lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Sơ Lược Nghi Thức Cúng Bái Và Lễ Tế Của Người Việt

cúng tế

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

...

- Tế lễ còn được tổ chức một cách trọng thể với cờ xí, nhạc lễ và phẩm phục. Phẩm vật tế lễ là vật tam sinh: bò, dê, heo.

Mỗi buổi tế gọi là một diên tế. Thông thường có 2 diên tế: Túc Yết và Đoàn Cả (có khi đọc trại đi là Đàn Cả):

- Túc: Đêm (trực túc: gác đêm); yết: ra mắt. Túc Yết là ‘Lễ hương chức làng dâng lễ ra mắt các vị Thần trong lúc “Kỳ Yên” [1]. Như thế, chính ra diên tế Túc Yết phải cử hành về đêm hay ít ra là vào buổi chiều. Hiện nay, tại Lăng Ông Bà Chiểu, diên tế Túc Yết được cử hành vào buổi sáng, có lẽ là vì lý do an ninh cũng như để quan khách từ xa có thể tới tham dự được.

- Đoàn: một đám người đông đảo. Cả: lớn, đông. Đoàn Cả là sự tề tựu đông đủ dân làng và khách thiện tín để tế lễ Thần. Đoàn Cả là diên tế chính trong dịp lễ Kỳ Yên tại các đình làng cũng như trong lễ giỗ của các miếu thờ Thần. Học giả Huỳnh Tịnh Của viết: “Chính lễ tế thần, nhằm ngày thứ hai. Phép Kỳ Yên rồi qua ngày sau thì Đoàn Cả.”

Mỗi diên tế Túc Yết hay Đoàn Cả gồm có các nghi thức tuần tự như sau:

Thành phần ban Tế:

- Chủ tế (còn gọi là Tế chủ, hay Chánh tế): Chủ tế chủ trì nghi lễ là người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất làng hoặc là ông tiên chỉ, ông nhất đám của làng… hay một nhân sĩ có uy tín của hội đoàn. 
- Bồi tế: Hai (hoặc bốn) người bồi tế giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao làm vậy
- Đông xướng, Tây xướng:  Hai người Đông xướng và Tây xướng đứng đối diện hai bên hương án xướng (đọc) nghi thức hành lễ.  Vai trò này có thể được xem như là một hình thức tương tự như “Em-xi (MC)” – người điều khiển chương trình - của buổi lễ.
- Nội tán: Hai Nội tán đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng. Nhiều trường hợp, để cho đơn giản tiện sổ sách, vai trò hai Đông Xướng và Tây xướng được hai Nội tán kiêm nhiệm luôn thể…
- Chấp sự: Những người chấp sự (vai trò “tà loọc”) đứng hai bên lo việc điếu đóm (dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc …)
- Đồng văn: Người lo việc đánh chiêng trống.

Nghi thức tế trải qua bốn giai đoạn:

1 Nghênh thần: chủ tế lễ 4 lễ
2 Hiến lễ: dâng lễ 3 lần, mỗi lần chủ tế và bồi tế đều quỳ để hiến lễ, đọc văn tế (đọc chúc)
3 Ẩm phúc và thu tộ: Chủ tế nhận lộc thần linh ban
4 Lễ tạ: Chủ tế lễ 4 lễ.

Cách thức ăn mặc và động tác trong tế từ lâu đã được cung đình hoá.

Vái lạy trong các nghi thức Tế lễ

“… Từ đời xưa, vua đối với bày tôi, bố vợ đối với chàng rể, người tôn trưởng với kẻ ti ấu đều phải lạy đáp lễ... Đến đời nhà Tần mới đặt ra lễ "tôn quân ti thần," nên thiên tử không đáp lạy bày tôi nữa... Từ quan khanh sĩ trở xuống đều theo cổ lễ mà đáp lễ kẻ ti ấu (bề dưới), nếu kẻ ti ấu chối từ, mới dùng lễ túc bái đáp lại. Còn vái là nghi thức lúc đã lễ xong.... Nước ta xưa kia có chốn công đường có lễ tông kiến, kẻ hạ quan, cũng vái bậc trưởng quan.  Gần đây những kẻ hiếu sự không biết xét đến cổ điên lại cho là lễ của tôn trưởng đối với kẻ ti ấu, còn kẻ ti ấu đối với tôn trưởng không được vái, chỉ lạy xong là cứ đứng thẳng và lùi ra..."
(Trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ trang 174).

Xem đoạn văn trích dẫn trên ta thấy vái lạy là một phép xã giao, không chỉ vái lạy người trên mà người trên cũng vái lạy đáp lễ. Từ lạy nhau chuyền sang vái nhau trong buổi tương kiến, đến nay ta tiếp thu văn hoá Âu Tây vẫn giữ được phép tôn ti (tôn trưởng ti ấu).

Theo phong tục lễ giáo của ta, bề dưới phải chủ động chào bề trên trước, trẻ chào già trước, trò chào thầy trước.  Nếu bề trên không chào lại người dưới, thầy không chào lại trò, tức là không đáp lễ, thì cũng bất lịch sự chẳng khác gì từ chối người khác, làm cho người đưa tay trước ngượng ngùng và bất bình. Không biết vái, chào lại người khác là đã tự làm mất đi phong cách lịch duyệt của chính mình.

Theo Đạo giáo (Lão giáo), chủ trương  “tay trái” là “tay tôn kính” vì theo tập quán “Người nước Sở trọng tay trái, mà Lão Tử lại là người nước Sở,” ví thế nên “phía bên trái” được coi trọng.

Khi cúng tế, người ta dùng tay trái để cắm nhang vào lư hương. Khi quỳ lạy, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rồi quỳ xá xuống đất. Khi lạy xuống thì quỳ gối phải trước rồi mới tới gối trái. Khi đứng lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải rồi toàn thân đứng lên. Cũng có nơi quỳ hai gối xuống và lên cùng một lúc. Phật giáo khi lạy thì chấp hai bàn tay lại rồi xá xuống, còn Đạo giáo thì nắm bàn tay như trên, hai bên có hình thức khác nhau.

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info