lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
...
Hội đền Đồng Nhân kéo dài trong bốn ngày từ 3 đến 6 tháng Hai. Lễ hội bắt đầu bằng lễ mở cửa đền ngày mồng 3. Sáng ngày mồng 4 dân làng đã bắt đầu tế (là lễ nhập tịch). Đến ngày mồng 5 là ngày chính hội. Trong ngày này có lễ tắm tượng, tế nữ quan và tổ chức múa đèn, ngày mồng 6 tế lễ chay. Theo tục cũ mọi việc dâng cúng trong hậu cung đều do các lão bà thực hiện.
Sau tế lễ, đến múa đèn. Nhóm người múa đèn gồm từ 10 đến 12 cô gái độ tuổi thanh xuân đẹp đẽ và tầm vóc như nhau đã được tập luyện chu đáo. Tất cả các nữ vũ công này đều mặc áo dài đen, quần hồng, thắt lưng đỏ, đầu chít khăn lụa màu. Mỗi người cầm trên hai tay hai đèn làm bằng đài gỗ, dán giấy màu xung quanh và thắp nến cháy sáng ở giữa. Nhóm người này sắp thành hàng trước hương án và múa uyển chuyển, lúc lên lúc xuống, lúc đan xen, lúc tách hàng theo tiếng trống cơm bập bùng nhịp nhàng của hai cô gái đánh bồng (do nam giới cải trang) làm nhịp cho điệu múa.
Ngày mồng 6 hội rã đám, có lễ dâng hương và đóng cửa đền.
Tương truyền, trước khi tuẫn tiết, hai bà đã ăn một đĩa bánh trôi, vì thế tục dâng cúng bánh trôi trở thành một nét độc đáo trong lễ hội hai bà của người dân xã Hát Môn.
Lễ Hội Đức Trần Hưng Đạo (Hội Đền Kiếp Bạc)
Đền Kiếp Bạc nguyên là ngôi đền của quốc gia, do triều đình nhà Trần xây dựng tại phủ đệ Trần Hưng Đạo, thuộc địa phận hai xã Vạn Yên và Dược Sơn. Vạn Yên có tên nôm là Kiếp, Dược Sơn có tên nôm là Bạc, vì thế mà dân gian gọi là đền “Kiếp - Bạc,” nhưng tên tự của đền là Trần Hưng Đạo Vương tự.
Vạn Yên từ thời Lê đến thời Nguyễn thuộc tổng Trạm Điền, huyện Phượng Nhãn (Phượng Sơn) phủ Lạng Giang, xứ rồi trấn Kinh Bắc. Dược Sơn thuộc tổng Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn, đến đầu thể kỷ 18, cắt chuyển về trấn Hải Dương. Còn Vạn Yên đến năm 1899, mới chuyển về Hải Dương, nhưng lễ hội vẫn thuộc hai làng cùng tổ chức.
Căn cứ vào vị trí chiến lược của Kiếp Bạc trong sự nghiệp giữ nước, sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Hưng Đạo đã lập phủ đệ ở Kiếp Bạc, đồng thời cũng là nơi ông được phong điền kiến ấp và sống ở đây cho tới khi qua đời
Kiếp Bạc còn là nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai, một trung tâm sản xuất đồ gốm ở thế kỷ 13-14, một cảnh quan đẹp mặc dầu nay đã phôi pha. Chính vì thế mà nơi đây đã in dấu chân danh nhân nhiều thời đại.
Lễ hội xưa bắt đầu từ 16 đến 20 tháng 8 âm lịch hằng năm. Ngày nay đã khác, hội bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, tuy nhiên trọng hội vẫn là ngày 18 tháng 8 (ÂL). Khách không chỉ đến Kiếp Bạc vào ngày hội mà quanh năm suốt tháng với số lượng ngày càng đông. Đền Kiếp Bạc còn ngày lễ trọng thứ hai vào 28 tháng 9, ngày mất của Thiên Thành công chúa - Phu nhân của Đại vương, nhưng ngày này không thành hội, chỉ có hai làng sở tại tổ chức tế lễ cùng vài đoàn khách xa.
Lễ vật khai hội: Làng Vạn sắm 8 mâm, mỗi mâm một lợn sống khoảng 70-80 kg, đại diện cho 8 giáp. Dược Sơn sắm 4 mâm tương tự, đại diện cho 4 giáp.
Về bánh trái có: Bánh trong, bánh bột lọc, bánh chằng gừng, bánh rán, bánh phu thê, xôi mầu và mâm ngũ quả.
Trên đây là lễ vật của hai xã sở tại theo lệ, còn lễ vật của khách thập phương, quan lại các cấp thì có thể nói, cuộc sống đương đại có gì quý báu thì trên mâm lễ có thứ đó. Riêng dân chài lưới ở vùng duyên hải về hội, thường có lợn quay hay lợn sống để cả con, tế lễ xong mang xuống thuyền làm cỗ, ăn dần trong những ngày hội
Lễ hội Đống Đa (Gò Đống Đa – Hà Nội)
Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang xác giặc vùi xương thành gò
Mùng 5 tết trận thắng to
Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân
Noi gương chiến đấu anh hùng
Quang Trung sống mãi trong lòng chúng ta
Gò Đống Đa là một gò nằm bên đường phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tại đây năm 1789 quân Tây Sơn đã đại phá và đánh thắng quân nhà Thanh trong Trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Tại đây, hàng năm cứ vào ngày mồng 5 Tết nhân dân thường tổ chức Lễ hội Đống Đa, lễ hội chiến thắng, để mừng chiến công lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây.
Đặc biệt có tục rước “rồng lửa” đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.
Hội còn có nhiều trò vui, đua tài, đua trí trên sân bãi tại gò Đống Đa lịch sử.
Tóm lại, ở hải ngoại, cộng đồng người Việt cũng đã cố gắng tổ chức các buổi tế lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc như ngày Giỗ Tổ Hùng Vương của Hội Hùng sử Việt, ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của Hội Tây Sơn Bình Định, ngày Giỗ Hai Bà Trưng của Hội cựu học sinh Trưng Vương Sài gòn … nhằm tiếp tục duy trì truyền thống lễ hội lịch sử Việt Nam.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks