lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

Đọc “Ngày Long Trời Đêm Lở Đất”, tôi cảm nhận rằng Trần Thế Nhân đã thực hiện đúng thiên chức cao quý của người cầm bút để không tự nhốt mình trong cái “chuồng văn” tù túng, ngột ngạt với đủ loại ý thức hệ Mác-Lê, đảng tính, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa… vớ vẩn, nhảm nhí, không tự ép mình phải đi theo “lề phải” của kẻ cầm quyền, ông mới có thể sáng tạo nên một thiên tiểu thuyết – nói theo từ ngữ thời thượng trong nước – sáng giá như vậy. Sáng giá cả về tính chân thật, cả về mặt văn chương.

Bút pháp của tác giả bình dị mà táo bạo, trầm tĩnh, nhẹ nhàng mà da diết, xoáy sâu vào lòng người đọc. Lối viết hình ảnh, bóng bẩy, ẩn dụ đôi khi xen vào những triết lý sâu xa. Giọng văn hóm hỉnh, châm biếm, hài hước, trào lộng gây hứng thú dù bức tranh toàn cảnh thật vô cùng ảm đạm.

Có những câu nói thật thà, thơ ngây của nhân vật lại rất thâm thuý, nêu lên được thực chất của những vấn đề lớn. Chẳng hạn, câu nói mộc mạc của Thùy Dương, một nhân vật nữ: “Ông chồng yêu quý của em có lần bảo Bác Mao viết kịch bản. Nhà Hát tuồng Thiên An Môn diễn trước, rồi đưa sang Ba Đình Hà Nội… Ta cứ thế mà làm theo Tàu…”. Suy cho cùng, câu nói đó phản ánh sự thật nửa thế kỷ trước và cả sự thật ngày nay, và cả những gì rất đắng cay cho Đất Nước, cho Dân Tộc ta nằm đằng sau sự thật khốn nạn đó nữa! Đúng thế, như chúng ta đều biết, chính sự thần phục, quỵ luỵ đớn hèn và sự lệ thuộc nhục nhã của kẻ cầm quyền CS đối với “Thiên triều Đỏ” nửa thế kỷ trước và cả ngày nay đã gây cho Đất Nước ta biết bao tai ách, kể cả việc mất đất, mất biển, và hiện đang đặt Dân Tộc ta trước hiểm họa mất nước rành rành!!

Cái nhìn của tác giả đối với nông dân trong truyện rất công bằng: trong khi mô tả những “rễ chuỗi” gọi là “bần cố” có tính lưu manh, tham lam, độc ác, vô ơn vô nghì, gieo oan giá họa cho người ngay, ông lại đưa lên hình ảnh những người nông dân hiền lành bị Đội ép buộc phải miễn cưỡng “tố điêu” ở “đấu trường” theo lời mớm của Đội, nhưng sau lưng Đội họ vẫn lén lút, thầm lặng giúp đỡ cho người bị oan. Hồi đó mà dám làm như vậy thì thật là liều lĩnh, nhưng lương tâm thôi thúc họ phải hành động theo tính người, theo tình người, bất chấp hiểm nguy.

Khác với mấy cuốn tiểu thuyết viết về CCRĐ mà nhiều người đã biết, như “Ba Người Khác” của Tô Hoài, “Nước Mắt Một Thời” của Nguyễn Khoa Đăng, “Thời Của Thánh Thần” của Hoàng Minh Tường, cuốn “Ngày Long Trời Đêm Lở Đất” của Trần Thế Nhân không chỉ phơi bày rất rõ nét những tội ác tày trời trong CCRĐ, mà còn khéo léo vẽ lên bằng những đường nét ẩn dụ để người đọc tinh ý có thể liên tưởng nhận ra được bộ mặt thật của những thủ phạm chính đã gây ra tội ác.

 
Nhà văn mở đầu thiên tiểu thuyết của mình bằng mấy chương kể lại câu chuyện bi thảm của nàng cung phi thời xưa. Nhưng chuyện xưa lại phảng phất bóng dáng một nàng “cung nữ” thời nay - thời “dân chủ cộng hoà” - cùng với “Đức Vua” và viên “Thượng Thư” đầy quyền lực cũng thời nay… Hoá ra, “khúc cung oán” thời nay lại ngậm ngùi, ai oán, bi thương, thê thảm hơn nhiều so với “Cung oán Ngâm Khúc” thời cụ Ôn Như Hầu Ng. Gia Thiều! Lối mở đầu như vậy làm người đọc cảm thấy dường như tấn thảm kịch đầy máu lệ của một con người bé nhỏ, yếu ớt lại mở đầu cho cả một loạt thảm kịch triền miên của nhân dân…

Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong truyện tác giả đã nói rõ tuổi tác của “Đức Vua” «triều nhà Nguyễn»: «Năm ấy Người đã 66 xuân». Nếu lấy năm 1955 là năm xảy ra cuộc CCRĐ ở huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá để tính, thì năm sinh của “Đức Vua” thời nay nhằm đúng vào năm 1890. Một chi tiết khác – «Sáu năm trước, Triều đình đã xử chém ngang lưng một viên quan tổng kho. Dẫu y là công thần, đã từng theo gót chân Thiên Tử xông pha nơi lam chướng ngàn trùng, vào ra trong máu lửa, tên khuyển nho đầy tớ hoang dâm vô độ này đã biển thủ công quỹ và xài phí tài sản vương quốc để cung phụng tiệc cưới xa hoa của hắn….» – hoàn toàn ăn khớp với sự kiện ngày 5 tháng 9 năm 1950, viên Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục quân nhu của Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bị xử tử theo lệnh của “Đức Vua”, vì tên này đã phạm tội tham ô lãng phí, lấy của công để tổ chức đám cưới xa hoa của y. Vụ án này xảy ra đúng sáu năm trước cuộc CCRĐ ở Thanh Hoá hồi năm 1955 mà tác giả đã mô tả.

Giọng lưỡi của “Đức Vua” «triều nhà Nguyễn» nói về mình với nàng cung nữ – “Lòng Trẫm nặng một nỗi thương đau. Khanh có biết chăng? Trẫm thương những con dân cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, bầy trẻ lớn lên chưa được cắp sách tới trường… Đất nước ngàn năm loạn lạc chinh chiến; may Trời cho còn lại được ít ngày thái bình yên vui… Vậy mà nay ngoại bang quay trở lại xâm chiếm, cắt chia. Chiến tranh lại tiếp nối chiến tranh. Nghe tiếng suối khóc, lắng tiếng gió than, lòng Trẫm càng não nề xót xa. Trăng càng sáng, nước non xinh đẹp càng tang thương, lòng Trẫm càng nặng nỗi lo cho dân, chua xót niềm đau cho xứ sở. Trẫm làm sao nhắm mắt ngủ yên?...” – sao mà giông giống giọng văn trong «Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động… » của… Trần Dân Tiên đến thế!

Đó là vài chi tiết về “Đức Vua”. Còn về nàng cung nữ thời xưa thì những nét chấm phá rất nhỏ, như «cái áo màu xanh chàm kiểu bà ba không có túi, cái váy dệt thổ cẩm dài sát đất», «vẻ đẹp sơn dã thâm u», «giọng nói của đàn bà phương Bắc»… làm người đọc dễ nhận ra đây chính là cô thôn nữ miền núi, một đoá hoa rừng Việt Bắc, thậm chí người am hiểu có thể đoán được cả họ tên cô «cung nữ» bất hạnh thời nay. Ngay cả cái kết cục đầy bi thương của nàng trong truyện không thể không làm cho ta liên tưởng đến cái chết tức tưởi đầy oan nghiệt của người «cung nữ» thời «dân chủ cộng hoà» mà cô em của nàng đã kể lại cho người chồng chưa cưới của cô…

Người viết những dòng này cảm thấy dường như những chữ, những câu sau đây trong truyện cũng nhắm vào một hay những đối tượng cụ thể nào đó: …“Tội ác bọn Quỷ Thần vòi vọi/chồng chất đỉnh Muôn Năm!”...“Những cái gì trái phản với Tự Nhiên/dù bay có cố công vẽ tô xây đắp/thành đầu lâu Núi Tháp/rồi cũng có ngày rã tan đổ sập!/Chỉ cần nỗi oan khốc của một người đàn bà/ngây thơ chân thật/cũng đủ góp phần vào tiêu tan cả Ác Nghiệp/của một Quỷ Vương Chí Linh Chí Thánh Chí Thần!” (Khúc Dạo Đầu),… hay… «Im lặng. Bỗng nhiên họ nghe tiếng ai đó vọng lên: “Đời là sân khấu của những tấn bi hài kịch. Bốn ngàn năm lịch sử, cái người đóng kịch tài ba điệu nghệ nhất là ai các con có biết không? Nó kia kìa! Các con không thấy sao? Khi phải cười, nó cười; lúc cần khóc, nó khóc. Cứ y như thật. Và sân khấu ngập tràn máu, nước mắt. Nó là người, chỉ là người thôi. Vậy mà ma xui quỷ khiến thế nào, ai cũng coi nó là Chí Thần, Chí Thánh?...” (Chương 5)… hay lời của Thùy Dương nói với Mai Duy Vỹ: «Bác ơi! Hồi còn ở Bên Này, dẫu nhiều khi sống lăng nhăng bậy bạ, cháu vẫn ăn nói thật lòng không chút giả trá. Chị Uyên không am hiểu đời sống xã hội bằng cháu đâu. Cháu biết rõ, cái lũ tự phong ta đây là thần thánh, chẳng có đứa nào đáng được gọi là người, toàn một bọn chó má, quỷ sứ, đồ ba que xỏ lá cả!» (Chương 45).

Đặc biệt là tác giả đã giành cả chương 41 để mô tả cuộc hội ngộ kỳ lạ như trong giấc mơ của Mai Duy Vỹ, người tử tù của cuộc CCRĐ, với «Hoàng Thượng ngự trên Ngai Rồng Đỏ» : «Muôn tâu Bệ hạ!...» - «Ta không phải là Vua, chẳng phải Tổng Thống… Ta là Đấng Chí Tôn, Chí Linh, Chí Thánh, Chí Thần, Chí… (Đức Vua kịp dừng lại, suýt nữa thì Người nói thêm một chữ có thể làm lộ mình ra – người viết ghi thêm). Ta đây! Ta là người nô bộc trung thành của muôn dân. Hãy nghe và trả lời những câu hỏi của ta!»

Và cuộc đối thoại bắt đầu giữa Mai Duy Vỹ, người tử tù, với «Đấng Chí Tôn». Sau khi buộc tội cho Mai Duy Vỹ «Mi là thằng địa chủ phản động, bán nước hại dân… » và bị người tử tù này khéo léo, lễ phép phản bác lại, cuối cùng «Đấng Chí Tôn» đuối lý đã phải nói: «…Ta biết anh vô tội, lòng anh trong trắng. Nhưng… ta không thể cứu anh được. Mà cho dù ta có muốn cứu anh, ban lệnh xuống thì đã chắc gì quần chúng nhân dân người ta nghe cho? Cải cở thủ ti - CCRĐ là cuộc Cách mạng lớn nhất trong lịch sử đấu tranh giai cấp của dân tộc, mang tầm cỡ nhân loại… Trong cơn trời long đất lở này, sóng thần Cách mạng đang ào ào dâng cao, cuộn tới, bánh xe lịch sử đang lăn đi... Ai người bị cuốn trôi, nghiến nát âu cũng là lẽ thường tình. Miễn sao Cách mạng Thế giới đạt được thắng lợi cuối cùng! (Chữ đậm do người viết nhấn mạnh). Có một người phụ nữ lòng dạ còn trong trắng tốt đẹp hơn anh, còn đáng thương, đáng quý hơn anh ở cách đây không xa lắm… Một người đàn bà! Ta đau lòng nhắc lại: Một người đàn bà! (Ý nói bà Nguyễn Thị Năm chăng ?! – người viết ghi thêm) Anh đã nghe rõ chưa? Vậy mà ta cũng không cứu được! Mong anh thông cảm cho ta… »

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site