lịch sử việt nam
Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
...
Nhà Dòng
“Dòng” là một đặc ngữ Công Giáo. Nhà Dòng theo nghĩa của người Công Giáo là một tu hội hay một trụ sở của tu hội. Người Công Giáo dùng từ Dòng hay Nhà Dòng vì tất cả những người trong tu hội đều sống theo một lý tưởng hay linh đạo chung, được kế thừa từ đời này sang đời kia. Chữ “Dòng” xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ người Công Giáo khi các vị thừa sai thành lập tu hội “Mến Thánh Giá Câu Rút Đức Chúa Giêsu” do đức Cha Lambert De La Motte thành lập năm 1670. Khi đặt tên cho tu hội này Ngài viết như sau: “Những bổn đạo nữ ở nước Annam đã lâu đã khấn cùng Đức Chúa Lời giữ mình sạch sẽ. Ta nghe tin này thì muốn tạ ơn Đức Chúa Lời vì Đức Chúa Lời đã mở lòng cho những kẻ ấy sẵn lòng mà khấn những sự trọng làm vậy, lại xin cho được vào dòng ấy mà tìm lẽ nào cho được phó cả và mình làm tôi Đức Chúa Lời cho lọn. Ấy đàng Đức Chúa Lời đã mở ra, cho nên ta lập dòng chị em tu hành nước Annam, mà đặt tên là Dòng Chị Em Mến Câu Rút Đức Chúa Jêsu.”
Tự Điển của Đức Cha Taberd, ngoài nghĩa thông thường, Ngài còn định nghĩa Dòng: “Ordo Religiosus” tức “Tu Hội Dòng.” (theo “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” của Huỳnh Tịnh Của).
Các Dòng tu có mặt tại Việt Nam
Tìm hiểu về Thiên Chúa giáo Việt Nam không thể không biết đến các dòng tu của các tu sĩ đã hy sinh và đóng góp công lao rất lớn cho sự chấn hưng đạo Thiên Chúa. Xin liệt kê một số dòng tu chính tiêu biểu Dòng tu Nam và Dòng tu Nữ:
Dòng Đa minh: Thành lập từ thế kỷ 12 bởi Thánh Đa Minh. Tu sĩ Đa minh là những giáo sỉ Thiên chúa giáo đầu tiên đặt chân đến Việt Nam. Chẳng hạn giáo sĩ Gaspar de Santa Cruz vào năm 1550 từ Malacca đổ bộ lên Hà Tiên và sau đó từ cửa biển Bà Rịa đi Quảng Ðông.
Dòng Tên (Sociata Jesu – Jesuites): Thành lập nam 1540, là một dòng thông thái. Các tu sĩ dòng này có học vấn uyên bác, không riêng về thần học mà cả ngôn ngữ. Cha Đắc lộ (Alexander De Rhodes) người sáng chế ra chữ quốc ngữ thuộc dòng này. Ngày 15/1/1615 hai Linh Mục Buzomi (người Ý) và Diego Carvalho cùng ba thày giúp việc tới Ðà Nẵng. Sau đó ngày 15/1/1627 - nhằm ngày lễ kính thánh Giuse - Linh Mục Alexandre de Rhodes (Ðắc Lộ) đã cập bến Cửa Bạng (Thanh Hóa) tiếp tay cho các Cha Buzimo. Và từ đó phát triển sự nghiệp truyền đạo không những bằng mục vụ thường xuyên, nhưng nhất là bằng cách hoàn bị việc thành lập chữ Quốc Ngữ.
Như vậy, giáo sĩ dòng Tên đến Việt Nam khá sớm, chỉ sau dòng Đa minh
Dòng Chúa Cứu thế (Redemptionistes): Sáng lập năm 1732 bởi thánh Alphonso Maria Ligorio. Giáo sĩ dòng này đến Việt Nam từ năm 1925.
Dòng PhanXiCô: Thành lập vào thế kỷ 13, Truyền bá nếp sống thanh đạm, đơn giản. Từ năm 1583 đã có vết chân hai Giáo Sĩ P. Alfara và B. Ruyz tại miền Nam Việt Nam, nhưng vì gặp rất nhiều khó khăn nguyên do từ cạnh tranh giữa hai khối Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha, việc truyền đạo của Dòng Phanxicô bị gián đoạn và sau cùng bị bỏ dở. Mãi đến năm 1711 Dòng Phanxicô trở lại hoạt động tại giáo phận Ðàng Trong (một nửa tỉnh Ðồng Nai và kiêm luôn Cao Miên). Nhưng thời cuộc lúc đó cũng không may mắn hơn trước.
Dòng các sư huynh trường công giáo (còn gọi là dòng La san): Chủ đích nguyên tủy giúp về vấn đế văn hóa, trường học cho giới nghèo. Sáng lập bởi Cha St. Jean Baptiste de la Salle vào thế kỷ 17.
Trong nước Việt Nam dòng này đã lập ra 20 trường La san, Riêng Saigon có 4 trường mà nổi tiếng nhất là trường Lasan Tabert có trên 3500 học sinh. Các học sinh trường La san ở Việt Nam, trái lại, lại thuộc gia đình khá gỉa !
Dòng Mến Thánh giá: (tiếng Pháp: de Amantes The mule Croix, tiếng Anh: Congregation of the Holy Cross Lovers) là một dòng tu dành cho những người nữ Công giáo do Giám mục Lambert de la Motte (vị Giám mục thừa sai của MEP đầu tiên ở xứ Nam Kỳ, Đông Dương, còn gọi là Giáo phận Đàng Trong) thành lập vào năm 1670, Đàng Ngoài năm (1671),
Đây là tu hội nữ Công giáo đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Hiện nay, dòng này phục vụ trong nhiều giáo phận ở Việt Nam. Một vài chi dòng ở Mỹ, Thái Lan và Lào. Mến Thánh Giá là dòng tu nữ đầu tiên mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật được gọi là "Hiến Chương Hội Dòng Mến Thánh Giá," trực thuộc Đấng Bản Quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo.
Dòng các Mẹ trường (Couvent Des Oiseaux): Đây cũng là một dòng nữ tu công giáo. Du nhập vào Việt Nam năm 1935 (Hà nội). Nhà chính của dòng này ở Đà Lạt có một trường trung học là Couvent Des Oiseaux gồm 400 nữ sinh, và một trường ở Saigon là Regina Pacis có trên 1000 học trò.
Tóm lại, Thiên chúa giáo mang lại những quan điểm mới mẻ về Thượng đế (một đấng tối cao cai trị cả vũ trụ mà mọi người có thể khẩn cầu), vũ trụ (do đấng toàn năng tạo lập ra) và loài người (gía trị tâm linh của con người – làm con người phải được tôn trọng bình đẳng không phân biệt học thức, địa vị xã hội). Triết lý của Thiên Chúa giáo đã là sức mạnh trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ; chủ trương con người được ban cho sự tự do và phải có trách nhiệm về hành động của chính mình. Luân lý không phải là sự phục tùng những luật lệ của kẻ mạnh, mà phải tránh phạm những tội lổi với Thượng đế. Thiên Chúa giáo cũng có nhiều chuyện huyền hoặc khó giải thích; nhưng Kitô hữu lại xem sự huyền hoặc đó là những “thiêng liêng!”
Tóm lạ, sự truyền đạo của Thiên Chúa giáo trùng hợp cả về không gian, thời gian và cường độ với phong trào thực dân trên thế giới cho nên Thiên Chúa giáo bị đa số dân các nước thuộc địa xem như một công cụ của chương trình thuộc địa. Ngoài ra, Đạo Thiên chúa đã đến sau (đầu thế kỷ 16) mà ý tưởng lại mới lạ (chỉ sùng bái một thần – Thiên Chúa – ngoại giả không lễ, bái, tế tự gì thêm nữa…) cho nên bị Vua (trên phương diện quốc gia) và ngay cả dân chúng (nhiều địa phương) phần vì tinh thần bài ngoại, phần thì lầm tưởng theo đạo Công giáo là bỏ ông bà tổ tiên [3]. Vấn đề này vẫn còn được tranh cãi và dễ gây chia rẽ đối với sức mạnh và đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên có một sự kiện tương đối rõ rệt: Thiên Chúa giáo vào Việt Nam lâu trước khi thực dân Pháp đến chiếm và đô hộ Việt Nam (Giáo sĩ Thiên Chúa Giáo I-Nê-Khu lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam năm 1533 là người Hòa lan, không phải người Pháp; cũng không phải người Tây ban nha hay Bồ Đào Nha!).
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử