lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Trang Trần-văn-Giang

Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

...

Tài liệu Tham Khảo:

-         “Tín Ngưỡng Việt Nam” 2 Quyển Thượng & Hạ của Toan Ánh.

-         “Việt Nam Phong Tục” Phan Kế Bính.

-          “Việt Nam Giáo Sử” của Lm Phan Phát Hườn.

-         “Đao - Tôn Giáo” của Lm Đòan Quang.

-         “Việt Nam sử lược”cCủa Trần Trọng Kim.

-         “Việt sử toàn thư” Của Phạm Văn Sơn.

-         “Sử Trung Quốc” Của Nguyễn Hiến Lê.

-         … Và một số tài liệu tra tìm từ internet (rất nhiều, không liệt kê hết).

-        

________

Phụ chú:

[1] Tên của các tôn giáo lớn thường hoặc lấy tên của người sáng lập ra tôn giáo đó như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, hoặc tên nơi phát sinh ra tôn giáo đó như Ấn độ giáo, Do Thái giáo…

Người Việt hay gọi đạo do Chúa Jesus Christ lập là “Thiên Chúa Giáo” hay “đạo Thiên Chúa...  Chữ này cũng phát xuất từ Trung Hoa. Vào khoảng thế kỷ XVI, các nhà truyền giáo Tây phương đến truyền giáo tại Trung Hoa đã nghĩ đến phải chọn một danh xưng phù hợp với văn hoá Trung Hoa. Họ thấy trong cổ văn Trung Hoa có câu: “Chí cao mạc nhược Thiên, chí tôn mạc nhược Chủ,” có nghĩa là “Cao nhất không gì bằng Trời, đáng kính trọng nhất không gì bằng Chủ.”  Họ thấy hai chữ Thiên và Chủ của người Trung Hoa được ghép lại rất phù hợp với chữ “Đức Chúa Trời” (Deus, God) trong Thánh Kinh nên quyết định dùng chữ Thiên Chủ để chỉ Chúa Jesus Christ, với ý nghĩa Chúa Jesus là “Thiên địa chân chủ” tức “Chủ thật của trời đất.”

Tuy nhiên, “Thiên chủ giáo” (“Tianzhu jiao”) khi truyền qua Việt Nam vào thế kỷ XVI và XVII được gọi là « Thiên Chúa Giáo, » vì lúc đó đangở trong  giai đoạn Chúa Trịnh – Chúa Nguyễn nằm quyền, vua chỉ có hư vị. Trong chữ Hán, chữ  Chủ và chữ Chúa viết giống nhau và có cùng một nghĩa.

Từ lâu, người Tầu cũng đã dùng chữ CÔNG để dịch chữ Catholica trong Kinh tuyên xưng Đức Tin và được các giáo sĩ Việt Nam phiên âm ra Hán –Việt như sau: “Thần tín hữu thánh nhi CÔNGIGHÊREGIA”, nghĩa là “Tôi tin có một GIÁO HỘI thánh thiện mà là CÔNG GIÁO” (chữ Ighêregia là phiên âm từ chữ Ecclesia). Từ đó đến nay, có ai bên Tầu nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo là giáo hội của nhà nước đâu? Các nhà truyền giáo và giáo sĩ Việt Nam cũng đã dựa theo đó dịch chữ Catholicism là đạo Công Giáo, Catholic là người Công Giáo.

(theo Lữ Giang – “Catholic: Công giáo hay Thiên Chúa Giáo?”).

[2] Trước đây, các tôn giáo lớn của Việt Nam như Đạo Lão, Đạo Khổng và Đạo Phật đều được các quan lại (Thái thú) cầm quyền người Tầu đưa vào nước ta trong thời Bắc thuộc.  Người dân Việt không có cơ hội hay hoàn cảnh để phản đối, nếu có.  Sau khi các anh hùng dân tộc nổi lên dành lại độc lập cho đất nước thì các Tôn giáo ngoại nhập này đã phổ biến rộng rãi và sự chấp nhận đã an bài yên ổn rồi.  Vả lại, tôn chỉ của các tôn giáo cũ (Tam giáo) thứ nhất rất gần gũi với bản chất cổ truyền của dân tộc (việc tế tự chẳng hạn); thứ nhì Tam giáo đều tôn quân (như Khổng giáo chủ trương tôn qưân - lọai “Quân xử thần tử”) hay ít nhất  ngoài mặt không có vấn đề cạnh tranh giữa thần quyền và vương quyền (như Phật giáo và Lão giáo).

Đạo Thiên chúa đã đến sau (đầu thế kỷ 16) mà ý tưởng lại mới lạ: chỉ sùng bái một thần – Thiên Chúa – ngoại giả không lễ, bái, tế tự gì thêm nữa…   cho nên bị Vua (trên phương diện quốc gia) và ngay cả dân chúng (nhiều địa phương) phần vì tinh thần bài ngoại, phần thì lầm tưởng theo đạo Công giáo là bỏ ông bà tổ tiên.  phản đối rồi đi đến chỗ cấm đạo tàn ngược, chém giết.

Cuộc cấm đạo kéo dài từ năm 1663 qua Chỉ dụ cấm đạo đầu tiên trên nước Việt Nam của vua Lê Huyền Tôn cho tới năm 1884 sau khi Pháp và triều đình Huế ký Hòa ước Giáp thân 1884 (Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng mà triều đính nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại Huế) công nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp. 

Những hành động chém giết, bắt bớ đốt phá giam cầm, tra tấn, thảm sát các giáo dân tại các làng Công giáo đã làm cho:

- 30.000 giáo dân Việt nam tử đạo dưới thời Chúa Trịnh Ðàng ngoài; Chúa Nguyễn và Nhà Tây Sơn ở Ðàng Trong.

 - 40.000 tử đạo qua ba đời Vua Minh mạng(1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự đức (1848-1883).

Mượn cớ việc cấm đạo của vua triều Nguyễn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã tiến chiếm Việt Nam, bắt Vua Tự Đức nhận quyền bảo hộ của Pháp (Hòa ước Giáp thân 1885).

Ngay sau khi Hòa ước Giáp thân 1884 ký xong,  nhóm Văn Thân (dân quân kháng chiến phò vua triều Nguyễn) ở Thanh Nghệ Tĩnh còn tổ chức những cuộc tàn sát tập thể những làng Công giáo. Có thêm khoảng 60 ngàn người Công giáo đã hy sinh trong 2 năm (1885-1886).

[3] Thông cáo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 14.6.1965 về thể thức áp dụng Huấn dụ "Plane Compertum est" cho phép người Công giáo Việt Nam được tôn kính tổ tiên và anh hùng liệt sĩ Việt Nam như sau:

"Giáo hội không hủy bỏ, dập tắt những giá trị thiện hảo của các dân tộc, nhưng công nhận một cách kính cẩn những giá trị tinh thần luân lý của các tôn giáo khác.

Dân Việt thấm nhuần Khổng giáo, rất quý trọng Đạo hiếu đối với Tổ tiên. Ngày xưa nhiều hành vi cử chỉ mang nặng tính cách tôn giáo, ít phù hợp tinh thần Đạo Chúa, nên giáo dân chẳng được phép làm. Ngày nay, vì sự tiếp xúc bên ngoài, vì tâm tình tập quán đã thay đổi, dân chúng chỉ xem như là phương cách biểu lộ lòng hiếu thảo đối với Tổ tiên và các Anh hùng liệt sĩ, chớ ai bỡ ngỡ vì nay Giáo hội cho làm nhiều việc xưa cấm.”

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site