lịch sử việt nam
Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
...
Tóm lại, nước Việt đã trải qua biết bao nhiêu cuộc hưng vong phế chuyển nhưng việc Thờ Cúng Ông Bà vẫn còn tồn tại. Người Việt đã theo nhiều tôn giáo ngoại nhập khác nhau nhưng cũng không bao giờ vì tôn giáo riêng của mình mà bỏ quên tổ tiên.
Tất cả các chuyện xẩy ra cho gia đình trong đời sống hàng ngày Ông Bà Tổ tiên đều được nhớ đến, và khấn vái xin phù hộ.
3- Đạo Lão
Lão giáo một trong Tam giáo đầu tiên du nhập vào Việt Nam qua các quan cai trị người Trung hoa trong thời kỳ Bắc thuộc, bị đô hộ.
Người sáng lập Lão giáo là Lão tử. Lão tử chỉ là danh hiệu. Tục truyền khi Lão tử khi mới sinh đầu đã bạc cho nên có hiệu là Lão tử. Theo Phan Kế Bính, Lão tử, còn gọi là Thái thượng Lão quân, tên thật là Lý Nhĩ tự là Bá Dương hiệu là Lão Đam người nước Sở, sinh năm 570 Trước Công Nguyên - TrCN - (năm thứ 3 đời vua Định Vương nhà Đông Chu – hơn Khổng Tử chừng 20 tuổi). Cũng có sách lại ghi là Lão tử sinh vào năm thứ 10 đời vua U vương nhà Tây Chu (thế kỷ thứ 8 trước công nguyên). Năm sinh và năm mất của Lão tử vẫn còn được tranh cãi.
Lão tử soạn ra “Đạo Đức Kinh” gồm năm ngàn câu, chú ý theo sự tu thân tích đức theo tự nhiên thanh tĩnh để được siêu thoát. Đạo là nguyên lý vô hình vố sắc, đã sinh ra âm dương trời đất muôn vật muôn loài theo luật tuần hoàn mà biến cải tự nhiên; Nghĩa là muôn việc cứ để cho biến hóa tự nhiên (không cần phải làm gì thêm). Con người muốn được tiêu diêu thanh thản thì không cần phải lo lắng, nghĩ ngợi. Có nhiều người nói là Lão tử là một triết gia hơn là một giáo chủ; và tôn chỉ của Lão tử chỉ là một học thuyết, không phải là giáo điều.
Lão tử lấy sự “thanh tĩnh, tự nhiên” làm tôn chỉ. Đây một ý tưởng rất cao; người thường khó mà hiểu thấu đáo được: Về tình người và tình đời, cứ lấy cái “thanh tịnh vô vi” đối với cuộc đời. Không để một chút tơ vương gì của cuộc đời xâm phạm vào cái thú ung dung, nhàn nhã, khoan thai của mình. Việc đời xẩy đến đâu đối phó đến đó, không cần phải hao tổn thể lực và tinh thần. Cứ để tự nhiên thì mọi chuyện sẽ yên ổn, đâu vào đó, thiên hạ sẽ “vô vi an trị” (vô vi mà an thiên hạ). Sự tiêu cực này bị Nho giáo bác bỏ. Những người phóng khoáng, ưa thanh tĩnh, biết nhẫn nhục đều hợp với đạo Lão.
Lão giáo bành trướng mạnh ở Việt Nam từ thời Đinh Tiên Hoàng (năm 968-979). Đến đời Lý Anh Tôn (1138-1175) thì Lão giáo được dùng trong Tam giáo làm đề tài thi cử. Cái tôn chỉ cao xa khó hiểu của Lão từ về sau này bị các lưu phái suy diễn một cách vô tình hay cố ý, biến thành thuật số, cách tu luyện đạo phù thủy. với những điều dị đoan. Hạng thượng lưu đạo Lão chỉ thích an nhàn; hạng bình dân hạ lưu thích truyện thần tiên huyền ảo, bày những chuyện cấm kỵ, may rủi... Quan niệm yếm thế “Thiên địa bát nhân,” “Thanh tĩnh vô vi” chỉ hợp với một xã hội lý tưởng, nhỏ thời bấy giờ; không còn hợp với xã hội lớn, chính trị phứ tạp tân tiến ngày nay (chú trọng vào phát triển kinh tế, sản xuất cao; kỹ thuật khoa học kỳ xảo; quân đội mạnh; vũ khí tinh xảo...)
Tóm lại, không có gì ngạc nhiên là ngày nay ảnh hưởng của Lão giáo đã giảm bớt rất nhiều. Chính đạo phái môn đồ chỉ còn lác đác một số phù thủy, đạo sĩ theo các thể thức bùa phép, ấn quyết, trừ ma trừ quỷ... làm nghề sinh sống trong tầng lớp hạ lưu xã hội chứ kỳ thực chẳng hiểu biết tôn chỉ đạo giáo là gì! Nước ta thực ra không rõ có rệt có một môn phái đạo Lão hay không? Một số người dân Việt vẫn còn tin vào việc cúng bái biến thể của Lão giáo với các nghi thức vay mượn của đạo thờ Thần (như đã xem ở mục Thờ Thần) và đạo thờ cúng Tổ tiên của các thầy cúng, pháp sư, phù thủy, đồng cô bóng cậu, bùa ngải... những cái tín mê tín dị đoan tai hại tiêm nhiễm trong dân gian đã lâu di truyền lại bởi đám đạo Lão hạ lưu không hiểu cái ý nghĩa cao kỳ tiêu diêu của đạo Lão,
Chúng ta không nên vì hạng thầy pháp, phù thủy luyện âm binh, bùa, ếm, tà ma, lên đồng, gọi hồn, xin thẻ, xin quẻ... đã làm hư hại dân trí mà khinh rẻ bôi bác đạo Lão.
3- Đạo Khổng (Nho giáo)
Nho giáo, còn gọi là Khổng giáo, là một trong Tam giáo được dân Viêt du nhập và sùng tín từ thời Bắc thuộc; nghĩa là đã có trên 2 ngàn năm. Người ta gọi Khổng giáo, tức là đạo của đức Khổng tử. Những người thực hành theo tín điều của Nho giáo được gọi là nhà Nho.
Thực ra, Khổng tử không phải là người sáng lập ra đạo này (Nho giáo đã có từ thời Phục hi – gần 2900 năm TrCN). Khổng tử chỉ là người biểu dương và phát huy đạo này.
Khổng tử tên thật là Không Khâu, tự là Trọng Ni người nước Lỗ, sinh năm 551 TrCN, vào thời vua Linh Vương nhà Chu và Tương Công nước Lỗ. Mất năm 479 TrCN, thọ 73 tuổi. Từ nhỏ Không tử đã thông minh, học xa, kiến thức rộng, hiểu thấu lẽ huyền hoặc của tạo hóa. Năm 20 tuổi đã bắt đầu giữ một số chức quan nhỏ. Nhưng đường quan lộ của Không tử không thông đạt. Năm 22 tuổi mở trường dạy học. Mãi đến năm 51 tuổi vua Lỗ mới dùng làm Tư khấu coi việc Hình và một năm sau được vua Lỗ phong làm Nhiếp chính sự. Nhưng Khổng tử thấy vua ham mê tửu sắc, nữ nhạc, trễ nãi việc triều đình cho nên xin từ chức, đem học trò đi chu du các nước chư hầu với ý nguyên đem cái sở học của mình để cứu đời. Tuy vậy Khổng tử cũng không đước các vua chư hầu tin dùng.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử