lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Sơ Lược Nghi Thức Cúng Bái Và Lễ Tế Của Người Việt

cúng tế

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

...

Chúng ta nên làm gì để có thể duy trì tế lễ cổ truyền tại Hải Ngoại mà không làm nản chí người dự lễ (nhất là giới trẻ)?

Giới trẻ với tính năng động cao nhưng trinh độ / khả năng Việt ngữ giới hạn…  Các lễ hội dân tộc cần có diễn tiến ngắn, đơn giản, dễ hiểu và linh động…  Giới trẻ sẽ không có kiên nhẫn ngồi lâu để nghe một bài chúc chữ Hán dài lê thê chẳng hiểu ất giáp gì; và các diễn tiến thụ động, trùng lập rất mất thời giờ và chán ngán… 

Các buổi Lễ hội sẽ tổ chức phần Lễ thật cô đọng (ngắn gọn), súc tích (có ý nghĩa thực tế) để giới trẻ  dễ nhớ, dễ hiểu ngay ý nghĩa của ngày Lễ và sự quan trọng của vấn đề cần phải duy trì truyền thống (hay và bản sắc) dân tộc, nguồn gốc; Còn lại, chương trinh nên đặt trọng tâm vào phần hội (các trò chơi, các cuộc thi đua tài nghệ, thể thao, chương trinh ca nhạc kịch… nhắc nhở ca ngợi ý nghĩa, đặc thù của ngày Lễ).

________
Ghi chú:

[1] Tế Kỳ yên, Tế kỳ phúc, là gì? 

- Theo Phan Kế Bính, ờ miền Nam, các lễ hội lớn gọi là Kỳ Yên; và .ở đồng bằng sông Hồng, Bắc phần, cũng theo Phan Kế Bính ghi lại, hàng năm làng tổ chứcTtế Kỳ phúc (cầu an, cầu phước), từ 10 tháng 2 đến 15 tháng 2 với nghi thức và nội dung giống hệt như Kỳ Yên ở miền Nam - Lễ tháng 2 là Tế Kỳ Phúc còn gọi là “Xuân tế.”

- Sách “Gia Định thành thông chí” (mục Phong tục chí) của Trịnh Hoài Đức có đoạn giới thiệu lễ Kỳ yên ở miền nam xưa như sau:

Cúng Kỳ yên: mỗi làng (ở mền Nam) có dựng một ngôi đình, ngày cúng tế phải chọn cho được ngày tốt, đến buổi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm tại đình, họ ở lại suốt đêm ấy, gọi là túc yết. Sáng ngày mai học trò lễ mặc áo, mão, gióng trống khua chiêng làm lễ chánh tế, ngày sau nữa làm lễ dịch tế, gọi là đại đoàn, lễ xong lui về...

Hiện nay, lễ Kỳ yên cũng được tổ chức trong ba ngày, gồm nhiều lễ tế khá phức tạp nhưng cũng khá bài bản, trong đó có ba lễ chính là: Túc yết, Đàn cả (quan trọng nhất) và Lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền. Tuy mỗi nơi có thể khác về giờ giấc, thứ tự & chi tiết, nhưng thường thì các lễ được tiến hành đại để như sau:

Ở lễ Kỳ yên, phần “lễ” chiếm phần quan trọng hơn phần “hội.” Các đối tượng cúng lễ là một tập hợp thần linh đông đảo không chỉ riêng có thần Thành hoàng Bổn cảnh. Lễ này là dịp để dân làng họp mặt, bàn chuyện, vui chơi. Những tục lệ này nhằm thắt chặt tình cộng đồng. Còn hát xướng trong ngày lễ Kỳ yên không phải là văn nghệ bình thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu. Đặc biệt tiệc tùng trong ngày lễ Kỳ yên ở đình làngmiền Nam chỉ mang tính liên hoan, chiêu đãi, hoàn toàn không có tục “chiếu trên, chiếu dưới,” nhậu nhẹt say sưa như những nơi khác.

Lễ Kỳ yên thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng qui tụ về với lễ vật trên tay, người nào cũng trang phục chỉnh tề, quỳ lạy trước bàn thờ và cầu nguyện thần linh sao cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, mùa màng thuận lợi, sản xuất phát triển, nhân dân ấm no. Như thế, lễ Kỳ yên mang hai ý nghĩa: vừa tưởng nhớ một vị có công khai phá miền Nam, vừa cầu mong một cuộc sống no đủ. Cho nên, đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian đáng được bảo tồn, duy trì và tạo điều kiện phát triển.
_________________
Tài liệu tham khảo:

- “Việt Nam Phong tục” của Phan Kế Bính (nxb Miền Nam)
- “Một số Phong tục nghi lễ dân gian truyền thống Việt Nam” của Quang Tuệ (nxb Thanh Hóa, 2009)
- “Hội làng dáng nét Việt Nam” của Lý Khắc Chung (nxb Văn hóa dân tộc, 2001)
- “Nếp cũ – Hội hè đình đám”” – 2 quyển Thượng và Hạ của Toan Ánh (nxb Nam Chi Tùng Thư, 1969)
- Và một số rất nhiều tài liệu rời tra tìm từ “Internet” (không liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo).

Trần Văn Giang
7/22/2011

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info