lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

…Mở mắt ra tôi thấy mình đang nằm trên một manh chiếu rách có lót rơm rạ ở dưới. Trời rét buốt. Ánh lửa cháy gần bên góc nhà làm tôi mường tượng ra một cái bếp đun củi. Tôi đang ở đâu thế này? Con ơi! Con đâu rồi? Mẹ đây… Nghe tiếng tôi ú ớ, hai người ngồi bên bếp lửa vội vàng đứng dậy, bước tới. Nhìn thấy người, tôi kinh hoàng những muốn thét lên. Chắc con người lại định giết tôi một lần nữa. Còn con tôi, họ đã giết nó hay bắt nó đưa đi đâu rồi? Nhưng không, hai khuôn mặt người đang cúi nhìn tôi kia lại có dáng vẻ khác hẳn. Già nua, tiều tụy, đói khát, sạm nắng gió, nhăn nheo, nứt nẻ đất ruộng. Và giọng nói vừa phát ra khàn đục, ốm đau… Xem chừng cũng khổ ải, xót xa, chân thiệt như bà con làng quê tôi. Họ vừa cứu sống chứ không phải giết tôi đâu. Nhưng còn con tôi, ai đã giết nó, bắt nó đi đâu rồi? Ối, con ơi!

Tôi lại ngất đi trong cơn mê sảng…

Đến chiều tối tôi mới mở được mắt ra. Sau khi nuốt mấy thìa cháo loãng ông bà già bón vào miệng, dần dần hồi tỉnh, giương cặp mắt ráo khô nhức như kim châm nhìn ân nhân, tôi nghe họ kể lại đầu đuôi câu chuyện.

Chiều hôm kia, ông già cùng mấy người hàng xóm đi đào củ nâu trong rừng về. Họ bắt gặp tôi đang nằm trong bụi lau sậy ngay lối rẽ đi xuống đường cái quan. Lúc đầu họ đâu có chú ý mà cũng không nhận ra. Đi qua rồi, ông già chợt nghe và nhớ hình như có tiếng ai rên rỉ ú ớ, mới lấy làm lạ bảo mấy người kia quay trở lại. Tôi đang nằm sấp, hai tay bị trói trật cánh khuỷu sau lưng, mồm ngậm khăn, quần áo bị xé toạc, ngực và mặt xây xát máu, tay chân bầm tím, kiến nhọt đầy người…

Cởi trói xong, khiêng vác về nhà, tìm thuốc lá đắp vào vết thương… họ chẳng biết tôi là ai, từ đâu tới? Mấy ngày sau, dẫu óc não gần như điên loạn, tôi vẫn còn chút ít tỉnh táo để giấu kín tên tuổi và kể cho họ nghe những tai ương bất hạnh của mình theo chiều hướng dễ hiểu, thuận tai hơn.

Tôi ở lại nhà ấy 3 tháng 14 ngày… Nhà có hai con trai đều chết trận cả hai. Ông bà coi tôi như con và tin rằng Trời, Phật sai tôi xuống trần gian để an ủi, chăm sóc tuổi già của họ.

Lẽ ra tôi đã nên chấp thuận làm con của một gia đình cùng khốn; dẫu bị nhấn chìm dưới vực thẳm đói khổ, nhưng được lũ ma quỷ vương triều quên đi, xóa gạch tên tuổi cung nữ phi tần bất hạnh tai ương này khỏi bộ nhớ độc địa dai dẳng của chúng, mà kinh tởm nhất là quan Thượng Thư Bộ Hình, kẻ đã nhiều lần hãm hiếp tôi… Nhưng ước muốn được trở về làng quê với cha mẹ già cứ luôn canh cánh bên lòng, hơn nữa tôi còn phải tìm con trai tôi… Một người mẹ sinh con ra mà để người ta cướp mất con đi, thì bất luận thế nào, cũng không còn được gọi là mẹ nữa! Một kẻ có tội! Một người mang tội lớn!

Lạ thật, lúc tỉnh khi mơ, bất chợt ở trong nhà ngoài đường, tự nhiên tôi nghe tiếng con tôi: “Mẹ ơi! Con đây…” Rõ ràng tiếng con tôi. Thế là, tim tôi dừng lại, sững sờ rồi oà lên gào thét: “Con ơi! Mẹ đây… Con của mẹ ơi! Con đang ở đâu?”

Nghe mấy bà trong xóm nói ở làng Bái Long gần hồ Cổ Mã, ngay đầu đường vào chùa Thiền Tâm có một ông thầy coi số rất hay. Mấy lần tôi đã định đến tìm Thầy…

Sáng ngày 11 tháng 2 năm Đinh Dậu, chẳng hiểu sao trong người thấy nôn nao. Ngủ dậy vừa mở cửa không rõ cánh chim hay cánh dơi đen thui từ ngoài trời vụt bay vào, loạng choạng va vào cây cột, rơi bịch xuống nền nhà… Mắt mình chưa kịp nhận dạng nó đã gượng dậy, đập cánh bay ra khỏi cửa…

Thấy tôi cắp nón sắp bước ra sân, ông bà hỏi ngay: Con đi đâu? Tôi thưa rằng con đi đây có chút việc. Họ nói, hôm nay “dương công kỵ nhật”, một trong mười ba ngày xấu của năm, đi đâu nhớ phải cẩn thận… Đắn đo giây lát nhưng cái lòng đã định rồi, tôi phải đi tìm Thầy, xin Thầy chỉ cho biết con tôi hiện nay ở đâu? Thế là tôi ra đi…

Bước chân như có ma đưa quỷ dẫn, ra khỏi nhà rồi là không thể nào dừng, chẳng còn cách gì quay trở về được nữa! Cơn gió lốc nổi lên. Gót chân nhẹ tênh, thoăn thoắt chẳng mấy chốc đã ra tới đường cái. Hồ Cổ Mã kia! Con đường theo lối rẽ tới chùa Thiền Tâm đó! Nghe nói nhà Thầy núp bóng dưới cây thị, hỏi bà con quanh đó chắc dễ tìm ra. Thầy ơi! Cái số con là cái số khốn số nạn! Có hai con mắt sáng sờ sờ mà rồi chẳng tìm thấy con đẻ của mình ở đâu. Còn Thầy, hai mắt tuy mù nhưng lại xuyên thấu cả màn đêm, chiếu rọi cả sáu cõi tâm linh… Kính xin Thầy chỉ cho con nơi chốn bọn ác quỷ vương triều cất giấu thằng bé ở đâu? Con cắn rơm, cắn cỏ… lạy Thầy!

Bỗng nhiên trước mắt tôi nổi lên một trận cuồng phong, ù ù cuộn tung đám bụi mù. Cơn lốc này dữ dội, khủng khiếp đến nỗi mấy người đang đi lại trên đường phải chạy rạt, đứng nép, run rẩy như những chiếc lá khô sắp bứt ra khỏi cành. Cỗ xe nào đang lao tới? Định thần lại, tôi cố hình dung ra xem có phải cỗ xe song mã ngày nào đã chở mẹ con tôi đi? Không phải! Đây là cỗ xe tứ mã. Những bốn con ngựa kéo! Cỗ xe này chẳng phải từ Thiên đình xuống, nó vừa mới từ Địa ngục lên.

Cỗ xe lao tới trước tôi rồi dừng lại. Tôi hét lên, định quay lui tháo chạy. Không kịp nữa rồi! Từ trên xe hai con quỷ vận toàn đồ đen, trùm kín mặt, nhảy xuống… Chúng ôm ngang lấy người tôi, vật ngửa ra; con cầm hai tay, con nắm đôi chân… và mau lẹ đến nỗi tôi chưa kịp nhìn, đã thấy mình bị tung lên, ném gọn vào trong xe rồi.

Cỗ xe lại rùng rùng chuyển bánh. Giải băng đen bịt mắt, buộc quấn quanh đầu chặt đến nỗi tôi tưởng hai con ngươi mình bật máu.

Xe dừng. Bọn quỷ lại xốc ôm tôi xuống, đưa tôi vào một căn nhà. Tôi biết là căn nhà bởi có tiếng chân ghế kéo lui xịch tới trên nền nhà. Chúng ấn tôi ngồi xuống trên một cái ghế đẩu không có chỗ dựa. Tôi loạng choạng. Chưa kịp lấy lại cân bằng, con quỷ đứng trước đã giữ lấy hai vai tôi để tôi khỏi ngã và lựa thế cho con quỷ đứng sau choàng tấm chăn đen trùm kín xuống đầu tôi. Tôi hét lên: “Cứu mẹ với, con ơi, cứu mẹ với!”. Dẫu chỉ còn là tiếng ú ớ từ trong chăn trùm kín, bọn quỷ hình như nghe thấy. Tôi đoán vậy, vì chúng dừng lại... Một con cười khẽ. Con kia nói nhỏ. Rồi chúng đưa đẩy, chuyền tay nhau vật gì đó. Tôi lại cố lần nữa hét lên: “Con ơi, cứu mẹ với! Con ơi! Con có nghe lời mẹ không?”. Tiếng kêu của người mẹ từ Địa ngục vọng về chắc con mình phải nghe thấy? Tôi tin như thế. Và kìa, tiếng con tôi, đúng tiếng con trai tôi, không thể lầm lẫn vào đâu được, vọng lên bên tai: “Có! Có! Mẹ ơi! Con đây!… Con nghe rõ lời mẹ…”

Một nhát búa từ phía sau bổ xuống, qua đầu, trượt xuống vai. “Con ơi!”… Tôi còn muốn kêu lên. Nhưng nhát búa thứ hai từ phía trước, tiếp liền, đã bổ xuống chính giữa đầu tôi.

Địa cầu vỡ đôi. Vũ trụ nổ tung. Máu và óc phọt văng, tung toé…

Từ Bên Ấy tôi sang tới Bên Này. Câu chuyện đời tôi là vậy.

Người cung nữ từ từ đứng dậy. Nàng ý tứ kéo váy lên để khỏi vướng chân, khẽ rùng mình.

- Tôi phải đi đây.

Hai chị em cũng đứng dậy.

- Tạ ơn các chị! Ngàn lần tạ ơn! Nhờ các chị mà tôi phục hồi được trí nhớ. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi kể chuyện này… Thôi xin phép, tôi đi…

Hai chị em cùng chắp tay lại, ấp úng:

- Bạn ơi! Có lẽ nào…

Người cung nữ cúi đầu, cắn môi. Ngẩng đầu lên nàng cười chúm chím, giơ ngón tay trỏ chỉ vào họ.

- Ơ? Cái vòng tròn sáng đang bao quanh đầu các chị kìa! Có thấy không?

Hai chị em ngơ ngác nhìn nhau, chẳng hiểu nàng nói gì.

- Vòng tròn sáng mờ mờ, chốc chốc lại lấp lánh - Nàng lại giơ tay chỉ - Các chị sắp… hạnh phúc, sung sướng!

Chúc mừng nhé… Thôi, tôi đi.

Vừa dứt lời, cung nữ đã vội bước. Trong thoáng chốc nàng trở lại nguyên hình đuốc lửa đỏ, hình như có xanh hơn, rồi nhỏ dần, nhỏ dần chỉ còn một đốm lửa…

“Con ơi! Con ở đâu rồi? Mẹ của con đây… ”

Tiếng nàng vọng lại cũng nhỏ dần, nhỏ dần.

Tắt.

CHƯƠNG 5
CHIỀU THỜI GIAN - THINK DIFFERENT!
HÃY NGHĨ KHÁC ĐI!

Lệ Uyên hỏi Thùy Dương:

- Này em, thử nhìn chị một tí xem chị thế nào?

Thùy Dương sững lại:

- Ơ! Chị… chị làm sao thế?

- Không biết nữa.

- Ừ nhỉ! Em cũng vậy.

Cả hai cùng cười. Nghe như hai giọt sương. Hai giọt trăng. Cùng rơi.

- Ồ lạ thật. Em có nhớ những gì về mình không?

- Không.

- Thế chị có biết những gì về mình không?

- Không.

Im lặng. Bỗng nhiên họ nghe tiếng ai đó vọng lên:

“Đời là sân khấu của những tấn bi hài kịch. Bốn ngàn năm lịch sử, cái người đóng kịch tài ba điệu nghệ nhất là ai các con có biết không? Nó kia kìa! Các con không thấy sao? Khi phải cười, nó cười; lúc cần khóc, nó khóc. Cứ y như thật. Và sân khấu ngập tràn máu, nước mắt. Nó là người, chỉ là người thôi. Vậy mà ma xui quỷ khiến thế nào, ai cũng coi nó là Chí Thần, Chí Thánh? Các con chẳng nhớ sao? Nỗi nhớ nào cũng ẩn chứa một niềm đau. Tất cả rồi sẽ qua đi và chìm vào quên lãng. Cũng có thể đó là điều may mắn cho chúng ta chăng?…”

Ai vừa nói gì thế nhỉ?

- Chị có nhớ chúng mình mới từ đâu tới không?

- Không.
- Còn ngọn lửa… đốm sáng ấy đâu rồi?

- Đốm sáng nào? Chẳng rõ…

- Kìa!

Trước mắt họ hiện ra những đốm sáng đang chuyển dịch về mọi phía. Một vài đốm sáng đi về phía họ. Đúng vào lúc hai chị em chập chờn nhận ra những hình người, vẻ mặt dường như đã gặp ở đâu đó một lần thì những cây đuốc người ấy lại đột ngột rẽ ngoặt vào một lối khác.

Hai chị em nắm tay nhau, cùng muốn đi tới, nhưng chẳng hiểu sao cảm thấy hình như đang đi ngược chiều lại phía sau. Thoạt tiên họ tưởng mình quay lưng, giật lùi? Đâu có! Rõ ràng họ đang đi ngược chiều thời gian. Cảm giác thật buồn cười nhưng thú vị, không khỏi làm họ bồn chồn. Thùy Dương nhận ra sự biến dạng kỳ lạ ở bà chị mình: vẫn là Lệ Uyên, nhưng Lệ Uyên này mới mười chín đôi mươi. Lệ Uyên cũng bất chợt nhận ra sự chuyển đổi của cô em: một Thùy Dương ở độ tuổi mười lăm…

Không có cái gương nào ở trước mắt để cho họ soi; đành vậy, người này chỉ có thể nhận ra người kia thôi. Tuy nhiên, cả hai cùng ý thức được một điều kỳ lạ là, ở Bên Ấy con người ta sống để rồi già đi, còn ở Bên Này, con người vẫn giữ nguyên hình dáng cũ hoặc có thể còn trẻ lại nữa!

Đột nhiên những đuốc lửa người hồi nãy vừa biến đi, bây giờ lại hiện ra. Họ hướng về phía hai chị em mà tiến tới. Lệ Uyên hoảng sợ ôm lấy Thùy Dương.

- Chị làm sao thế? - Thùy Dương khẽ gỡ tay Lệ Uyên ra - Họ cũng như chúng ta đây thôi, có khác gì đâu!

- Chị sợ quá, em ơi!

- Thì họ nhìn chúng ta chắc cũng như chúng ta nhìn họ. Chị tưởng chúng ta khác với họ lắm sao? Vớ vẩn!

Những đuốc người đến cách hai chị em chừng dăm chục bước chân rồi dừng lại. Cánh lửa rụng rơi lả tả quanh mình để hiện dần những thân người nguyên vẹn cả hình thể, vóc dáng từ đỉnh đầu tới gót chân. Ôi! Những con người, bà con anh em của chúng ta! Họ đang nhìn hai chị em bằng ánh mắt buồn nhớ và đau khổ. Nét mặt ai cũng hiền lành, tiều tụy, nhẫn nhục. Không thấy ai nở nụ cười trên môi. Cái thời cấm không cho ăn, cấm chẳng cho nói mà! Những con người tội nghiệp kia dẫu có lúc phải tính toán mưu toan, nhưng sự yếu đuối mệt mỏi đã nhận chìm, nhường chỗ cho vẻ chân quê, thực thà đến đau lòng.

Cũng có những người chẳng hiểu sao cúi đầu xuống, trông rất quen, như cố giấu khuôn mặt mình, tách ra khỏi đám đông, lặng lẽ đi lùi về phía sau?

Lệ Uyên nhìn theo những người này, cảm thấy hình như họ có mối liên hệ gì đây với mình. Ô kìa! Có lẽ nào...?

Có phải cái ông Đơ - Bí thư chi bộ xã kia, hồi ấy đã phê bậy bạ vào tờ khai lý lịch của con bé Mai Lệ Uyên, là gia đình địa chủ phản động có nợ máu với cách mạng, cấm cửa không cho vào đại học?

Có phải anh chàng Tốn, giáo viên cấp hai xứ Nghệ, học cùng khoá Sư phạm Vinh, Bí thư chi bộ lớp, đã tấn công, ngỏ lời yêu cô sinh viên Lý năm thứ nhất Mai Lệ Uyên nhưng không được cô này đồng ý chấp thuận…

Để trả thù, đồng chí Tốn lớp trưởng đã gửi thư về địa phương cô, trình bày hạnh kiểm, báo cáo tác phong tư tưởng Mai Lệ Uyên có vấn đề chính trị nghiêm trọng, đến nỗi quê hương Thanh Hoá anh hùng, một lần nữa lại gửi công văn vào bắt buộc Phòng Tổ chức, khẩn thiết yêu cầu Ban Giám hiệu Sư phạm Vinh phải mời Lệ Uyên ra khỏi trường, trở về quê tiếp tục lao động cải tạo!...

Cả hai con người khốn nạn, chẳng mấy may mắn đó mới vừa cháy lên trong bộ nhớ của Lệ Uyên đã lụi dần. Còn những hình nhân bí hiểm kia nữa, chị đang cố nhận ra, cũng rã dần, chỉ còn là những đốm lửa rồi tắt biến…

Bỗng nhiên, Thùy Dương cuống quít, kêu to:

- Anh Tiến!

Người ả vừa gọi là anh Tiến đó hiện nguyên hình trong bộ quân phục Trường Sơn, lính Cụ Hồ, binh chủng đặc công, mặt mày còn lem luốc đất cát và khói bom; một vệt máu chảy từ thái dương xuống cằm…

- Anh Tiến! Anh ruột của em… Anh Tiến ơi! Em, Dương đây…

Tiến sững lại, nhìn bất động, nghe tiếng ai gọi như từ xa lắm, nỗi buồn đau thương nhớ lan toả trên khuôn mặt gầy, hỏm hóp, già trước tuổi hai mươi, đang hoá dần thành đá tượng đài… Anh lính Giải phóng ngẩng đầu lên như kiểu “Rõ! Có tôi!”, rồi trở về vị trí, hoà vào hàng ngũ bước đi

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site