lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Ngày Long Trời Đêm Lở Đất

lịch sử việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

Trẩn Thế Nhân

Tiểu thuyết Tập 1

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
09-2010

MỤC LỤC

Mục lục tập 1

Lời giới thiệu của Khối 8406                                       
Lời Nhà xuất bản Tổ hợp Miền Đông Hoa Kỳ                        
Khúc dạo đầu                                                                       
Chương 01 đến chương 24

Mục lục tập 2

Chương 25 đến chương 46
Lời bạt (Nguyễn Quảng Tâm)                                                       
Suy ngẫm khi đọc “Ngày long trời đêm lở đất” (Nguyễn Minh Cần) 

*/*/*

CHƯƠNG 29
NHỮNG ĐÊM TRẮNG

26 tháng Chạp năm Ất Mùi 1955. Ôi, cái ngày ấy nó rét gì mà rét dữ!

Hai cổ chân thầy bị trầy loét, bưng mủ. Chỉ cần khẽ cựa thôi cũng đã chạm vào miệng cùm, cứ như cưa như cắt không tài nào chịu nổi. Mấy đêm liền thức trắng.

Vừa chợp mắt, xỉu đi được một lúc lại chợt mở ra. Ồ lạ chưa, có cái gì nhám ráp phủ lên, cọ vào người mình? Thầy đưa tay sờ soạng… Rơm rạ đâu ra thế này? Ai mang vào đây? Thảo nào mình chợp mắt được một lúc. Thầy cứ nằm yên để cho những cọng rơm phủ lên trán, mũi và hít thở cái hương thơm thôn dã.

Hồi nhỏ, có lần thầy với anh Nuôi, hai tên ngồi canh bên nồi bánh chưng đêm 27 Tết rồi lăn quay ra ngủ quên lúc nào không biết. Nằm trong rơm ấm lắm. Một đêm vui, ôm lấy anh Nuôi nghe kể chuyện làng xóm. Lại cũng có lần thầy với chú Đông, hai anh em quần nhau trong đống rơm gần chuồng trâu. Chú ấy đã hay dỗi lại còn bẳn tính; hơi đụng một tí là nhè, lại đi mách bà. Lạ thật! Hồi ấy, thầy không hay biết gì hoặc giả không quan tâm gì chú em mình là con nuôi, con rơi ông bà nhặt được. Mãi tới sau này, khi vào học trường Cô-le-giơ trên tỉnh, khai giấy tờ, mới có người nói cho thầy biết. Biết là biết vậy thôi, chứ cái tình anh em lúc nào cũng ruột thịt.

Có tiếng người tranh cãi nhau trước sân, ngoài phòng giam, chen lẫn tiếng gió hú lùa qua lỗ thông hơi.

Bây giờ chắc độ khoảng 1 giờ sáng. Trời rét cắt thịt xé da thế mà sao ai đó vẫn còn thức để làm gì không biết.

Thầy dỏng tai cố nghe câu được câu chăng.

Thật không ngờ, ngoài kia hai anh dân quân vẫn canh gác ngày đêm, còn có đủ mặt cả năm người: chú Đông, Hĩm Xoa, Cò Toe, y tá Toành và ông Đội.

Qua câu chuyện của họ thầy mới hiểu ra: đã hai hôm nay nhà họ Mai chẳng còn cái gì để đổ vào miệng; sau khi bà chết rồi, mẹ cũng lăn ra ốm và không ai đưa cơm đến cho thầy.

…Gọi là cơm cho nó ra vẻ chuyện ăn uống của con người thôi, chứ cái đọi cháo mẹ và chị con đưa tới cho thầy hai hôm trước chỉ có mỗi nhúm gạo nấu với lá khoai và đụt khoai.

Mẹ bảo, mẹ phải thức dậy lúc nửa đêm, lén bò ra luống khoai nhà mình sát bụi tre, dùng con dao cùn đào bới… Khoai đã thành củ đâu, chỉ mới nhú ra đụt, giải khoai. Đang đào đang moi thì con chó nhà Đông nó mới chạy ra, may mà nó không sủa, lại còn vẫy đuôi ngửi hít bên chân nữa. Hú vía ba hồn chín vía! Nó mà sủa thì vợ chồng Đông thức dậy, Quân Chủ lực nông dân cứ là xông ra đạp đầu mình xuống đất. Khoai là khoai mình trồng, ấy thế mà lại phải lén lút đi ăn trộm về. Có khổ nhục không, hở Trời!

Vậy là hai hôm nay không ai đưa cơm cho thầy!

Thế thì, cục cơm độn khoai và mấy củ sắn thầy nhận được từ tay anh Tình, dân quân canh gác ở đây là của ai? Của ai nhỉ?

Ai mà to gan lớn mật dám đưa vào đây? Anh Tình này chăng?

Thầy nghĩ. Cứ nhìn vẻ mặt kín đáo lạnh lùng của anh bần nông này thì… thật khó đoán.

Thầy nhớ lại tháng 3 năm Ất Dậu 45, khi ông nội con sai người nhà khuân cái nồi ba mươi cháo ra đầu ngõ để cứu đói cho làng xã thì ông bố đẻ ra Tình là người đến trước tiên. Lúc đưa bát cháo để anh Nuôi múc cho, ông này cúi gập đầu xuống nói: Kính lạy ông bà, một miếng khi đói bằng một gói khi no, qua cơn đói kém lần này, chẳng biết con có còn không hay là chết; dù có về Âm phủ con cũng đội mồ lên ghi nhớ ơn cưu mang của ông bà!...

Hồi ấy, cứ mỗi tuần ông bà nội con nấu hai nồi cháo như vậy.

Mẹ của Tình cũng có lần lên nhà ta xin thuốc, chích thuốc. Những người này có tiền đâu mà trả, mà thầy cũng chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện lấy tiền của họ.

Vậy thì, ai là người hai hôm nay đưa cục cơm, củ sắn cho mình?

Cứ nghĩ tới cái nhìn rụt rè sợ sệt, đảo bốn phía quanh buồng giam, bàn tay lóng ngóng lấy gói bọc lá chuối khô lôi từ trong túi áo lưng quần ra đặt vội trước mặt thầy… “Ông ăn đi cho đỡ đói”… “Ai cho tôi thế này?” Thầy ngạc nhiên hỏi. “Không biết! Không biết!”. Lắc đầu, đáp khẽ, vội vã bước ra ngoài… anh ta còn ngoái lại nói: “Tóc ông bạc trắng hết cả rồi!”

Bây giờ thì Tình đang phân bua với những người kia về chuyện mình đã quẳng ít rơm rạ vào phòng giam để thầy lấy cái phủ đắp lên.

“Mày thương thằng Vỹ hả?” - chú Đông nói, nghe như quát nạt.

“Ái chà! Anh lày nại muốn nàm tay sai, niếm gót cho thằng địa chủ bóc nột, áp bức nhân dân, phản động bán lước đây”.

Y tá Toành hay lè nhè, mồm nồng nặc rượu, vừa tiêm thuốc cho bệnh nhân vừa thô tục cà chớn… không thể lẫn đi đâu được.

“Rét! Rét cái gì! Chỉ mình thằng Vỹ biết rét thôi hử, thế còn trẻ con người già, nông dân cả cái Nga Bạch, Nga Sơn này người ta không ai rét hay sao? Cho nó chết!” - Hĩm Xoa nói.

“Cho nó chết!” - Cò Toe đế thêm, lặp lại.

“Ló bóc nột, ló hãm hiếp dân nành, ló nhai xương hút máu bà con lông dân bao lăm lay, trong người ló còn ói mỡ nà mỡ, anh no cho ló rét ló nạnh nà nghĩa ní ra nàm sao?”

“Nó chưa chết ngay đâu!” - Ai đó nữa, vừa nói vừa ngáp.

“Còn nâu ló mới chết!”

Chờ cho mọi người nói xong, ông Đội người Nghệ An vừa rít một hơi điếu cày dài, sặc sụa ho, lấy tay vỗ vỗ vào miệng ống điếu nói:

“Tôi đã trao đổi mấy lần rồi và các đồng chí cũng đã nhất trí thông qua trong cuộc họp hôm trước là, ta phải nhét một cái que sắt ngang mồm thằng Vỹ, lấy dây buộc ra phía sau gáy, ngăn sao cho hai hàm răng khỏi chạm vào nhau, để nó khỏi cắn lưỡi tự tử. Kinh nghiệm xương máu đấy, các đồng chí ạ. Ở trong quê tôi đã xẩy ra mấy vụ tự tử vì thiếu cái que sắt gang mồm mấy thằng địa chủ… Tại sao đến bây giờ các đồng chí vẫn chưa… thi hành?”

Thầy giật nẩy mình. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới bây giờ, đã có khi nào nghe cái chuyện quái ác, lạ lùng như vậy? Ừ thì mình là con ngựa, con trâu để con người họ làm cái trò đó cho đành một thể; đằng này mình là con người! Họ chẳng bàn kín với nhau ở đâu, sao lại kéo nhau tới đây cố ý rót vào tai, đổ vào óc mình những lời ấy, ra cái điều để cho mình biết rằng mình chẳng còn được là cái con vật nữa hay sao? Còn họ là… là Trời, hơn Trời nữa, Trời cũng phải đội họ lên đầu. Nhất Đội nhì Trời mà!

Thầy ứa nước mắt.

Nghĩ tới cái đêm tháng trước đây họ dùng dây thừng buộc hai ngón chân cái thầy rút ngược lên xà nhà, để đầu và hai tay rơi thõng xuống, rồi… cứ gậy tre, gậy lim, hai người đứng hai bên phang đập vào ống chân, sau lưng, trước bụng… vừa hét vừa la bắt thầy phải nhận tội là đã cưa chặt hết chân tay của 51 anh Vệ quốc đoàn, đã tiêm và cho uống thuốc độc giết chết gần cả trăm bà con nông dân, trong đó có bốn phụ nữ mang thai, vị chi là 8 mạng một lúc; không phải, những 9 kia, vì có một bà mang thai đôi, sinh hai đứa…

Thầy kêu lên trong cơn đau: Thưa các ông bà Đội, các ông bà nông dân… Vâng, tôi xin nhận tội. Tôi đã cưa, đã chặt, đã tiêm thuốc độc, đã giết chết… nhưng không phải chỉ có thế thôi đâu, nhiều hơn, nhiều hơn nữa… Một ngàn chín trăm năm mươi lăm người kia! Nghĩ tới năm 1955 tự nhiên thầy buột miệng nói vậy.

Và thầy hét to: Đúng tôi đã giết người. Giết bằng dao! Giết bằng xê ranh! Tôi đã cầm xê ranh đâm cả đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, đâm cả Chủ tịch tỉnh, đâm cả Trưởng ty Công an! Rồi thầy cười sằng sặc. Hình như trong bọn họ có người không nhịn được cũng đã cười theo.

Ngay lập tức, Cò Toe cầm cây gậy lim vuông cạnh, gõ một cái thật mạnh vào đầu gối chân phải thầy. Rồi tiếc rẻ, gõ thêm một cái nữa còn mạnh hơn, vào đầu gối bên kia.

Họ cởi tháo dây thừng, định để thầy ngối xuống đất nhưng thầy đã ngã vật ra… Máu từ trong lỗ mũi, ộc tuôn xuống nền nhà. Chờ cho thầy mở mắt, họ lại tiếp tục tra hỏi thêm về hai tội nữa.

Tội một: Cắt dây điện!

Thầy trả lời họ: Khắp cả Nga Sơn và Thanh Hoá, mọi nhà dân đều thắp đèn bằng dầu trảu, dầu lạc và rất ít dầu hoả; tìm đâu ra dây điện đèn ngoài đường? Nếu còn sợi dây điện nào từ thời Pháp thuộc để lại thì cũng chỉ để giăng phơi quần áo. Tôi cắt dây điện để làm gì? Cắt ở đâu? Ai thấy tôi cắt?

Họ bảo: Cái năm mày làm y sĩ cưa chân chặt tay các anh Vệ quốc đoàn, mày đã dùng liềm, trèo lên cây quạc cho đứt dây điện để đơn vị bộ đội không bắt liên lạc được với Bộ chỉ huy. Rồi máy bay Pháp tới, mày còn giả vờ đi ỉa; chui vào ngồi trong bụi cây, bấm đèn bin lên trời làm hiệu cho Pháp nó bỏ bom! Còn chối nữa không? Ai thấy thì làm sao mày biết được, mà biết để làm cái chi! Có người thấy. Thấy rõ ràng. Quần chúng,

Quân Chủ lực trăm tai, trăm mắt…

Còn tội thứ hai nữa, tội này rất nặng, rất to!

Mày đã từng bắt liên lạc với các cha cố ở Bùi Chu, Phát Diệm, từ đó mày cấu kết với Pháp. Mày quen thân với thằng Lê Hữu Từ, trùm sỏ Công giáo… Còn chối nữa không?

Thầy trả lời họ: Tôi là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam. Tôi chỉ thờ các ông Mác, Ăngghen, Lênin, Stalin và Bác Hồ… Ngoài họ ra tôi thờ ông bà, tổ tiên. Tôi không theo tôn giáo nào. Những người Công giáo yêu nước như bác sĩ Vũ Đình Tụng, có con trai hy sinh ngay những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi cũng kính trọng họ…

Họ cắt ngang lời thầy: Vỹ! Mày nói bậy! Tôn giáo tức là quân phản động, bè lũ tay sai của đế quốc phong kiến, chống phá Cách mạng… Chỉ có người Cộng sản, nhân dân ta mới yêu nước, ngoài ra chẳng có ai yêu nước hết! Hãy nhận tội đi! Trong nhà mày có đủ sách Tây sách Tàu. Rất nhiều sách chữ Tây. Có một quyển rất dày, to bằng cái gối, trong đó chụp đủ hình bọn vua quan phong kiến, thực dân… Có cả ảnh Giêsu nữa.

Đúng không?

Trong đầu thầy bóng tối dần dần chuyển thành ánh sáng. Thôi chết cha rồi! Hoá ra là…

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50

@ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site