lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Sơ Lược Nghi Thức Cúng Bái Và Lễ Tế Của Người Việt

cúng tế

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

...

Trước khi khấn, gia trưởng vái ba vái; sau khi khấn xong, gia trưởng lễ (lạy) 4 lễ và vái thêm 3 vái – ta gọi là 4 lễ rưỡi (xem thêm chi tiết về “vái và Lạy” phần sau).

Trong lời khấn, gia trưởng sẽ nói rõ ngày, tháng, năm và lý do làm lễ (và cả các điều xin, nếu có).  Phải mời các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác anh chị em vừa mới khuất.

Trước đây lời khấn thường do “thầy cúng” làm và dùng chữ Nho.  Nhưng ngày nay việc dùng chữ Nho cho văn khấn rất hiếm.  Dân gian thích dùng chữ Việt hơn, vì chữ Việt dễ viết và đọc, mạch lạc không bị hiểu lầm… 

Ngoài ra, theo nghi lễ cúng cổ truyền, thường không để cho phụ nữ đàn bà phụ trách việc khấn vái (?!) (ngoại trừ gia đình có chồng chết sớm, và các con còn nhỏ).

Lời khấn cần có những chi tiết sau:

1. Báo trình địa điểm hành lễ, từ nước trở xuống xã thôn.
2. Nói rõ con cháu, liên hệ gia đình làm lễ cúng với các món cỗ bàn, dâng lên hương hồn ai có tên gì, từ trần ngày tháng năm, chôn ở đâu.
3. Mời người có tên giỗ về hưởng, chứng giám lòng thành và phù hộ cho con cháu được mọi sự tốt lành.
4. Cũng mời tất cả các vị tổ, đọc rõ tên, cùng thân thuộc nội ngoại đã quá vãng cùng về hưởng lễ cúng.

Sau đây là một số bài văn khấn mẫu, đọc giả có thể tùy ý sửa chữa để hợp với hoàn cảnh riêng của mình:

Văn khấn gia tiên

Một bài văn khấn tượng trưng bằng chữ Hán (bài này trìng bày ở đây chỉ để đọc giả tham khảo them; hoặc đọc cho biết.  Nếu thấy không cần thiết thì quý vị cứ bỏ qua phần văn khấn chữ Hán này).

“Duy Việt Nam, “Canh Dần” niên, “”thất” nguyệt,” sơ “thập nhị” nhật.

Kim thần “Trương Văn Tốt,” sinh quán “Đa Phúc” xã, “Kinh Dương” huyện, “Hải phòng” tỉnh cư ngụ “Tân hòa” xã, “Tân bình” quận, “Gia định” tỉnh.

Cẩn dĩ:

Phù lưu thanh chước, mâm bàn cụ vật, thứ phẩm chi nghi; Cảm chiêu cáo vu.

Nhân nhật chính kỵ cung thỉnh:

Cao tằng tổ khảo “Trương Quý Công,” húy “Tiền Hải , hiệu “Tự Thái” thụy “Phong Tần” lai lam chứng giám.”

Dịch Nôm:

(Cao tằng tổ khảo: kỵ ông – đối với người khấn là bốn đời
Cao tằng tổ tỷ: kỵ bà
Tằng tổ khảo: cụ ông
Tằng Tổ tỷ: cụ bà
Tổ khảo: ông
Tổ khảo: bà
Hiển khảo: Cha
Hiển tỷ: mẹ…

Tên tục là tên lúc sống vẫn họi, tên hiệu là biệt hiệu, bút hiệu; tên thụy là tên khi chết được đặt cho để cúng)

“Nước Việt Nam, năm Canh Dần, tháng bẩy, ngày mười hai..

Nay tôi là “Trương Văn Tốt,” sinh quán tại xã “Đa Phúc,” huyện “Kinh Dương,” tỉnh “Hải phòng.”  Hiện cư ngụ tại xã “Tân hòa,” “quận Tân bình,” tỉnh “Gia định.”

Hương hoa trầu rượu, cỗ bàn mọi vật

Dám xin kể ra

Nhân ngày giỗ chính, xin kính mời:

Hương hồn kỵ là “Trương Quý Công”  húy “Tiền Hải” hiệu “Tự Thái” thụy “Phong Tần” về chứng giám.”

Ngày nay dân giam gần như không dùng văn khấn chữ Hán nữa mà chỉ dùng thẳng chữ Việt vì chữ Việt rõ ràng và dễ dùng, không bị nhầm lẫn chữ nghĩa…

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info