lịch sử việt nam
Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
...
Hội Thánh cũng có thêm sáu điều răn:
Thứ nhất: Xem lễ ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.
Thứ hai: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.
Thứ ba: Xưng tội trong một năm ít là một lần.
Thứ bốn: Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong Mùa Phục Sinh.
Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.
Thứ sáu: Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng các ngày khác Hội Thánh dạy.
Ngoài ra 16 điều răn căn bản đã nêu ở trên, để được rỗi, Kitô hữu phải ân cần, lo lắng mà năng chịu các phép Bí Tích Đức Chúa Giêsu đã truyền; Cầu Nguyện và dự các thánh Lễ nhất là các Lễ Trọng thì mới được hưởng phúc thanh nhàn đời đời kiếp kiếp.
Bí tích
Bí tích là một dấu hiệu hữu hình mà Chúa Giêsu đã thiết lập để là phát sinh hay gia tăng ân sủng trong linh hồn. Có tất cả 7 phép Bí Tích:
Rửa Tội, Thêm sức, Thánh thể, Giải Tội, Xức dầu, Truyền chức và Hôn phối.
Cầu nguyện:
Đọc kinh trong đám rước lễ, lúc ở nhà, làm việc đúng như lời phán dạy.
Cầu nghuyên để xin ban ơn cho đời sống lành mạnh, để tuân hành Chúa, để cầu vượt qua sự khó khăn trong cuộc sống.
Lễ tiết
Đạo Thiên Cháu có những lễ tiết riêng để nhắc nhớ lại cuộc đời của chúa và các thánh. Có các lễ hàng ngày, hàng tuần và lễ Trọng.
Có tất cả 9 Lễ Trọng:
Lễ Giáng sinh
Lễ Phục sinh
Lễ Thăng thiên
Lễ Hiện xuống
Lễ Mình thánh
Lễ Đức Mẹ vô nhiễm
Lễ Đức Mẹ lên trời
Lễ Các Thánh
Lễ Các Linh hồn
Thiên Chúa Giáo vào Việt nam
Trong bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục được soạn thảo dưới triều vua Tự Đức từ năm 1856, quyển 33, phần chính biên, tờ 5-6, có ghi “Đạo Gia-tô, theo bút ký của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây dương tên I-Nê-Khu (Inekhu), lén đến truyền đạo Gia-tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy” (thuộc tỉnh Nam Định, giáo phận Bùi Chu hiện nay). Vì thế, nhiều nhà sử học đã chọn năm 1533 như khởi đầu cho đạo Thiên Chúa tại Việt Nam.
Có thể chia quá trình lịch sử Giáo hội Việt nam thành 4 thời kỳ chính (Theo Linh mục Đoàn Quang)
1- Thời phôi thai: Ngay từ cuối thế kỷ 15, các nhà thám hiểm địa cầu đã đặt chân tới những miền đất mới chưa ai biết tới. Cùng đi với họ là các nhà buôn Tây ban nha, Bồ đào nha và Hoà lan sang tận miền Đông Nam Á, các nhà Thừa sai (Missionaries) cũng theo với họ để rao giảng Tin Mừng Phúc âm Chúa Kitô.
2. Thời Thành lập: Năm 1659, thấy đạo Công giáo tại Việt nam đã phát triển mạnh, Đức Giáo hoàng Alexandrô 7 thành lập Giáo phận (Diocese) Đàng Trong (Nam hà) và Giáo phận Đàng Ngoài (Bắc Hà) trao cho Đức Cha (Bishop) Francoise Pallu và Lambert de La Motte, cả hai vị đã dồn hết tâm lực đào tạo hàng giáo sĩ người Việt, mặc dù thời ấy đang có cuộc cấm đạo Công giáo [2] gắt gao.
3. Thời Phát Triển: Thời phát triển Đạo Công giáo khởi sự từ năm 1888, xứ đạo mọc lên khắp nơi. Năm 1933 đã có 14 Giáo phận (Dioceses) với số giáo dân 1 triệu 3 trăm ngàn người, 15 Giám mục, 1429 linh mục. Trước sự phát triển vượt mức như trên, Đức Giáo hoàng Piô 9 đã tấn phong cho người Việt đầu tiên làm Giám mục vào năm 1933, đó là Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn bá Tòng thuộc Giáo phận Sài gòn.
4. Thời Trưởng Thành: Từ năm 1925, Toà Thánh La mã đã thiết lập Toà Khâm sứ Đông dương tại Huế, nhờ vậy Giáo hội Công giáo Việt nam có nhiều thuận lợi. Các Giám mục Việt nam dần dần được tấn phong và cai quản các Giáo phận thay các Giám mục ngoại quốc.
Hiện nay, có gần 10% (?) dân số Việt Nam theo đạo Công giáo.
Nhà Thờ, Thánh đường
Là nơi thờ phụng và cử hành các thánh lễ Công giáo.
Người Thiên Chúa giáo đã tìm ra một lối kiến trúc riêng biệt cho thánh đường Thiên Chua giáo gọi là Kiểu thức. Kiểu thức có 3 dạng là: Latinh, Gôtích và Phục hưng. Trong các nhà thờ có một bàn thờ mặt bằng, nhắc lại cái bàn thuở xưa Chúa Giêsu đã có bữa tiệc sau cùng (trước khi lên thập tự giá), là nơi các Giám mục cử hành Thánh lễ.
Chủng viện
Chủng viện (tiếng Latinh: “seminarium,” có nghĩa là vườn ươm) là nơi đào tạo các chủng sinh, tu sĩ Công giáo trở thành linh mục. Chủng viện thông thường đào tạo trên bốn lĩnh vực: nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ. Chủng viện có hai hình thức: Đại chủng viện và Tiểu chủng viện.
Đại chủng viện là nơi thật sự đào tạo các ứng viên linh mục về triết học và thần học với thời gian từ sáu đến tám năm.
Tiểu chủng viện nơi nội trú dành cho các tiểu chủng sinh chuẩn bị bước vào đại chủng viện, tiểu chủng viện thường được coi như là một trường trung học.
Nhà Chung
Chữ “Chung” (終) vừa là Hán Việt vừa là Nôm có nghĩa chính là thuộc về nhiều người. Tuy nhiên, với người Công Giáo, Nhà Chung là cơ sở chính của địa phận có Đức Giám Mục điạ phận cư ngụ. Ngày nay danh từ “Nhà Chung” đang biến mất dần và thay vào đó là danh từ kép Tòa Giám Mục. Tự điển Dictionarium Anamitico – Latinum của ĐGM Taberd in năm 1838 định nghĩa nhà chung là Ecclesia tức giáo hội.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử