lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Sơ Lược Nghi Thức Cúng Bái Và Lễ Tế Của Người Việt

cúng tế

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

Phong tục là thói quen đã được nhiều người chấp nhận qua một thời gian dài.  Phong tục nhiều khi có những nghi thức phức tạp, cầu kỳ, rườm rà, tỉ mỉ không giải thích được lý do tại sao lại “phải” như thế (?) mà chỉ biết làm theo cho đúng thôi (có lẽ lời giải thích đã không còn thích hợp; hoặc thất truyền, mất đi theo thời gian).

Trong mỗi gia đình Việt Nam chúng ta, dù theo đạo nào cũng vậy, phong tục thờ cúng tổ tiên là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương kính và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì; để con cháu ta mới có cơ hội học hỏi và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng ra sao.

Thờ cúng là nghi lễ của tôn giáo; cũng là phương thức cúng tế vị “Thần” vô hình tối cao theo quan điểm tôn giáo đó.

Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến nghi thức “Cúng bái và Tế lễ” tức là thể thức dâng đồ lễ lên Tổ tiên ông bà, thần linh của đạo thờ Ông bà và thờ Thần.

1- Nghi thức Cúng bái (gia tiên và gia tộc)

Nói chung, những giới luật cúng bái có chỗ “đại đồng tiểu dị,” qua nhiều thời đại và địa phương, nghi thức cúng bái thay đổi, hoặc đề ra giới luật không giống nhau, có quan điểm khác nhau ít hay nhiều, nhưng tựu trung thì mục đích vẫn thống nhất với nhau.

Có rất nhiều tài liệu khác nhau về cúng kiến, người viết xin ghi chép lại các nghi lễ thường được dùng; đồng thời thỉnh thoảng xin mạo muội góp vài ý kiến, tạm gọi là để “hướng dẫn.”  Đọc giả có thể tùy nghi dựa theo đây mà thêm hoặc bớt để hợp với hoàn cảnh của cá nhân mình.

Cúng

Việc cúng thường được tổ chức trong khuôn khổ gia đình hay họ (tộc) và do gia trưởng hay trưởng tộc làm chủ, lo lấy việc hành lễ.  Mỗi lần cúng đều có đồ tế lễ.

Cúng khi có giỗ Tết, kỵ nhật, có chuyện thay đổi lớn lao trong gia đình (đi xa, dựng vợ gả chồng, xây dựng nhà cửa, khai trương hàng quán thương mại…)

Tùy theo hoàn cảnh giàu nghèo, cúng có đồ lễ gồm trầu, rượu, hoa quả, vàng mã, hương (nhang), cỗ chay, cỗ mặn…  hoặc đôi khi chỉ có hương và nước lạnh…

Sau khi thắp đèn (hoặc nến), đặt đồ lễ lên bàn thờ trên bàn thờ, gia trưởng (hoặc trưởng tộc) khăn áo chỉnh tề, thắp hương cắm lên bình hương và đứng nghiêm trang khấn vái. trước hết để trình bày lý do việc cúng lễ, và kế đó là mời gia tiên hưởng lễ. 

Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy, và vái.

Khấn

Ăn có mời, làm có khiến…  Đối với việc cúng lễ cũng vậy.

Đồ cúng lễ dù có thịnh soạn, trang trong nếu con cháu chỉ đặt lên bàn thờ, không mời thì tổ tiên ông bà ắt không phối hưởng.  Bởi vậy trong buổi cúng, con cháu phải khấn.  Người Việt vốn trọng nghi lễ, cho nên mỗi dịp cúng vái đều có văn khấn riêng.

Khấn là lời cầu khẩn lâm râm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info