lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Sơ Lược Nghi Thức Cúng Bái Và Lễ Tế Của Người Việt

cúng tế

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

...

Ngày xưa, người ta lấy hình thức “bốn lần quỳ thực hiện  tám lần xá” gọi là “lễ kính tối cao.”  Nữ cư sĩ thì lạy có khác với nam cư sĩ, hai gối quỳ một lượt, nắm tay chỉ cần đưa ngang cổ rồi xá xuống một cách nghiêm cẩn là được.

Tư thế thắp hương lễ bái là, tay phải cầm nhang, tay trái bao ngoài tay phải, đưa lên ngang ngực (không cần phải đưa lên tới ngang hai lông mày hoặc lên khỏi đầu). Đầu nhang hơi nghiêng xéo một chút, nếu xá cao cũng không đưa nhang quá hai lông mày, nếu xá thấp thì từ ngực xá xuống, giống như vẽ thành một nửa vòng tròn.

Nếu không cầm nhang thì hai tay nắm lại như trên, đưa lên ngang ngực, đầu cúi xuống thành nửa vòng tròn.

Về mặt phẩm vật cúng tế, Đạo giáo chọn “tứ hỉ ngũ quả,” cúng dường bốn món, sáu món, bảy món hoặc mười món, chứ tuyệt không có chủ trương giết heo mỗ dê để cúng tế.

Tứ hỉ gồm: Trà, rượu, mì sợi, cơm.
Bốn món cúng dường là:  bông hoa, nước trà, nhang, đèn sáp.   Trong đó, nhang tượng trưng cho sự “vô vi,” bông hoa tượng trưng cho “tự nhiên,” nước trà tượng trưng cho “thanh tịnh,” đèn sáp tượng trưng cho sự “thuận hóa: biến hóa theo chiều thuận,” nghĩa là bốn món nêu lên ý niệm cơ bản của Đạo giáo:  “thanh tịnh, vô vi, tự nhiên, thuận hóa.”

Bảy món cúng dường là:  nhang, hoa, đèn sáp, nước trà, trái cây, cơm, âm nhạc.

Mười món cúng dường là:  nhang, đèn , bông , trái, trà, cơm, rau cải, vàng bạc, châu ngọc, y phục.

Thủ Tục / Diễn tiến Tế Lễ.

Diển tiến buổi Tế tương tự như lớp lang của một bản kịch ngắn mà ban Tế cần hiểu biết trước thật rõ ràng; đôi khi phải tập dượt nhiều lần cho suông sẻ, để giữ sự long trọng của buồi tế.  Chi tiết diễn tiến thay đổi tùy miền, tùy loại Tế. 

Sau đây xin liệt kê thủ tục điễn tiến của một buổi lễ tiêu biểu (của một giòng họ).  Thủ tục sẽ được Đông xướng, Tây xướng (hay Nội tán) đọc lớn từng bước, làm từng giai đoạn một – Ngày nay, chỉ nên đọc (hoặc làm) phần chữ Việt trong ngoặc là đủ):

1. Khởi chinh cổ (Nổi trống chiêng)
2. Nhạc sinh tựu vị (Ban nhạc vào vị trí)
3. Củ soát tế vật (Kiểm tra lễ vật cúng)
4. Chấp sự giả các tư kỳ sự (Những người phụ trách cúng vào vị trí của mình)
5. Tế chủ dữ chấp sự giả các nghệ quán tẩy sở (Chủ tế và mọi người phụ trách cúng vào chỗ rửa tay)
6. Quán tẩy (Rửa tay)
7. Thuế cân (Lau tay)
8. Bồi tế viên tựu vị (Bồi tế vào vị trí)
9. Chủ tế viên tại vị (Chủ tế vào vị trí)
10. Thượng hương (Dâng hương)
11. Nghinh thần cúc cung bái (Chủ tế và bồi tế lạy sụp cả xuống)
12. Hưng (Chủ tế và bồi tế đứng dậy)
13. Bái (Lạy)
14. Hưng (Đứng dậy)
15. Bình thân (Đứng ngay thẳng)
16. Hành sơ hiến lễ (Lễ dâng rượu lần đầu)
17. Nghệ tửu tôn sở, tư tôn giá cử mịch (Chủ tế đi ra chỗ án để rượu, người chấp sự mở cái miếng phủ trên mâm đài ra)
18. Chước tửu (Rót rượu)
19. Nghệ đại vương thần vị tiền (Hai người nội tán dẫn chủ tế lên chiếu nhất)
20. Quỵ (Tế chủ và bồi tế quỳ cả xuống)
21. Tiến tửu (một người chấp sự dâng đài rượu đưa cho tế chủ vái một vái rồi giao trả người chấp sự)
22. Hiến tửu (các người chấp sự dâng rượu đi hai bên, hai tay nâng cao đài rượu đi vào nội điện. Xong trở ra)
23. Hưng, bình thân, phục vị
24. Độc chúc (hai người chấp sự vào bàn trong kính cẩn bưng văn tế ra)
25. Nghệ độc chúc vị (người nội tán dẫn chủ tế lên chiếu trên)
26. Giai quỵ (tế chủ, bồi tế, hai người bưng chúc đọc chúc đều quỳ cả xuống)
27. Chuyển chúc (người bưng chúc đưa cho chủ tế. chủ tế cầm lấy, vái một vái rồi đưa cho người đọc chúc)
28. Độc chúc (người đọc chúc lần này đọc bản văn tế. Đọc xong văn tế, chủ tế lạy hai lạy rồi ra phía ngoài. Sau đó lại xướng lễ trở lại để dâng hai tuần rượu nữa. Tuần thứ hai là Á hiến lễ và tuần thứ ba gọi là Chung hiến lễ)
29. Ẩm phúc (hai người vào nội điện bưng ra một chén rượu và một khay trầu)
30. Nghệ ẩm phúc vị (người chủ tế đi ra bước lên chiếu thứ nhì)
31. Quỵ (tế chủ quỳ xuống. hai người đưa chén rượu, khay trầu cho chủ tế)
32. Ẩm phúc (chủ tế bưng lấy chén rượu vái, lấy tay áo che mồm uống một hơi hết ngay)
33. Thụ tộ (chủ tế cầm khay trầu vái rồi ăn một miếng)
34. Tạ lễ cúc cung bái (chủ tế và bồi tế cùng lạy tạ bốn lạy)
35. Phần chúc (người đọc chúc đem văn tế đốt đi)
36. Lễ tất (tế đã xong)

(theo http://kyyeu2010.truongvan.com/?page_id=73)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info