lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trần Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

Ông nội bảo, bà và mẹ Cò dệt chiếu, nuôi lợn gà, tôi làm vườn, còn anh Vỹ thì làm việc Nhà nước có lương rồi lo cái chi?

Mẹ con cũng không thuận lòng, cho rằng đất nhà ta là của ông bà tổ tiên để lại chứ có cướp không của ai đâu. Thầy cũng có ý nghĩ như vậy. Nhà họ Mai mình xưa nay, từ người cầm bút lông đến anh bút sắt, từ người cầm xê ranh chích thuốc đến kẻ làm ruộng, dệt chiếu… chẳng thấy có ai chơi không cả. Ai cũng làm việc cật lực sớm hôm, ai cũng cần kiệm từng hào từng xu…

Mẹ con đưa ra ý kiến hay là ta bán đi một mẫu ruộng, để lại một mẫu?

Ông nội con cười bảo, đã bán là bán tuốt tuột, còn giữ lại một mẫu dăm sào làm cái chi? Tiếc rẻ cái gì mới được chứ? Đi theo Cụ Hồ làm Cách mạng là để tiêu diệt áp bức bất công. Hay lắm, tốt lắm… Dân ta ai cũng đồng lòng mong muốn như thế cả. Đôi lúc thầy lẩn thẩn nghĩ, muốn có công bằng xã hội thì chỉ có mỗi một cách là, làm sao để người người, nhà nhà ai cũng nghèo khổ như nhau… Thế nhưng, bản chất của con người ta xưa nay là ham muốn, tham lam, ai cũng chỉ muốn sướng, chẳng ai muốn khổ cả… Thử nhìn xem loài vật nuôi trong nhà, cho chúng ăn ngoài sân kìa. Con nào rồi cũng muốn ăn nhiều hơn con nào, tranh giành mổ cắn nhau chí choé. Con vật tự nhiên mà còn thế, huống hồ con người mưu ma chước quỷ!

Công bằng xã hội ư? Hay đấy, tốt đấy… nhưng xem ra để làm được, thực hiện được cái mơ ước đó cũng chẳng dễ đâu! Còn lâu… Biết đến bao giờ?

Nhà ta bây giờ có hơn hai mẫu ruộng, trong khi làng xã có nhà chỉ có một hai sào, có người không có nổi tấc đất cắm dùi! Phải chăng như vậy là không hợp với Đạo Trời, Lòng Người? Nhiều đêm nằm nghĩ ngợi, thầy hết sức e ngại. Những năm Ba Mươi ở Nghệ Tĩnh dân chúng đã nổi dậy “đào tận gốc, trốc tận rễ” các tầng lớp “trí, phú, địa, hào” rồi; bây giờ thầy lo sợ rằng cái chuyện ấy đến lúc cũng lại xảy ra ngay trên quê ta cho mà xem”…

Hai tháng sau câu chuyện trong nhà hôm đó, ông nội con qua đời.

Lúc hấp hối ông có dặn: “Sau khi tôi chết rồi, con cháu có thương tôi thì nhớ đào huyệt chôn thật sâu, khỏi cần hòm ván… Càng sâu càng tốt… Tôi sắp về với Đất, Đất phủ che tôi… Tôi sẽ làm mồi cho giun dế. Có sao đâu! Tôi đã hoàn nợ cho Đất. Chỉ thương và lo cho con cháu còn ở lại Bên Này”…

Ông lại nói thêm, riêng để cho mình thầy nghe: “Anh Vỹ, thầy thấy anh biết thương người nhưng hình như chưa biết sợ người. Con người là giống loài đáng sợ nhất! Không phải lời tôi nói đâu, Cụ Phan Bội Châu nói đó. Cụ nói: “Loài gì đáng sợ nhất? Loài người!”

Ông mất rồi, không khí trong nhà u buồn thảm đạm. Bảo rằng có nhớ lời ông dặn không thì vẫn là có nhớ, thế nhưng cái lòng nghĩ về ông lại nhiều hơn nghĩ về mình, cho nên mọi sự trong nhà rồi đâu vẫn hoàn đấy. Ruộng vẫn không bán cho ai, mà nghĩ cho cùng thì biết bán cho ai lúc bấy giờ? Ai người ta dám mua? Mà có bán được đi nữa thì cũng phải lo tẩu tán ngay. Tẩu tán ra Hà Nội thủ đô, giấu biệt tăm tích, hoặc xuống tàu Hải Phòng di cư vào Nam chẳng bao giờ quay về quê quán nữa, may ra… chứ vẫn còn lù lù ở làng xã, không đi đâu ra khỏi xứ Thanh Hoá thì lưới trời vẫn không thoát!

Nhà họ Mai ta từ trong khí huyết tổ tiên di truyền lại những tố chất cũng thâm căn cố đế lắm. Nói ra thì động đến vong linh các cụ, xin được đại xá cho… Chẳng hạn, chỉ quen Cho và Mua chứ không bao giờ Bán! Ngay chuyện đổi chác ông bà nội con cũng chẳng mấy ưa. Trong nhà cái gì xấu, cái gì tốt là cứ thế giữ y nguyên mà dùng, dùng cho đến khi nào hư hỏng bỏ đi mới thôi… Bảo thủ đến thế là cùng!

Hồi còn nhỏ, có lần thầy đồng ý đổi cho thằng bạn cùng lớp một cây bút máy Kao-lô để lấy cái cặp da; chả là, nó thì khoái cây bút máy còn mình cũng thích cái cặp… Chuyện có thế thôi mà ông nội bắt con mình nằm xuống, lột quần ra, quất cho mấy roi quắn đít!

Ngay cả chuyện trong nhà dệt chiếu rồi bạn hàng đến lấy đưa ra chợ Hồ bán cũng vậy; nói là dệt chiếu để đổi lấy tiền có phần nào đúng hơn là bán lấy tiền!

Trở lại chuyện ruộng đất…

Nhà ta có bóc lột bà con nông dân không? Có! Lần đấu đầu tiên thầy cúi đầu xin nhận tội là có bóc lột nông dân, những gia đình bần cố nông làm rẽ ruộng, thuê ruộng.

Hồi xưa, từ thời các cụ, cứ 100 thùng lúa thì chủ ruộng thu của tá điền 10 thùng, mỗi thùng là 10 kilô gam. Mười phần trăm! Nhà bác Trần Vĩnh Quyền, bạn của thầy ở bên Nga Phú cũng thu theo tỷ lệ như vậy. Nhưng khi ra đấu trường bà con nông dân họ đâu có chịu cái 10 phần trăm đó! Họ la lối lên rằng địa chủ nhà họ Mai cứ 100 thùng thì lấy tới 50 thùng, có người hét lên 70 thùng; còn lại chỉ đủ cho họ hớp cháo… cầm hơi thôi!

Còn ở các nơi khác thì sao? Chẳng hạn, nhà chú Đoàn Hiền ở Quảng Trạch, Quảng Bình, một người bạn lớp trẻ của thầy thì cứ 50 phần trăm mà ăn chia. Mất mùa hay được mùa, cứ là chia đôi anh một nửa tôi một nửa… Địa chủ 50, tá điền 50! Xong!

Và mẹ của con nữa, cũng có lúc cho người ta vay tiền. Đây mới thật là đầu mối gây ra tai họa. Thời ấy, cho vay lúa vay gạo có lấy lời cũng đã là tội ác rồi, còn chuyện cho vay tiền lấy lãi thì đúng là… Trời không dung, đất không tha! Thầy làm ở nhà thương Thanh Hoá, ngoài việc chích thuốc chữa bệnh ra hầu như không biết, chẳng mấy quan tâm tới việc làm ăn của mẹ con ở nhà. Không hiểu mẹ con cho nông dân vay tiền lấy lãi bao nhiêu?

Ối Trời Đất ơi!

Ông Vỹ ngừng lại, nghển cổ, há miệng ngáp. Toàn thân run giật từng cơn… Con cá mới vừa bị lôi lên khỏi nước, nằm trên thớt đang ưỡn quẫy.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site