lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
...
Trộm nghĩ rằng:
Hội đã trải qua nhiều nỗi gian khổ mà giữ sự thờ cúng bằng cách chỉnh tu Lăng Miếu cho lâu dài,
Gặp nhau mà bàn tán thu góp tiền bạc tu bổ hầu trang trải các kinh phí xây cất.
Hết lòng truy tìm vết tích cũ để hoài niệm và tưởng nhớ khôn nguôi đến Đức Thượng Công.
Lòng xúc cảm mà ngưỡng mộ không dứt.
Nghĩ rằng:
Nhân lúc tiết trời mùa Thu, nhớ lệ cũ mà ca diễn, kính cẩn làm lễ dâng cỗ bàn thanh khiết, mong chứng giám cho sự thờ kính này.
Kính dùng nhang đèn, mong Ngài hiểu cho lễ đơn giản yên lặng,
Ngửa trông Ngài ban đến mọi nhà trong thôn làng đều được phong hanh.
Nhận hưởng ở lòng thành, lũ bản Hội những mong ơn tốt đẹp.
Nay kính cẩn mà thưa vậy.
(Hai đọan Long linh ở trên được ghi chép lại / trích từ bản Văn tế theo diễn tiến của lễ Kỳ yên [1] Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt)
3- Lễ Hội Anh Hùng
Lễ Hội Hùng Vương (Hội Đền Hùng)
Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng - nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn,” biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng (xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ). Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ của mình, giữ đúng kỷ cương vua-cha-con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển.
Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng.
Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng.
Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai âm điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.
Lễ Hội Hai Bà Trưng (Hội Đền Hạ Lôi)
Hàng năm, từ ngày 3 tới ngày 6 tháng 2 âm lịch tại đền Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) diễn ra lễ hội tưởng nhớ công lao của hai Bà Trưng - là những nữ anh hùng đã có công đánh giặc Đông Hán giành quyền tự chủ cho đất nước và làm rạng ngời trang sử vẻ vang của dân tộc.
Sau ba năm kiên cường chống quân xâm lược phương Bắc (40-43), cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nhưng đã để lại cho dân tộc ta tấm gương trung trinh của nhị vị nữ anh hùng, làm rạng ngời ý chí và bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam. Tưởng nhớ sự nghiệp vẻ vang của Hai Bà cùng các tướng lĩnh, nhân dân đã lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhưng nổi tiếng hơn cả, phải kể đến ba ngôi đền: đền Hát Môn (Hà Tây), đền Hạ Lôi (Vĩnh Phúc) và đền Đồng Nhân (Hà Nội).
Đền Đồng Nhân được khởi dựng vào năm 1142 đời Lý Anh Tông, sau sự kiện huyền kỳ về pho tượng Hai Bà bằng đá trôi theo dòng sông Hồng dạt vào bờ và toả sáng bãi Đồng Nhân đêm 6 tháng 2. Từ đó thành lệ cứ vào dịp này hằng năm dân làng tổ chức lễ hội. Đến năm 1819, bãi sông lở, đền chuyển về Sở Võ (giảng võ đường thời Lê) tại thôn Hương Viên, nay là phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks