lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 32
TÂM TƯ TRONG TÙ. BỐ VỸ NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN MÌNH QUEN BIẾT NGÀY XƯA VÀ BÂY GIỜ

Ở trong phòng giam này, nhiều lúc không phân biệt được ngày và đêm.

Tiếng chó sủa trong làng ngoài xóm vẳng vào đây chẳng nghĩa lý gì: cái giống loài ba phải nông nổi ấy có thể gâu gâu sủa bất cứ lúc nào khi thấy có bóng người bóng ma…

Thật kỳ lạ. Nó có công với con người đến thế mà vẫn bị giống người nguyền rủa, khinh rẻ. Tiếng mèo kêu rất hiếm khi nghe thấy, một đôi lần trên mái nhà… Tiếng dế kêu tỉ tê, năn nỉ ngoài hè sân kia, chẳng hiểu sao lại khiến thầy cảm nhận ra màn đêm đang bao phủ trần gian và hình như còn có cả ánh trăng đang rọi chiếu. Ôi! Ánh trăng vàng từ thuở ấu thơ, đêm đêm theo ta lớn lên len vào giấc mơ, như thuốc mê làm dịu cơn đau người bệnh khi ta trực đêm canh giấc cho bệnh nhân sau ca mổ ở nhà thương Thanh Hoá!

Và tiếng gà! Tiếng gà vang lên trong xóm. Thầy nôn nao nhớ nhà, nhớ ông bà, cha mẹ… Nhớ buổi sáng nào thầy được đánh thức dậy khi sương sớm còn lãng đãng ngoài trời, trước sân; con gà trống đập cánh bên chuồng trâu, gà mẹ dẫn bầy gà con tục tục ra vườn kiếm ăn… Bà nội con đã thức dậy từ canh tư. Ngước nhìn trăng già cuối tháng trên mái bếp, lơ lửng phía đông ngoài biển kia mà cứ tưởng đâu mảnh trăng liềm đầu tháng ngây thơ tinh nghịch, đồ chơi của con trẻ bỏ quên đi còn rớt lại chiều tối qua trước sân nhà... Bà nhen bếp lửa sớm, gói sẵn đùm xôi nếp để con trai mang theo đi đường lên tỉnh học. Bà bảo, họ Mai nhà ta xưa, Cố ông đậu tới Thám hoa, ngày nay con gắng chăm học để đậu lấy cái bằng Thành chung, đừng để người đời chê cười, mang tiếng là con cháu dòng họ Nho gia... Và thầy đã không phụ lòng cha mẹ. Cái năm Mậu Dần 1938, cả tỉnh Thanh chỉ có ba người đậu đíp-lôm; thầy là một trong ba người đó…

Khi chọn nghề, ông nội muốn con mình làm nghề giáo, dạy chữ cho con cái nhà người, may còn được khoẻ nhẹ thân xác… Bà thì lại mong con mình học nghề y, làm ông đốc tờ chữa bệnh cứu người. Dạy học và chữa bệnh, hai nghề vốn bẩm sinh, lưu truyền đã bao đời, phụng sự cho dân ta, nghề nào cũng hiền lương cứu độ cả. Vậy mà, có ai ngờ đến cái thời buổi trời long đất lở này lại lật ngược, đánh tráo cả Chân, Thiện, Mỹ: chữa bệnh cứu người mà lại quy thành đổ bệnh, giết người!

Làm nghề giáo vậy mà ít nguy hiểm hơn. Thế mới biết ông nội con là người nhìn xa thấy rộng!

Thầy lại khóc, lại thương cho thân mình, vợ con mình.

Khóc hết hơi, cạn nước mắt rồi đờ đẫn nhìn quanh phòng giam. Những ngày đầu mới bị bắt, họ nhốt giam thầy ở cái điếm canh; sau đó, suy tính thế nào họ lại chuyển thầy tới chỗ này. Đây chính là đình làng xưa, nơi các bậc tiên chỉ cùng dân làng hội họp, lễ tết… Cái đình này còn tồn tại đến bây giờ đã trở thành hiếm hoi, bởi khắp nơi xứ Thanh Hoá, từ khi Dân chủ Cộng hoà lên, người ta đã đập phá cho kỳ bằng hết. Một mái bên đã sạt lở hư hại, còn lại cái phòng xưa kín như bưng của ông Từ giữ đình, coi kho là vẫn y nguyên. Tường gạch dày chắc, cột lim tròn to đùng, cánh cửa lim còn lớn và nặng bằng mấy cửa nhà ta… Chọn nơi này làm phòng giam nhà tù, mấy ông bà Đội Cải cách quả là khôn ngoan sáng suốt.

Thầy miên man nghĩ tới những nhà tù của thực dân, đế quốc. Những tên gọi dẫu xa lạ, đã mấy ai trông thấy, mà sao vẫn gần gũi quen thuộc: Hoả Lò, Côn Đảo, Lao Bảo, Kontum, Sơn La, Ban Mê Thuột, Thừa Phủ, Vinh… Một số người quen biết, thân thuộc của mình cũng đã bị tù đày ở những nơi ấy. Cụ Đinh Chương Dương, cụ Trần Thị Nam, ở nhà tù Hoả Lò. Cụ Đinh Chương Dương, bị Pháp cắt gân chân; cụ Trần Thị Nam có người con duy nhất là Trần Nhu, từ Liên Xô về nước cũng bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo và chết ở ngoài ấy… Cụ Dương mới mất gần đây. Cụ Nam vẫn còn sống. Và năm anh em ruột họ Đào… Anh cả Đào Duy Anh vào nhà lao Thừa Phủ, em trai thứ tư Đào Duy Dếnh ở nhà tù Sơn La… Em trai thứ nhì Đào Duy Phiên, em trai thứ ba Đào Duy Kỳ và đặc biệt, cô em gái út Đào Thị Đính, cả ba người này đều bị đày ra Côn Đảo…

Làm sao có thể quên mà không nhắc tới các anh Cao Hữu Duyệt, Trịnh Hữu Thường, Trần Mai Ninh, Thôi Hữu… Cả bốn đồng chí đều bị Pháp bắt tù, đày Lao Bảo. Anh Duyệt vào Đảng từ đầu năm 1930, làm Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của trường Quốc học Huế. Chưa học xong đệ tứ niên, mới 19 tuổi, chỉ vài tháng sau đó bị Pháp bắt, xử án tù 9 năm, đày lên Lao Bảo. Hai anh Trần Mai Ninh, Thôi Hữu là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Anh Trịnh Hữu Thường, điềm đạm, sâu sắc, nhân hậu… Ôi! Những con người quý giá vô ngần! Đã được gặp các anh rồi thì suốt đời không thể nào quên!

Nghe những đồng chí này kể thì thực dân Pháp nhốt giam họ trong xà lim, chuồng sắt, dưới hầm sâu lòng đất; vậy mà gặp cơ may, được tổ chức, có người vẫn vượt ngục thành công. Trở về giữa lòng dân, được dân giấu kín trong buồng, che chở dưới hầm sâu bí mật, thì cứ việc an tâm mà hoạt động cách mạng, say sưa lạc quan chiến đấu cho lý tưởng Cộng sản. Đế quốc phong kiến nào muốn truy lùng bắt giam họ lại cũng không phải dễ! Trường hợp anh Huỳnh Ngọc Huệ là một minh chứng cụ thể. Vượt ngục Daklay ở Kontum xong, trở về sống với đồng bào Thượng, không chỉ được bà con nuôi sống, họ còn giúp anh tìm đường ra tới Thanh Hoá. Ở Thanh Hoá, thuận lợi hơn, tình cờ và may sao, anh lại được bác Cao Hữu Lẫm, anh ruột Cao Hữu Duyệt, cưu mang cất giấu trong nhà. Huệ với Duyệt là đồng chí, biết quen nhau từ hồi Huệ còn học trường Kỹ nghệ thực hành, còn gọi là trường Bách Công ở Huế. Còn thầy và bác Lẫm là đồng nghiệp, cùng là thầy thuốc ở nhà thương Thanh Hoá. Tại nhà bác Lẫm, trong thành Thanh Hoá, thầy đã được gặp các anh Cao Hữu Duyệt, Cao Hữu Hiến, Huỳnh Ngọc Huệ, Phạm Triều, Trần Mai Ninh, Thôi Hữu… Cái tình của họ mình đã thấy và tiếp nhận. Cái lòng của họ mình đã cuốn hút theo từ những tháng năm ấy…

Phải kể cho con biết thêm về người vợ hiền của bác Lẫm - Nguyễn Thị Chinh, người đàn bà xứ Huế nhân đạo, thâm trầm, kín đáo, có lẽ không biết gì mấy về chủ nghĩa Cộng sản, thầy e chừng vậy, mà vẫn coi những đồng chí của em trai chồng mình như người thân yêu ruột thịt, nuôi giấu họ trong nhà… Giữa thời buổi đen tối hiểm nghèo ấy mà có những người tự nhiên dám sống như thế thật sự là những người can đảm!

Còn bây giờ… cái người khi không trở thành có tội với dân, kẻ thù của Đảng như Mai Duy Vỹ đây, thì đành chịu cứng, chỉ còn biết nằm yên chờ… ngày Đội tới dẫn đi cho ăn “viên kẹo đồng”!

Mà đâu phải chỉ riêng thầy, bác Trần Vĩnh Quyền, Chủ tịch xã bị bắt nhốt giam bên Nga Phú kia, cách mấy cây số đường chim bay chắc cũng đang nghĩ như thầy: Đây mới chính là Địa ngục Trần gian, nơi cùng trời cuối đất, chỉ còn mỗi con đường đi qua thế giới Bên Ấy…

Mấy ngày trước khi bị bắt, chẳng biết nguồn tin nào từ đâu ra đến tai thầy.

Bác Nguyễn Xuân Thuý, Thường vụ Tỉnh uỷ, cựu tù Côn Đảo những năm 30, bây giờ cũng trở thành một tên phản động đội lốt Cách mạng, vừa mới bị bắt, đã vào… tù!

Anh Đỗ Vân, bác sĩ, Trưởng ty Y tế Thanh Hoá, cựu sinh viên Đại học Y khoa Hà Nội, một thầy thuốc mà cả về nhân cách lẫn tài năng, bố Vỹ của con rất mến phục. Đỗ Vân là em ruột của Đỗ Thị Xuyến, dược sĩ hạng nhất Đông Dương; bà Xuyến là vợ của luật sư Phan Anh, bộ trưởng…

Đỗ Vân bị kết tội giết người hàng loạt bằng thuốc độc và dao kéo, cũng đã bị bắt trói, đưa vào… tù!

Anh Đặng Ngọc Khôi, bác sĩ trẻ lớp sau thầy, nổi tiếng vì bàn tay phẫu thuật tài hoa, cũng bị kết tội cưa chân, chặt tay hàng loạt các chiến sĩ ngoài mặt trận và là thủ phạm của mấy vụ giết hại các đồng chí lãnh đạo cao cấp đầy mờ ám hiểm độc.

Khôi là con bác Đặng Ngọc Thọ, y tá giỏi thời Pháp, đã từng làm ở nhà thương Thanh Hoá, tính tình nhanh nhẹn bộc trực. Năm khởi nghĩa 1945, nghe nói bác Thọ bị Việt Minh ta giết vì tội danh làm… Việt gian!
Khôi cũng vừa bị tóm bắt vào tù cùng một đợt với Đỗ Vân.

Chưa hết! Cao Hữu Hiến, Trưởng ty Lao động Thanh Hoá vừa mới bị bắt giam mấy ngày sau khi Nguyễn Xuân Thuỳ vô tù. Chú Hiến ít hơn thầy một tuổi nhưng vào Đảng sớm hơn, từ những năm đầu 40. Bạn học cùng trường Bách Công ở Huế với Huỳnh Ngọc Huệ, em út của bác Cao Hữu Lẫm và bác Cao Hữu Duyệt…

Chú Hiến đã hăng hái tham gia cuộc biểu tình đón Gô-đa thời Mặt trận Bình Dân, có lần ngang nhiên lên Bến Ngự thăm cụ Phan Bội Châu giữa ban ngày ban mặt, chẳng thèm để ý gì tới bọn chó săn mật thám của Pháp rình rập quanh đó!

Chàng trai sôi nổi gan góc họ Cao này đã từng đảm trách cương vị quan trọng của Ty Liêm phóng trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, truy đuổi lùng bắt bọn phản động chống phá nền Dân chủ Cộng hoà non trẻ, tên tuổi được nhắc đến như một huyền thoại trinh thám…

Người Cộng sản trung thành cuồng nhiệt với lý tưởng Cộng sản đã từng chịu những đòn roi tra tấn trong lao Thừa Phủ, ngục Kontum thời Pháp thuộc, bây giờ… được tính công trả ơn bằng những ngón đòn thẩm vấn quái lạ, những hình phạt khổ nhục học theo Tàu còn man rợ ngàn lần hơn thực dân Pháp… Cải cách Ruộng đất, Chỉnh đốn Tổ chức long trời lở đất đã quy chụp cho đồng chí này một tội danh mới chưa từng có trong lịch sử nhân loại, chẳng mảy may gì liên quan đến luật pháp của thế giới - Chống Đảng và phá hoại Cách mạng!

Đột nhiên, hình ảnh các đồng chí Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Thụ… hiện lên.

Hồi Cách mạng tháng Tám, tại Phòng Thông tin Thanh Hoá thầy được thấy hình ảnh của những người này. Những tấm ảnh của bọn Pháp ghi lại chân dung họ trong tù gây cho thầy một niềm kính trọng thiêng liêng. Đôi khi thầy vẫn cố tưởng tượng hình dung ra những khuôn mặt đẹp cao quý của họ mà lòng ngập tràn vui sướng, tự hào. Mình với họ đều là đồng chí. Thầy tự nhủ. Đến với Đảng Cộng sản khi đất nước còn tối tăm nô lệ, họ là những “nhà cách mạng” đúng theo nghĩa của ba từ này, còn mình đến với Đảng khi nước nhà đã độc lập, tự do, mình chỉ là “người đi theo Cách mạng”. Bởi vậy mình sẽ không tiếc sức, tiếc của, hiến dâng tất cả đời mình cho Cách mạng để xứng đáng với họ, xứng dáng với danh nghĩa “đồng chí”… Cái lòng thầy là như thế đó, con ơi!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site