lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
...
Một bài Văn khấn tiêu biểu bằng chữ quốc ngữ:
“Kính lạy Tổ tiên Ông Bà,
Cây có cội, nước có nguồn; người phải có tổ tiên, ông bà, cha me. Hương lửa lưu truyền, có thân lớn khôn đây là nhờ ơn Cửu Huyền ban phước.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm Lịch), con tên họ là… (xưng họ tên),… tuổi, hiện ở tại… (ấp, xã, huyện, quận, tỉnh thành phố v.v…). Được ngày lành tháng tốt, sắm bày phẩm lễ, kính trình “Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ, Chú bác Nội ngọai …” nhận lễ chứng minh, cho phép con được (đào móng, dựng nhà, lấy vợ / gả chồng cho con v.v…).
Kính xin Ông Bà Tổ Tiên… phù hộ độ trì cho công việc… (Nếu là đào móng, xây, dựng nhà, thì vái cho được tiến triển tốt đẹp, an toàn khi làm việc, chủ thợ đều bình an, nhanh chóng thuận lợi, vui vẻ mọi bề …Nếu về nhà mới thì vái cho toàn gia được bình an mạnh khỏe, đời sống được ấm no, sung túc, trên thuận dưới hòa… Nếu là khai trương thì vái được thuận lợi, mua may bán đắt, chủ khách vui vầy, tiền bạc bốn phương tụ về, xuân hạ thu đông đều phát đạt… Nếu là dựng vợ gả chồng thì xin độ rì trăm năm hạnh phúc…
Xin kính trình.”
Hoặc:
“Ngày… tháng… năm…
con là kế tự tên…
có việc…
xin đem lễ bạc,
đãi chút long thành,
nén hương đèn rượu,
đĩa muối bát canh,
trước bàn thờ khấn vái,
xin thấu tâm linh,
phù hộ cho con cháu,
mọi sự yên lành.
Cẩn cáo
Cũng kính mời Thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.”
Vái (“bái”) và Lạy
Vái lạy là phép xã giao có sẵn từ thời xưa, không chỉ dùng khi cúng tế mà người sống cũng lạy nhau.
Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói chung hai việc thành một: “khấn vái” là vậy.
Vái lại thường đi đôi với lạy. Số lần lạy và vái có một ý nghĩa riêng rất đặc biệt. Số lần vái và lạy (sẽ nói thêm ở phần sau) là một đặc trưng phong tục Việt Nam bởi vì ngưới Tầu không có tục lệ vái lạy giống như người Việt – Họ chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái sau khi cúng mà thôi.
Vái
Vái được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này.
Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2, 3, 4, hay 5 vái…
Lạy
Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà.
Cách đơn giản: Ngày nay, cách lạy cũng đã được giản lược, hoặc vì không hiểu đúng phép người ta hành lễ một cách lấy có với những động tác vô nghĩa. Đã có xu hướng thay thế lạy bằng những cái “xá” (vái); nhất là những người ăn mặc Âu phục. Rồi đây, có thể tục lạy sẽ bị bỏ dần và mất hẳn trong mọi lễ nghi trong gia đình cùng ngay cả ở các đền chùa. Thiết tưởng cũng cần ghi lại một vài nét về tác động của cách lạy với hoài mong lưu lại một chút dấu tích về sau.
Người lạy đứng thẳng, chắp tay lên cao ngang trán, cong mình xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần bàn tay đang chắp (đây là thế phủ phục), cất đầu vào mình thẳng lên đồng thời co hai tay vẫn lên chắp trước ngực và co đầu gối bên phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, đem hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên, chân trái đang quỳ tự nhiên theo cử động chót này cùng đứng thẳng lên. Người lạy, trước khi khấn đã lễ bốn lạy, và sau khi khấn từ tư thế quỳ đứng lên, đã qua như lễ được một nửa lạy, cho nên người ta thường nói là lạy “bốn lạy rưỡi” là vậy.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks