lịch sử việt nam
Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Lời mở đầu:
Bàn luận về tín ngưỡng, tôn giáo luôn luôn là một vấn đề rất tế nhị (và nguy hiểm!) Cứ nhìn vào lịch sử thế giới qua các cuộc thánh chiến đẫm máu và lịch sử nước nhà qua việc cấm đạo (kết quả với trên 130 ngàn giáo dân bị giết) thì thấy ngay tầm mức quan trọng của vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận một tín ngưỡng.
Tôi mạo muội (và liều lĩnh) viết bài biên khảo nhỏ này phần vì sự khuyến khích của một số thân hữu, phần vì chính cá nhân tôi đã ao ước muốn muốn hiểu rõ thêm về các tôn giáo mà tôi và gia đình tôi không thờ phụng, tức là chỉ nghe và nhìn thấy thôi.
Quý vị sẽ đọc thấy rất nhiều sử kiện, truyền thuyến, tôn chỉ… của các tín ngưỡng mà tôi thật ra chỉ chép lại từ các sử liệu và giáo liệu khác nhau đã được chính thức (hoặc không chính thức) công bố, phổ biến từ trước. Ngay các tài liệu có sẵn này nhiều khi cũng không ăn khớp với nhau, nếu không muốn nói là tương phản với nhau. Phần tôi muốn nói “mạo muội và liều lĩnh” là các nhận định rất chủ quan, phiến diện, thô thiển của tôi đối với các tôn giáo lớn ở Việt Nam mà quý vị sẽ thấy ở các đoạn mở đẩu bẳng các chữ “Tóm lại, Lời kết…” Tôi xin phép được mở rộng tất cả các cánh cửa để đón nhận những lời chỉ trích, sửa sai, bổ túc của các vị cao kiến.
“Tóm lại,” đúng hay sai còn hoàn toàn tùy vào sự thẩm định (và niềm tin) của mỗi người.
Dù ở tuổi nào đi nữa, chúng ta không bao giờ hết chuyện mới để học hỏi.
Thân mến
Trần Văn Giang
*
Sự cao cả của tính nhân bản là tín ngưỡng.
Tín ngưỡng, cũng như sự suy nghĩ, là chủ điểm làm cho con người khác với thú vật, cỏ cây. Tín ngưỡng là lòng tin tưởng và ngưỡng mộ đối với đấng thiêng liêng, những sức mạnh vô hình. Nói đến tín ngưỡng là phải nói đến sự thờ phụng, và nói đến việc thi hành các nghi thức của sự thờ phụng mà tôn giáo đặt ra… Sự sùng tín và nghi thức đặc trưng của dân tộc đã tạo nên con người Việt Nam, khác với các dân tộc khác trên thế giới; Tuy nhiên sự sùng tín và nghi thức không hoàn toàn cố định mà đã trải qua nhiều thay đổi theo thời gian, theo cách sống mỗi ngày mỗi khác, khó có thẻ giữ nguyên dạng như lúc khởi đầu. Có nhiều nghi thức cũ thuộc loại phiền phức, rườm rà, trùng lập, dị đoan quá đáng, hủ lậu xét ra không còn hợp thời hợp cảnh thì cũng nên được mạnh dạn sửa đổi. Không phải vì tổ tiên ta khờ dại, kém suy nghĩ nhưng vì thời thế mổi lúc một khác. Mà thử hỏi có tôn giáo nào không có ít nhiều điều mê tín dị đoan? Còn phải kể cả những tiến bộ hiển nhiên của khoa học đã ảnh hưởng đến sự thay đổi cần thiết này.
Việt Nam là một nước đa tôn giáo. Thật khó nói cho chính xác là có bao nhiêu tôn giáo ở Việt Nam. Nói một cách chủ quan, tôn giáo Việt Nam hơi phức tạp, có nhiều chuyện huyền hoặc và mâu thuẩn… Tin hay không tin; chấp nhận hay không chấp nhận một tôn giáo là quyền của mỗi cá nhân. Điều cần thiết là chúng ta phải tôn trọng tín ngưỡng của người khác. Ngoài các tôn giáo lớn được đưa vào từ bên ngoài như Lão giáo, Khổng giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành… người Việt còn có các tín ngưỡng “bản địa” như Cao đài, Hòa hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa... và tục thờ Ông Bà Tồ tiên. Dù là người Việt theo tín ngưỡng ngoại sinh hay nội sinh (xin để ý là dù cho nội sinh, tôn giáo bản địa cũng không phải là thuần túy Việt Nam), người Việt vẫn hiểu rõ vai trò của lớn hơn của tổ quốc và dân tộc; sẵn sàng đoàn kết với nhau để để giữ nước khi có ngoại xâm.
Vì khôn khổ giới hạn của “cuốn sổ tay” này, trên tiêu chuẩn lịch sử, mốc thời gian, có thể liệt kê 9 tôn giáo chính ở Việt Nam như sau:
- Đạo thờ Thần
- Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên (Ông Bà)
- Đạo Lão
- Đạo Khổng (Nho giáo)
- Đạo Phật
- Đạo Thiên Chúa (Công giáo)
- Đạo Tin Lành
- Đạo Cao Đài
- Đạo Phật Hòa Hảo (Phật giáo Hòa Hảo)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử