lịch sử việt nam
Sơ Lược Tín Ngưỡng Người Việt
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
...
1- Đạo Thờ Thần
Nếu nói là chỉ có một “đạo thuần túy” Việt Nam, và lâu đời nhất thì phải kể “Đạo Thờ Thần.” Đạo này đã có từ lúc có người Việt Nam.
Người Việt nguyên thủy tin tưởng là có thần linh ở khắp mọi nơi: trong nhà, ngoài sân, ngoài vườn, bờ ruộng, trên ngọn cây, gốc cây, dưới lòng sông… Người Việt thờ phụng và tin tưởng tất cả các sức mạnh này. Đạo thờ Thần (cũng như thờ cúng tổ tiên) đáng lẽ ra không nên liệt kê là một tôn giáo. Bởi lẽ không có giáo chủ, cũng như không có giáo điều (thật ra đạo thờ thần có nhiều giáo chủ: mỗi vị thần là một giáo chủ?) Có nhiều sự tương tự, tượng hợp giữa đạo thờ thần và đạo thờ cúng tổ tiên. Chẳng hạn, chính Ông bà Tổ Tiên được kính bái như những vị thần che chở cho con cháu, gia tộc. Về Nghi thức, cũng có nhiều điểm giống nhau: Khi cúng một vị thần trong nhà thì gia trưởng là chủ lễ, tại làng xã thì có các vị hương xã; hoặc trong nước thì có vua hay quan thay mặt vua tế lễ; không cần đến một vị tu sĩ tôn giáo.
Xin được lần lượt kể các vị thần linh trong nhà, trong làng và các vị thần chung cho cả nước mà người Việt thờ cúng:
Thổ công
Thổ công là vị thần trông coi gia cư, định sự họa phúc của gia đình. Người Việt tin là nhờ có Thổ công, các ma quỷ không xâm nhập gia cư một cách “trái phép” để quấy nhiễu những người trong nhà. Bàn thờ Thổ công đặt ngay gian bên, cạnh bàn thờ tổ tiên. Nếu nhà nào không có bàn thờ tổ tiên thì bàn thờ Thổ công đặt ngay gian chính giữa nhà. Bàn thờ gồm một hương án kê sát tường. Trên hương án có một mâm nhỏ, ba đài rượu có nắp đậy; phía trước là bình hương hoặc đỉnh trầm; hai bên bình hương là đôi nến; đằng sau là bài vị Thổ công. Bài vị có thể là một cái mũ (có thể là 3 cỗ mũ – mũ có cánh chuồn dán trên một bộ áo và đôi hia). Bài vị này chỉ 3 vị thần có danh hiệu khác nhau:
Thổ công: trông coi việc trong bếp
Thổ địa: trông coi việc trong nhà
Thổ nhi (hay thổ kỳ): trong coi việc chợ búa, hoặc sinh sản cho đàn bà.
Người Việt ta cúng Thổ công vào những ngày giỗ tết, sóc (ngày đầu tháng) vọng (ngày rằm). Lễ cúng tùy theo gia chủ. Có thể là chay hay mặn. Cốt lòng thành. Gọi là cúng thổ công nhưng phải khấn cả 3 vị thần linh ghi trong bài vị…
Thần tài
Thần tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình. Mỗi khi có khởi sự công việc làm ăn gì, gia chủ thưởng cầu khẩn thần tài.
Bàn thờ thần tài thường được thiết lập ở một góc nhà, không cần phải to lớn. Đôi khi chỉ là một khám nhỏ hay một thùng gỗ dán giấy đỏ. Bài vị có thể là một câu đối cầu tài, xưng tụng sự giúp đỡ của thần tài. Trước bài vị là một bát hương và một đôi nến, vài ly nước (hay rượu) và một mâm trái cây.
Những ngày giỗ tết sóc vọng, mỗi dịp xuất vốn làm ăn buôn bán đều có cầu xin làm lể Thấn tài. Ngoài ra, mỗi buổi chiều người ta hay thắp hương, có sự khi khấn vái của gia chủ.
Thánh sư (hay Nghệ sư)
Nghệ sư là ông tổ một nghề (đã truyền, dạy nghề cho đời sau).
Bàn thờ tổ tiên ở giữa, một bên là bàn thờ Thổ công, một bên là bàn thờ Nghệ sư. Bài vị của Thánh sư có thể là một bức ảnh của vị Thánh sư.
Ngoài những ngày giỗ tế, người ta cúng thánh sư vào ngày kỵ nhật của Thánh sư; để nhớ ngày qua đời của ông tổ nghề của mình.
Các vị thần tại các nơi công cộng
Đạo thờ thần còn thớ các vị thần linh chung của thôn xã hoặc toàn quốc ở các nơi công cộng.
Thành hoàng
Trong việc thờ cúng công cộng, các thôn xã lấy việc thờ phụng Thành hoàng là quan trọng nhất. Thành hoàng của thôn xã cũng đuợc ví như thổ công ở trong nhà. Thành hoàng là vị thần linh che chở cho cả thôn xã chống mọi ác thần, giúp đỡ cho thôn xã thịnh vượng. Thành hoàng hay Thần bảo hộ đại biểu linh động tổng số những kỷ niệm chung, những nguyện vọng chung của làng xã. Thành hoàng hiện thân cho tục lệ, luân lý và đồng thời sự thưởng phạt trừng giới; chính Thành hoàng phạt khi nào dân làng có người phạm lệ, hay thưởng khi lệ làng được tôn trọng. Sau cùng Thành hoàng còn là hiện thân đại diện cho cái quyền tối cao bắt nguồn và lấy hiệu lực ở chính xã hội nhân quần. Hơn nữa Thành hoàng còn là mẫu số chung của tất cả phần tử của đoàn thể làng thôn. Thành hoàng kết thành khối, như là một thứ nhân cách tinh thần mà tất cả thuộc tính cốt yếu đều có thấy ở mỗi cá nhân.
Thành Hoàng có thể là 2, 3 vị; cũng có thể là 5, 7 vị Ức gọi là Phúc thần (Phúc thần là vị thần giáng phục cho dân gian).
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Trần-Văn-Giang @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử