lịch sử việt nam
Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
...
Ông Bà thường được chôn cất gần nhà. Vong hồn Ông Bà được coi như vẫn còn đang sống quanh quẩn nơi bàn thờ. Phong tục của Việt Nam cho là “Dương sao thì Âm vậy.” Người sống cần gì, thì người chết sống ở “cõi Âm” cũng cần như vậy! Nói cách khác người chết cũng cần ăn uống, tiêu pha, nhà cửa… như người sống (?) Vì tin như vậy cho nên việc thờ phụng cúng lễ là chuyện cần thiết. Tục người Việt cũng tin rằng vong hồn người chết thường ngự trên bàn thờ để gần gũi với con cháu. Nguời ta sợ tội bất hiếu với vong hồn cha mẹ phải tủi hổ, cho nên người sống phải suy tính kỹ lưỡng, xem như lúc cha mẹ còn sống thì có chấp nhận dự tinh, công việc làm của mình hay không? Do đó con cái phải ăn ở, thờ phụng cho đứng đắn kẻo mang chữ bất hiếu. Như vậy vong hồn cha mẹ có ảnh hưởng tốt đến hành động và tư cách của con cái.
Những biến cố quan trọng của gia đình từ việc hiếu đến hỷ, gia trưởng phải có lễ cáo gia tiên để xin ông bà tổ tiên chứng giám, chia sẻ, phù hộ.
Tin vui thì có:
- Vợ đẻ
- Con đầy tháng
- Con cái bắt đầu đi học, đi thi, đỗ dạt
- Gả chồng, dựung vợ cho con
- Công danh thăng tiến (lên chức, đắc cử, lãnh thưởng…)
- Khao vọng
- Xây cất, mua nhà mới hay sửa chữa tu bổ nhà cũ
- Cầu độ
Tin buồn:
- Trong nhà có người qua đời
- Có người đau ốm
- Phải đi xa
- Gặp chuyện không may (buôn bán thua lỗ, bị kiến cáo)
Bàn thờ tổ tiên
Trong nhà, bàn thờ tổ tiên kê ngay ở chính giữa nhà. Nhà giầu thì đóng bàn thờ sơn son thết vàng. Ổ vùng quê xa xôi, các gia đình nghèo không thể lập một bàn thờ qui củ để thờ đúng theo cổ tục thì ho chỉ đóng một cái trang trên tường hay thu xếp một cái tủ nhỏ làm bàn thờ để tiện việc cúng lễ.
Bàn thờ tổ tiên cũng được trang trí tùy theo mỗi gia đình. Đại cương thì có bình hương, bài vị, đèn nến, mâm bồng (để bày hoa quả bánh trái) … nhà giầu sung túc sẽ bày thêm đỉnh đồng (bộ tam sự, ngũ sự, thất sự.. – số lẻ chỉ về Âm), bình sứ, bảo lộ (tám thứ binh khí của quân sĩ thời xưa), hoành phi, y môn (che ngăn cách bàn thờ với khoảng không gian bên ngòai), câu đối…
Ngày giỗ
Là ngày kỷ niệm người chết đã qua đời – còn gọi là ngày kỵ nhật. Con cháu dù bận rộn cũng phải nhớ ngày này để cúng giỗ. Nhiều tôn giáo chỉ làm lễ kỷ niệm ngày chết, làm giỗ nhưng không “cúng” theo cổ tục thờ cúng tổ tiên.
Trong ngày giỗ, tùy hoàn cảnh, gia đình làm cỗ bàn to hay nhỏ mời thân bằng quyên thuộc tham dự. Nhiều khi cũng tùy sự liên hệ giữa người sống và người chết mà sẽ làm giỗ to hay nhỏ: cha mẹ, ông bà thi giỗ to; chú bác, cao tằng khảo, tỷ thì chỉ cúng đơn sơ.
Trong ngày giỗ còn phân biệt giỗ đầu (một năm sau khi người chết qua đời, hay Tiêu tường). Giỗ đầu, con cháu nhiều khi phải mặc lại đồ tang như chính ngày đưa đám. Nhà khá giả rước cả phường bát âm, phường kèn, mời chẳng những bà con mà lại cả khách xá nữa; Hoâc giỗ sau (giỗ cuối, hết tang, còn gọi lả giỗ hết hay Đại tường)…
Hóa vàng
Hóa vàng có nghĩa là “nấu vàng,” tức là đem đốt nhừng đồ vàng mã, vàng giấy, tiền giấy. Sau khi hóa vàng thì con cháu đổ một chén rượu cúng vào đám lửa, cốt để biến vàng mã trên dương gian thành đồ dùng thật dưới aâm phủ! Sau khi hóa vàng thì xem nhu giỗ đã xong.
Với văn minh tiến bộ ngày nay người ta bỏ bớt việc đốt vàng mã tức là: áo quần, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc bằng giấy; (có khi đốt cả hình người nữa?! Vì người Tầu cho rằng đốt hình người để dưới âm phủ Ông bà có người hầu hạ??)
Ngày giỗ Họ (giỗ Tổ của Họ), Nhà Thờ Tổ
Phần giỗ ở trên chỉ nói đến giỗ của từng cá nhân gia đình, Nhiều gia đình hợp thành Ngành, nhiều nNành hợp thành một Họ. Mỗi Họ có chung một Tổ. Ngày giỗ Tổ cũng gọi là ngày giỗ Họ. Mỗi Họ có khi còn xây riêng một nhà thờ Tổ để con cháu giỗ Tổ tại đây.
Ngày giỗ Họ là ngày duy nhất trong năm để cho cả họ họp mặt, nhận ra nhau. Trong dịp này những người cao niên sẽ kể các công trạng, sự nghiệp của ông tổ cho con cháu nghe.
Người trưởng tộc lo việc tổ chức giỗ Tổ. Các gia đình các ngành đều phải đóng góp công của. Người trưởng tộc cũng được hưởng hương hỏa của tổ tiên đế lại.
Hương Hỏa
Đất hương hỏa ông bà để lại là những phần đất dành để lấy hoa lợi lo việc cúng giỗ. Con cháu không được bán. Rủi có bị tịch biên, chủ nợ cũng không được lấy phần này. Thường ruộng hương hỏa còn gọi là kỵ điền – là ruộng để giỗ. Đất này do tự người có giỗ lấy tài sản của mình mà đặt, hoặc có di chúc của tổ tiên dành cho con cháu…
Do ý thức hệ luân lý gia đình, phong tục Việt Nam đặt vấn đề đất hương hỏa rất quan trọng. Ngay cả pháp luật của các triều đại, các chế độ đều nhằm bảo vệ đất hương hỏa.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử