thọ hình, Ngài đã phục sinh vinh hiển. Đức Kitô đến chẳng những để cứu thế mà còn để bổ túc tất cả những gì thiếu sót trong Lề Luật Đạo cũ, thời Cựu Ước.

Những giáo huấn của Đức Giêsu Kitô và các Tông Đồ đã được gom lại thành Thánh Kinh Tân Ước, như để hoàn tất mọi điều mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại.  Đức Giêsu Kitô chịu khổ đau và chịu chết để dạy loài người về ý nghĩa của đau khổ và cái chết.  Đức Giêsu Kitô sống lại để chứng minh Ngài đã chiến thắng tất cả và bảo đảm cho ta sẽ được sống mãi với Ngài, nếu thực tâm muốn đi theo Ngài.

Đức Ki tô đã mời gọi các người tin theo Ngài trở thành dân mới của Thiên Chúa, và người ta bắt đầu nói đến Kitô giáo từ đó.  Con người được biết nhiều hơn về chính Thiên Chúa (như Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi), cũng như về cuộc sống và ý nghĩa đời người, nhất là biết rõ những phương thức chính đáng để sống và chuẩn bị cho cuộc đời vĩnh cửu mai sau.

Đạo Thiên Chúa có “Mười điều răn” căn bản.  Mười điều răn là danh sách các mệnh lệnh đạo đức và tôn giáo, theo Kinh thánh, được Thiên Chúa phán truyền cho Môi-sê ở núi Si-nai và được khắc vào hai phiến đá. Mười điều răn đóng vai trò rất quan trọng trong và Kitô giáo (và cả Do Thái giáo).

Mười điều răn như sau:

Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.

Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.

Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật.

Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.

Thứ năm: Chớ giết người.

Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.

Thứ bảy: Chớ lấy của người.

Thứ tám: Chớ làm chứng dối.

Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.

Thứ mười: Chớ tham của người.

Mười Điều Răn này chính Đức Chúa Giêsu Kitô đã thay Thiên Chúa làm trọn và dạy tóm tắt trong hai điều là: "Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra." (Ma-thi-ơ 22:37-40)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site