lịch sử việt nam
- Cuộc Chiến Tranh Hồ chí minh Đánh Dân Tộc Việt Nam Tập 3 -
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17
Nhóm Tâm Việt Úc Châu Biên Khảo
(tái bản có sửa chữa)
Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
07-2010
CHƯƠNG 9
Đảng đối phó với thuyền nhân
Trong vòng không đầy 2 năm, từ cuối năm 2003 đến giữa năm 2005, đúng hơn là khoảng 18 tháng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo và sắp xếp, khi công khai lúc bí mật, ba sự việc sau đây:
1. Việc thứ nhất: Đưa cán bộ Trần Văn Thủy sang Mỹ công tác kiều vận và ông ta đã hoàn thành nhiệm vụ khi viết xong quyển Nếu đi hết biển do nhà xuất bản Thời Văn ấn hành với lời giới thiệu của Kevin Bowan ngày 21-11-2003. Quyển sách được đón nhận và không lâu sau đó được tái bản với lời giới thiệu của nhà văn Hoàng Khởi Phong viết thay nhà xuất bản vào tháng 10-2004.
2. Việc thứ hai: Công bố Nghị quyết số 36-NQ/TƯ về công tác đối với Người Việt Nam Ở nước ngoài ngày 26-3-2004. Thực chất đây là sách lược kiều vận nhằm đánh phá “Khúc ruột ngàn dặm” là những thuyền nhân mà 30 năm trước đã liều chết để tìm tự do, những người mà Bộ trưởng Ngoại giao vào thời đó là Nguyễn Cơ Thạch phỉ báng là “những phần tử bất mãn của chế độ cũ, những kẻ có nợ máu với nhân dân, những thành phần đĩ điếm, trốn tránh lao động…”. Sách lược gồm những vụ việc như: “Hỗ trợ việc ra báo viết, mở đài phát thanh, truyền hình ở ngoài nước. Xây dựng thư viện trên mạng Internet để phục vụ cho người Việt Nam sống xa Tổ quốc. Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và đơn giản hóa thủ tục đối với việc gởi sách báo, văn hóa phẩm ra ngoài phục vụ cộng đồng.”
3. Việc thứ ba tồi tệ nhất: Làm áp lực với 2 nước Mã Lai và Nam Dương để họ phá bỏ các tấm bia tưởng niệm những thuyền nhân đã tử nạn trên đường vượt biên. Bia ở Bidong bị phá ngày 16-6-2005 và bia ở Galang bị đục khoét ngày 17-6-2005. Dòng chữ trên tấm bia Galang viết bằng tiếng Anh chuyển sang Việt ngữ như sau: “Tưởng nhớ hàng trăm ngàn người Việt Nam đã thiệt mạng trên đường tìm tự do (1975-1996). Dù họ đã chết vì đói, khát, bị hãm hiếp, bị kiệt sức hoặc vì một nguyên nhân nào khác, chúng ta cầu xin rằng họ bây giờ được bình yên vĩnh cửu. Sự hy sinh của họ không bao giờ bị quên lãng”.
Bia đã bị phá bỏ chỉ vì Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn ghi lại TỘI ÁC LỚN NHẤT trong lịch sử nhân loại do mình gây ra: Tội ác đuổi dân đi để ăn cướp tài sản.
Ba sự việc, nhưng chỉ một sách lược, một ý đồ, tất cả đều do bàn tay lông lá của Đảng Cộng sản chuyên nghề cướp bóc, phá hoại và chém giết Dân tộc. Tuân hành chỉ thị của Đại hội Đảng lần thứ IX và hội nghị Ban Chấp hành T.Ư. lần thứ 7, Nghị quyết 36 được ban hành, bản chất là Sách lược kiều vận mà mục tiêu là lũng đoạn, thao túng cộng đồng người Việt hải ngoại để bóc lột tối đa trên 3 phương diện: về khả năng kinh tế, về trí tuệ tức chất xám, và về ảnh hưởng chính trị của chúng ta đối với quốc gia chúng ta định cư.
Hãy đọc kỹ một đoạn của Nghị quyết sau đây, ta mới thấy Đảng đã động viên toàn lực để đối phó với 3 triệu người Việt ở nước ngoài, cũng như ngày xưa, Đảng đã tung hết sức mạnh quân sự và tuyên truyền để đánh chiếm miền Nam cho kỳ được, không từ nan bất cứ hành động khủng bố tàn bạo hay luận điệu tuyên truyền xảo trá nào:
“Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết Dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Đảng Cộng sản phản bội Tổ quốc ơi, đối phó với 3 triệu người Việt tỵ nạn chúng tôi ở khắp nơi trên thế giới, Đảng đâu có cần phải huy động toàn lực “Nhân dân và đoàn thể cả nước” như vậy! Nếu Đảng thật sự yêu nước và muốn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng hãy viết lại Nghị quyết trên, chỉ cần bỏ 10 chữ “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài…”, thay thế bằng 11 chữ “Công cuộc tranh đấu đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa…”, và viết lại thành bài Hịch Cứu Quốc thật đẹp như sau: “Công cuộc tranh đấu đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước, và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết Dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Việc đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa là điều Dân tộc và Đất nước cần phải làm! Vậy mà Đảng không làm! Đảng chỉ “khôn nhà dại chợ, thượng đội hạ đạp”, cứ giỏi nghề đàn áp truy nã những sinh viên yêu nước ở Hà Nội và Sài Gòn chỉ vì họ đã biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm hải đảo của Việt Nam! Đảng thật tệ làm sao! Thảo nào nữ sĩ Dương Thu Hương đã viết bài “Là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”.
Vào năm 1990, sử gia Cao Thế Dung cho ra đời tác phẩm nhan đề Cơn hồng thủy Biển Đông (Exodus Vietnam), với phụ đề “Ba ngàn triệu Mỹ kim với hãm hiếp, vàng và máu” để nói lên nội dung của quyển sách. Xin trích một đoạn trong chương Làm giàu trên thân xác phận người (tr. 15 sđd):
“Mười năm sau, thế giới vẫn còn bàng hoàng: Hỏa ngục Biển Đông là điều có thực, nhưng thế giới vẫn chưa biết rõ sự thực này: Ai là người giàu có nhờ Hỏa ngục Biển Đông? Mười lăm năm, kể từ đợt sóng tỵ nạn cuồn cuộn xô dạt về phía Nam, lênh đênh vô định trên biển cả sóng gió hãi hùng, cũng mười lăm năm ấy, tập thể lãnh đạo Cộng đảng Việt Nam đã thực hiện được một việc lạ lùng và thành công có một không hai trong lịch sử nhân loại: Vụ xuất cảng người từ các thuyền nhân vượt biển đến chương trình ra đi có trật tự ODP và vụ hồi hương con lai Amerasians (những đứa con cha Mỹ mẹ Việt). Họ trở nên giàu có cũng nhờ Hỏa ngục Biển Đông. Nhờ có Hỏa ngục Biển Đông nên mới có chương trình ODP; nhờ có ODP nên mới có chương trình hồi hương con Mỹ lai, vụ nào Cộng đảng khai thác cũng lời to”.
Buôn dân từ năm 1925
HCM thường nói con người là vốn quý. Nghe thì nghe vậy, nhưng xin đừng tưởng HCM quý trọng mạng người. Trong chiến tranh hay khi hết chiến tranh, lúc nào Dân tộc cũng là vốn để Bác và Đảng khai thác cho đầy túi tham. Là người châm ngòi, quạt gió, và chế dầu vào cho ngọn lửa chiến tranh Đông Dương cháy bùng lên, HCM đã phát biểu với Sainteny trước khi ký Tạm ước Modus Vivendi tháng 9-1946: “Nếu chúng tôi phải chiến đấu thì chúng tôi sẽ chiến đấu. Các ông sẽ giết 10 người của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ giết được 1 người của các ông. Và cuối cùng chính các ông sẽ thấm mệt.”
HCM đã chủ trương thế chiến đấu hạ sách lấy 10 đổi 1 như vậy, và Võ Nguyên Giáp đã tuân theo đúng đường lối. “Ba mươi năm máu lửa - một cuộc chiến tàn sát thương binh”, đó là chủ đề sử gia Cao Thế Dung dẫn giải trong quyển sử thật dày đầy ấn chứng của ông. Chúng ta đã biết: “Trong chiến tranh hay khi hết chiến tranh, lúc nào Dân tộc cũng là vốn để Bác và Đảng khai thác cho đầy túi tham”. Thực vậy, ngay vừa mới bước vào “nghề làm Cộng sản” giữa thập niên 20, HCM đã biết nhà ái quốc Phan Bội Châu là vốn quý, đúng ra cụ là “vốn quý trọng đến vô giá”, Bác mới gạ bán cho Thực dân Pháp lấy một trăm ngàn đồng bạc Đông Dương (có tác giả viết “một trăm năm mươi ngàn”). Sau đó, Bác cũng đã bán cho Pháp những thanh niên yêu nước tốt nghiệp Trường Võ bị Hoàng Phố mà không “đoàn kết” với Bác. Xin dẫn giải: đó là những thanh niên có lý tưởng quốc gia, sau khi tốt nghiệp Trường Hoàng Phố mà không gia nhập đảng Cộng sản, Bác cùng Lâm Đức Thụ mới mật báo cho Pháp biết, làm cho tất cả đều bị Pháp đón bắt trên đường về nước khi vượt qua biên giới Việt Hoa. Vì thiếu sử liệu, nên không biết Bác bán những thanh niên yêu nước này bao nhiêu một người. Lục xét hết những ngõ ngách của lịch sử, mới tìm ra chân lý: vào lúc đó, HCM còn mang tên Nguyễn Ái Quốc và Lý Thụy và chưa về nước mà đã khởi sự “BUÔN DÂN” rồi! Chuyện “BÁN NƯỚC” sau đó tuần tự sẽ đến!
Khai thác tù nhân để làm giàu cho Đảng
Suốt dòng lịch sử bốn ngàn năm của Dân tộc, triều đại Cộng sản là chế độ tàn ác bắt giam người nhiều nhất. Nhắc lại lịch sử sau Hiệp định Genève chia đôi đất nước, gần một triệu đồng bào miền Bắc đã di cư vào Nam tìm tự do, những người ở lại cũng không được yên thân với “Bác và Đảng”. Bức tranh xã hội bi thảm ở miền Bắc do Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện tô vẽ như sau (Trích tác phẩm Hỏa Lò, tr. 200):
“Những người tự nguyện ở lại miền Bắc, ít nhiều đều có lòng tin ở cách mạng, coi cách mạng là chính nghĩa, hoan hô cách mạng, mà chính quyền lại gọi họ là ngụy quân, ngụy quyền? Họ ở lại theo lời kêu gọi của cách mạng không đi Nam. Đất nước đã hòa bình rồi, đâu bằng quê hương. Họ tin vào chính sách lưu dung, giữ “nguyên lương, nguyên chức” cho những người ở lại mà Hồ Chủ tịch đã công bố. Tại sao họ đã quy phục, sợ hãi, không dám có hành động, hoặc lời nói nào đả kích chế độ, thậm chí nhiều người còn phải nịnh bợ, tâng bốc, mà Đảng vẫn bắt bớ một cách triệt để đến thế? Tại sao lại phải tống giam cả đến anh lính trơn, anh dân vệ, anh cảnh sát giao thông, anh hộ phố, bác Lý, bác Phó ở thôn xóm? Một cuộc bỏ tù vĩ đại chưa từng có trong lịch sử!”
Một người tù già, lăn lóc qua hàng chục trại tù, gặp không biết cơ man nào là giáo dân, tu sĩ, linh mục, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà sư, phạm binh, phạm cán, đảng viên, không ai cho lão một câu trả lời thỏa đáng về việc bắt bớ vô cớ, tràn lan này. Cho tới khi gặp một tù nhân phản cách mạng chính hiệu, thắc mắc mới được người tù này am tường về “Bác và Đảng” giải đáp như sau:
“Rất dễ hiểu, rất dễ hiểu. Thứ nhất, về mặt kinh tế, tù nhân là một lực lượng khai hoang sản xuất có lời nhất. Anh bạn tính thử. Nuôi một người tù, tốn 5 hào một ngày, kể cả ăn, mặc, thuốc men. Toán đan là toán già ốm, lao động kém nhất, mỗi tù nhân cũng làm ra bình quân 2 đồng một ngày, gấp 4 lần nhà nước chi ra nuôi hắn. Các toán mộc, xẻ, rèn, lâm sản, bình quân 10 đồng một ngày, gấp 20 lần. Do đó, tù càng nhiều, càng tốt…”
Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện nhận xét rằng bắt tù càng nhiều càng có lợi về kinh tế. Về mặt chính trị, tác giả Nguyễn Hợp Minh nhận xét rằng bắt tù càng nhiều càng diệt trừ hậu họa (Trích Lịch sử giữ Nước của Dân tộc Việt Nam, tập VII tr. 91):
“Đa số trí thức Quân Dân Cán Chính kháng chiến Việt Nam phản đối quyết liệt việc chia cắt đất nước. Việt Minh Cộng sản đã dùng vũ lực, bắt giam, tù đày, và tàn sát thẳng tay các chiến hữu kháng Pháp bằng các tội danh tư sản, tiểu tư sản lừng khừng, mất lập trường vô sản, v.v... đồng thời triệt hạ quốc dân kháng Cộng để diệt trừ hậu họa”.
“Theo ước lượng chưa đầy đủ, sau 20-7-1954, có khoảng 28 vạn Quân, Dân, Cán, Chính kháng chiến bị Việt Minh Cộng sản bắt giam, tù đày và sát hại. Một số ít trốn thoát vào Nam vĩ tuyến sau 300 ngày, hạn chót, Pháp phải rút hết quân ra khỏi Bắc vĩ tuyến 17”.
Trước khi giết còn gạ gẫm để bóc lột
Cướp được miền Bắc xong, CS không lo kiến tạo miền Bắc, mà chỉ lo đi đánh miền Nam để cướp trọn cả Đất nước. Chiêu bài “Giải phóng Miền Nam” chỉ là chuyện hoang đường! Những chuyện CS ăn cướp của Dân tộc, nếu chép lại cũng phải dài hơn bộ HCM toàn tập (gồm 12 tập, 7.866 tr.). HCM đã CƯỚP cả nước còn được, sá gì những chuyện lẻ tẻ. Chuyện ăn cướp nhỏ sau đây, nhỏ nhặt nhưng lại nói lên bản tính hèn hạ, bẩn thỉu đến tận cùng đáy của lòng tham.
Chuyện xảy ra vào Tết Mậu Thân 1968 ở Huế. Trong số 428 nạn nhân bị thảm sát tại Khe Đá Mài (chỗ chôn người được tìm ra sau cùng) và biến thành 428 bộ hài cốt trắng xoá dồn lại một đống dưới đáy khe, chỉ có 2 thanh niên may mắn trốn thoát. Một trong hai thanh niên đó thuật lại chuyện thoát hiểm. Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Phan Văn Lợi chép lại thành bài Cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài. Từ bài đó, người viết xin trích ra câu chuyện ăn cướp giết người này. Ăn cướp thì lặt vặt nếu so với sách lược đánh cướp đại trà cả trăm nghìn triệu trong những vụ bốc hốt trương mục tiết kiệm và hộp an toàn của tất cả ngân hàng, vụ đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp, và ba lần đổi tiền sau nầy, nhưng phương cách cướp giựt thì bẩn thỉu, hèn hạ, và đểu cáng vô cùng.
Những người bị bắt dẫn đi bị Việt Cộng trói bằng dây điện thoại và kết thành chùm bằng dây kẻm gai, mỗi chùm 20 người, anh ta đếm được 25 chùm. Trước khi ra tay tàn sát, một tên Việt Cộng nói lớn cho cả đoàn, lời tử tế rất dễ nghe: “Chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Vậy trong anh em có một là vàng, hai là tiền, ba là đồng hồ, bốn là bật lửa thì nộp lại để Cách mạng giữ cho, học xong 3 ngày sẽ trả. Kẻo vào trại, ăn cắp lẫn nhau rồi lại đổ lỗi cho Cách mạng, nói xấu cán bộ!”.
Anh thuật tiếp rằng mọi người đều riu ríu và khổ sở móc ra những thứ quý giá còn giữ trong người. Ai chậm chạp hoặc ngần ngừ thì mấy tên bộ đội tới “giúp” cho. Bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô vải. Người thuật chuyện kể tiếp rằng: “Lúc đó tôi mới để ý thấy tay bộ đội áp giải chùm của tôi đang mang trên hai vai và cột quanh lưng ít nhất cả chục cái radio lớn nhỏ mà chắc chắn đã cướp được của dân dưới thành phố”.
Sau đó người may mắn sống sót thuật tiếp cuộc đào thoát thật ly kỳ của anh và người bạn. Hai người xoay lưng vào nhau để giúp nhau cởi trói, lại nhờ bóng đêm và rừng rậm nên chạy thoát. Khoảng 20 phút sau, họ bỗng nghe tiếng súng AK và lựu đạn nổ vang rền. Phải mấy chục băng đạn và mấy chục quả, họ đoán thế. Việt Cộng đã đưa 428 nạn nhân đến “Trại học tập” rồi! Trại học tập ở dưới đáy Khe Đá Mài! Vĩnh viễn và vĩnh viễn, chứ không phải ba ngày! Nhưng mấu chốt ly kỳ của chuyện ăn cướp vặt nầy là Việt Cộng cướp của dân, đã ăn cướp giết người mà còn có thể mở miệng xưng tụng Cách mạng bằng những lời tử tế thật dễ nghe: “Để Cách mạng giữ cho. Học xong 3 ngày Cách mạng sẽ trả lại. Kẻo vào trại ăn cắp lẫn nhau. Rồi lại đổ lỗi cho Cách mạng. Nói xấu cán bộ”.
Nhớ lại lời Cách mạng thường hay nói “Không lấy của dân một cây kim, một sợi chỉ”, Cách mạng nói thật đúng! Cách mạng đã cướp hết tài sản của cải nhà cửa của dân rồi còn gì! Cách mạng còn cướp tự do, hạnh phúc, và cả mạng sống của dân nữa! Chưa đủ sao? Sá gì cây kim sợi chỉ! Đúng là “Kách mệnh khát máu của HCM”.
Giết xong còn bóc lột xác chết
Vào tháng 4 năm 1972, Cộng quân vượt qua sông Bến Hải và tấn công thành phố Quảng Trị. Với hỏa lực hùng hậu, với quân số đông lấy thịt đè người, chúng chiếm được thành phố và dân Quảng Trị chạy về Huế lánh nạn bằng tất cả phương tiện kể cả chạy bộ và mang theo bất cứ tài sản gì mà họ có thể mang được. Trong 4 ngày liên tiếp, từ 29-4 đến 3-5-1972, đoàn người di tản trên quốc lộ Quảng Trị - Huế bị Việt Cộng phục kích và tàn sát bằng tất cả hỏa lực của chúng như súng máy, súng cối, đại bác trên chiến xa hạ nòng bắn trực xạ. Số người chết lên đến cả 20.000 người. Mùa loạn đó đã đi vào lịch sử tội ác Việt Cộng với tên Mùa hè Đỏ lửa (Tựa quyển sách của tác giả Phan Nhật Nam) và đại lộ Quảng Trị - Huế nổi tiếng với tên Đại lộ Kinh hoàng.
Trong suốt 4 ngày, ban ngày thì Việt Cộng tha hồ bắn giết người dân chạy loạn. Ban đêm thì họ đi lục xét các xác chết và vơ vét của cải của nạn nhân mà họ coi đó là chiến lợi phẩm. Họ đã thu được gạo, súng, vải vóc, máy thu thanh, đồng hồ đeo tay… Lính CSBV tịch thu những thứ này để giao lại cho thượng cấp Trung đoàn… Họ còn tịch thu cả tiền mặt, họ lột hết mọi thứ như nhẫn, vàng, bút máy, võng…
Nhân chứng thấy Việt Cộng lột sạch tài sản của cải trên xác nạn nhân đã bị chúng giết chết là một cán binh Việt Cộng tên Lê Xuân Thủy. Anh Thủy vì thấy tận mắt Việt Cộng tàn sát dân một cách dã man nên phẫn chí, anh tỉnh ngộ và về hồi chánh Quân lực VNCH. Tác giả Hải Triều viết lại những sự việc trên trong tác phẩm Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn (tr. 40). Đó là quyển sách tác giả Hải Triều hoàn thành để chứng minh rằng cái chết đau thương của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm là do HCM, do chính Cuộc chiến tranh của HCM gây ra để đánh Dân tộc.
Chuyện Thiên An Môn trên Đại lộ Kinh hoàng
Trong chiến sử, biến cố Mùa hè Đỏ lửa với Đại lộ Kinh hoàng có vẻ mờ nhạt hơn sánh với cuộc Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, bởi lẽ mỗi khi nói đến tính tàn ác của Việt Cộng, thì ai ai cũng nghĩ ngay đến Tết Mậu Thân ở Huế. Nhưng nói về số người bị giết thì không phải vậy. Ở Đại lộ Kinh hoàng, không phải Việt Cộng chỉ giết 4.000 người hay 4800 người như ở Huế (số liệu 4000 theo bài viết của tác giả Nguyễn L ý Tưởng trong Tuyển tập tài liệu Thảm sát Mậu Thân ở Huế, tr. 87), mà chúng đã giết đến 20.000 người! Người viết xin nhắc lại: “HCM và Đảng có qu ý gì dân đâu!” Để thấu hiểu sự kinh hoàng trên quốc lộ Quảng Trị - Huế, hãy tưởng tượng trên đoạn đường trong vùng tác xạ tự do của Việt Cộng, khoảng 10 cây số tức 10 ngàn thước, có đến 20 ngàn xác chết, nếu rải đều ra thì mỗi 1 thước đường có xác 2 người. Hãy tưởng tượng đi trên con đường đầy thây ma như vậy, cứ mỗi bước đi, chúng ta phải bước qua một xác người!
Tác giả Mường Giang trong bài “Từ Tết Mậu Thân 1968 tới Mùa Hè 1972” ở mục Một thuở Kaki (Nam Úc Tuần báo, số 732 ngày 19-2-2010) đã viết về sự tàn sát dã man đồng bào vô tội trên Đại lộ Kinh hoàng. Ông nhắc tới nhà văn Phan Nhật Nam và viết rằng: “Nhưng diễn tả đúng mức sự tàn ác dã man có một không hai của bộ đội Bắc Việt, nhắm vào đồng bào mình, là nhà văn quân đội Phan Nhật Nam”. Thật đúng vậy, với văn phong “sát tử” của người chiến sĩ Nhảy dù Phan Nhật Nam, SỰ CHẾT trên Đại lộ Kinh hoàng được ông diễn tả như sau: “Sự chết trên 9 cây số đường này, là chín cây số trời chết, đất chết, chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá, và vạn vật chết trong lòng ánh sáng, thứ ánh sáng có mùi người…” Mường Giang lại hạ bút viết tiếp: “Thê thảm quá, bất lương ghê cho chiến tranh không biên giới và những người Việt Cộng do HCM ươm trồng, không còn một chút tình Việt Nam và hơi hám của con người đi bằng hai chân biết nói”.
Nếu dùng nhóm từ “Thiên An Môn” để chỉ sự tàn ác của “Kẻ cầm quyền” dùng súng đạn bắn vào người dân vô tội trong tay không có võ khí để tự vệ, thì biến cố Thiên An Môn thật ở Bắc Kinh với số tử nạn 3.000 người chẳng thấm vào đâu so với “Thiên An Môn trên Đại lộ Kinh hoàng ở Việt Nam” do Việt Cộng gây ra! Điều khác biệt là ở Bắc Kinh, người dân đương đầu với Đảng để đòi tự do dân chủ, còn trên Đại lộ Kinh hoàng thì người dân trốn chạy để tìm tự do, vậy mà Đảng vẫn không tha, Đảng vẫn bắn giết tận tuyệt rồi sau đó lại cướp bóc tài sản trên xác chết của họ!
Chưa đi hết biển, mà đã trở về để bị cướp!
Một câu chuyện ăn cướp vặt khác liên quan với chiếc tàu Việt Nam Thương Tín xảy ra sau 30-4-1975. Câu chuyện do nhà văn Doãn Quốc Sỹ tường thuật trong tác phẩm Mình lại soi mình (tr. 176). Đó là 1652 người được đến đảo Guam Hoa Kỳ an toàn, lại không muốn định cư tại đấy, mà quyết tâm đòi trở về quê hương. Hoa Kỳ đành phải cung cấp đầy đủ quần áo, riêng về lương thực thì dư cho cả chuyến “về Việt Nam” và chuyến “trở lại Hoa Kỳ” nếu họ không được tiếp nhận.
Khi tàu cập bến Nha Trang, họ đã chuẩn bị cử người đọc diễn văn trước chính quyền, vì họ nghĩ rằng sự trở về của họ sẽ được đón nhận tốt. Nhưng thật ngỡ ngàng, nhà văn Doãn Quốc Sĩ đã viết rằng họ bị khám xét từ mái tóc đến gấu quần, khám xét không phải từng bao thuốc lá mà từng điếu thuốc lá, tịch thu hết đô la, vàng bạc, kim cương, đồng hồ, bút máy, các đồ trang sức… Rồi tin sét đánh: tất cả đều bị giam giữ vì bị liệt vào hạng “những kẻ đã trốn theo quân thù trở về nước trái phép”. Họ bị bắt đi học tập cải tạo ở Lào Cay, Thái Nguyên, Yên Bái, thân mạng còn chưa biết được an toàn, nói chi đến của cải tài sản bị tịch thu!
Sự thực xảy ra như vậy, nhưng báo Đảng từ Bắc chí Nam nhất tề đề cao họ là phần tử “ngoan cường”, chống sự dụ dỗ của đế quốc đến cùng, lột mặt nạ hiếu chiến, giả nhân giả nghĩa, cưỡng ép di tản của đế quốc đến cùng! Những người “chưa đi hết biển” ấy đã vội trở về trên tàu VNTT chỉ giúp cho Việt Cộng được dịp tuyên truyền chống đế quốc và để bị bóc lột hết của cải họ mang đi. Việt Cộng có quý gì dân đâu!
Đòi tiền chuộc mạng như mẹ mìn Xạ Phang
Chuyện người Xạ Phang làm mẹ mìn bắt cóc trẻ con đòi chuộc mạng hoặc đem đi bán là những truyện viết cho thiếu nhi vào thập niên 40. Có thể đó là những chuyện bịa đặt không có thật. Nhưng đến thập niên 80 thì Ủy ban Nhân dân Thành Phố HCM thực sự là Mẹ mìn Xạ Phang thật 100 phần 100. Họ đã biết khai thác để đòi tiền chuộc mạng như câu chuyện sau đây. Đó là vấn đề tù nhân chính trị VNCH được Hoa Kỳ tiếp nhận theo diện HO. Trong tháng 6 năm 1986, Ủy ban Nhân dân Thành Phố HCM đã đưa ra Thông cáo số 162 quy định về quy chế các ứng đơn xin xuất cảnh ra hải ngoại. Một phụ lục của thông cáo này, cũng do Phan Văn Khải ký ngày 17-6-1986, nói rằng:
“1- Chính phủ Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về việc thanh toán cho Chính phủ Việt Nam các chi phí giam cầm các viên chức dân và quân sự của chính quyền Cộng hòa trước đây hiện vẫn còn bị giữ trong các trại cải tạo. Giá biểu là 2 mỹ kim/mỗi ngày/mỗi người, kể từ ngày 30-4-1975. 2- Thân nhân sống tại hải ngoại có nghĩa vụ trả cho Chính phủ Việt Nam một số tiền là 7.000 mỹ kim/ mỗi gia đình được phép rời VN.”
Giáo sư Nguyễn Văn Canh đã bàn về Thông cáo 162 và bản phụ lục trong tác phẩm CS trên đất Việt (tr.27) như sau: “Rõ ràng là vấn đề các tù nhân chiến tranh này đã bị xử dụng như một khí cụ thương thảo với Hoa Kỳ. Đây thực sự là một hành vi của kẻ khủng bố chuyên bắt cóc và giam giữ nạn nhân để đòi một đệ tam nhân bỏ tiền chuộc mạng và cũng là một phương tiện để đối thoại với Hoa Kỳ nhằm giành được sự thừa nhận.”
Lại làm tiền khi nhận thuyền nhân về
Làn sóng vượt biên ào ạt từ 30-4-1975, sau cùng rồi cũng đến lúc thoái trào. Phần vì Việt Cộng tổ chức vượt biên bán chánh thức để lấy vàng, lại thừa cơ hội cho công an, cán bộ, và gia đình trà trộn vào để được xuất ngoại, phần vì lòng độ lượng tiếp nhận tỵ nạn của các quốc gia Tây phương đã đến mức bão hòa, các trại tỵ nạn bắt đầu đóng cửa. Cao ủy Tỵ nạn phát động phong trào hồi hương. Sự cưỡng bách hồi hương gây ra nhiều trường hợp thương tâm: như thuyền nhân Nguyễn Văn Hải đã thắt cổ chết ở trại cấm Whitehead Hongkong, và cũng có nhiều người tự rạch bụng chết. Theo báo Hongkong Standard thì đã có tới 10 thuyền nhân tìm lấy cái chết để phản đối chính sách thanh lọc và cưỡng bách hồi hương.
Xin nhắc lại để nhớ “trong chiến tranh hay khi hết chiến tranh, lúc nào Dân tộc cũng là vốn quý để Bác và Đảng khai thác cho đầy túi tham”. Thời điểm sau khi các trại tỵ nạn đóng cửa, sử gia Cao Thế Dung viết (Trích Cơn hồng thủy Biển Đông, tr. 286): “Không kiểm soát, thả lỏng để dân bỏ nước ra đi (ghi chú: đến lúc Đảng thấy càng có nhiều thuyền nhân, càng có lợi), một mặt gây khó khăn cho Tây phương, đặc biệt là Hoa kỳ, một mặt làm ung thối vấn đề thuyền nhân tỵ nạn, mặt nào Cộng sản Việt Nam cũng “thắng lợi”. Vào giữa năm 1989, Bộ Chính trị và Nhà Nước thấy rằng, nếu hồi hương tính theo 300$ một đầu người, số tiền đã lên đến con số đáng kể.”
Cao Thế Dung đã ước lượng tổng số lợi lộc Cao ủy Tỵ nạn tặng cho Hà Nội có thể lên đến 25 triệu Mỹ kim, nếu tất cả thuyền nhân còn kẹt ở Macau, Hongkong, Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương được giao hoàn về Việt Nam (nhưng Nam Dương không chủ trương trục xuất thuyền nhân). Cũng trong quyển Cơn hồng thủy Biển Đông (tr. 284), tác giả Cao Thế Dung ghi lại bài phát biểu của triết gia kiêm ký giả Pháp Jean-Francois Revel trên đài phát thanh Europe I ngày 2-12-1989 để nói lên chính nghĩa tìm tự do của thuyền nhân Việt Nam: “…Chính phủ Luân Đôn sẵn sàng trả và tặng cho chính phủ Hà Nội khoảng 600 đến 1.000 Mỹ kim mỗi đầu người. Giá cả còn đang thương lượng. Đây là một sự buôn bán thịt người xảy ra giữa hai nước. Còn đây không phải trả tiền để giải thoát thuyền nhân mà trả tiền để đem bắt giam họ trở lại”.
Làm tiền theo cung cách của Tổng bí thư
Lịch sử Đảng Cộng sản VN là chuỗi dài vô tận của bội bạc, xảo trá, giết người, cướp của. Với cung cách Tổng bí thư như Lê Duẩn thì việc cướp của thật quá cỡ “đại trà” như trong những Chiến dịch Đổi tiền sau khi cướp được miền Nam. Tác giả Cao Thế Dung trong quyển Cơn hồng thủy Biển Đông đã viết rằng vào 15-9-1985, Hà Nội công bố Lệnh đổi tiền (lần thứ ba). Tỷ giá hối đoái từ 1 Mỹ kim ăn 12 đồng tiền cũ đổi thành 1 Mỹ kim ăn 15 đồng tiền mới (bằng 150 đồng cũ). Như vậy chỉ trong chốc lát, tiền Việt Nam sụt giá 1250 phần trăm! Tác giả Cao Thế Dung viết như sau (tr. 206 sđd):
“Một nhà ngoại giao Tây phương tay cầm một xấp giấy bạc Việt Nam nói với giọng căm phẫn rằng: “Số tiền này đã trở thành nắm giấy lộn”. Mấy nhà ngoại giao của Sứ quán Ấn Độ cũng bất mãn nói rằng, mới hôm qua họ dùng 400 đô la đổi được 4800 đồng VN ở Ngân Hàng Việt Nam, ngờ đâu hôm nay số tiền này chỉ còn bằng 30 đô la thôi! Sau khi giao số tiền này, họ cự tuyệt nhận tiền mới và tuyên bố nhất định sẽ nói chuyện với Bộ Ngoại giao Việt Nam”.
Nhân viên Sứ quán Ấn Độ còn có quyền nói chuyện với Bộ Ngoại giao VN, cho nên không bị thiệt hại. Nhưng dân chúng Việt Nam như cá nằm trên thớt thì phải “ôm đầu máu” mà thôi! Tác giả Cao Thế Dung viết tiếp (tr. 207): “Trước ngày đổi tiền đột ngột năm 1985 và cũng như đợt đổi tiền năm 1978, tập đoàn Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cho các tay em đi vơ vét vàng và đôla. Hàng trăm triệu tiền cũ của các “anh lớn Trung ương” và Thành uỷ TP HCM đã được bí mật đổi tiền mới trước khi Pháp lệnh được đài phát thanh công bố có hiệu lực vào lúc 6 giờ sáng”.
Thảm họa của đất nước sau Tháng Tư đen
Nhắc lại chuyện cán bộ Trần Văn Thủy sang Hoa Kỳ làm công tác kiều vận và viết quyển Nếu đi hết biển. Trong sách ông đã viết một câu hết sức ngô nghê (tr. 28): “Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến thế không. Nhưng tôi biết rất rõ không ít người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, “đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể trở về quê mình, làng mình được”.
Giá mà Trần Văn Thủy không viết câu ngô nghê nầy! Làm sao ông lại không biết chứ! Trong thế kỷ 20, có 3 nước bị phân chia làm hai là Triều Tiên, Đức và Việt Nam: Bắc Hàn, Đông Đức, và Bắc Việt Nam (tức VNDCCH của HCM) nằm trong quỹ đạo Cộng sản và phân nửa kia là Nam Hàn, Tây Đức, và Nam Việt Nam (tức VNCH) thuộc khối Thế giới tự do. Và cũng ngay trong thế kỷ 20, có hai nước đã được thống nhất. Việt Nam được (hay bị!?) thống nhất ngày 30-4-1975 khi đảng CS cưỡng chiếm miền Nam. Sau đó 14 năm, nước Đức cũng được thống nhất khi Bức tường Ô nhục Bá Linh bị phá vỡ ngày 9-11-1989.
Cuộc Thống nhất của nước Đức đẹp vô cùng! Không lời nói nào dưới thế gian có thể diễn tả! Chỉ bằng con số trong toán học, ta mới nói lên được tấm lòng bao la của Tây Đức. Họ đã mang 1.250 tỷ Âu kim trong ngân sách thặng dư của họ sang giúp cho Đông Đức. Số Âu kim 1.250 tỷ đó tương đương 2.000 tỷ Mỹ kim, tính ra bằng 2 tỷ lượng vàng, tức là 60 ngàn tấn vàng, ví như một cây cầu khổng lồ đúc bằng vàng khối để người dân Đông Đức bước lên cho theo kịp Tây Đức và các nước Tây Âu!
Xin dẫn chứng một việc nhỏ. Một tuần ngay sau khi Bức tường Bá Linh được phá bỏ, người dân Đông Đức ào ạt sang thăm viếng Tây Đức, tất cả 8 triệu rưỡi người, mỗi người được lãnh 50 Mỹ kim gọi là Tiền chào mừng. Với số tiền tặng nhỏ nhoi đó, người dân Đông Đức vào siêu thị ở Tây Đức mua hết những hàng nhật dụng mang về, những món mà họ hằng ước mơ trong 40 năm dài sống thiếu thốn trong thiên đường XHCN Đông Đức.
Việc nhỏ thứ hai, thật sự việc này không nhỏ. Theo lời kể của nữ sĩ Lê Thị Huệ trong bài Bệnh Cuồng Tín (Trong loạt bài Văn hóa trì trệ nhìn từ Hà Nội đầu thế kỷ 21): toàn bộ chúng cư cao tầng tiền chế Plattenbau ở Đông Đức được đập bỏ và xây cất lại đúng theo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh. Những cao ốc tiền chế đó, chỉ vì mị dân, chánh quyền Cộng sản Đông Đức đã cho xây cất vội vã vào năm 1959 theo lệnh Trung ương Đảng để tuyên truyền cho chế độ, nên rồi có cũng như không! Cần nhắc lại để nhớ rằng Đông Đức được đánh giá là quốc gia mẫu mực thành công về XHCN mà các nước Cộng sản luôn lấy làm điểm nhắm để noi theo!
Và còn biết bao điều tốt đẹp khác nữa không kể xiết! Như về việc thống nhất tiền tệ, Tây Đức định hối xuất là 1 đổi 1, phần lợi nghiêng về cho người dân Đông Đức vì tiền Đông Đức vốn không có giá trị bằng đồng Đức Mã. Về chính trị, đảng Cộng sản Đông Đức, đổi tên mới là đảng Dân chủ Xã hội chủ nghĩa (PDS), vẫn được phép hoạt động và họ cũng giành được một số ghế cho nghị sĩ của họ trong Quốc hội của nước Đức thống nhất. Tây Đức không hô hào những khẩu hiệu dao to búa lớn về Hòa hợp hòa giải như Hà Nội. Họ chỉ ban hành những luật lệ để mang ấm no và hạnh phúc cho người dân Đông Đức vốn bị thiệt thòi trong 40 năm sống dưới ách độc tài của nhà nước XHCN Đông Đức (Tài liệu tham khảo: Die Deutsche Einheit von A. Gerlach, Lê Hoàng Thanh chuyển ngữ).
Cuộc Thống nhất của nước Đức đẹp như thế, còn Cuộc Thống nhất của VN ngày 30-4-1975 thì sao? Xin thưa: “Thì giống như lấy băng keo dán lại!” Xin mời qu ý bạn đọc lời dẫn giải. Luật sư Nguyễn Hữu Thống, với cương vị một học giả nghiên cứu lịch sử và một nhà luật học, trong quyển Giải thể chế độ CS (tr.129), đã có nhận định như sau: “Bằng chiến tranh võ trang, HCM đã cầm tay xé đôi tấm bản đồ năm 1954 để cướp chính quyền tại miền Bắc. Và rồi cũng bằng chiến tranh võ trang, năm 1975, các đồng chí của ông ta đã cướp nốt chính quyền tại miền Nam. Rồi họ lấy băng keo dán 2 mảnh dư đồ lại và tuyên bố rằng: “HCM có công thống nhất đất nước”.
Luận về Cuộc Thống nhất “lấy băng keo dán lại” của Việt Nam, chúng ta có hàng loạt những câu vè truyền khẩu trong dân gian không đẹp đẽ gì nhưng vô cùng trung thực, nào là: “Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng”, nào là “Vào vơ vét vui vẻ về”, nào là “Đả đảo Thiệu Kỳ muốn gì cũng có! Hoan hô HCM mua cây đinh phải sắp hàng!”, có bài hát nhại lời của trẻ con “Như có bác Hồ đang ngồi binh xập xám…, HCM ăn gian, ăn gian!”, lại có chuyện tiếu lâm kể rằng nhạc sĩ cổ nhạc Văn Vĩ bị mù mà “sau 30 tháng 4 thì lái xe Honda được vì mắt đã sáng!”, và có những câu ý nghĩa sắc bén như “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự do”. Bài ca “Giải phóng Miền Nam” của Huỳnh Minh Siêng đã thành bài quốc cấm, bởi lẽ vào lúc đó, các em học sinh thanh thiếu niên toàn miền Nam đã ăn ý gào thét “Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng…” bằng tất cả sức hồn nhiên của tuổi trẻ làm cho Cộng sản Bắc Bộ Phủ không an tâm! Thật ra có cả một kho tàng Văn học dân gian được truyền khẩu về HCM và Đảng của ông, tất cả đã được Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách biên tập và phê bình trong tác phẩm Việt sử đương đại qua 200 câu vè bất hủ, phát hành năm 2007 ở Melbourne.
Về việc “vào vơ vét vui vẻ về”, người viết xin được dẫn chứng bằng lời tâm sự của Giáo sư D.N.S. (hiện định cư ở Cali), lúc đó là Thanh tra Trung học ở Sài Gòn. Trong những ngày ngắn ngủi ở Bộ Giáo dục sau 30-4 và trước khi đi học tập cải tạo, Giáo sư D.N.S. là nhân chứng thấy tận mắt sự ăn cướp tài sản của Bộ, Nha, Sở, và các trường học ở miền Nam mang về Bắc (để giữ làm của riêng hay giao cho ai không biết!). Ông tường thuật như sau:
“Ở Bắc đưa vào một cán bộ chính trị trình độ giáo viên cấp 1, nhưng về chính trị anh ta có uy quyền rất lớn. Chính anh ta quyết định về thời gian đi học tập cải tạo của tất cả giáo chức miền Nam. Anh ta cũng là người nhận bàn giao tất cả các cơ sở giáo dục. Mỗi lần bàn giao một sở, một nha, hay một trường học, anh ta mang về văn phòng của anh nào là máy thu thanh, máy truyền hình, máy đánh chữ, quạt máy, tủ lạnh, đàn dương cầm, v.v… Sau vài lần bàn giao như vậy thì văn phòng anh đầy chiến lợi phẩm, anh ta cho xe về Bắc, rồi lại tiếp tục đi nhận bàn giao ở các địa điểm khác. Thế là hết đợt chiến lợi phẩm nầy, đến đợt chiến lợi phẩm khác, anh ta tha hồ vào vơ vét vui vẻ về”.
Giáo sư D.N.S., người giáo chức đầy khả năng sư phạm và nặng lòng với giáo dục được thăng Thanh tra Trung học rồi lại phải bị đi học tập cải tạo (!), đã cay đắng nhận xét rằng: “Công tác của viên cán bộ chính trị của Bộ Giáo dục VC chỉ có vậy mà thôi!” Học giả Nguyễn Hiến Lê, sau 30-4-1975 được sống dưới ách Cộng sản, đã nhận xét (Trích Hồi k ý, tập ba, tr. 95): “Nhiều người vào Sài Gòn thăm bà con, khi ra vơ vét đủ thứ, từ cây đinh, khúc dây chì, lon sữa, ve chai… đem ra, vì ở ngoài đó thường cần dùng tới mà không kiếm đâu ra. Họ cho miền Nam nầy là thiên đường”.
Người viết thật không đành tâm dùng câu vè “Vào vơ vét vui vẻ về” đối với những thu lượm vụn vặt “từ cây đinh, khúc dây chì, lon sữa, ve chai” như vậy, nhưng trong lòng không khỏi xót xa thương cảm đồng bào miền Bắc thân thương phải sống cuộc đời cơ cực thiếu thốn, đồng thời không hiểu được tại sao bọn văn nô XHCN lại có thể ca ngợi và tự hào là “Đỉnh cao trí tuệ loài người”!
Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2008 này, đã 33 lần 30-4 kể từ ngày tập thể người Việt phải bỏ nước ra đi, kéo dài từ hơn ba thập niên qua. Một cuộc ra đi vĩ đại chưa từng bao giờ xảy ra trong lịch sử Dân tộc Việt! Cũng có người cho rằng đó là những cuộc ra đi tìm tự do, nhưng thực tế mang nhiều ý nghĩa của những cuộc chạy trốn, chạy trốn muôn vạn bạo tàn và khắc nghiệt do CSVN đổ lên đầu người dân Việt, sau ngày họ đặt toàn ách thống trị lên toàn cõi đất nước.
Đảng Cộng sản phản bội Dân tộc ơi, có thấy cuộc thống nhất của nước Đức đẹp tuyệt vời hay không? Có thấy tấm lòng bao la của Tây Đức hay không? Ngân sách thặng dư của Tây Đức, 1.250 tỷ Âu kim, nếu đem chia cho 16 triệu dân Đông Đức, và nếu tính bằng vàng, thì mỗi người dân Đông Đức sẽ nhận được khoảng 120 cây vàng! Còn trong cuộc Thống nhất của Việt Nam, do Lê Duẩn người học trò kiệt xuất nhất của HCM thực hiện, thì số vàng bạc của cải do toàn thể dân chúng miền Nam làm ăn lương thiện cả mấy trăm năm lại chảy ngược lại vào tay các tên Cách mạng vô sản (các BỰ GIÒI) của Bắc Bộ Phủ để chúng trở thành TỶ PHÚ MỸ KIM! Thật đúng “VÀO VƠ VÉT VUI VẺ VỀ” cách “đại trà”, một Cuộc Thống nhất ô nhục! Nhìn lại cuộc thống nhất ô nhục đó, tính bằng con số trong thống kê, ta mới có thể thấy được thảm họa do CSVN gây ra, và mới biết tại sao hàng triệu người dân Việt đã phải liều thân, bất kể sinh mạng, miễn sao thoát ra khỏi bàn tay hung bạo của bạo quyền. Người viết xin được trích dẫn mục Quan điểm của tuần báo Nhân quyền xuất bản ở Melbourne (Bài Tưởng niệm 30 Tháng 4 Đen, số 1142, 22-28/4/2008). Tài liệu từ chính các cơ quan thẩm quyền quốc tế cho biết, chỉ nội trong thời gian hai năm, từ năm 1975 đến 1977, CSVN đã:
- hành quyết (xử tử): 100.000 người; - đày ải khổ sai đến chết trong các trại giam gọi là trại cải tạo: 95.000 người; - xua đuổi thành phần trung lưu, thân nhân quân dân cán chính miền Nam đến các vùng rừng thiêng nước độc gọi là kinh tế mới, đến phải bỏ xác: 48.000 người; - danh sách trên còn phải cộng thêm từ 600.000 đến 800.000, có thể lên đến cả triệu người vùi xác giữa biển Đông trên đường tìm tự do vì sóng to gió lớn, vì lạc đường cạn lương thực đến chết đói chết khát, vì bị hải tặc hãm hiếp sát hại.
Và toàn cảnh đất nước là đói nghèo cùng cực, người dân bị o ép, tước đoạt mọi quyền sống căn bản của con người. Nhà tù nhỏ mọc lên khắp nơi, trong một Nhà tù lớn là toàn cõi quê hương. Chưa hết, “những đỉnh cao trí tuệ của XHCN” lại nghĩ ra một loại Nhà tù di động làm bằng những Cây người công an vô hồn vô cảm. Và đây là phát kiến vĩ đại của chế độ HCM! Những tù nhân như Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt hay Trần Khải Thanh Thủy ở Hà Nội có “tự do” đi chợ, đi chữa bịnh, đi thăm mẹ bịnh, v.v… nhưng tù nhân đi đến đâu thì Nhà tù di động cứ lẽo đẽo theo đến đó để gây khiếp đảm cho tất cả mọi người. Cũng chưa hết, bằng sách lược “Quản chế tại gia”, bất cứ ngôi nhà hay ngôi chùa nào cũng có thể bị biến thành Nhà tù biến cải (Nhà và chùa được cải tạo thành nhà tù) bằng những Cây người công an bao vây suốt ngày đêm, không cho người chủ nhà hay chủ chùa đi đâu và cũng ngăn cản không cho khách đến thăm!
Thảm họa của đất nước trong thế kỷ 20
Xin trở lại câu nói ngô nghê của cán bộ Trần Văn Thủy “Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến thế không…”
Cán bộ Trần Văn Thủy không ngô nghê tý nào, người viết xin đính chánh. Khi ông thú nhận “không biết gì cả…” như vậy, nhất là khi ông đã đạo diễn phim truyện với chủ đề “Chuyện tử tế”, Dân tộc xin hỏi tại sao ông không có “lời nào tử tế” về “Thảm họa của đất nước sau Tháng Tư đen” và “trong thế kỷ 20”? Câu giải đáp chỉ có thể là ông đã giả vờ ngây thơ cụ, đúng nhất là ông chỉ sáng Đảng mà mù tình Dân tộc. Thật quá ngỡ ngàng khi ông đã biết dùng câu của Karl Marx “Chỉ có loài thú mới quay lưng lại với đồng loại để chăm lo cho bộ da của mình” để giới thiệu phim “Chuyện tử tế” của ông!
Cán bộ Trần Văn Thủy đã đứng cùng phe với nhóm người chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Ông đứng về phía Đảng, chỉ muốn cho Đảng bền lâu như Tố Hữu, vị cai thầu văn nghệ vì muốn thâu thuế để nuôi sống Đảng, còn Dân tộc thì “sống chết mặc bây”, nên đã viết những dòng “thơ giết”: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ. Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong. Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng. Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt”
Và một bài “thơ tự khoe là người” cũng của Tố Hữu: “Bọn địa chủ cắm vòi hút máu. Phải vùng lên mà đấu thẳng tay! Thực dân địa chủ một bầy. Chúng là thú vật, ta đây là người”
Cán bộ Trần Văn Thủy đứng về phía Đảng cũng như nhà thơ Xuân Diệu đã mang “chất sắt” vào trong thơ theo lời dạy của Đảng Trưởng họ Hồ và đã sản xuất những dòng “thơ máu” hô hào đấu tố:
“Anh em ơi! Quyết chung lưng. Đấu tranh tiêu diệt tàn hung kẻ thù. Địa hào, đối lập ra tro. Lưng chừng phản động đến giờ tan xương. Thắp đuốc lên cho sáng khắp đường. Thắp đuốc lên cho sáng đình làng đêm nay. Lôi cổ bọn chúng ra đây. Bắt quỳ gục xuống, đọa đày… chết thôi!”
Chưa hết, Xuân Diệu còn có những dòng “thơ bắn” như sau: “Máu kêu máu trả thù. Súng đâu anh em đâu. Bắn nó thủng yết hầu. Bắn tỉa bắn dài lâu”
Những nhà thơ với tâm hồn “thương mây khóc gió đa sầu đa cảm” như Tố Hữu và Xuân Diệu, đến khi bắt gặp cuộc “Kách mệnh khát máu của HCM” mang từ Nga Hoa về và bị nhuộm đỏ, thì tâm tánh biến đổi quá phũ phàng để trở thành những cái “Loa người” hô hào hành hạ, đọa đầy, bắn giết Dân tộc! Các nhà thơ mà đã như vậy, còn nói chi đến bọn bần cố nông, cán bộ răng đen mã tấu, công an cán bộ quản giáo mất tình người. Thảm họa của Dân tộc và Đất nước trong thế kỷ 20 xin được trưng diễn bằng Cuộc chôn sống điển hình ở Huế trong Tết Mậu Thân. Câu chuyện do Thông tín viên Nam Dao của Đài TwoVNR phỏng vấn Phan Văn Tuấn và được viết lại trong bài Vụ thảm sát Tết Mậu Thân (Bns Tự do Ngôn luận số 46 ngày 1-3-2008).
Hiện tại anh Phan văn Tuấn là một thuyền nhân được định cư ở Sydney, Úc Châu. Vào Tết Mậu Thân 1968, cậu bé Tuấn 16 tuổi đang học lớp Đệ tam trường tư thục Nguyễn Du ở Huế. Ngày mồng hai Tết (Thứ năm 1-2-1968), VC tràn ngập Huế, Tuấn bị bắt cùng với mười mấy thiếu niên khác cùng lứa tuổi với anh. Mấy ngày đầu, VC bắt họ làm dân công đi khuân vác. Sau đó, VC bắt họ đào hầm vào ban đêm ở quanh vùng Gia Hội, những hầm mà Tuấn tưởng rằng chỉ để bọn chúng ẩn núp, không ngờ đó sẽ là những hầm chôn người. Đến bây giờ, tuổi đã gần lục tuần, Phan Văn Tuấn nhớ lại chuyện xưa, thuật lại rằng những người bị VC bắt, bị trói hai tay sau lưng thành từng chùm, mỗi chùm khoảng 15, 16 người, và bị sắp đứng xoay lưng về cái hố. Một tên VC ăn mặc theo lối chính quy với nón cối đọc bản án tử hình. Rồi một tên du kích áo đen ngắn tay, quần đen ngắn, mang dép râu, đội nón tai bèo, dùng súng AK bắn một tràng vào người đầu tiên. Ông này bị trúng đạn, té ngược ra sau, và lọt xuống hố, kéo theo cả chùm người bị cột chung. Đây, lời tả chân của Phan Văn Tuấn, Nam Dao ghi lại:
“Ông té xuống, quý vị biết không, mấy người sau có trúng đạn gì đâu, cũng lăn xuống. Lăn và lộn, lộn vòng xuống, lật ngửa ra. (Tuấn khóc rống lên). Nó bắt tôi lấp! Nó kêu lấp, lấp, lấp lẹ! (Vẫn khóc). Tôi không lấp, nó đánh tôi. Tôi nhìn mấy người đó, tôi khóc, tôi khóc! Không! Người ta còn sống mà! Lấp đi! Không! Thế là nó dọng báng súng vào tôi, súng AK nó dọng, nó dọng đàng sau xương sống tôi (Vừa thở như bị ngộp, vừa khóc). Chưa được, nó quay mũi lưỡi lê nó đâm tôi, nó đâm vào sườn tôi. Trời ơi, máu me! Nó đâm! Mấy thằng bạn, thằng nào cũng khóc! Nó đánh, nó đánh! Tôi phải lấp, phải lấp. Tôi lấp đồng bào tôi (Khóc nức nở). Trời ơi, trời ơi, Thượng Đế coi này! Bây giờ tôi nhớ tôi có tội quá Tôi nhớ mấy con mắt đồng bào, mấy người dưới hố ngó tôi. Trời, trời, trời, trời ơi! VC ơi là VC! Không lấp thì nó đánh! Lấp thì bà con tôi chết! Thôi, thôi, lạy Phật, lạy Trời, lạy Thượng Đế. Chưa có thằng nào nó tàn ác như vậy… (Tiếp tục khóc).”
Người phỏng vấn Nam Dao cũng khóc theo và an ủi Tuấn: “Anh không phải là người giết đâu. Tội đó là mấy thằng Cộng sản”
Cả hai người Nam Dao và Tuấn đều khóc và người viết hàng chữ nầy đến đây cũng khóc theo, phải lau nước mắt mới viết tiếp được, và lần nào đọc lại bản thảo cũng không cầm được nước mắt, thương cho Đồng bào Huế và thương cho cả Dân tộc VN! Những lần chôn sau, Tuấn thuật tiếp, VC chỉ lấy báng súng AK dộng vào người đứng đầu cho anh ta ngã té xuống kéo theo cả dây người xuống hố, người nào ngoi lên thì VC xoay ngược cuốc đập vào đầu cho bể sọ. Tuấn thuật tiếp rằng suốt mười mấy đêm, họ đã đào mười mấy cái hố và đã chôn mười mấy lần. Đến khi phi cơ trực thăng của Quân Lực VNCH xuất hiện để truy kích, thừa lúc VC lo trốn máy bay, Tuấn cùng ba người bạn cùng xóm bỏ chạy. VC bắn theo, bắn chết một thằng chạy chậm đàng sau.
Đến khi Tuấn và hai thằng còn lại gặp lính của Quân lực VNCH, một cảnh vô cùng cảm động diễn ra, ngắn ngủi thôi, nhưng là bức tranh tình cảm tuyệt đẹp đủ sức nói lên tất cả Tình Quân dân như cá với nước và Chính nghĩa của Quân lực VNCH. Trong suốt “Cuộc Chiến tranh của HCM gây ra để đánh Dân tộc”, Quân đội QGVN được thành lập từ thời Quốc trưởng Bảo Đại với mục tiêu ngăn chận làn sóng đỏ của Cộng sản để bảo vệ dân. Quân đội lớn mạnh và đổi tên thành Quân lực VNCH qua Đệ nhất Cộng hòa và Đệ nhị Cộng hòa. Thành tích bảo vệ Dân tộc suốt gần ba mươi năm đó, CHÍNH NGHĨA CỦA QUÂN LỰC VNCH, xin được diễn tả hùng hồn bằng lời thuật của anh Tuấn với chị Nam Dao như sau:
“Trời ơi, tôi kể chị nghe : trong tay bọn VC mấy chục ngày, đến lần đầu tiên gặp anh lính Cộng hòa (ảnh cầm khẩu súng, ảnh ngoắc ngoắc tới). Trời ơi, tôi tới tôi ôm ảnh đó chị! Trời ơi, giống như mẹ đi chợ về! Tôi ôm ảnh tôi khóc, khóc nức nở. Ba thằng ôm ảnh khóc nức nở, không bảo nhau gì hết. Tự nhiên cái lòng thương người lính VNCH, một người mà mình thấy có sự bảo vệ… Tôi ôm ảnh khóc! Ảnh vuốt đầu nói: “Không sao đâu! Không sao đâu! Không sao đâu em!” Bắt đầu tôi kể từ đầu đến cuối. Ảnh dắt vô cho ăn. Phía sau có nước, ảnh cho tắm…”
Tàn cuộc, trong số mười mấy thiếu niên Huế bị VC bắt đi đào hầm và chôn người trong chiến trận Tết Mậu Thân đó, chỉ có Tuấn và 2 người chạy thoát. Số còn lại bị VC dẫn theo và bắn chết hết khi chúng rút lui khỏi Huế! Mấy ngày sau, khi tìm đặng xác, “Trời ơi, đứa nào cũng lỗ chỗ trên đầu!”, anh Tuấn vừa kể vừa khóc.
Sau đây là câu chuyện nói lên “thành tích đuổi dân đi vùng kinh tế mới” để cướp đoạt nhà cửa ở Sài Gòn. Câu chuyện về một người mẹ trẻ bị đưa đi vùng Kinh tế mới đã tự thiêu và ôm chặt 2 đứa con để cùng chết chung với mình. Thời điểm: người tường thuật là người tù học tập cải tạo Uyên Thao không nhớ rõ mùa đông năm 79 hay 80. Vào lúc đó, Uyên Thao ở Trại tù K6 trên đồi Phượng Vĩ dưới chân núi Chứa Chan, tiếp giáp với khu Kinh tế mới của người mẹ trẻ. Gần đấy có chợ Ngã Ba Đồn. Ba tuần lễ trước đó, Uyên Thao lao động phác cỏ và gặp người thiếu phụ cũng đang dọn đất gần đó. Người mẹ cuốc cỏ và cào cỏ lại, thằng bé 5 tuổi và con chị nó không lớn hơn nó bao nhiêu giúp mẹ ôm những bó cỏ vào góc bờ. “Tôi ở quận Năm, lên đây hơn hai năm rồi. Mười tám tháng nay, ba mẹ con tôi chưa biết hạt gạo là gì. Tội nghiệp thằng bé mới năm tuổi”. Đó là tâm sự của người mẹ, Uyên Thao chỉ nghe được như vậy, chưa kịp nói lời an ủi, thì cán bộ quản giáo võ trang phát hiện khoảng cách quá gần giữa họ nên ôm súng đi tới!
“Sự nghiệp giải phóng biến miền Nam thành địa ngục trần gian” hoà hợp hoà giải với “thành tích đuổi dân đi vùng Kinh tế mới” đã đến “trình độ” 3 tuần lễ sau đó. Buổi tối đó, cán bộ giảng dạy về lập trường đấu tranh cách mạng và chỉ trích thói hư tật xấu trong nếp sống cũ của người dân miền Nam. Một điều bất ngờ và cực kỳ hi hữu trong các Trại học tập cải tạo của VC, người thiếu phụ mà chồng không biết lưu lạc phương nào đó, người mẹ trẻ có hai con còn quá nhỏ bị bỏ cho đói khát và thất học đó, người cư dân ở quận Năm Sài Gòn bị Đảng đuổi đi để cướp nhà, “người con gái Việt Nam da vàng” mà Đảng ác nhân đã dồn đến đường cùng đó, chính Người thiếu phụ can cường đó vụt đứng lên giữa lớp học và nói như hét vào mặt người cán bộ: “Tôi khỏi cần nghe ai dạy dỗ. Tôi bị lùa tới cái xó rừng nầy là quá đủ rồi. Tôi chẳng biết Đảng với Cách mạng của các ông là những thứ gì. Bây giờ tôi phải về lo cho mấy đứa con tôi”.
Khuya hôm ấy, cơn hoả hoạn nhỏ bùng lên, thiêu rụi túp lều của ba mẹ con. Cả khu Kinh tế mới đều chạy đến túp lều để cùng đứng chết trân nhìn ngọn lửa hoành hành. Giữa đống tro tàn, xác người mẹ trẻ cháy đen tay còn vòng ôm chặt hai đứa con cũng cháy đen như mẹ. Lời giải thích tìm ra dễ dàng: người mẹ “về lo cho mấy đứa con” đã nổi lửa hoả thiêu và ôm chặt hai đứa con để cùng chết chung với mình!
Câu chuyện ba mẹ con chết thiêu cứ ám ảnh nhà văn Uyên Thao mãi. Câu hỏi cứ dai dẳng đeo theo anh: “Do đâu mà người mẹ lại tìm cho chính những đứa con của mình cái kết thúc kinh hoàng đó?” Đem chuyện bàn với người bạn tù già là Luật sư Vũ Đăng Dung, từng là cựu Thủ lãnh Luật sư Đoàn ở Huế, cụ Dung lắng nghe, rồi cũng lắc đầu thở dài! Nhưng trong bài viết súc tích của Uyên Thao, tác giả nhớ và viết lại vài dòng trong Nhật k ý của Đặng Thùy Trâm: “Bọn Mỹ như những con quỷ khát máu… Bao giờ đuổi được hết chúng ra khỏi đất nước Việt Nam, lúc đó máu mới ngừng chảy…”
Vào lúc “Thảm nạn ba mẹ con tự thiêu” xảy ra, tức là vào mùa đông năm 79 hay 80 gì đó, thì không còn “bọn Mỹ” nào trên đất Việt nữa, đúng như ước vọng của nữ Bác sĩ Đặng Thùy Trâm! Nhưng điều kinh hoàng nhất đã đến với Dân tộc, khi Đảng làm chủ trọn vẹn cả Đất nước, thì Đảng đã “giải phóng” VN thành Nhà tù khổng lồ và cuộc sống người dân thành cảnh Địa ngục trần gian. Người mẹ trẻ trong câu chuyện của Uyên Thao, chỉ vì quá thương con, nên muốn hai đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau được thoát khỏi “cảnh sống đáng sợ hơn cõi chết”, Uyên Thao đã viết như vậy (Trích bài Từ thơ tới những mảnh đời, Btb Việt Luận đăng tải trong số 2174 ngày 15-6-2007).
Văn phong Uyên Thao tuyệt vời! Nhà văn đã viết, xin lặp lại, “người mẹ trẻ vì quá thương con, nên muốn hai đứa con của mình thoát khỏi “cảnh sống đáng sợ hơn cõi chết!”. Bạn đọc thân mến ơi! Có “Cảnh sống” nào lại đáng sợ hơn “Cõi chết” hay không?! Thật không có nơi nào trên thế giới, không có thời nào trong lịch sử mà lại có “Cảnh sống đáng sợ hơn cõi chết” như vậy. Chỉ có ở miền Nam khi Quân lực VNCH không ngăn chận được Làn sóng đỏ của Cộng sản từ phương Bắc! Dân tộc thân thương ơi! Viết đến đây, người viết không ngăn được xúc động, cứ thả lòng thương cảm cho Dân tộc bất hạnh, thương cảm người mẹ trẻ tự thiêu với hai đứa con của mình, và thương cảm cho nữ Bác sĩ Đặng Thùy Trâm hy sinh đời xuân xanh của mình không phải vì Dân tộc, tuyệt nhiên không, mà chỉ để giúp cho Làn sóng đỏ tràn ngập miền Nam! Và trong LÀN SÓNG ĐỎ đó, ẩn hiện những kẻ cai trị tham lam, tàn ác, gian xảo, đểu cáng, và hèn hạ nhất trong lịch sử loài người!
Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam có những thi sĩ văn nô ca ngợi đấu tố đày đọa giết người như Tố Hữu và Xuân Diệu. Chưa bao giờ Đất nước thân yêu có những tên đồ tể chôn sống người vô tội một cách man rợ như cảnh Tết Mậu Thân ở Huế. Chưa bao giờ xã hội bốn ngàn năm văn hiến của Việt Nam lại thoái hoá biến thành “Cái cảnh sống mà đáng sợ hơn cõi chết” như vậy. Tất cả những nghịch cảnh đau lòng đó xảy ra vì Đất nước bất hạnh đã nảy sinh Đại Văn nô Trần Dân Tiên viết sách để ca ngợi và thần thánh hoá Đại Đồ tể HCM thành “Cha già Dân tộc”.
Nhưng Đại Văn nô Trần Dân Tiên và Đại Đồ tể HCM chỉ là một. Đó là một “kẻ đã đi hết biển”, đã đặt chân lên đất Liên Xô và Trung Quốc nhiều lần, và khi trở về cố hương để “làm việc”, đã mang Xã hội chủ nghĩa của Mác Lê Xít Mao, như con rắn cực kỳ độc ác, đem về để giết hại gà nhà. Thảm kịch của Đất nước trong thế kỷ 20 bắt đầu từ đó. Một tay Trần Dân Tiên - HCM đã đào tạo biết bao nhiêu Tiểu Văn nô và Tiểu Đồ tể tung ra khắp Đất nước để “làm việc” thay cho mình. Cái “cảnh sống đáng sợ hơn cõi chết” của ba mẹ con ở đồi Phượng Vĩ dưới chân núi Chứa Chan chỉ là một cao điểm trong toàn bộ Cuộc chiến tranh của HCM đánh Dân tộc.
Chúng ta đã biết Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Anh Ba - Nguyễn Ái Quốc - Lý Thụy - C.B. - Trần Dân Tiên vân vân… chỉ là một người, là một “kẻ đã đi hết biển” và khi về nước “làm việc” thì lại mang tên HCM. Đó là một người duy nhất trong lịch sử khi đi mang tên nầy, lúc về lại mang tên khác. Nhưng việc thay tên đổi họ chỉ là việc nhỏ. Điều bất hạnh cho Dân tộc VN là HCM đã gây những vết nhơ vô cùng ghê tởm trong Lịch sử nước nhà, không thể nào tẩy xóa. Ông đã mang chủ nghĩa Mác Lê về gây cảnh nồi da xáo thịt, và gây cuộc chiến tranh tương tàn giữa lòng dân tộc và phá hoại đất nước!
Nhưng người Việt không phải thế! Dân tộc Việt Nam không phải thế! Có biết bao nhiêu người Việt Nam “đã đi hết biển”, đã mang cái hay cái đẹp của nước ngoài về tô điểm cho quê hương. Những chuyện Sứ thần của Việt Nam từ thời xa xưa là những dẫn chứng hùng hồn.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử