lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 36
MỔ RUỘT THỪA CHO THẰNG CU CON CÒ TOE. CÁI “NƯỠI CƯA” CỦA Y TÁ TOÀNH

Lại vòng vo Tam Quốc cùng Mao Chủ tịch bên Tàu sang tới Lê Trạch Đông bên ta, cùng với các đồng chí bần cố nông Hĩm Xoa, Cò Toe, Toành… về với cái ruột thừa của thằng cu con Cò Toe mổ cắt tối hôm đó.

Mổ xong rồi, thầy dặn vợ chồng Cò Toe, người nhà bệnh nhân, cho thằng bé uống nước cháo 3 ngày, sau đó ăn cháo trắng dăm ngày nữa… để vết mổ được hồi phục, trở lại bình thường. Cái hồi đói kém ấy, dân ta ăn cháo dăm ba ngày là chuyện bình thường, có khó khăn gì mà không thực hiện được. Nhưng chẳng hiểu sao, mới về nhà được một hôm, bà con thương cháu, có ai đó đã đem xôi và thịt lợn tới cho thằng bé ăn. Nghe đồn, lại còn cho ăn cả củ từ chấm mật nữa? Thế là, thằng bé lên cơn sốt, ôm bụng quằn quại. Ruột nó bục ra rồi, Trời cũng không cứu được. May ra có Đội… Nhưng năm 1952 đó làm gì đã có Đội! Nó chết!

Thầy đã mất công giải thích, mấy người trong bệnh viện cũng hết lời khuyên nhủ… Vợ chồng cò Toe xem ra đã có phần chấp nhận thông suốt. Cái số nó Trời không cho sống, phải chết là… đúng thôi. Họ bảo nhau vậy.

Nhưng đến cơn Trời long Đất lở, sục sôi Đấu tố này thì bố mẹ thằng bé, vợ chồng Cò Toe được y tá Toành mớm, ông Đội trưởng bơm… lại hùng hổ chồm lên, nhảy tới xỉa xói thầy…

“Vỹ! Mày giết con tao! Mày rạch bụng nó ra, nhét vào trong bụng nó một lưỡi cưa làm cho ruột đứt tung. Nó mới ôm bụng kêu la từ chiều tới nửa đêm gần sáng rồi… chết?”

Thầy ngạc nhiên không hiểu sao lại có chuyện nhét lưỡi cưa vào trong bụng? Lưỡi cưa gì nhỉ?

Nhất Đội nhì Trời! Bà con nông dân được Đội phóng tay phát động, vùng lên đấu tố thì trí tưởng tượng ngày xưa có một… bà đẻ ra trăm trứng… có một cái nỏ chỉ cần bắn phựt một mũi tên là giết chết tới cả ngàn thằng địch… cũng đều trở nên nghèo nàn vô vị.

Chứng cớ là, thằng Vỹ nó ngồi ở Nga Sơn, giả bộ cầm ống lắng úp lên ngực bệnh nhân nghe tim mạch, nhưng thực ra là để bắt tin tức của gián điệp ngoài Phát Diệm gọi vào!

Chứng cớ là, máy bay Pháp có lần thả xuống sau vườn nhà thằng Vỹ một quả bom câm; mở quả bom ra trong đó có cả một túi thuốc độc và một cái bị rất chi là to, toàn truyền đơn với truyền đơn!…

Bà con nông dân đã không nói thì thôi, chứ đã nói ra rồi thì cái gì cũng đúng cả. Đúng thôi chưa đủ, còn là Chân lý nữa. Ông Trời nghe, dẫu có lắc đầu cho rằng sai, nhưng ông Đội gật đầu bảo rằng đúng thì cuối cùng… bà con nông dân, Quân Chủ lực của Cách mạng vẫn đúng!

Khi ngón tay trỏ của vợ Cò Toe dí lên trán thầy làm thầy mất cân bằng loạng choạng suýt ngã ngửa, thầy vẫn ngơ ngẩn về chuyện cái lưỡi cưa nằm trong bụng thằng bé. Thầy từ tốn xin phép Đội được hỏi bà Toe xem cái lưỡi cưa ấy là lưỡi cưa gì? Bà Toe ngớ ra, quay đầu nhìn lên mấy ông bà Đội cầu cứu. Để gỡ bí nguồn cơn rắc rối, y tá Toành đang ngồi ở hàng đầu đám Quân Chủ lực vụt đứng dậy la lên:

“Cái nưỡi cưa của Pháp dùng để cưa cổ mấy ống thuốc tiêm ấy, chứ còn nưỡi cưa lào lữa! Nại còn khéo giả vờ giả vịt!

Nưỡi cưa ống tiêm thủy tinh, ló dài bằng hai đốt ngón tay, mỏng như cái ná núa… Vỹ! Mày còn chối lữa không?”

Đám đông nông dân bần cố bỗng nhiên ồn ào.

À ra vậy. Cái lưỡi cưa đựng trong hộp thuốc của Pháp, có lần thầy nhờ Toành cưa giùm một ống Quinoforme. Chẳng biết cưa thế quái nào mà ống tiêm thì vỡ, mảnh vụn rớt ra bàn, rơi cả xuống nền nhà. Tay chân anh ta lúc nào cũng… hậu đậu!

“Vỹ! Mày đã nhét cái nưỡi cưa đó vào bụng thằng bé, mày có chịu nhận tội không?”

“Dạ có”. Thầy ngẩng đầu lên nhìn mấy ông bà Đội. Những khuôn mặt bẩm sinh đã có cái vẻ chai lỳ tự nhiên vốn chỉ để cho thần thánh xui, ma quỷ khiến. Hơn cả thiên tai địch họa, họ đã làm cho long trời và lở đất. Khổng Tử, Lão Tử… Tử gì đi nữa, có sống lại, trước mắt họ rồi cũng phải cúi đầu chắp tay lại: “Vâng, tôi ngu…”

Quay sang nhìn Toành, chẳng hiểu sao thầy không căm ghét mà chỉ thấy thương hại. Quả thật bọn đế quốc đã ban phát cho Mai Duy Vỹ cả một kho tri thức, còn lũ phong kiến thì sao không san sẻ bớt cho Toành lấy một ống bò, một bốc… dăm hạt rơi vãi gọi là những thứ đó.

Quả là bất công, phi lý! Cần phải đạp đổ, phá sạch tan tành. “Du passé faisons table rase… Bien! Très bien”. Đúng! Rất đúng!

Toành hoàn toàn chẳng có lỗi gì khi sinh lòng ganh ghét với mình, còn mình thì đúng là có tội!

Đã sinh ra bất công rồi thì phải san bằng, cào lấp, tiêu diệt bất công cho đến khi nào trên đời này chẳng còn bất công nữa. Cách mạng là vậy. Lúc bấy giờ, chủ nghĩa Cộng sản thắng lợi trên toàn thế giới. Trái đất là một vườn hoa thắm. Người lớn, trẻ con nhảy múa, vui chơi ca hát. Trong trường học, các thầy cô giáo chắc phải vất vả lắm mới giải thích cho học trò hiểu được hai chữ “bất công!”

Cái Tâm của thầy con ạ, không hiểu sao, bao lâu rồi cũng ngập tràn niềm vui sướng hân hoan đó.

Ánh mắt thầy dừng lại trên khuôn mặt của Toành (anh em có người đùa cho là giống mặt ngựa). Anh ta ngoảnh đi. Tự nhiên thầy buột miệng nói:

“Dạ kính thưa Đội và bà con nông dân. Con đúng là người đã bỏ cái lưỡi cưa của ông Toành vào bụng cháu bé. Chưa đủ, con còn nhét thêm vào đó cả cái kéo, cái xê ranh tiêm thuốc nữa! Ha ha!”

Rồi thầy lắc đầu cười sặc sụa. Cười y hệt như lúc ở nhà vui với bạn bè, đùa nghịch với các con vậy. Thầy không còn nghe gì tiếng la hét, tiếng hô “đả đảo” đang ầm ào cả biển sóng bên lỗ tai ù đặc. Sau hai lần đấu, tiếng ầm ào cũng đã quen tai, nghe chẳng to hơn tiếng vo ve của con ong ruồi kia từ đâu bụi cây sau “khán đài” đấu trường, thấy động bay vào tới đây, đang lượn quanh đầu thầy… Cặp cánh, râu, càng nó đang gại gại sống mũi, vo vo bên tai mình: “Vỹ ơi! Làm sao thế? Có lẽ nào?” Thầy muốn trả lời nó: “Ong ơi! Giống loài cần mẫn, hữu ích, đáng yêu quý như em mà rồi con người vẫn có lúc chì chiết miệt thị: nuôi ong tay áo! Thế giới này đầy bất công phi lý! Lời nói của con người nhiều khi thật ngu xuẩn và ác độc!”

Thầy dừng lại, kinh hoàng chợt nghĩ: Ta đã hoá điên rồi sao?

Ngơ ngác nhìn quanh, đầu gục xuống, không khóc mà sao nước mắt cứ trào ra…

CHƯƠNG 37
TRUNG THU TRĂNG SÁNG…
CHUYỆN CHỒNG KỂ SAY SƯA,
VỢ NGHE ĐẰM THẮM

Trở về với câu chuyện đêm Trung thu năm 1950…

Sau khi mổ ruột thừa cho thằng bé xong, thầy trở về nhà vào lúc 10 giờ đêm.

Tội nghiệp mẹ con! Bị chồng đánh đã không để bụng giận chồng lại còn như biết lỗi nữa! Vịm cháo gà mẹ nấu ủ trong chăn đợi thầy về vẫn còn đủ hơi nóng. Ăn xong thầy tỉnh cả người.

Vợ chồng lại làm lành, thương yêu nhau. Mẹ sụt sịt khóc, hứa sẽ không bao giờ hỗn hào nông nổi như thế nữa.

Chiếc giường gỗ của thầy kê đặt trong buồng riêng, hai cửa sổ hai phía thông thoáng, từ đầu đêm tới bất chợt lúc nào trong tháng cũng thấy bóng trăng tròn hay trăng khuyết.

“Lệ Uyên đã ngủ rồi, mẹ nói, lúc mình về nó không biết”. Mẹ nằm xuống bên cạnh thầy. Cái tiếng “mình” ai vừa nói đó làm lòng thầy dịu lại, mềm đi…

Thầy kể cho mẹ con nghe về Bác Hồ

Bác Hồ hiện đang sống trên chiến khu Việt Bắc. Bác không có gia đình, không có vợ, chẳng có con… Một đời Bác hy sinh cho dân tộc, đồng bào… Hai mươi lăm triệu dân mình, hai mươi lăm triệu đứa con cháu yêu của Bác. Bác là vị cha chung của tất cả chúng ta.

Mẹ bảo, Bác Hồ mắt sáng như sao, người Bác đẹp thế, ai cũng thương yêu kính trọng, Bác muốn lấy cô nào mà chẳng được? Sao Bác không lấy một bà, để bà ấy nâng khăn sửa túi, lại còn phòng khi đau ốm, tuổi già đến, trái gió trở trời?…

Thầy nói, Bác còn thì giờ nào nữa, ngày đêm cùng mấy ông Trung ương, lãnh đạo toàn quân, toàn dân đánh giặc cứu nước, lo cho đồng bào ai cũng được ăn no, ai cũng được học hành… Bác mà cũng như chúng ta, ngày đêm vợ kè kè bên, con cái vướng víu… thì cái trí làm sao cho tĩnh, cái tâm bằng cách nào yên; còn hơi sức nào nữa mà lo cho dân từ bát cơm đến cái kim, sợi chỉ…

Mẹ hỏi, thế còn mấy ông trên Trung ương thì sao? Có ông nào cũng không vợ không con như Bác?

Thầy bảo, mấy ông ấy đều có gia đình riêng, vợ con tử tế cả. Chỉ có riêng mình Bác thôi là phải hy sinh trọn một đời cho dân cho nước vậy. Nghe mấy ông trên Tỉnh kể, có 8 đồng chí suốt ngày đêm ở bên Bác chăm lo bảo vệ Bác; 8 người ấy có tên riêng do Bác đặt cho là: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site