lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận Đại

- Cuộc Chiến Tranh Hồ chí minh Đánh Dân Tộc Việt Nam Tập 1 -

lịch sử việt nam, tem thư việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Nhóm Tâm Việt Úc Châu Biên Khảo

(tái bản có sửa chữa)

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
07-2010

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
CUỘC CHIẾN TRANH CỦA HỒ CHÍ MINH..       tr. 05
CHƯƠNG 2
LỄ TẾ CỜ CỦA HỒ CHÍ MINH                                 36
CHƯƠNG 3
HỒ CHÍ MINH, KẺ MANG TÊN GIẢ                         75
CHƯƠNG 4
CÁI BÁNH VẼ CỦA HỒ CHÍ MINH                           97

++++++++++++++++++++++

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
07-2010

Thủ tiêu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Hà Nội

Trong bài viết Vài k ‎‎ý ức về Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Tổng hội Sinh viên Việt Nam (Làng Văn, số 272 tháng 12-2007, trang 109), tác giả là Luật sư Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh đã đóng góp cho lịch sử thời Cách mạng Mùa thu một sử liệu rất quan trọng: Hồ Chí Minh đã khủng bố Tổng hội Sinh viên Hà Nội ngay từ lúc ban đầu. Đến Mùa Bịt Miệng 2007, tội ác của Hồ Chí Minh hiện rõ như ban ngày: người nào Hồ Chí Minh tuyên truyền móc nối được và gia nhập Cộng sản thì giữ được toàn mạng sống để phục vụ Đảng, kẻ nào đứng về phía Quốc gia Dân tộc thì bị sát hại không tiếc thương, mặc dầu là sinh viên không một tấc sắt trong tay! Người viết xin có lời tri ân Luật sư Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh và xin được trích đoạn sau đây:

“Khởi thủy, THSVVN là một tổ chức của giới trẻ yêu nước, phi đảng phái. Trong Hồi k ý “Kỷ niệm thời niên thiếu”, đăng trong Tập san Áo Trắng, Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn viết: “Đến năm 1937, khi đang học ở trường Y khoa Hà Nội, tôi thấy cần phải tranh đấu mạnh hơn, phải hoạt động trong một hàng ngũ, có tổ chức quy củ, nên tôi đã dấn thân vào một đảng cách mạng, lao mình vào những hoạt động quy mô, những tổ chức bí mật, nguy hiểm bội phần để hy vọng giải thoát dân VN khỏi ách Thực dân”.

“Anh Hoàn đã tuyên thệ gia nhập đảng Đại Việt của Trương Tử Anh. Trong THSV anh giữ chức Trưởng ban Âm nhạc (sau này gọi là Ban Văn nghệ), nhưng người điều khiển ban nhạc thường là Trần Văn Khê. Phan Thanh Hòa, Chủ tịch THSV, về sau là anh vợ của Hoàn vì chị Phan Thị Bình là em ruột của Hòa. Chính Hoàn đã ghi trong tài liệu nêu trên rằng năm 1946, Hòa bị CS thủ tiêu vì Hoà công khai chống sứ giả của Hồ Chí Minh là hai anh em Phan Anh, Phan Mỹ đến dụ THSV nhập vào Mặt trận Việt Minh. Hòa tuyên bố Tổng hội đứng ngoài đảng phái. Phan Thanh Hòa thế Dương Đức Hiền trong chức Chủ tịch THSV”.

Về tình hình sau khi Phan Thanh Hòa bị thủ tiêu, Lâm Lễ Trinh viết tiếp: “Một thời gian sau, tổ chức này mau chống bị xích hoá. Đảng Tân Dân chủ của sinh viên xé làm hai. Một phần chống CS, qua hoạt động trong hàng ngũ quốc gia. Phần còn lại, trong đó có Phước, Tiểng, Bộ, Khê, Nguyễn Tấn Gi Trọng… ngã về phía Bắc Việt”.

Lời bàn: Tổng hội Sinh viên là những thanh thiếu niên trẻ, hồn nhiên, yêu nước, nhưng đã bị cuộc “Kách mệnh khát máu của Hồ Chí Minh” xâm nhập, làm ung thối, và đánh mất tình đoàn kết mà Dân tộc cần phải giữ cho vẹn toàn. Giữa lòng THSV đậm đà tình đồng môn thắm thiết, Hồ Chí Minh từ hang Pác Bó về đến Hà Nội đã đào sâu một chiến tuyến và đổ đầy máu của đồng bào để xẻ làm hai, gây ra cảnh nồi da xáo thịt! Điều đáng tiếc và đau thương vô cùng cho Đất nước là những sinh viên thật trí thức vào thuở đó như Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Trần Văn Khê, Nguyễn Tấn Gi Trọng… đã đi về phía KẺ CÓ BÀN TAY VẤY MÁU CỦA DÂN TỘC!       

Những vụ sát nhân ở miền Trung do Nguyễn Trân ghi chép

Một nhân chứng khác là cụ Nguyễn Trân, trong tác phẩm Công và tội, đã kể lại chuyện hành quyết người chết và khủng bố tinh thần người sống như sau:

“Chỉ tiếng trống ngũ liên đánh từ sáng sớm đến tối đen trước cổng nhà giam cũng đủ làm đứng tim, trong lúc ba người bị đưa ra giết hai, còn một trở vào kể chuyện cho nghe: một cụ già đầu bạc trắng phơ bị chém, đầu rơi xuống nhuộm máu đỏ; một anh Cao Đài không cho cột tay chân mà ngồi vòng tay để cho chém, bảo giết được thể xác anh chớ không giết được linh hồn anh! Một gương anh hùng, lẫm liệt!

Các địa chủ phú nông bị giết một cách thê thảm. Dã man nhất là khi chồng bị giết, vợ phải đưa tay lên hoan nghênh, cũng như con khi cha bị giết. Có người bị bắt nhốt trong cũi heo để dân chúng dưới sự kích thích hay hiệu lệnh của cán bộ Việt Minh dùng lao cao vót nhọn (chớ không phải gươm giáo) mà đâm cho chết, có người bị chôn vùi mà chưa chết lên tiếng cầu xin: “Tôi chưa chết xin giết tôi đã”. Đó cũng là số phận được dành cho những kỳ hào hay những người có uy tín mà Việt Minh sợ dân chúng nghe theo hay những người Việt Minh nghi ngờ có thể chống lại chúng. Đàn bà con gái phải cắt cụt tóc khi nghe lệnh truyền cấp tốc mà hiểu lầm là cắt tóc.”

Ở trong Nam, nhà văn Xuân Vũ cũng tường thuật một vụ hiểu lầm vì bản văn của quận gởi xuống làng không bỏ dấu nên đã gây ra nhiều cái chết oan ức của người dân. Trong quyển Hồi ký Đường đi không đến, nhà văn viết như sau:

“Hồi kháng chiến ở làng tôi có một vụ động trời. Công văn đánh máy không có dấu. Vì trên quận muốn những cuộc bắt bớ xảy ra ban ngày để dân chúng khỏi sợ sệt nên dặn kỹ là có bắt ai thì chỉ bắt ban ngày, nhưng vì máy không có dấu nên thành ra bat ban ngay. Rồi ở dưới xã đọc là bắt bắn ngay. Cho nên CA cứ bắt lôi ra khỏi cửa là bùm liền. Có đến cả chục vụ như vậy, ở trên quận mới hay thì đã muộn rồi.”

Những vụ sát nhân do Giáo sư Lê Xuân Khoa ghi chép

Cũng ở miền Nam, công cuộc giết người yêu nước và dân lành vô tội trong Lễ Tế cờ của Hồ Chí Minh thật vô cùng khủng khiếp như lời ghi chép của Giáo sư Lê Xuân Khoa sau đây (Trích quyển Việt Nam 1945-1995, trang 69):

“Tại miền Nam, chiến dịch diệt trừ đối lập cũng được thi hành song song với miền Bắc ngay từ sau Cách mạng Tháng tám 1945. Những thủ lãnh Đệ tứ Quốc tế như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Lương Đức Thiệp, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch đều bị thủ tiêu. Nhiều lãnh tụ chính trị không Cộng sản của Mặt trận Quốc gia Thống nhất (thành lập ngày 14 tháng 08) như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo, và hai vợ chồng bác sĩ Hồ Vĩnh Ký cũng bị giết, mặc dù đã kết hợp với Việt Minh để lập thành Ủy ban Hành chánh Nam Bộ (4 tháng 09). Bùi Quang Chiêu, lãnh tụ đảng Lập Hiến, năm đó đã 72 tuổi và không còn hoạt động chính trị, bị bắt cùng bốn người con trai đem đi thủ tiêu, đứa con út chỉ mới 16 tuổi. Cuộc truy lùng và diệt trừ đối lập ở miền Nam còn tiếp tục sau khi các lực lượng đảng phái quốc gia ở miền Bắc đã bị quét sạch. Đáng kể nhất là các vụ tàn sát các chức sắc, tín đồ và binh sĩ của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Theo tài liệu của hai tôn giáo này, tổng số người bị giết lên đến hai chục ngàn người. Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ bị bắt cóc và thủ tiêu năm 1947. Phối sư Thượng Vinh Quang Trần Quang Vinh Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài, bị bắt tháng 10-1945 nhưng trốn thoát tháng 01-1946, sau đó tham gia vào chính phủ Nguyễn Văn Xuân (1948), Ngô Đình Diệm (1954) và Thượng Hội đồng Quốc gia (1965). Theo tin tức của thân nhân tị nạn ở Hoa Kỳ, Phối sư Trần Quang Vinh bị chính quyền cộng sản bắt và xử tử vào tháng 09-1975.”

Ở Huế: đụng đâu bắt đó, hai hàng lụy rơi

Những vụ khủng bố, bắt bớ, và thủ tiêu ở Huế được Nguyễn Minh Cần trả lời hãng Thông tấn VNN do Võ Triều Sơn phỏng vấn như sau: “Quả là sau cuộc khởi nghĩa, ở Huế và Thừa Thiên đã xảy ra một số vụ khủng bố của Việt Minh. Nói chung, người ta giấu rất kín các vụ này... Các vụ bắt bớ đều rất bí mật, ít ai được biết, nhưng chắc cũng đã gây ra bầu không khí hoảng sợ trong dân chúng. Tôi suy luận như thế, vì hồi năm 1946 tình cờ chính tôi cũng có nghe câu vè truyền khẩu ở Huế, đại loại như: “Xe xanh, cờ đỏ, sao vàng. Đụng đâu bắt đó, hai hàng lụy rơi”. Hồi đó, xe của công an Trung bộ sơn màu xanh có cắm cờ đỏ sao vàng, đối với dân chúng Huế, là biểu tượng không mấy hiền lành.”

Công an Việt Cộng Liên khu V “làm việc”

Để đàn áp phong trào Đại Việt, Công an Cộng sản ở Liên khu V phối hợp cùng Cộng sản ở Phú Yên đã mời đi họp và bắt giam các đảng viên Đại Việt ở Phú Yên là Trương Soạn, Huỳnh Anh, Trương Dụng Quyền, Phan Dùng, Trương Lịnh, và Huỳnh Tất. Đảng viên Trương Ký thuộc Trung ương Đảng bộ ở Hà Nội về Phú Yên liên lạc cũng bị Việt Cộng vây bắt tại Mỹ Thạnh đem về thị xã Tuy Hòa tra khảo và khai thác. Ngày 4 tháng 3 năm Bính Tuất (1946), tất cả đều bị thủ tiêu (chôn sống) ở vùng Phước Hậu, Liên Trì, xã Hòa Kiến.(Tài liệu trích từ quyển sử Đại Việt Quốc dân đảng, tác giả Quang Minh, tr. 51).

Từ băng CD Thơ Bích Ty 2

Với Nghệ thuật diễn ngâm của Bích Ty và Hà Phương (Băng thơ Bích Ty 2, do Trung tâm Bích Thu Vân ở California phát hành), chúng ta thưởng thức những vần thơ tuyệt tác của thi họa sĩ tài hoa Vũ Hối, đồng thời cảm thán trước gương hy sinh của gia đình cách mạng họ Vũ có 20 người bị Cộng sản sát hại. Xin mời nghe băng thơ:

“Bên ngoại Vũ Hối là dòng dõi cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Tiên Phước, thân sinh là một bậc túc nho đầy khí tiết, tinh thần kiên cường bất khuất trước bạo tàn của CS, mẹ là một bậc hiền mẫu rộng lòng bác ái được khắp xóm làng ca ngợi. Trong gia tộc có đến 20 người bị Cộng sản sát hại từ 1945, trong đó có những nhà cách mạng như Vũ Tài, Vũ Tục, v.v… đã hy sinh tánh mạng năm 1946, và người anh đầu của Vũ Hối là Vũ Khôi bị CS ám hại tàn khốc năm 1964. Người anh kế là Giáo sư Vũ K ý là một bậc lão thành cách mạng và nhà Văn học đã vào tù ra khám bao lần mà thành tích đấu tranh được ghi danh long trọng”.

Nạn nhân: một anh tài trong Hoàng tộc

Trong quyển Tạp bút Một thời Hoàng tộc, tác giả Bảo Thái có thuật chuyện một Mệ trong hoàng tộc là nạn nhân của Lễ Tế cờ như sau (Trích Một thời Hoàng tộc, trang 70):

“Mệ Bửu Tuyển là em hàng thúc bá với nội tổ của tôi, cũng là con cháu thuộc phủ Vĩnh Tường. Là con nhà vệ sĩ, chính Mệ là người đứng ra thành lập Hội Quyền anh Thừa Thiên vào thập niên 1940. Môn đệ của Mệ có hàng trăm người trong đó có những người nổi tiếng như các võ sĩ Vĩnh Tiên, Thạch Mai, La Kim Thân, Trần Đình Thêm, Thạch Sơn, Mã Siêu Tử... Chính Mệ cũng là người mở trường dạy tiếng Nhật trước phong trào học tiếng Nhật lên cao ở Huế vào dạo ấy. Sau khi cướp chính quyền, Việt Minh bắt Mệ đi mất tích. Về sau nầy gia đình được biết Mệ đã bị chúng đem thủ tiêu tại Nghệ An.”

Lưỡi hái tử thần đi qua Quảng Ngãi

Lễ Tế cờ ở tỉnh Quảng Ngãi được tác giả Nguyễn Văn Thiệt thuật lại trong bài Tôi thấy Tạ Thu Thâu chết, đăng trong tuần báo Hồn Nước số 7 ngày 30-7 và số 8 ngày 7-8-1949. Bài viết nầy được tác giả Đặng Văn Long sưu tầm trong quyển Người Việt ở Pháp 1940-1954 (trang 477):

“Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9-1945, cũng biết đến không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình có tinh thần cách mạng cao ấy. Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia, tất cả những hạng người ấy cùng với vợ, con, anh em họ được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn sống, thiêu cháy, mổ bụng v.v… mỗi ngày theo chính sách Tru di tam tộc để trừ hậu họa. Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng hội Sinh viên, một tờ báo rất thiên Việt Minh đã phải lên tiếng rằng: “Ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như sung””.

Cũng trong bài viết đó, tác giả Nguyễn Văn Thiệt nói về cái chết của bạn anh tên Lê Xán như sau: “Anh Lê Xán, bạn tôi, một đồ đệ của cụ Phan Bội Châu, bị Pháp đày Lao Bảo vừa được thả ra thì bị Việt Minh Quảng Ngãi bắt lại và bị xử tử.”

Nguyễn Văn Thiệt cũng thuật chuyện ba người con trai của Tổng đốc Nguyễn Hy bị bắt vì tội “trong thời kỳ Cách mạng toàn dân mà trong nhà chứa đờn và bài ca ủy mị”. Cả ba người đó đã bị xử tử một tuần lễ sau khi anh Thiệt đến Quảng Ngãi.

Vì sao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ bỏ kháng chiến

Về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người thành lập Đệ nhị Cộng hòa năm 1965, thì 20 năm trước, tức năm 1945, ông cũng tham gia cao trào toàn dân kháng chiến chống Pháp. Nhờ có tài về quân sự, nên ông đã được đảm nhận chức Huyện Đội trưởng. Nhưng sau đó, ông từ bỏ hàng ngũ kháng chiến bởi vì cán bộ Việt Minh đã ám sát những thành phần đối lập và triệt tiêu hội đồng bô lão trong làng của ông (Trích Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ của Stephen B. Young, Nguyễn Vạn Hùng chuyển ngữ, trang103).

Vụ sát hại Tín đồ Cao Đài ở Quảng Nam và Quảng Ngãi

Trích từ Bạch thư Cao Đài giáo do Giáo hữu Ngọc Sách Thanh phổ biến ở California, Hoa kỳ, ngày 9-4-1999, các tín hữu Cao Đài ở những tỉnh phía nam Trung phần đã gánh chịu tai ách về Lễ Tế cờ của Hồ Chí Minh như sau:

“Trong suốt ba tuần lễ từ 19-8-1945, chỉ riêng trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi, đã có 2.791 Chức sắc, Chức việc và Tín hữu Cao Đài đã bị những người Cộng sản Việt Nam sát hại bằng đủ mọi cách, như chém đầu, chôn sống, thả biển và cả hình thức tùng xẻo như thời Trung cổ. Trong đó có các vị Chức sắc cao cấp như Đức Liễu Tâm Chơn Huỳnh Ngọc Trác, Giáo sư Lê Đức, Giáo sư Ngọc Thành Thanh, các Giáo hữu Nguyễn Trân, Lê Đường, Lê Quang Viện, Nguyễn Sử, Nguyễn Kỉnh, Bùi Phụng, Nguyễn Thống, Trần Lương Hiếu, v.v… Giáo sư Nguyễn Hồng Phong cùng năm nhân sĩ khác bị giết tại Làng Bầu, Quảng Nam.

“Việc sát hại tập thể người Cao Đài này vì lẽ họ không chối bỏ đức tin Thượng Đế, Tự do Tôn giáo và Nhân quyền. Đây là lệnh của Hồ Chí Minh ban ra cho Nguyễn Chánh, Phạm Văn Đồng thi hành sự chém giết tại Quảng Ngãi; còn Hồ Nghinh, Hoàng Minh Thắng thi hành tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Hơn thế nữa, họ còn tiêu diệt chôn sống nhà trí thức nổi tiếng Tạ Thu Thâu, quý Nhân sĩ chân chánh quốc gia như các ông Cao Văn Trung, Hồ Hóc, Hồ Nhãn, Hồ Hồng, và hàng loạt những người bất đồng chánh kiến khác cũng bị giết hại tại Quảng Ngãi tháng 8-1945.”

Vụ Thiên An Môn Cần Thơ
Biến cố Thiên An Môn ở Bắc Kinh xảy ra vào khoảng tháng 6-1989 do việc Trung Cộng dùng xe tăng và xả súng bắn vào 200.000 sinh viên và công nhân biểu tình bất bạo động đòi dân chủ. Trung Quốc vĩ đại, cuộc đàn áp Thiên An Môn vĩ đại, số thương vong cũng vĩ đại gây thương tâm khắp thế giới: 3.000 người chết, 10.000 người bị thương, 1.500 người bị bắt, 4.000 người bị truy nã, 12 người bị kết án tử hình.

Viết lại lịch sử, người viết xin dùng từ “Thiên An Môn” để nói về biến cố ở Cần Thơ xảy ra vào ngày 9-9-1945 (Than ôi! Chỉ có 7 ngày sau khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập bịp bợm ở Hà Nội!). Thiên An Môn Cần Thơ là tội ác do Việt Minh Cộng sản xả súng máy bắn vào những tín đồ Hòa Hảo biểu tình bất bạo động đòi hỏi Trần Văn Giàu phải dân chủ hóa trong công cuộc kháng chiến chống Pháp chớ không được độc quyền yêu nước. Đây là cuộc biểu tình chống Cộng sản độc tài đầu tiên trong lịch sử Dân tộc Việt Nam. Đó là hậu quả tất nhiên gây ra do việc Trần Văn Giàu cướp chính quyền ngày 25-8-1945 ở Nam Bộ, thành lập Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ (gồm 9 ủy viên, trong đó 8 ủy viên là Cộng sản và thân cộng), để gạt ra ngoài Mặt trận Quốc gia Thống nhất.

Xin nhắc lại sau khi Mỹ thả trái bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6-8-1945, nội các Trần Trọng Kim xin từ chức ngày 7-8-1945, và Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 15-8-1945. Để đối phó với tình trạng vô chính phủ, các tổ chức tranh đấu ở miền Nam hợp lại thành lập 4 Sư đoàn Dân quân Mặt trận Quốc gia Thống nhất ra đời. Thành phần bốn Sư đoàn Dân quân gồm có: lực lượng Bình Xuyên và cựu quân nhân Pháp và Nhật (Sư đoàn 1), 3.000 binh sĩ Cao Đài trong tổ chức Heiho (Sư đoàn 2), Dân quốc quân (VNQDĐ) do Nguyễn Hòa Hiệp và Phạm Hữu Đức (Sư đoàn 3), và các Bảo an đoàn của Phật giáo Hòa Hảo (Sư đoàn 4). Mặt trận tượng trưng cho sự đoàn kết nên nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của quần chúng khắp miền Nam. Chính Trần Văn Giàu cũng xin gia nhập và Mặt trận đã chấp nhận sự tham gia của Trần Văn Giàu để có sự đoàn kết rộng rãi hầu đối phó hữu hiệu với thời cuộc.

Rồi bỗng nhiên, không tham khảo ý kiến của những vị lãnh đạo trong Mặt trận Quốc gia Thống nhất, chỉ hai ngày sau đó, Trần Văn Giàu cùng đám Cộng sản Đệ tam Quốc tế ngang nhiên thành lập Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ tập trung tất cả quyền hành vào trong tay mình để khởi đầu cho nền độc tài chuyên chính vô sản và một màn chém giết thủ tiêu đối lập rùng rợn khắp cả miền Nam. Nếu tội ác có thể nẩy nở lây lan như loài vi khuẩn, thì Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ của Trần Văn Giàu chính là tội ác mẹ đẻ ra Thiên An Môn Cần Thơ và vô số tội ác con xảy ra sau đó.

Thật đúng vậy, khi các tín đồ Hòa Hảo kéo đến Tòa Hành chánh Cần Thơ để chống Độc tài Đảng trị và đòi dân chủ hóa trong công cuộc Kháng chiến chống Pháp, họ bị vu cáo là “Nổi loạn chiếm tỉnh Cần Thơ” trong khi họ biểu tình bất bạo động và không mang vũ khí. Ba người đại diện của họ vào Tòa Hành chánh để thương thuyết là Huỳnh Thạnh Mậu bào đệ Đức Huỳnh Giáo Chủ, Trần Văn Hoành trưởng nam ông Trần Văn Soái, và Nguyễn Xuân Thiếp tức thi sĩ Việt Châu, người anh con nhà bác của học giả Nguyễn Hiến Lê, cả ba người đều bị bắt giữ làm con tin. Không thả ba người đại diện vào thương thuyết, Việt Minh Cộng sản mà cốt lõi là Cộng sản Đệ tam, lại còn xả súng bắn vào những người biểu tình bất bạo động. Tác giả quyển Ma đầu Hồ Chí Minh là Hoàng Quốc Kỳ chép lại lời khoe của một tay súng Cộng sản như sau:

“Trong khi Hồ Chí Minh tuyên bố Tự do Tôn giáo thì một cán bộ Cộng sản tên Nguyễn Văn Nghệ, một tay súng tiểu liên đầu đàn của Việt Minh tường thuật lại thủ đoạn của y và đồng đội với tín hữu Hòa Hảo như sau: “Tụi Hòa Hảo gan cùng mình. Lớp này ngã xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến run cả tay, máu loang hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần, nhưng lệnh bắt phải bắn tiếp…”

Một nhân chứng là Vy Thanh, lúc đó là học sinh vừa đậu bằng Tiểu học và đang học lớp đệ nhứt niên ban Trung học, lén cha mẹ chạy theo đám biểu tình để xem. Về sau, khi tỵ nạn trên đất Mỹ, Vy Thanh là tác giả quyển Lớn lên với Đất nước và đã viết về những điều anh chứng kiến đối chiếu với những tài liệu của Đảng viết để ngụy tạo lịch sử như sau (Lớn lên với Đất nước, trang 419): “Con số bị thương và chết vì súng đạn hôm đó thực sự không ai biết chắc (ngoài các người Cộng sản chỉ huy trận tàn sát ngày 9-9-1945). Nhưng căn cứ theo tài liệu của Bộ Chỉ guy Quân sự tỉnh Cần Thơ, người đọc hẳn thấy Cộng sản đã ghi lại “sự thật” qua mấy chữ “không thật” trong dấu ngoặc “3 người chết, 27 người bị thương, không ai bị vết đạn nào, toàn là gươm giáo đâm lẫn nhau và chết đuối!”

Nhân chứng Vy Thanh viết tiếp rằng trước mắt anh hôm đó ngoài bốn người trúng đạn súng liên thanh chết tại chỗ, còn thấy một người cõng người đã chết đang chạy bỗng ngã quỵ vì bị đạn trúng chân.

Biến cố Thiên An Môn Cần Thơ xảy ra trên 60 năm, không ai biết chính xác số người tử nạn là bao nhiêu, nhưng tài liệu Việt Cộng ghi lại “3 người chết, 27 người bị thương, không ai bị vết đạn nào, toàn là gươm giáo đâm lẫn nhau và chết đuối” thì thật VẸM vô cùng, không thể nào tin được! Còn nhân chứng là cậu bé Vy Thanh, vừa mới nghe súng nổ đã vội chạy đi mất, không chứng kiến trọn cuộc. Do đó con số 4 người chết tại chỗ thêm 1 người chết được cõng đi, tức là 5 người mà Vy Thanh đã thấy, hẳn không phản ánh đúng sự thật! Hãy đọc lại lời khoe của tay súng Việt cộng Nguyễn Văn Nghệ, do tác giả Hoàng Quốc Kỳ ghi lại trong quyển Ma đầu HCM: “Tụi Hòa Hảo gan cùng mình. Lớp nầy ngã xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến run cả tay, máu loang hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần, nhưng lệnh bắt phải bắn tiếp.”

Súng đạn mà được xử dụng như vậy thì số tử thương hẳn phải hàng chục hoặc hàng trăm! Hơn nữa, sự kiện Việt Cộng bắt giam 3 người đại diện PGHH vào thương thuyết mà không trả tự do, hẳn chúng phải dùng biện pháp đàn áp thật mạnh gây tổn thất lớn lao mới giải tán được đám biểu tình! Số tử nạn vụ Thiên An Môn Cần Thơ hẳn phải đến hàng trăm!

Trong quyển sử Việt Nam ba mươi năm máu lửa, sử gia Cao Thế Dung viết (trang 73): “Đầu tháng 9, PGHH đụng độ dữ dội với Việt Minh. Ngày 8-9, Hòa Hảo dự định tổ chức biểu tình tại Cần Thơ với mục đích biểu dương lực lượng chống Pháp, ban tổ chức đã xin phép Ủy ban Hành chánh Cần Thơ. Song do chỉ thị của nhóm CS và Trần Văn Giàu từ Sài Gòn, CS tung tin “Hòa Hảo đảo chính Cần Thơ” Lực lượng võ trang của Thanh niên Tiền phong mai phục sẵn bên sông và các con đường vào tỉnh. Cuộc đụng độ đẫm máu đã xảy ra sau đó, Hòa Hảo bị bắn chết và bị thương hàng trăm người. Thanh niên Tiền phong được võ trang bằng súng của Nhật mà Phạm Ngọc Thạch đã xin được sau ngày Nhật đầu hàng bởi Thạch cộng tác chặt chẽ với Thống đốc Minoda trong thời gian Thạch lãnh đạo TNTP.”

Khoảng một tháng sau biến cố đẫm máu đó, vào ngày 7-10-1945, ba vị đại diện Hòa Hảo bị đem ra xử tử tại vận động trường Cần Thơ. Viết lại lịch sử, Dân tộc sẽ ghi nhận tên tuổi của ba vị Huỳnh Thạnh Mậu, Trần Văn Hoành, và Nguyễn Xuân Thiếp là những chiến sĩ hy sinh đầu tiên trong công cuộc chống Độc tài Đảng trị ngay khi Cộng sản Đệ tam Quốc tế vừa nắm được chánh quyền ở miền Nam.

Vài hàng Nhật ký về Thiên An Môn Cần Thơ ghi lại máu và lệ của Phật giáo Tứ ân

- 19-8-1945 Hồ Chí Minh cướp chánh quyền ở Bắc Bộ.
- 23-8-1945 Nam Bộ thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất để chống Pháp
- 25-8-1945 Trần Văn Giàu cướp chánh quyền ở Nam Bộ và Lâm ủy Hành chánh Kháng chiến ra đời gạt bỏ Mặt trận Quốc gia Thống nhất.
- 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Hà Nội.
- 8-9-1945 PGHH biểu tình chống độc tài và đòi dân chủ hóa trong công cuộc Kháng chiến chống Pháp. Đây là cuộc biểu tình chống độc tài đầu tiên trong lịch sử Dân tộc VN.
- 9-9-1945 Việt Cộng đàn áp cuộc biểu tình gây ra cảnh đổ máu Thiên An Môn Cần Thơ.
- 7-10-1945 Ba vị Đại diện Phật giáo Hòa Hảo bị Việt Cộng xử tử!

Sau khi Việt Minh Cộng sản xử tử 3 vị đại diện PGHH, thì mức độ nồi da xáo thịt ở miền Hậu Giang tăng gia mãnh liệt. Tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Những ngày qua (trang 118) đã viết như sau: “Cộng sản sau đó đã khủng bố dữ dội các tín đồ vùng Long Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc… Hơn 10 ngàn người đã bị giết và chôn tập thể ở các cánh đồng xa xôi trong Đồng Tháp Mười. Những người còn sống sót nay đã bắt đầu tố cáo các việc nêu trên và chỉ điểm các nơi chôn. Phản ứng của Hòa Hảo cũng rất mãnh liệt và cán bộ Cộng sản cũng bị giết hại không ít.”

Những vụ sát nhân do Nguyễn Long Thành Nam ghi chép

Tường thuật phong trào sát nhân hàng loạt ở miền Nam, trong quyển Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử Dân tộc (trang 364), tác giả Nguyễn Long Thành Nam đã làm sống lại thời gian khủng khiếp đó như sau:

“Giết Việt gian là một phong trào có chánh sách, có chủ trương. Đối với dân chúng, đó là áp lực để mọi người phải tuân lịnh trung thành với Việt Minh. Đối với lãnh tụ và cán bộ đối lập, đó là phương cách tiêu diệt trừ hậu hoạn. Có thể nói chánh sách“Việt gian” tại miền Nam khởi đầu từ bản thông cáo của Trần Văn Giàu được đăng tải trên các báo sáng ngày 8-9-1945:

Đây là Thông cáo Chánh phủ Lâm thời: Chánh phủ Lâm thời Nam bộ đang dự bị lập Ủy ban điều tra mỗi tỉnh, mục đích là xem xét và tố cáo bọn phản quốc. Bọn nầy sẽ bị tòa án nhân dân trừng trị, và tài sản của họ bị tịch thu, ruộng đất của họ bị lấy lại mà cho dân nghèo”.

Tác giả Nguyễn Long Thành Nam thuật tiếp rằng sau thông cáo đó, phong trào bắt giết Việt gian được phát động khắp nơi, những ai đối lập với Cộng sản là bị thủ tiêu. Trước hết là nhóm Đệ tứ, rồi đến những ai biết bề trái của Trần Văn Giàu, rồi mới đến những người đối lập bị khép tội Việt gian. Trong đợt tàn sát đầu tiên từ khi chiến sự bùng nổ ở miền Nam, những lãnh tụ tên tuổi sau đây đã bị giết: Dương Văn Giáo, Hồ Văn Ngà, Hồ Vĩnh Ký, Nguyễn Thị Sương, Bùi Quang Chiêu, Lê Kim Tỵ, Lâm Ngọc Đường, Trương Lập Tạo… và các lãnh tụ Đệ tứ. Ngoài ra các cán bộ trung cấp của Mặt trận Quốc gia Thống nhất cũng bị hạ sát rất nhiều, con số 2.500 của ông Trịnh Hưng Ngẫu đưa ra không xa sự thật.

Theo tác giả Nguyễn Long Thành Nam thì số người bị giết trong hai tôn giáo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo năm 1945 lên đến trên mười ngàn, nhưng vì xảy ra tại các vùng nông thôn hẻo lánh, cho nên báo chí không đăng và dư luận trong nước ngoài nước không khám phá ra được.

Về cái chết của Lâm Ngọc Đường, trong bài Tiểu sử cụ Trần Văn Ân, tác giả Nguyễn Hoài Vân viết như sau: “Ông cô thế, bị Cộng sản vây bắt, đóng nọc vào mắt, tai, mũi, miệng, hậu môn, hành hạ ông đến hơi thở cuối cùng”.

Vụ sát hại sông Lòng Sông

Nhắc lại thời điểm 23-9-1945 ngày Nam bộ Kháng chiến, khi quân Pháp trở lại tái chiếm Sài Gòn, nhóm Đệ tứ đã tập hợp các toán võ trang để chống cự. Trong khi nhóm Trần Văn Giàu và Nguyễn Văn Trấn kéo khỏi Sài Gòn đi về phía Bình Chánh, Tân An thì nhóm võ trang Đệ tứ tập trung và lập bản doanh ở vùng suối Xuân Trường, Thủ Đức. Tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Những ngày qua tường thuật vụ ra tay hèn hạ của nhóm Đệ tam của Trần Văn Giàu như sau (trang 130 sđd):

“Bộ đội của Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai thay vì lo đánh Pháp lại tìm cách bao vây giải giới nhóm này với chủ trương để thống nhất bộ đội võ trang. Nhiều người trong nhóm võ trang Đệ tứ đã không đồng ý cho giải giới, nhưng nhiều người khác lại không muốn có chuyện đổ máu giữa người Việt với nhau. Cuối cùng 64 người trên 68 có mặt hôm ấy bỏ thăm chịu ở lại, chấp thuận chịu cho giải giới. Những liệt sĩ này không ngờ là họ đã tự trói tay để sau này bị giết tập thể ở sông Lòng Sông ở Phan Thiết.” Trong số 64 người bị giết ở địa điểm sông Lòng Sông này, có 2 người nổi tiếng là Phan Văn Hùm và Trần Văn Thạch.

Tác giả Hứa Hoành tường thuật

Bằng cách thu thập tài liệu theo lời kể của những nhân chứng ở miền Nam vào lúc đó, trong bài Việt Minh Cộng sản cướp công kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, Hứa Hoành thuật lại những thủ đoạn ám sát khủng bố như sau:
“Từ ý nghĩa cuộc chiến tranh Vệ quốc, chống lại kẻ thù trở thành xâm lăng là Pháp, bọn Cộng sản chỉ hô hào, tuyên truyền để giành lấy chính nghĩa, rồi đêm đêm tìm cách bắt những người nào chống lại chúng, thủ tiêu. Ban ngày chúng mời đến họp, thành lập ủy ban, ban đêm chúng gõ cửa dẫn đi mất. Mấy ngày sau, xác nạn nhân sình thối trôi nổi trên sông. Thời kỳ đó Việt Minh khủng bố còn hãi hùng hơn cả Thực dân. Chúng bắt người bỏ vào bao bố, trấn nước cho chết gọi là mò tôm, hoặc bắt người mổ bụng dồn trấu, với tội danh mơ hồ Việt gian, hoặc không bao giờ kết tội gì cả.”

Trong bài Dưa hấu Trà Bang (do Nguyệt san Làng Văn số 101 tháng 1-1993), tác giả Hứa Hoành nói về địa danh Ba Động, vùng đất ven biển của tỉnh Trà Vinh, là do nơi đó có 3 đụn cát gió thổi bồi lên nên dân chúng mới gọi là Ba Động. Tác giả Hứa Hoành viết:

“Ba Động có một con sông chảy ngang qua, song song với bờ biển. Năm 1936, Pháp cho bắc cây cầu sắt nối liền với nhà nghỉ mát của họ mới xây ngoài bờ biển. Năm 1946, Cộng sản lấy danh nghĩa “tiêu thổ kháng chiến” để phá sụp cầu, đến nay cũng không bắc lại được. Con sông Ba Động từng chứng kiến cảnh giết người man rợ của Cộng sản. Chúng bắt các nhân sĩ yêu nước thuộc Phật giáo Hòa Hảo như Chung Bá Khánh, Đỗ Hữu Thiện, Võ Văn Thời, Lâm Thành Nguyên… đem neo dưới nước cho chết ngộp. Riêng ông Lâm Thành Nguyên may mắn tự mở trói được, trong đêm tối lẩn trốn trong các bụi rậm thoát hiểm.”

Cách giết người gọi là mò tôm trên đây, có lẽ phổ biến khắp nước. Ở miền Bắc, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ nghe một người học trò lớp y tá của ông trò chuyện với các bạn học và viết lại trong Hồi ký Nguyễn Xuân Chữ như sau: “Thày mà Quốc dân Đảng, cũng tôm cả thày”.  Thời Việt Cộng, nói “Cho thầy đi mò tôm” chi cho dài. Phải nói ngắn gọn “Tôm cả thầy” thì mới “trình độ” hơn!

Bản cáo trạng của cụ Phan Thanh Nhãn

Tham khảo bài viết CSVN đã từng giết tập thể tín đồ PGHH của tác giả Nguyễn Huỳnh Mai, bài đăng ở Thương nghiệp Tuần báo số 106, ngày 12-8-1999.

Ngày 25-7-1999, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là cụ Phan Thanh Nhãn, lúc đó 84 tuổi cư ngụ tại Garden Grove, tiểu bang California, đã viết Thỉnh nguyện thơ gởi Quốc hội, các cơ quan Lập pháp và Hành pháp Hoa Kỳ, các cơ quan Nhân quyền và Truyền thông Quốc tế tố cáo tội ác Việt Cộng như sau:

1- Cộng sản giết người và chôn trong những hầm chôn tập thể. Ở xã Tân An gần nhà cụ có 2 hầm chôn 400 người. Tại xã Mỹ Ngãi, rạch ông Cả Điền quận Cao Lãnh có 4 hầm, trong đó có 3 hầm chứa 180 người chết vì đạo. Hai hầm khác chôn 652 người tại xã Tân Thành quận Tân Hồng (là hai quận cũ Tân Châu và Hồng Ngự nhập lại). Riêng 9 hầm nữa, cụ Nhãn không biết rõ số người, tại đình Long Thuận xã Long Thuận tỉnh Long Xuyên.

2- Riêng về gia đình cụ có 15 người là cha mẹ, anh em, và bà con ruột thịt trong nhóm bị bắt 115 người. Tất cả bị trói tréo tay sau lưng bằng dây chì và chở trên chiếc ghe cà dom vào rạch Cá Gừa xã Mỹ Ngãi quận Cao Lãnh tỉnh Sa Đéc (cũ), nay thuộc tỉnh Đồng Tháp, đến 3 cái hầm lớn đã đào sẵn. Theo nhân chứng còn sống sót kể lại, thì Cộng sản đem từng người đến miệng hầm, dùng dao găm đâm vào hang cua ở cần cổ rồi đạp cho rớt xuống hầm. Nếu có ai còn sống bò dậy thì chúng lấy chày vồ đập vào đầu rồi xô trở xuống, sau cùng lấp đất lại. Vào lúc cụ Nhãn viết Thỉnh nguyện thơ nầy, cụ cho biết hai tên hung thủ tham gia cuộc tàn sát là tên Quắn đã chết và tên Năm Hỉ lúc đó còn sống và ngụ tại chợ Trần Quốc Toản, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

3- Cụ Phan Thanh Nhãn đau lòng nói rằng em gái cụ là người ăn chay trường, mặc y phục màu dà, và tu theo Phật giáo Hòa Hảo, vì xinh đẹp nên bị ba tên thay phiên nhau hãm hiếp! Sau đó chúng mổ bụng lấy gan làm đồ nhậu tại nhà Nguyễn Xuân Vinh, tại xã Tân An Cao Lãnh. Cha mẹ ông vì thương con bị hãm hiếp, đã kêu la nên cũng bị giết luôn!

Trong Bản Cáo trạng của cụ Phan Thanh Nhãn, chúng ta đếm được tất cả 18 hầm chôn tập thể. Nhưng tổng số nạn nhân bị sát hại thì không thể nào kiểm chứng được!

Hầm chôn người tập thể ở Mỹ Tho năm 1945

Luật sư Hình Thái Thông, bạn học của Tạ Thu Thâu ở trường Bổn Quốc, sau có du học ở Pháp, cũng là nạn nhân Lễ Tế cờ của Hồ Chí Minh. Tác giả Phương Lan Bùi Thế Mỹ chỉ viết vài dòng ngắn ngủi (Trích quyển Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu, tr. 90): “Thông làm trạng sư ở Sài Gòn sau về Mỹ Tho, rồi bị giết hại trong Phong trào Thanh niên Tiền phong, 1945, chôn tập thể một hầm gần 100 người tại Quởn Long (Chợ Gạo Mỹ Tho), năm sáu năm sau mới tìm thi hài ra được.”

Bà góa phụ Hình Thái Thông, sau là giáo sư dạy Pháp văn trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, các học sinh vào đầu thập niên 1950 đều có học Pháp văn với bà.

Đám Giỗ hội ở Gò Công

Xin nhắc lại một thiên tai xảy ra ở Gò Công vào năm Giáp Thìn cách đây hơn 100 năm, tức là khoảng tháng 3-1904. Đó là một cơn Sóng thần Tsunami ập vào miền duyên hải tỉnh Gò Công, vùng Vàm Láng và cửa Cần Giờ, gây thiệt mạng rất nhiều, gần như gia đình nào cũng có người bị chết. Vì cơn sóng thần đó, nên ở Nam Kỳ có câu vè truyền tụng “Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc – Gió nào độc bằng gió Gò Công”. Từ đó về sau, vào ngày kỷ niệm Sóng thần, gia đình nào cũng làm đám giỗ. Đi khắp vùng, vì nhà nào cũng cúng giỗ, nên mới có tên là “Đám Giỗ hội”.

Vào Mùa thu “Kách mệnh” 1945, Lễ Tế cờ của Hồ Chí Minh cũng gây một “Đám Giỗ hội” tương tự như Tsunami 1904 ở Gò Công. Theo lời kể của một vị cao niên quê ở Gò Công là L.T.Q., thì nạn nhân là ông Đốc Phủ Hải và một số nhân viên làm việc ở Tòa Hành chánh khoảng trên 20 người đã bị Việt Minh Cộng sản tố cáo là “Việt gian”. Thế rồi họ bị tàn sát tập thể và chôn trong một hầm ở xã Bình Thành cách tỉnh lỵ 13 cây số. Theo lời kể của vị cao niên ấy, thì vào lúc đó ông Đốc Phủ Hải đã về hưu và là người rất nhân đức nên được người dân Gò Công thương yêu kính trọng!

Thêm vài vụ xử tử ở Gò Công

Ông Đốc Phủ Hải bị sát hại vì bị tố cáo là “Việt gian”, nhưng thầy Nguyễn Văn Thành, vị giáo sư dạy môn sử địa ở trường Trung học Trương Vĩnh K ý, thì bị giết vì thuộc thành phần “Trí thức”. Trong quyển Những ngày qua, Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu nhắc đến Trần Thanh Mậu cùng là học sinh nội trú trường Petrus K ý với ông. Về những vụ xử tử nầy, Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu viết như sau (trang 36 sđd):

“Trần Thanh Mậu là người có nhiệt tâm với đất nước, thường bàn với anh em nội trú về tương lai Việt Nam trong các giờ chiều sau buổi học. Khi Việt Minh cướp chánh quyền ở Miền Nam, anh thuộc những thanh niên đã tiên phong góp sức nhưng đã bị Cộng sản đem ra xử tử ở sân vận động Gò Công cùng hơn mười thanh niên trí thức và thầy Nguyễn Văn Thành, vị giáo sư sử địa trường Petrus K ý. L ý do thầm kín thật ra là vì các anh thuộc thành phần trí thức hăng hái nhưng hay chỉ trích các sai trái của Cộng sản địa phương. Đảng Tân Dân chủ lúc bấy giờ có phái Đặng Ngọc Tốt từ Sài Gòn đến can thiệp cho các anh nhưng không hiệu quả. Tốt chỉ có nước khóc và ôm anh em trước giờ hành quyết mà thôi!” 

Xin thêm một biệt danh cho Hồ Chí Minh

Ngay từ “Mùa thu Kách mệnh” 1945, mà bản chất là Cơn bão thu tàn phá Đất nước, cách giết người tập thể và chôn chung trong một hầm là “Truyền thống Kách mệnh” của vị Chủ tịch họ Hồ vô cùng “khát máu và đói thây”. Trên con đường “Kách mệnh”, Hồ Chí Minh nổi tiếng là người dùng tên giả. Đến Mùa bịt miệng 2007, nếu ta thêm cho Hồ Chí Minh một tên giả là Hồ Khát Máu để vạch đúng chân tướng ác độc của ông thì cũng không ngoa. Xin phép Dân tộc cho người viết được gọi như vậy, bởi lẽ trong suốt 100 năm lịch sử Kháng chiến chống Pháp, tuyệt nhiên không có một vị anh hùng Dân tộc nào cần phải dùng đến Lễ Tế cờ như Hồ Chí Minh và cách sát hại đồng bào tập thể như vậy. Tuyệt nhiên không! Đến Tết Mậu Thân 1968, “Truyền thống Kách mệnh” giết người tập thể và chôn chung một hầm được Việt Cộng diễn ra tại Huế lên đến “đỉnh cao ác độc của loài người” để làm món quà dâng lên cho “Chủ tịch Hồ Khát Máu” một năm trước khi ông qua đời. Để tưởng niệm vong linh những nạn nhân ở Huế, nữ sĩ Nhã Ca đã viết Giải khăn sô cho Huế. Chung một nỗi niềm đau thương cùng cực của Dân tộc trong Thiên đường mù, xin nữ sĩ Nhã Ca cho Giải Khăn Sô đó choàng lên cả Đất nước khốn khổ để trở thành Giải khăn sô cho Việt Nam!

Những vụ sát nhân lẻ tẻ

Tỷ như một gian thương giành độc quyền bán món hàng “giết Việt gian” trên toàn thị trường Đất nước, Bác Hồ cho người đi rảo khắp nơi vừa bán sỉ vừa bán lẻ. Ở làng Long Hựu, quận Cần Đước, thuộc tỉnh Long An cũ, vào năm 1946, Việt Minh Cộng sản đã sát hại 2 vị cao niên đạo Cao Đài. Theo lời kể của anh Ng. Đ. L., một thuyền nhân tỵ nạn hiện ở Sydney: “Chú Ba Ân và chú Bảy Ri, lúc đó đã trên 60tuổi, thường cúng tứ thời mỗi ngày. Hôm đó, trong khi 2 người đang cúng kỳ 12g khuya ở bàn Thiên ngoài trời, thì bị chúng bắt dẫn đến bờ sông Cái và giết chết. Ba ngày sau, xác 2 người nổi lên, dân làng mới biết 2 người bị đập đầu chết và vạt áo dài họ mặc lúc làm lễ đã bị cột dính vào nhau.”     

Người tín đồ Cao Đài thứ 3 là bác Ba Chà bị chúng cho đi mò tôm. Khi chân bác chạm đáy sông, bác đạp bung lên nên dây cột sút ra. Khi trồi lên, Bác còn bị đập đầu, nhưng không chết. Bác lặn xuống và lần theo đáy sông lặn đi thật xa. Đến khi hết hơi, bác trồi lên, tấp vào bờ bất tỉnh. May cho bác vì đến đó bọn sát nhân đã bỏ đi. Bác may mắn thoát chết, nhưng không dám ở Long Hựu nữa, bác đành bỏ cả nhà của ruộng vườn, di tản lên Thánh thất Tây Ninh lánh nạn.

Câu chuyện anh B. Đ. Ph., người tỉnh Trà Vinh hiện định cư ở Sydney, trốn chạy Cộng sản cũng giống như bác Ba Chà ở Long Hựu, tỉnh Long An. Gia đình anh tất cả đều theo đạo Cao Đài, nhà ở gần thánh thất nhỏ của tỉnh nhà. Cũng vào khoảng 1946, người chú ruột của anh bị Việt Cộng giết! Biết không thể sống ở Trà Vinh được nữa, cha anh mới âm thầm sắp xếp cuộc trốn chạy. Chờ đến nửa đêm, cả nhà lặng lẽ xuống ghe, bỏ lại tất cả tài sản nhà của ruộng vườn, theo đường sông, tìm cách về Tây Ninh để tỵ nạn Cộng sản. Vào lúc đó, anh B. Đ. Ph. còn quá nhỏ nên anh không nhớ phải mất mấy ngày chiếc ghe tỵ nạn của gia đình anh mới đến Tây Ninh và phải đi theo thủy lộ nào. Vào lúc đó, Thánh thất Tây Ninh là vùng an toàn cho tín đồ đạo Cao Đài, và gia đình anh B. Đ. Ph. là những thuyền nhân tỵ nạn Cộng sản đầu tiên, trước đồng bào di cư miền Bắc năm 1954 và những thuyền nhân sau ngày Quốc hận 30-4-1975.

Sau đây là câu chuyện của anh L. V. Ng., một thuyền nhân hiện định cư ở Sydney. Anh cũng là một tín đồ đạo Cao Đài quê ở ấp Trâm Vàng, làng Thạnh Phước, quận Gò Dầu Hạ, tỉnh Tây Ninh. Một đêm trong năm 1947, Việt Cộng về ấp, đốt nhà và sát hại những tín đồ Cao Đài trong ấp của anh. Lúc đó anh 12 tuổi. Anh còn nhớ núp trong rừng chồi gần đó, anh nhìn thấy nhà của anh, của bác anh, và các nhà khác cháy rực cả góc trời. Bác của anh, một nông dân ròng rặc không biết một chữ Pháp cũng bị giết cùng với một số bạn đạo khác. Nhà ông Ba Mít bị cháy, lửa ăn qua chiếc xe bò là phương tiện làm ăn của ông. Ông bất kể mạng sống, liều chết chạy lại kê vai kéo chiếc xe ra khỏi đám lửa. Một tên Việt Cộng thấy vậy, cũng chạy lại đâm ông chết. Đến sáng, cha anh dẫn đàn con 5 đứa đi lánh nạn, mẹ anh bồng đứa con nhỏ nhất, anh cũng cõng một đứa em, đoàn người lết bết đi đến Châu Vi, một vuông đất trống gần bót Cao Đài. Trên đường đi, ngang qua nhà ông Thàng, họ nhìn thấy xác mẹ ông Thàng nằm chết cong queo trên đống than còn đang bốc khói. Theo lời anh L. V. Ng, tất cả những tín đồ Cao Đài đều bị giết trong đêm đó.

Mang súng vào lớp xử tử học sinh

Câu chuyện do một nhân chứng vốn là học sinh và sau nầy là đại tá Nguyễn Văn Ánh thuật lại và do giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm là cựu hiệu trưởng của trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký ghi chép trong quyển Trường Trung học Petrus Ký và nền giáo dục phổ thông Việt Nam (trang 56):

“Một học sinh Petrus Ký bị xử tử ngay trong lớp học trước sự ghê sợ của giáo sư và học sinh của trường... Hồi năm 1950, một buổi chiều, khoảng 2 hay 3 giờ, trong giờ Pháp văn của giáo sư Nguyễn Văn Hai, có 6 người lạ mặt xông vào trường Petrus Ký. Hai người đi thẳng vào lớp Troisième Année B. Mấy người còn lại đứng canh chừng ở bên ngoài. Hai người vào lớp kêu tên hai học sinh của lớp nầy. Họ bắt một trong hai học sinh đó lên trên chỗ vách tường gần bàn giáo sư. Họ đọc to bản án tử hình cho mọi người nghe. Sau khi đọc xong bản án, một trong hai tên nầy dùng súng lục bắn chết anh học trò kia ngay trước sự chứng kiến của giáo sư Hai và tất cả học sinh của lớp Troisième Année B. Sau khi thi hành xong thủ đoạn, cả bọn cùng chạy ra đường Cộng hòa vừa hô to khẩu hiệu Việt Nam Độc lập muôn năm. Người bị xử tử tên là Minh, mà theo đại tá Ánh thì là một học sinh học hành rất chăm chỉ và là người có phẩm hạnh không có gì đáng chê trách... Bản án kết tội anh Minh là làm mật thám cho Pháp. Dù có hay không, việc xử tử công khai một học sinh ngay tại lớp học, ở trong một trường học lớn, trước sự chứng kiến của giáo sư và học sinh, vẫn là một hành động khát máu và hoàn toàn trái ngược với luân lý giáo dục.”

Thà giết lầm hơn tha lầm

Những trường hợp sát nhân trong Lễ Tế cờ vừa kể xảy ra trên cả 3 miền Bắc Trung Nam và bao gồm đủ các loại nạn nhân: từ những bậc chân tu, đến những người yêu nước khác chính kiến, cho đến học sinh tuổi vị thành niên, Hồ Chí Minh không bỏ sót ai cả, vì thà giết lầm còn hơn tha lầm. Xin dẫn chứng một thí dụ: khi Cộng sản chở 115 tín đồ PGHH trên chiếc ghe cà dom vào rạch Cá Gừa xã Mỹ Ngãi tỉnh Sa Đéc (cũ), trên đường đến chỗ hành quyết, chúng hô lớn lên rằng “Giết lầm hơn tha lầm” để khủng bố và đe dọa những người dân sống ở ven sông (theo lời kể cụ Phan Thanh Nhãn, trong bài viết của tác giả Nguyễn Huỳnh Mai tường thuật bên trên). Đến bây giờ, vào đầu thiên niên kỷ thứ ba, sau hơn 50 năm, đọc lại Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Hồ Chí Minh tuyên cáo cùng quốc dân ngày 2-9-1945 đồng thời phát động chiến dịch sát nhân hàng loạt như trong Lễ Tế cờ, chúng ta đã thấy Hồ Chí Minh nói một đàng mà làm một nẻo. Nào đâu quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, nào đâu mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như trong bản Tuyên ngôn Độc lập đọc ở vườn hoa Ba Đình!?

Theo lời kể của cụ Nguyễn Trân, thì số nạn nhân bị sát hại trong đại họa Lễ Tế cờ của Hồ Chí Minh là 8000 người trong vòng 40 ngày. Theo giáo sư Stephen Morris thuộc Viện Nghiên cứu Đông Á (Institute of Asean Studies), trường Đại học U. C. Berkeley, thì chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm 1945 và đầu năm 1946, Cộng sản Việt Nam đã tàn sát đến 10 ngàn người của phía Quốc gia và phe Đệ IV Quốc tế. Chi tiết nầy được trích từ quyển Việt Nam, cuộc chiến tranh Quốc gia-Cộng sản của Nhóm Nghiên cứu Lịch sử ở Santa Clara, California (trang 281). Nhưng nếu chúng ta làm bản tổng kết của các tác giả vừa tường thuật trên đây, thì số nạn nhân trong Lễ Tế cờ của Hồ Chí Minh không thể dưới con số 20.000 người được.

Cuộc Cách mạng Mùa thu 1945 ở Việt Nam, thật ra là Cơn bão thu, là bản sao của Cuộc Cách mạng Tháng mười ở Nga năm 1917, chứng tỏ Hồ Chí Minh đúng là “bàn tay vươn dài” của Lênin và Stalin giết Dân tộc. Hồ Chí Minh đã học phương cách giết người để khủng bố và loại trừ đối lập từ bậc thầy Lênin của ông. Lễ Tế cờ của Lênin ở Nga, theo tác giả Minh Võ khi nghiên cứu Hắc thư về chủ nghĩa Cộng sản, đã viết như sau:

“Tác giả Nicolas Werth, thực hiện phần 1 (của Hắc thư), cho biết chỉ trong 2 tháng năm 1918, số nạn nhân bị giết của tân chế độ Lênin là từ 10,000 đến 15,000. Con số này lấy từ báo cáo của Mật vụ Chika, sau khi tác giả ghi lại các huấn thị của chính Lênin về việc phải trừng phạt những kẻ bất phục tùng được gọi là những tên Gulaks. Dù vậy, số người bị giết ở mức ước lượng tối thiểu trong chỉ 2 tháng dưới chế độ Lênin đã nhiều gấp hơn 10 lần so với số nạn nhân của chế độ Nga hoàng trọn năm 1906 là năm đàn áp dữ dội nhất. Theo tác giả, trong vòng gần một thế kỷ dưới chế độ Nga hoàng kể từ 1825 đến 1917, tổng số người bị giết chỉ có 6,321 nạn nhân.”

Bản tóm tắt số nạn nhân bị sát hại của 3 chế độ:

Chế độ Nga Hoàng từ 1825 đến 1917: 6.321 nạn nhân

Chế độ Lênin 2 tháng năm 1918: 10.000 đến 15.000 nạn nhân

Chế độ Hồ Chí Minh, Lễ Tế cờ: 20.000 nạn nhân

Tâm đạo sáng trong cơn khói lửa

Trong khi Hồ Chí Minh phát động Lễ Tế cờ biến Đất nước thành “Killing field” khổng lồ khiến cho thây trôi đầy sông, xác chôn ngập hầm, thì ngược lại, Đất nước cũng có những bậc Thiện giả ra tay tế độ theo Tự tình Dân tộc “Dù xây chín bậc phù đồ - Không bằng làm phúc cứu cho một người”. Sinh linh khốn khổ, ai người cứu nguy. Đây, vị tâm đạo sáng của Dân tộc, người đã cứu mạng 200 người: Gs Hồ Sĩ Khuê.

Giáo sư Hồ Sĩ Khuê đã ủng hộ Tổng thống Ngô Đình Diệm và giúp củng cố Đệ nhất Cộng hòa trong thời kỳ đầu. Sau ông về giảng dạy môn Pháp văn ở Đại học Sư Phạm Sài Gòn. Ông là tác giả công trình nghiên cứu có tựa khá dài Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt trận Giải phóng. Ông di tản sang Pháp, để công 5 năm mới viết xong tác phẩm đó (1987-1992), và sách được nhà xb Văn Nghệ ấn hành ở Hoa Kỳ.

Nhắc lại thời điểm sau “Cách mạng Mùa thu 1945”, sinh viên luật khoa Hồ Sĩ Khuê của Đại học Hà Nội trở về ngôi làng của ông ở tỉnh Quảng Trị thì liền được dân làng bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã. Nhưng chỉ được 8 tuần lễ, thiện chí về dân chủ được mang vào trong mọi công tác của xã, ông đang say mê với nhiệm vụ thì được mời lên giữ chức Thẩm phán tỉnh Quảng Trị để xử lý (trang 139 sđd) “khoảng 200 người đang bị giam trong nhà lao của tỉnh. Họ là những quan chức cũ, Bảo hộ có, Nam triều có. Ai trước kia đã làm quan ở tỉnh Quảng Trị, ai ở đâu cũng bị tỉnh tróc nã về giam. Đã hai tháng rồi mà chưa biết xử lý thế nào”.

Chủ tịch tỉnh là “Bác Tú Hiếu”, bạn của thân phụ ông, là một nhà Nho theo Cộng sản vì yêu nước, chống Pháp mong giải phóng Đất nước. Ủy viên Tư pháp tỉnh là một cán bộ già, nhà Nho biết đọc quốc ngữ. Vị Chủ tịch và Ủy viên Tư pháp cùng đều là nhà Nho mang nặng trong lòng Đạo làm người phải cho có nghĩa có nhân. Cả hai không thông hiểu đường lối “Kách mệnh của Hồ Chí Minh”, không mảy may hận thù giai cấp, nên giao hết việc phán xử cho sinh viên luật khoa Hồ Sĩ Khuê. Ông Thẩm phán trẻ Hồ Sĩ Khuê, trong lòng dự định tha hết 200 người bị giam cầm đó, nhưng về hình thức cũng mất 2 tháng để lập hồ sơ, để cho thấy không có tội danh, rồi mới lần lượt trả tự do từng người cho đến hết. Tâm đạo sáng Hồ Sĩ Khuê được ông tự giải bày như sau (trang 141): “Bác Tú Hiếu không biết là tất cả đều có tội “giai cấp”, xử lý như tôi là phản cách mạng. Nhưng tôi thì tôi biết. Nên phải lánh đi. Ngày Tổng khởi nghĩa 19-12-1946, một buổi phát thanh tuyên truyền đã lên án xử tử phản động tên tôi”.

Việc ra tay cứu vớt 200 quan chức trí thức của tỉnh Quảng Trị gây ra hậu quả Hồ Sĩ Khuê bị kết án tử hình vì tội phản cách mạng. Ông đã biết trước như vậy, nhưng vẫn cứ cứu người, rồi sau đó ông bỏ ra Vinh, ra Đông Hà mở quán phở, rồi ra Hà Nội, và sau cùng về Huế mà không dám ghé thăm lại Đông Hà và làng quê của mình. Ngày 19-12-1946, khi nhóm Kháng chiến ở Huế “quy sơn” theo lịnh Tiêu thổ Kháng chiến của Hồ Chí Minh, Hồ Sĩ Khuê nằm trên gác trọ một ngôi nhà ở Huế, lòng mang cùng một tâm trạng bùi ngùi như người đảng viên Đại Việt Bùi Diễm. Họ là những người yêu nước nhưng không thể tham gia Kháng chiến được bởi lẽ Cách mạng sẽ không tha họ. Giả sử Hồ Sĩ Khuê bỏ Huế đi theo Kháng chiến vào lúc đó, thì hẳn nhiên sau này các sinh viên Đại học Sư Phạm Sài Gòn đâu còn có được vị thầy Hồ Sĩ Khuê giáo sư Pháp văn đức độ, đầy lòng nhân ái để kính trọng và noi gương.

Hồ Sĩ Khuê cũng cho biết ông là bạn học của Tố Hữu và hai người đã từng dạo chơi khắp chốn ở Đế đô. Nhân khi cứu xét hồ sơ 200 tù nhân đó, ông đã phát giác tên người tử tội đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị. Thì ra đó là Nguyễn Hữu Chước, con vị thầy lớp dự bị của ông, và cũng là người bạn chung của hai người. Ngay ngày cướp chánh quyền tỉnh Quảng Trị, Tố Hữu đã ra lịnh xử tử người bạn chung Nguyễn Hữu Chước đó chỉ với mục đích: khủng bố để trấn áp.

Có một nhà viết sử đã nhận xét rằng Hồ Chí Minh không cứu ai cả. Thật đúng vậy, hai người đáng được cứu là cô Nông Thị Xuân và bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long. Cô Xuân là người thiếu nữ Hồ Chí Minh đã từng ân ái và đã sanh cho ông một đứa con. Bà Năm là ân nhân đã từng nuôi nấng trợ cấp cho rất nhiều đảng viên, đóng góp 100 lượng trong Tuần lễ vàng, có 2 người con tham gia kháng chiến, và được khen tặng là mẹ chiến sĩ. Ấy thế mà Hồ Chí Minh không cứu! Cô Xuân bị đập đầu chết và bị vất xác ra đường cho xe cán. Bà Năm là người đầu tiên bị đấu tố trong chiến dịch CCRĐ và bị xử bắn với tội danh là địa chủ ác bá. Đối nghịch với tâm địa hiếu sát kinh tởm của Hồ Chí Minh, độ lượng từ bi của Giáo sư Hồ Sĩ Khuê đã cứu 200 nhân mạng trong cơn khói lửa thật sáng ngời và đáng được Dân tộc ghi nhớ để ngưỡng mộ và noi gương.

Ở miền Nam, vào thời Nam Bộ Kháng chiến, cũng có một Tâm đạo sáng xứng đáng được ghi vào “Trang sử hiền” của Dân tộc: đó là Lê Văn Viễn, thường được gọi là Bảy Viễn, người thủ lãnh Bình Xuyên. Bảy Viễn ủng hộ Việt Minh, được Trần Văn Giàu cử làm Tư lệnh Mặt trận Sài Gòn, một chức vị không nhỏ trong những ngày đầu của cuộc Kháng chiến. Chuyện kể, do tác giả Ts Nguyễn Văn Trần ghi lại trong bài Bình Xuyên - Bảy Viễn (đăng trong Báo xuân Việt luận năm Bính Tý 1996, xuất bản tại Sydney, tr.181): “Trần Văn Giàu trao cho Bảy Viễn một danh sách hàng 200 người có bằng cấp Tây và bảo phải thủ tiêu”. Bảy Viễn đã xé bỏ danh sách đó và không thi hành. Tác giả Nguyễn Văn Trần ghi lại câu chuyện bằng lời phát biểu của Bảy Viễn theo cách ăn nói mộc mạc của người bình dân Nam Kỳ như sau: “Có bằng cấp, tội gì giết tụi nó. Chờ độc lập, bắt tụi nó ra làm việc chớ!”

Lời nói không văn hoa tý nào, nhưng ẩn tàng tấm lòng thiện lành mà người viết xin được gọi bằng “tâm đạo sáng trong cơn khói lửa”. Cùng diễn đạt những ý tương tự như vậy, nhưng Chiếu Thoái vị của Cựu hoàng Bảo Đại thì văn hoa và đẹp vô cùng. Đây Điều 2 của Chiếu: “Đối với các đảng phái đã từng tranh đấu cho nền Độc lập quốc gia, nhưng không đi sát phong trào dân chúng, Trẫm mong chính phủ mới sẽ lấy sự ôn hòa xử trí để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào sự kiến thiết và tỏ rằng Chính phủ Dân chủ Cộng hòa nước ta đã xây đắp trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân”.

Lời Chiếu Thoái vị văn hoa, hiền hòa, và xây dựng như vậy, nhưng không đủ sức chuyển hóa tâm cơ Hồ Chí Minh. Tuy Giáo sư Hồ Sĩ Khuê và Thủ lãnh Bảy Viễn từ chối không nhúng tay vào máu, tên đại mưu sĩ Hồ Chí Minh vẫn thành công rực rỡ trong Lễ Tế cờ, sát hại hàng chục ngàn người. Bởi lẽ khi nhân tâm ly tán “rời bỏ Tôn giáo vì bị kết tội là thuốc phiện ru ngủ con người” để chạy theo cuộc “Kách mệnh khát máu của Hồ Chí Minh”, thì xung quanh ông có cơ man kẻ ác sẵn sàng nhúng tay vào máu để cho bàn tay vị Chủ tịch của chúng luôn luôn được sạch!

Cũng trong bài Bình Xuyên - Bảy Viễn, tác giả Nguyễn Văn Trần thuật thêm chuyện Bảy Viễn cứu mạng một kỹ sư tốt nghiệp ở Pháp là Lê Văn Ngọ. Lúc đó kỹ sư Lê Văn Ngọ bị nhóm thủ hạ của Trần Văn Giàu bắt trói ở bờ sông và sắp sửa bị mổ bụng dồn trấu. Thời may Bảy Viễn chợt đi qua, thấy vậy mới hỏi lý do, thì được trả lời là “ông nầy có vợ đầm”. Cũng bằng lời nói mộc mạc, Bảy Viễn ra lịnh: “Nó có vợ đầm kệ nó chớ. Mở thả nó ra.”

Như thế, thủ lãnh Bình Xuyên Lê Văn Viễn đã cứu được kỹ sư Lê Văn Ngọ, một ngẫu nhiên đẹp vì cả hai người cùng họ Lê. Bảy Viễn đã cứu được một nhân mạng, sát nghiệp của Hồ Chí Minh cũng được giảm bớt một trong muôn vạn triệu phần! Đọc lại lịch sử để biết rằng vào hồi “Kách mệnh Mùa thu”, có vợ đầm tức là lập gia đình với phụ nữ Pháp, cũng là tội có thể bị tử hình như trường hợp kỹ sư Lê Văn Ngọ. Thế còn Hồ Chí Minh thì sao? Bác ta đã lấy đủ thứ vợ: vợ Pháp, vợ Nga, vợ Tàu, vợ Xiêm, và cũng đã giết vợ nầy và thủ tiêu vợ nọ nữa… Bác có bị kết tội như trường hợp kỹ sư Lê Văn Ngọ hay không? Bây giờ, ai là người trong Đảng Cộng sản có thể trả lời?

Đọc lại chuyện xưa: kế sát kê hách hầu

Trong mục Độc giả thắc mắc (Nguyệt san Làng Văn, số 153 tháng 5-1997), có câu hỏi “Giết gà dọa khỉ”, học giả Bút Chì giải đáp như sau. Đó là kế “sát kê hách hầu” của Khương Tử Nha đời nhà Chu bên Tàu xử dụng để thu phục nhân tài. Nguyên loài khỉ tinh khôn, nhanh nhẹn rất khó bắt nhưng cũng rất nhát, mỗi khi thấy máu thì nhũn ra, sợ hãi mà nghe lời. Muốn bắt khỉ, thợ săn mang một con gà ra cho nó trông thấy rồi vặn cổ quăng ra đất. Cảnh tượng con gà dãy chết đành đạch trên mặt đất khiến khỉ sợ cứng người không nhúc nhích được, mặc cho người tới bắt. Lúc dạy khỉ cũng vậy, bảo không nghe lời, người ta mang gà ra cắt tiết trước mặt nó. Khỉ sẽ khiếp sợ mà nghe lời ngay.

Học giả Bút Chì kể tiếp rằng ở đất Tề có một triết gia xuất chúng. Khương Tử Nha tìm tới mấy lần mời ra giúp nước, nhưng triết gia đóng cửa không tiếp. Khương Tử Nha lập kế giết đi để làm gương. Quả nhiên, sau khi triết gia kia bị giết, trong thiên hạ chẳng còn ai tự thị “thanh cao” nữa, tất cả đều ra hợp tác với triều đình. Chuyện đời nhà Chu bên Tàu, Khương Tử Nha chỉ giết một người cũng đủ làm thiên hạ khiếp sợ mà được việc mình. Còn Hoàng Sào cuối đời Đường, khi làm lễ tế cờ, không muốn giết ai, chỉ chém vào cây cổ thụ mà cũng giết lầm vị lão tăng ân nhân đã bảo bọc ông khiến cho ông phải thương khóc. Chuyện Cách mạng Mùa thu 1945 của Dân tộc Việt Nam, tại sao Hồ Chí Minh phải giết cả 20 ngàn người trong Lễ Tế cờ? Câu hỏi “Tại sao?” này rất cần được lịch sử trả lời.

Đọc lại lịch sử để biết vào ngày 22-12-1944, theo lịnh Hồ Chí Minh, đồng chí Dương Hoài Nam tức Võ Nguyên Giáp thành lập trung đội đầu tiên gồm 34 người, và cũng theo lịnh Hồ Chí Minh, trung đội được mang tên “Trung đội võ trang tuyên truyền”. Việc Dân tộc võ trang để đánh đuổi giặc ngoại xâm là việc hiển nhiên cần phải làm, những dẫn chứng như Cao Thắng mở xưởng đúc súng, như cụ Phan Bội Châu mua súng ở Nhật và tìm cách chở về Yên Thế cho nghĩa quân Đề Thám. Nhưng việc tuyên truyền chống ngoại xâm thì Dân tộc không cần phải làm. Ngọn Lửa thiêng chống giặc ngoại xâm của Việt Tộc được thắp sáng do những nữ anh thư Trưng Triệu, được hun đúc qua bao triều đại, càng ngày càng tỏ rạng sáng chói trong lòng mọi người. Xuyên suốt dòng lịch sử chống Pháp, khi có một anh hùng yêu nước đứng lên phất cao ngọn cờ kháng chiến, Dân tộc liền theo về hàng hàng lớp lớp phục vụ dưới bóng cờ. Một anh hùng ái quốc hô một tiếng, muôn triệu người hưởng ứng ngay, đâu có cần phải tốn công sức để vận động tuyên truyền!

Khí thế Dân tộc bừng bừng nổi lên chống Pháp vào Mùa thu Cách mạng dâng lên thật cao, tác giả Nguyễn Kiên Trung trong quyển Đem tâm tình viết lịch sử diễn tả như sau (trang 33): “Sự hoan nghênh Việt Minh, vì thế lan rộng rất nhanh. Nhanh đến nỗi, ở nhiều vùng, công tác tổ chức đảng viên không theo kịp lòng ngưỡng mộ của dân chúng. Người ta thao thức chờ đợi, lần mò tìm kiếm cho được “anh cán bộ” để xin đi theo, hoặc để giúp tiền bạc, khí giới”.

Thế nhưng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp vẫn cứ thành lập Trung đội võ trang tuyên truyền để khởi nghiệp! Có bao giờ Dân tộc thắc mắc trung đội đó tuyên truyền điều gì không? Khổ nạn của Dân tộc và Đất nước bắt đầu từ hai chữ “tuyên truyền” của Hồ Chí Minh đó! Trong hậu trường chính trị, công tác tuyên truyền của Hồ Chí Minh cũng giống như chuyện thịt dê thịt chó sau đây, xin mời quý bạn đọc. 

Trong văn chương Việt Nam, muốn diễn tả sự lường gạt của bọn con buôn đầu đường xó chợ, chúng ta có câu Treo đầu dê bán thịt chó. Nhưng bọn hàng thịt treo đầu dê bán thịt chó thì thật sự chỉ lường gạt được một số ít nạn nhân, mà người mua lầm thịt chó còn có quyền đem trả để đòi tiền lại hoặc đổi lấy đúng thịt dê mang về. Còn Hồ Chí Minh xưng tụng cách mạng trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam với Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, nhưng nhất nhất đều làm y theo chủ thuyết Mác-Lê-Stalin của Nga và tư tưởng Mao Trạch Đông của Tàu. Anh hàng thịt Hồ Chí Minh đã làm chuyện treo đầu dê bán thịt chó trong chính trị và đã lường gạt cả Dân tộc. Hồ Chí Minh đã rao món hàng Cách mạng theo Âu Mỹ mà lại bán cho Dân tộc món Xã hội chủ nghĩa với Cải cách Ruộng đất - Chủ thuyết Tam Vô - Đấu tranh Giai cấp đẫm máu của Nga Tàu. Anh hàng thịt Hồ Chí Minh đúng là Đại Việt gian gian xảo ác độc đã lường gạt và giết hại Dân tộc.

Kẻ mang nhiều nợ máu nhất với dân tộc!

Trong một xã hội lương thiện, không ai dung thứ những gian thương làm ăn theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó. Anh hàng thịt Hồ Chí Minh đã làm chính trị theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó, không những gian xảo để lường gạt Dân tộc, mà còn tàn nhẩn và khát máu giết hại biết bao nhiêu triệu người. Nhất thời thì Hồ Chí Minh đại thành công, nhưng về lâu về dài, Dân tộc đã phát giác những âm mưu đen tối của ông và do đó xác nhận ra đích danh kẻ gian xảo đê hèn độc ác đệ nhất hạng trong lịch sử Việt Nam đúng là Hồ Chính Mi. Dân tộc Việt quyết không chấp nhận xã hội chủ nghĩa Mác-Lê-Xít-Mao-Hồ. Dân tộc không nhận đúng món hàng mà Hồ Chí Minh rao bán, Dân tộc phải đứng lên giành lại Quyền Dân tộc Tự quyết, Dân tộc phải đứng lên làm cuộc Cách mạng Dân tộc chân chính với Độc lập Tự do Hạnh phúc chân thật.

Bằng những lập luận phân tách lịch sử như trên, ta mới rạch ròi tại sao Hồ Chí Minh xử dụng “võ khí tuyên truyền” với hậu thuẫn của súng đạn và cũng do đó, Hồ Chí Minh mới cần và dùng đến Lễ Tế cờ sắt máu sát hại hàng chục ngàn người. Hồ Chí Minh không phát động cuộc Cách mạng Giải phóng Dân tộc, mà ông ta chỉ là kẻ CƯỚP. Ngày 19-8-1945, Hồ Chí Minh CƯỚP chính quyền ở Hà Nội, và sau đó đọc bản Tuyên ngôn Độc lập dối trá, Hồ Chí Minh đã CƯỚP đi mạng sống của biết bao nhiêu nạn nhân trong Lễ Tế cờ. Giải phóng đâu không thấy, chỉ biết ông là kẻ CƯỚP TỰ DO - CƯỚP DÂN CHỦ - CƯỚP NHÂN QUYỀN CỦA DÂN TỘC. HCM chỉ là kẻ CƯỚP NƯỚC mà thôi.

Bạn đọc thân mến, quý bạn vừa đọc qua những vụ tàn sát cá nhân và tập thể mà người viết gọi chung là Lễ Tế cờ Của Hồ Chí Minh. Mãi về sau, trong diễn tiến cuộc chiến tranh của Hồ Chí Minh gây ra để đánh Dân tộc, các ký giả Tây phương mới chế tác hai từ “Killing field” và “Tắm máu” để chỉ những sự giết người hàng loạt. Thật không ai ngờ, không một ai có thể ngờ được, Đất nước thân yêu của chúng ta đã bị biến thành “Killing field” và Dân tộc bất hạnh của chúng ta đã bị “tắm máu” ngay khi Hồ Chí Minh vừa đặt chân về nước và đọc Tuyên ngôn Độc lập dối trá mỵ dân ở vườn hoa Ba Đình! Những văn nô của Hồ Chí Minh thường bêu riếu những người họ muốn phỉ báng là “kẻ có nợ máu với nhân dân”. Nhìn suốt dòng lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, thật không ai ngờ, không một ai có thể ngờ được, chỉ với số nạn nhân bị sát hại trong Lễ Tế cờ, chúng ta mới nhìn ra KẺ MANG NHIỀU NỢ MÁU NHẤT VỚI DÂN TỘC lại chính là HỒ CHÍ MINH, Bác Hồ thân yêu của chúng!

Viết tại Sydney, Úc Châu
Mùa Xuân 2008
Nhóm Tâm Việt Sydney

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site