lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận Đại

- Cuộc Chiến Tranh Hồ chí minh Đánh Dân Tộc Việt Nam Tập 3 -

lịch sử việt nam, tem thư việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Nhóm Tâm Việt Úc Châu Biên Khảo

(tái bản có sửa chữa)

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
07-2010

Chuyện sứ thần của Việt Nam ngày xưa

Trong lịch sử VN, kể từ những Triều đại Độc lập Đinh Lê Lý Trần… hùng cứ ở phương Nam đối lập với Bắc Triều, những “người đã đi hết biển” là những vị sứ thần VN đi sứ sang Tàu. Đó là những vị tài cao học rộng, đổ đạc cao, làm quan thanh liêm đức độ, lại có tài mẫn tiệp nên được vua chọn làm sứ thần sang Tàu như những câu chuyện sau đây. 

Chuyện ông Đào Tông Nguyên. Ông là danh thần đời vua Lý Nhân Tông, không rõ năm sinh năm mất. Ông hết lòng tham gia việc chính trị, văn hóa nước nhà. Khoảng năm Mậu Ngọ (1087), ông đi sứ nhà Tống, đưa voi sang cống và trình quốc thư, đòi lại những châu, huyện ở mạn Quảng Nguyên mà nhà Tống đã chiếm đoạt trước đó. Do tài ngoại giao của ông, nhà Tống thuận trả Quảng Nguyên lại cho ta, ta trả lại cho họ những tù binh đã bắt được do công trận của danh tướng Lý Thường Kiệt.

Chuyện ông Đinh Củng Viên (?--1294). Ông là danh thần đời Trần Thánh Tông, giỏi biện thuyết. Năm Canh Ngọ (1270) gặp Nguyên Thế Tổ sai sứ sang khiến vua Trần phải nộp biểu xưng thần, ông cùng với đại phu Lê Đà sang sứ nhà Nguyên để biện luận quyết không nhục quốc thể. Vua Nguyên Tông bảo: “Quân của Thiên triều đi đến đâu san bằng đến đó, không ai dám chống cự, trái mạng, chúa các người không rõ phận nước mà toan địch với ta sao?” Ông thản nhiên đáp: “Nếu nhà vua định đem điều nhân nghĩa mà khiến mọi người kính nể thì mới thuyết phục được chúng thần. Nếu đem binh lực ra dọa nạt thì dù nhỏ, nước tôi vẫn có binh hùng tướng mạnh, có núi non hiểm trở để ngăn chặn và tiếp đón binh thiên triều”. Thấy ông biểu dương tinh thần bất khuất của Dân tộc ta, Nguyên Thế Tổ mến phục.

Do đó tránh được việc binh đao một thời. Khi trở về, ông được ca tụng là trang biện sĩ kỳ tài.

Chuyện ông Mạc Đĩnh Chi, Lưỡng quốc Trạng nguyên. Ông đỗ Trạng nguyên đời Trần Thánh Tông, đi sứ nhà Nguyên dưới đời Trần Hiến Tông và sang đời Trần Anh Tông, ông lại đi sứ sang Tàu. Do tranh tài văn chương với sứ thần Cao Ly, ông được vua Nguyên khuyên son phê tặng “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng trong thơ văn về bài văn tế chỉ với “bốn chữ nhất” mà ông nhận lịnh phải đọc, ông đã ứng xử nhanh và xuất khẩu thành bài Tứ tuyệt với bốn chữ nhất đó. Bài văn tế của ông được người đời truyền tụng như sau:«Vu sơn nhất đóa vân. Hồng lô nhất điểm tuyết. Thượng uyển nhất chi hoa. Quảng hàn nhất phiến nguyệt». Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!

Điều mà rất ít người biết là Mạc Đĩnh Chi cũng nổi tiếng về tài đánh cờ. Chuyện kể khi ông đi sứ xong, trên đường về nước, đi ngang qua nhà ông Trạng Cờ của Tàu ở Yên Kinh, ông mới xin vào giao đấu. (Vào lúc đó, đệ nhất danh kỳ gọi là “trạng cờ”, sau nầy đến thời dân chủ, ta mới dùng chữ “kỳ vương”). Ván cờ đánh bằng quân ngà suốt ba ngày và Mạc Đĩnh Chi đã thắng ông Trạng Cờ nước Tàu chỉ bằng một con chốt. Khi thua cờ, ông Trạng Cờ Tàu phải trao cho ông tấm bảng Trạng Cờ, nhưng ông từ tốn hoàn trả lại.

Nhân đây, người viết xin nhắc lại một chuyện vui hồi Đệ nhất Cộng hòa, khoảng gần cuối thập niên 50. Vào lúc đó, Kỳ vương Lý Chí Hải ở Hồng Kong sang Sài Gòn giao đấu, cũng bị bại dưới tay danh kỳ Việt Nam là Phạm Thanh Mai. Ván cờ Phạm Thanh Mai Việt Nam thắng Kỳ vương Lý Chí Hải Hồng Kong cũng chỉ bằng một con chốt, y như ván cờ của Mạc Đỉnh Chi trong chuyện đi sứ ngày xưa!

Chuyện ông Bùi Công Hành, ông tổ nghề làm lọng. Ông Bùi Công Hành quê xã Quất Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, nay là Hà Tây. Ông là công thần đời vua Lê Thái Tổ, đến đời vua Lê Thái Tông, ông được sung sứ bộ sang nhà Minh. Tại Yên Kinh, các quan Minh có ý thử thách, mời ông lên một tòa lầu cao, nói là để duyệt kinh Phật và hội họp ngâm thơ rồi lén lút đi tất, rút luôn cả cái thang. Trên lầu chỉ có một tượng Phật và hai cây lọng dựng hai bên cửa lầu. Ông thản nhiên giương lọng ra, cặp vào nách mà lao mình xuống đất. Người Minh khen ngợi, hậu đãi ông rồi ân cần tiễn ông và sứ bộ ra về. Ông xin luôn hai cây lọng về nước làm kỷ niệm. Vua Lê Thái Tông bèn sai thợ noi theo kiểu lọng ấy mà chế nhiều lọng khác. Do đó nghề làm lọng đời sau tôn ông là thủy tổ.

Chuyện ông Phạm Đôn Lễ, ông tổ nghề trồng cói và đan chiếu. Ông là văn thần đời Lê Thánh Tông, đậu Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12 (1481). Tương truyền khi ông đi sứ nhà Minh đến vùng Ngọc Hồ thuộc Quế Lâm, thấy dân trong vùng chuyên sống bằng nghề dệt chiếu, ông lưu tâm khảo sát học hỏi. Khi về nước, ông truyền bá cách trồng cói dệt chiếu, đem lại nguồn lợi quan trọng cho đất nước.

Chuyện ông Lê Công Hạnh, ông tổ nghề thêu. Ông quê ở tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây), là một đại thần, làm đến Thượng thư đời vua Lê Chiêu Tông. Khi đi sứ Trung Quốc, ông lưu tâm quan sát công nghệ nước ngoài, chú ý nhiều đến nghề thêu. Do đó, khi trở về nước, ông chỉ bảo nhân dân trong vùng Hướng Dương, Võ Lăng, Đào Xá học nghề thêu đan. Sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông làm ông tổ nghề thêu đan nước ta.

Chuyện ông Lê Như Hổ, tổ sư nghề làm dù. Ông quê xã Tiên Châu, huyện Tiên Lữ, nay thuộc tỉnh Hải Hưng. Ông đỗ Tiến sĩ đời Mạc Phúc Hải. Tương truyền khi đi sứ Trung Quốc, ông học được nghề làm dù và sau này người Việt xem ông là tổ sư của nghề làm dù nước ta.

Chuyện ông Nguyễn Thời Trung, ông tổ nghề thuộc da và đóng giày. Ông sinh vào thế kỷ 15, năm 19 tuổi ông đỗ Tiến sĩ, năm 35 tuổi ông đi sứ sang Tàu. Khi ngang qua thành phố Hàng Châu ở tỉnh Hà Nam, ông thấy có nhiều người làm nghề thuộc da đóng giày. Ông muốn học nhưng không ai chịu dạy. Ông phải cải trang làm người Tàu, rồi ngày ngày lân la trò chuyện với những người thợ giỏi. Do trí thông minh, chỉ sau một tháng, ông bắt nắm được kỹ thuật thuộc da đóng giày. Ông về làng Trúc Lâm, tập họp dân làng và dạy họ cách thuộc da trâu da bò và cách đóng các loại giày. Ông được tôn thờ là ông tổ của nghề thuộc da đóng giày Việt Nam.

Chuyện ông Lê Văn Phức. Ông là danh sĩ đời vua Gia Long, quê làng Hồ Khẩu, nay thuộc phường Bưởi Hà Nội. Ông đi công cán nhiều lần ở Tân Gia Ba, Quảng Đông, Lữ Tống. Năm Tân Mão (1831), quan nhà Thanh là nhóm Trần Khải bị bão đánh giạt thuyền vào vùng biển ta. Ông nhận lệnh triều đình làm trưởng phái đoàn sang Phúc Kiến giao trả nhóm ấy. Khi tới sứ quán, thấy biển đề Việt Nam Di Sứ Quán, ông nhất định không vào và nói: “Nước ta không phải là man di, nên ta không vào chỗ này”. Quan Thanh phải xóa dòng chữ ấy và phải xin lỗi và đề lại hàng chữ Việt Nam Quốc Sứ Quán Công Quán. Chừng ấy, ông mới tỏ vẻ thân thiện giao hữu, rồi lại làm bài Di biện, giải thích thế nào gọi là Man di cho họ bỏ thái độ khinh mạn. Tinh thần bất khuất và lập trường tranh đấu của ông khiến họ phải cảm phục.

Những bậc tiền phong về Tây học

Từ đầu thế kỷ 19, ngọn gió văn minh và học thuật đã xoay chiều, Dân tộc hướng về Tây Phương để học hỏi. Tuy triều đình nhà Nguyễn vẫn thủ cựu với chính sách “bế quan tỏa cảng”, nhưng các bậc thức giả Tân học với công sức cá nhân cũng cố gắng mang những điều hay đẹp về tô điểm cho Đất nước. Xin mời đọc những chuyện sau đây. 

Chuyện ông Nguyễn Trường Tộ (tham khảo quyển Việt Nam Tinh hoa của Hương Giang Thái Văn Kiểm). Ông sinh năm 1828, vào năm Minh Mạng thứ 9, người tỉnh Nghệ An và mất năm Tự Đức thứ 24 (1871) hưởng thọ 41 tuổi. Thuở nhỏ ông học chữ Nho với cha ông rồi mở trường dạy học và được thiên hạ gọi là Trạng Tạ, là Thầy Lân. Ông được giám mục Pháp là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu) dạy tiếng Pháp, tiếng La tinh cùng những môn khoa học phương Tây và cho đi du lịch ở Hương Cảng và Tân Gia Ba. Sau ông lại được tháp tùng với Cố Hậu Gauthier sang Ý và Pháp. Trong mấy năm lưu lại trên đất Pháp, ông đã đi nhiều nơi, học hỏi và quan sát tường tận những nhà máy, cơ xưởng, học viện, xí nghiệp, bịnh viện, các trung tâm xã hội và văn hóa, các xưởng đóng tàu, xưởng dệt vải, xưởng đúc thép, hầm mỏ. Ông vừa quan sát, vừa ghi chép, vừa xin tài liệu, sách vở và dụng cụ nhẹ mang về nước. Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ rời Âu Châu trở về Việt Nam với hoài bão lớn là đem những điều học hỏi được để tham gia công cuộc canh tân và kiến thiết quốc gia. Năm 1866, ông dâng lên vua Bản Điều trần đề nghị cải tổ giáo dục, gởi sinh viên du học ngoại quốc, kỹ nghệ hóa công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, mở rộng đường bộ, thiết lập đường sắt, khuếch trương ngành thương mãi, cải cách quân đội, hành chánh, tài chánh và quan thuế.

Ông Petrus Trương Vĩnh Ký sanh ngày 6-12-1837 tại Cái Mơn thuộc tỉnh Trà Vinh ngày xưa. Ông nổi tiếng thần đồng từ thuở nhỏ. Năm 11 tuổi, ông được đưa đi học ở Chủng viện Pinhalu, gần thủ đô Nam Vang. Ông là chủng sinh nhỏ nhất, nhưng lại thay thầy thông dịch bài giảng tiếng La tinh sang tiếng Nhựt, tiếng Tàu, tiếng Thái cho các bạn học. Một năm sau, ông nói thêm được tiếng Lào, tiếng Miên, và tiếng Ấn độ. Ông đỗ đầu lớp và được đưa đi học ở chủng viện Penang, Mã Lai. Ở chủng viện Penang, ông cũng nêu cao tên tuổi người Việt. Trong khóa học nầy gồm 300 chủng sinh khắp châu Á, ông đã đỗ thủ khoa. Trong cuộc thi viết về 3 đề tài tôn giáo, văn chương, và khoa học bằng tiếng La tinh, ông cũng đoạt giải nhất và được Toàn quyền Penang thưởng 100 bảng Anh. Ông Petrus Trương Vĩnh Ký đã nêu danh thật rạng rỡ xứng với câu “Mang chuông đi đánh xứ người” không hổ danh là người nước Nam. Khi học xong, ông về nước với 11 thùng sách gồm đủ loại triết, sử, địa, khoa học, ngôn ngữ, văn chương, tôn giáo… Ông cũng đã mang về nước những hạt giống các loại cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, và bòn bon mà sau nầy đã nuôi sống biết bao “nhà vườn” ở đất Nam Kỳ Lục Tỉnh.

Chuyện ông Bùi Viện. Tác giả thi sĩ Huy Lực Bùi Tiến Khôi trong bài Ông Cao tổ của chúng tôi: Bùi Viện (do Nguyệt san Tự do Nhân bản, số 36 ngày 1-12-1988 tr. 95) đã viết như sau. Ông Bùi Viện sinh năm 1839 tại Thái Bình, Bắc Việt, đỗ cử nhân năm 1868 dưới triều vua Tự Đức. Trong chiến dịch dẹp loạn Cờ Vàng, Cờ Trắng, Cờ Đen, nhờ chiến thuật tấn công chớp nhoáng trong chức Tham tán quân vụ, ông đã giúp Hình bộ Thượng thư Lê Tuân tiễu trừ bọn giặc đem lại an ninh cho lãnh thổ Bắc Phần. Nhờ chiến công này, ông được cử đi mở mang cửa biển Ninh Hải, và ông đã biến làng đánh cá nghèo nàn Ninh Hải trở thành hải cảng phồn thịnh Hải Phòng ngày nay.

Ông lại được vua Tự Đức cử đi sang Hoa Kỳ 2 lần vào năm 1873 và 1875 để vận động với chánh phủ Hoa Kỳ để xin viện trợ chống Pháp xâm lăng. Lần đầu vì không mang quốc thư của vua, lần thứ nhì ông trở lại với quốc thư, nhưng chính sách Hoa Kỳ đã thay đổi. Trong 2 chuyến công du đó, ông đã thu thập những điều tiến bộ và đệ trình vua Tự Đức những Bản Điều trần để canh tân xứ sở. Năm 1876, vua Tự Đức phong ông chức Chánh Quản đốc Nha Tuần tải và Thương chính. Trong thời gian ngắn, ông xây dựng được lực lượng tuần dương hùng hậu gồm 200 chiến thuyền lớn và 2000 thủy quân được huấn luyện thiện chiến để tiễu trừ bọn giặc biển, bảo đảm an ninh cho thương thuyền, và thiết lập một hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển. Nhờ vậy việc thương mãi được phồn thịnh phát đạt.

Ông Ngô Đình Khả cũng là người tiếp nhận rất sớm nền học thuật Tây phương. Ông chánh quán Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Sinh trưởng trong một gia đình nho phong, ông được hấp thụ một cách thâm sâu nền nho học Khổng Mạnh, sau đó học thêm tiếng Pháp và cổ ngữ La tinh ở chủng viện. Ông lại được chọn đưa qua học ở Tổng chủng viện của Hội Thừa sai Paris tại đảo Pinang, Mã Lai. Nơi đây, ông đã tiếp xúc với chủng sinh các nước Tàu, Nhật, Thái… Vào thời đó, ông là một học giả hiếm có thông suốt hai nền văn hóa Đông Tây lại thêm những hiểu biết và kinh nghiệm về tình hình thế giới qua những năm du học. Năm Thành Thái thứ 8, tức là 1896, trường Quốc học được thành lập ở Huế. Ông Ngô Đình Khả được nhà vua giao phó điều khiển trường trong chức vụ Chưởng giáo (tức là Hiệu trưởng bây giờ). Ông giữ chức Chưởng giáo được 2 năm thì vua Thành Thái, nhà vua trẻ lúc đó 20 tuổi, vì mến phục tài đức và lòng cương trực của ông và cũng vì muốn dễ dàng tiếp xúc với ông, nên phong ông làm Thượng thư Phụ đạo Đại thần. Cho đến nay, Đất nước trải qua lắm cuộc bể dâu, nhưng với truyền thống tôn sư trọng đạo, Dân tộc sẽ mãi ghi nhớ Ngô Đình Khả là vị Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường trung học cố cựu nhất nhì ở Cố đô Huế của nước Việt Nam theo tân học. Lẽ nào chúng ta lại không tôn vinh ông!?

Liên Xô, thiên đường giả dổm của HCM

Có rất nhiều người thiết tha với tiền đồ Dân tộc cứ mãi hối tiếc giá mà Trường Thuộc địa của Pháp ở Paris thu nhận Nguyễn Tất Thành làm học viên để ông trở thành viên chức Thuộc địa Đông Dương và nhất là Đảng Cộng sản Pháp không tặng cho Nguyễn Ái Quốc 1000 quan để ông làm lộ phí đi Mạc Tư Khoa dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (Krestintern) và dự Đại hội V của Đệ tam Quốc tế (Komintern), và còn biết bao điều hối tiếc khác nữa… Nhưng lịch sử khắc nghiệt lại không chìu lòng người Quốc gia yêu nước! HCM với tiếm danh Nguyễn Ái Quốc đã có phương tiện đến Liên Xô để chuyên tâm học nghề làm Cộng sản, học chủ nghĩa Mác Lê, học nghề tình báo cùng những phương pháp xách động chính trị, v.v… ở Đại học Phương Đông, trường Lenin và Học viện Stalin!

HCM đã đến Liên Xô cả thảy ba lần, lần đầu 1923-1924, lần hai 1927-1928, và lần thứ ba 1934-1938. Lần sau cùng, ông lưu lại đó hơn 4 năm. Khoảng thời gian 4 năm đó cũng nằm trong đối tượng nghiên cứu của tác giả Sheila Fitzpatrick trong quyển Everyday Stalinism (tạm dịch Cảnh thường ngày dưới chế độ Stalin). Bà Sheila là giáo sư giảng dạy môn sử hiện đại nước Nga ở Đại học Chicago. Là học giả uyên thâm có thẩm quyền về sử nước Nga trong giai đoạn đó, bà còn là tác giả quyển Cuộc Cách mạng của Nga, những nông dân của Stalin (The Russian Revolution, Stalin’s Peasants) và nhiều bài và sách khác nữa viết về nước Nga. Hãy xem xã hội Nga tệ hại như thế nào và HCM đã học hỏi được gì trong một xã hội thối nát như vậy! Trước hết xin đọc lại Lời giới thiệu của Lão tướng Đệ tứ Hoàng Khoa Khôi viết cho quyển Cuộc Cách mạng đã bị phản bội của Trotsky (Xem lại Chương 6: HCM, Con vẹt của Stalin). Ở đây, xin chép lại ít nhiều: “Để thiết lập nền độc tài một đảng, quyền lực một lãnh tụ, Stalin và đẳng cấp quan liêu đã thi hành luật lệ và các biện pháp thu hẹp quyền dân chủ. Thanh niên bị tước đoạt quyền dân chủ. Trí thức, văn nghệ sĩ bị bịt mồm, bịt miệng. Dân chúng bị kiểm soát từng lời nói, ‎‎ý nghĩ, việc làm. Xã hội đầy rẫy những kẻ nịnh hót, tham ô, đầu cơ, trục lợi. Bọn hãnh tiến ngoi lên. Người trung thực bị trù dập. Đảng và nhà nước lựa chọn những người đại diện cho mình không lựa chọn theo khả năng mọi người mà chỉ dựa trên một tiêu chuẩn duy nhất: trung thành với Stalin và trung thành với Đảng. Kết cục: chỉ lựa chọn một lũ người cơ hội và giả dối”.   

Về mặt chính trị, đó là một xã hội không có tự do dân chủ như trên đã diễn tả. Về mặt xã hội, trong quyển Cảnh thường ngày dưới chế độ Stalin dầy 288 tr., Sheila đã diễn tả một xã hội đốn mạt, đầy thói hư tật xấu như sau (tr. 40): “Thời Nga Xô Viết trong thập niên 1930, người dân cố gắng sống bình thường trong thời đại bất bình thường, một thời đại quái lạ đến phi thường. Đó là một xã hội mà những từ “mua, bán” đã biến mất trong ngôn ngữ hàng ngày. Thí dụ: Một người con nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con chụp được một ổ bánh mì!”. Một người khoe với bạn: “May quá! Tao vừa vớ được một gói đường!” Hoặc là: “Sáng hôm qua tao xớt được một t í bơ!” Có khi phải sắp hàng suốt đêm trước cửa hàng mậu dịch, để sáng hôm sau tới giờ mở cửa, mới giật được một cái áo! Người dân đi ngoài đường luôn mang theo một giỏ lưới, khi gặp thiên hạ sắp hàng chờ mua thì vội đứng nối đuôi, hỏi thăm người đứng trước: “Họ liệng ra, họ quăng ra, họ tống ra cái thứ gì vậy?”.

Trong kho tàng thần thoại nước Nga ngày xưa có chuyện “Chiếc khăn trải bàn mầu nhiệm”. Chiếc khăn ấy có phép mầu nên mỗi khi trải khăn lên bàn, lập tức món ngon vật lạ cùng rượu qu ý hiện ra như yến tiệc linh đình đúng theo ý muốn của chủ nhân. Đó là chuyện cổ tích đời xưa. Nhưng đến thời xã hội chủ nghĩa Liên Xô, chúa tể Stalin đã ban phát cho các Quan chức đỏ, những đàn em của ông, mỗi người được một “Khăn trải bàn mầu nhiệm” như vậy (Chương 4, tr.89 sđd). Ý sử gia Sheila muốn nói đến những đặc quyền đặc lợi mà Stalin đã ban phát cho phe đảng, làm cho hố cách biệt giàu nghèo càng sâu thêm và phá nát tinh thần dân chủ và bình đẳng của Cách mạng Tháng Mười! Hãy xem dưới thời Stalin, những “kolkhozniks” (tiếng Nga là “nông dân”) đối phó ra sao với bánh mì là món ăn quan trọng hàng ngày. Xin trích dẫn (tr.43 sđd): “Từ thị trấn Penza, một người mẹ thư cho con gái: “Chuyện bánh mì ở đây thật hỗn loạn quá sức. Nông dân phải ngủ hàng trăm hàng ngàn ngoài cửa hàng suốt đêm, có người ở thật xa 200 cây số cũng mò tới, thật không thể diễn tả nổi. Trời lạnh dưới không độ, có bảy người ôm bánh mì về nhà mà chết cóng dọc đường”. Trong nhật k ý của một công nhân ở Urals: “Muốn có bánh mì bạn phải sắp hàng lúc 1 hay 2 giờ khuya, đôi khi còn sớm hơn thế nữa, và rồi phải đứng đó chờ 12 tiếng đồng hồ”. Năm 1940, ở thị trấn Alma-Ata, có bản tường trình của CA rằng: “Trước các cửa hàng bánh mì, người ta sắp hàng dài khủng khiếp trọn cả ngày và trọn cả đêm nữa. Bao giờ cũng nghe tiếng la hét, cãi cọ, than khóc. Ấu đả luôn luôn xảy ra!”   

Đó là một xã hội không tạo được hạnh phúc cho từng gia đình nên “số vợ chồng ly dị xảy ra nhiều đến độ thành cơn dịch, Dịch ly dị (tr.139 sđd), và vì gặp cơn khan hiếm nhà cửa, nên có những cặp vợ chồng đã ly dị rồi mà phải ép lòng chia nhau sống chung trong căn phòng cũ. Do đó mà đấm đá luôn xảy ra!” Tác giả Sheila viết thêm (tr. 151 sđd): “Vì gia đình tan nát, nên số trẻ em bụi đời phạm pháp tăng quá nhanh đến mức báo động, gây tệ nạn xã hội trầm trọng. Klim Voroshilov, Ủy viên Chính trị Bộ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, đã báo động như vậy và đặt câu hỏi: “Tôi không hiểu tại sao chúng ta không bắn bỏ những đứa du thủ du thực đó đi cho rồi! Chúng ta đâu có cần phải chờ cho chúng lớn lên thành những tướng cướp nguy hiểm!” Stalin đã nhất trí với Voroshilov và đã ban hành sắc luật ngày 7-4-1935 cho phép xử trẻ em 12 tuổi như người lớn! Như thế, chúng ta phải hiểu trẻ em vị thành niên mà phạm tội thì cũng có thể bị tử hình y như những người trưởng thành!”. Đấy, lòng ưu ái của Stalin đối với nhi đồng Liên Xô!

Bất cứ người Nga nào sống qua thập niên 1930 đều có những ký ức hãi hùng về giày: nào đi mua sắm giày, nào mang giày đi sửa hay tự sửa tại nhà, hay bị mất giày! Tác giả Sheila tường thuật (tr. 45): “Do sự sát hại hàng loạt trâu bò trong thời gian tập thể hoá nông nghiệp cho nên da đóng giày khan hiếm. Năm 1931, nhà nước ra lịnh cấm tư nhân, tức là những thợ khéo, không cho họ chế tạo giày. Nhân dân phải mua giày của công ty nhà nước. Mua được giày đã là vất vả rồi, phẩm chất giày lại xấu, có khi giày mới mang lần đầu đã bị bung! Có tờ trình của Mật vụ NKVD: “Tại một cửa hàng mậu dịch ở khu trung tâm Leningrad, số người chờ mua giày quá đông đến 6000 người làm tắt nghẽn giao thông và kính cửa hàng bị đập vỡ!”

Giày người lớn đã thế, chuyện giày trẻ con còn tệ hại hơn nhiều! Trong sách của Sheila (tr. 138) có một bức hí họa nội dung rất “hàm súc”. Bức hí họa vẽ cảnh “một người cha đang đi đôi giày “há mồm lòi hàng đinh lởm chởm” dẫn đứa con đi chân đất. Dọc đường gặp bạn, người cha chỉ chiếc giày há mồm của mình và phân trần: “Đấy, đi mòn cả ba đôi rồi đấy, mà cũng không tìm đâu ra giày cho thằng bé!”   

Bạn đọc thân mến ơi, chuyện “Thiên đường Xã hội chủ nghĩa của Liên Xô” ra sao thì ra, thế nào thì thế, mặc kệ họ, đó là chuyện của người Nga, can chi đến người Việt mình, chúng ta đâu có cần đếm xỉa tới! Nhưng khốn thay! “Cha già Dân tộc HCM” đã sống trên đất Nga nhiều năm, “đã đi hết biển, và khi trở về cố hương “làm việc”, đã dùng miệng lưỡi Trần Dân Tiên rao bán “Món hàng Thiên đường Xã hội chủ nghĩa của Liên Xô” cho Dân tộc. Đây, lời rao hàng của “Bác”, miệng lưỡi của “Cha già Dân tộc” (sách Trần Dân Tiên, tác giả Minh Võ trích lại trong HCM, Nhận định tổng hợp, tr. 167):

“Lúc mới đẻ, mỗi đứa trẻ (ở Liên Xô) được giúp tiền may quần áo, được uống sữa lọc trong chín tháng không mất tiền. Mỗi tuần thầy thuốc đến thăm nhiều lần… Những đứa trẻ ngoài chín tháng có thể gửi ở những vườn trẻ, có thầy thuốc chăm sóc… Có thể gửi trẻ vào vườn cho đến tám tuổi. Đến tám tuổi, trẻ em bắt đầu đi học. Học sinh mỗi buổi sáng được một bữa ăn uống không mất tiền. Ngoài trường học thì có đội thiếu nhi chăm sóc các em… Nói tóm lại, cái gì tốt nhất đều để dành cho trẻ em. Nếu nước Nga chưa phải là thiên đường cho tất cả mọi người thì nước Nga đã là thiên đường của trẻ con…”

Như thế, HCM đã rao bán món hàng “Thiên đường Xã hội chủ nghĩa Liên Xô” cho quá nhiều người! Nhưng đó chỉ là hàng giả! HCM đã dối gạt cả Dân tộc, dối gạt cả thế giới, dối gạt cả những văn nô thân cận nhất của mình! Trong sách Quốc văn Giáo khoa thư lớp Sơ đẳng ngày xưa (tức là Lớp Ba trường Cấp một bây giờ) có truyện Anh Nói Khoác mà người viết thấy cần phải chép lại nguyên văn với hy vọng nối được nhịp cầu thông cảm giữa những người thuộc lớp tuổi của Vũ Thư Hiên, Bùi Diễm, hay Nguyễn Chí Thiện với những bạn đọc thế hệ trẻ sau nầy. Các bạn trẻ ơi, câu chuyện Anh Nói Khoác trong sách xưa như sau:

“Tí và Sửu đi qua một đám ruộng bí. Tí chợt trông thấy quả bí to, nói rằng: “Chà! Quả bí đâu mà to như thế kia!” Sửu có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng: “Thế đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một bận, thật mắt tôi trông thấy một quả bí to bằng cả một cái nhà ở trước mặt ta kia kìa”. Tí nói: “Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ một bận tôi trông thấy cái xanh đồng (tức là nồi đồng) to vừa bằng cả cái đình làng ta ấy”. Sửu hỏi: “Cái xanh ấy dùng để làm gì mà to quá như thế?”—“À, bác không biết à! Cái xanh ấy dùng để luộc quả bí của bác vừa nói ấy mà”. “Sửu biết Tí chế nhạo mình, mới nói lảng ra chuyện khác”. “Nói điều gì phải cho đúng với sự thật, chớ nên bịa đặt ra mà người ta chê cười”.

Câu chuyện “trái bí của anh Sửu lớn bằng cái nhà” giống y như chuyện HCM nói về “Thiên đường Xã hội chủ nghĩa Liên Xô”: Bác Hồ cũng là người nói khoác như anh Sửu! Nhưng anh Sửu chỉ nói khoác với anh Tí mà thôi và anh Tí không bị gạt! Còn HCM đã dối gạt không biết bao nhiêu người thuộc lớp tuổi ông! Và không biết bao nhiêu người của thế hệ trẻ sau nầy! Điều tệ hại là những người đã bị HCM dối gạt, bị mê hoặc rồi chính họ lại đi dối gạt những người khác nữa. Rồi cứ thế, lời dối gạt của HCM, lời rao bán hàng giả dổm ấy cứ lan truyền từ làng này sang làng nọ, từ huyện này sang huyện khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, chẳng mấy chốc cả Đất nước toàn là những kẻ lừa gạt xảo trá vì đã thấm đậm Tư tưởng HCM. Điều vô cùng tệ hại là trong Dân tộc có biết bao người đã nghe theo lời HCM đi xây dựng Thiên đường Xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô, xây dựng bằng mã tấu, dao găm, súng đạn. Than ôi, trong số đó cũng có rất nhiều người có lòng yêu nước trong sáng đáng kính trọng! May mắn thay, trong Đại khối Dân tộc cũng có vô số người sáng suốt biết Thiên đường Xã hội chủ nghĩa Liên Xô chỉ là hàng giả dổm, không xài được phải vất bỏ, nên cố sức chống lại. Đấy là những người quốc gia yêu nước chân chính, đi đúng định hướng trên con đường cứu quốc và kiến quốc, nên họ đã tạo thành Lực lượng ngăn chận Làn sóng đỏ từ phương Bắc, và họ đã mang cho người dân ở phương Nam những ngày tháng năm đẹp đáng sống của thế kỷ, khởi từ ngày chấp chánh của Cựu hoàng Bảo Đại với danh vị Quốc trưởng, qua Đệ nhất Cộng hòa với Tổng thống Ngô Đình Diệm, và Đệ nhị Cộng hòa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến ngày 30-4-1975 thì chấm dứt.

Người thuyền nhân đầu tiên của Dân tộc

Đó là chuyện Hoàng tử Lý Long Tường cùng 200 người thuộc Hoàng tộc nhà Lý đã vượt biên bằng 3 chiếc thuyền vào năm 1226 để tránh sự sát hại của Trần Thủ Độ. Lúc đó, Hoàng tử mới lên sáu. Chuyện kể khi đến biển Đông gặp bão, một chiếc thuyền bị bão thổi giạt đi, hai chiếc còn lại đến được miền đất cực nam của nước Cao Ly. Vào lúc đó, đoàn quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn rất hùng mạnh, đi xâm lăng khắp nơi, và xây dựng Đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử, trải dài từ Đông sang Tây chiếm đóng Trung Quốc, Nga, Hung Gia Lợi, Ba Tư, và miền Bắc nước Cao Ly. Những thuyền nhân nhà Lý đã may mắn đến được vùng đất phía Nam còn thuộc quyền vua Cao Tông vương triều Cao Ly. Nhà vua thương cảm và quý trọng Hoàng tử lưu vong nên cho phép các thuyền nhân Việt Nam được định cư tại đấy.

Sau 20 năm định cư trên đất Cao Ly, Hoàng tử Lý Long Tường lớn lên thành một thanh niên tuấn tú, văn võ song toàn, vừa có sở học uyên thâm, vừa là một vị tướng có tài thao lược. Năm Quý Sửu 1253, Lý Long Tường đã tạo được chiến công to lớn. Ông đã chỉ huy đoàn quân Cao Ly đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông, thu phục bờ cõi cho vương quốc Cao Ly. Hoàng tử được vua phong tước hiệu Hoa Sơn Tướng quân, được cấp đất rộng 30 lý để làm ấp Hoa Sơn, có bia đá viết Hoa Sơn Quán với ba chữ lớn “Thụ Hàng Môn” của vua ban. Con cháu của Hoàng tử cũng được phong tước hiệu và đã đóng góp công nghiệp xuất sắc. Ngày nay du khách Việt đến Nam Hàn bằng đường hàng không, trên xa lộ từ phi trường vào thủ đô Hán Thành, xin hãy chiêm ngưỡng tượng đài một vị tướng oai nghiêm trên mình ngựa. Đó là Bạch mã Tướng quân Lý Long Tường, người thuyền nhân sáu tuổi năm nào của nước Việt đã trở thành Anh hùng Dân tộc của nước Cao Ly. Các bạn thuyền nhân cùng anh Trần Đông thân mến, người sáng lập Văn khố Thuyền nhân ở Melbourne, Úc Châu, phải chăng Hoàng tử Lý Long Tường thật xứng đáng được tôn vinh là Người Thuyền nhân đầu tiên của Dân tộc?   

Đi từ Đình Bảng, lại trở về Đình Bảng   

Hoàng tử Lý Long Tường vượt biên năm 1226, đến năm 1994, tức là 768 năm sau, người cháu đời thứ 26 của Hoàng tử là Lý Xương Căn (Rhe Chang Cun) đã về thăm làng Đình Bảng, Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc để lễ bái tổ tiên gồm tám vị vua triều Lý. Ông Lý Xương Căn hiện là giám đốc công ty điện khí ở Nam Hàn. Ông đã thắp hương lễ bái tám vị vua triều Lý và ghi vào sổ vàng lưu niệm những dòng chữ thật xúc động:

“Kính thưa quý vị Tiên vương. Hôm nay, con là Lý Xương Căn, hậu thế của các vị về đây tưởng niệm công đức của quý Tiên vương. Với nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi cội nguồn, dòng giống, rồi đây cháu chắt của các vị sẽ lại tìm về nơi đây, được vui mừng khấn vái trước anh linh của quý Tiên vương. Nỗi lòng tưởng niệm đó cũng là đạo lý đương nhiên đối với tổ tiên và hơn nữa xin cầu nguyện quý Tiên vương phù hộ cho để quan hệ hữu hảo giữa hai nước được sâu dày hơn nữa. Với tấm lòng cảm động, xúc động không sao ngăn nổi, hôm nay về thăm, cháu chắt cảm nhận niềm vinh quang, vinh dự cũng thấy ấm lòng đối với cuộc hành hương lẻ loi này. Cháu chắt xin thề không bao giờ làm những điều gì tổn thương đến vong linh cao quý của các Tiên vương bằng cả tinh thần và sứ mạng đặc biệt”.

Chuyện bác sĩ Ngãi về nước

Thật đẹp vô cùng, chuyến trở về cố hương của Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi! Người cựu Trung úy Quân y của Quân lực VNCH năm 1975, sau ba năm học tập cải tạo trong ngục tù CS, vượt biển tìm tự do, và tiếp tục theo đuổi y khoa ngành tim mạch ở Hoa Kỳ. Năm 1999, với vinh dự là một y sĩ chuyên khoa xuất sắc trong ngành tim mạch, với giấy mời của Bộ Y tế CSVN, và với số dụng cụ y khoa dùng trong nghề trị giá khoảng một triệu đôla do các công ty sản xuất ở Hoa Kỳ hiến tặng, BS Nguyễn Xuân Ngãi về nước để chỉ dẫn các cách trị liệu bịnh nghẹt tim như thông tim, nông tim, hay đặt “stent” cho 50 y sĩ trẻ VN. Vào thời gian đó, Việt Nam không thể chữa bịnh nghẽn tim như các nước Thái Lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn hay Đài Loan, mà số bịnh nhân trong nước lại quá cao, số tử vong rất lớn. Những cán bộ cao cấp trong Đảng mỗi lần bị nghẽn tim là phải đi Singapore chữa trị tốn kém hai, ba chục ngàn đô la, còn dân nghèo thì đành chịu chết. Cần biết BS Ngãi là Phó Chủ tịch đảng Nhân dân Hành động, đảng danh là “Vạn Xuân”, và ông chấp nhận về nước theo lời mời của Bộ Y tế vì mục đích nhân đạo và vì lòng yêu nước muốn đào tạo chuyên viên trị bịnh nghẽn tim cho nước nhà. Chuyến về nước nầy, ngoài việc huấn luyện ra, ông quyết tâm không làm điều chi chạm đến chính trị. Thế mà ông cũng bị bắt!

Khoá huấn luyện dự trù kéo dài từ ngày 23-2 đến 6-3-1999. Theo học trình là như vậy, nhưng đến ngày 28-2, BS Ngãi bị công an đến khách sạn bắt lúc 11 giờ tối. Chúng thẩm vấn ông 3 ngày, mỗi ngày 2 buổi. Chúng luân phiên hỏi cung ông, ép ông phải chấp nhận chế độ 1 đảng, phải từ bỏ đảng Nhân dân Hành động, và phải chấm dứt chống Cộng khi về Mỹ. Ba, bốn công an luân phiên ép ông phải ký nhận những điều khoản đó, nhưng ông quyết không ký. Chúng bảo ông vi phạm điều 73 của bộ Hình luật, tức là điều “Âm mưu lật đổ chính quyền”. Phạm luật nầy, luật của Việt Cộng, có thể bị phạt tù 10 năm cho tới tử hình. Ông bảo ông không biết cái luật đó là cái gì và ông cần Luật sư biện hộ. Trong lúc thẩm cung, ông cũng có dịp tranh luận với chúng. Bàn về chế độ đa đảng và độc đảng, ông bảo rằng ông sống ở Hoa Kỳ, bên đó có nhiều đảng, và đảng Cộng sản cũng được quyền hoạt động. Ông bảo rằng ông thích đa đảng đa nguyên.

Sau ba ngày bị công an thẩm vấn, cán bộ Sở Di trú đến khách sạn, lịch sự trao trả passport cho ông và báo cho ông biết “Nhà nước cho phép ông trở lại Hoa Kỳ sớm hơn dự định”. Chúng khéo léo tránh chữ “Trục xuất” và cẩn thận quay phim cảnh trao trả passport và cảnh ông bước lên máy bay. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, chuyên viên bịnh tim mạch, nhân tài của Đất nước, có “Bùa hộ mạng” là lá thư mời của Bộ Y tế. Nhưng sự can thiệp thô bạo của công an đã cướp mất đi thời gian huấn luyện qu ý báu của ông, thời gian học tập của các y sĩ trẻ, và cũng là thời gian xây dựng và phát triển của toàn Dân tộc và Đất nước. Trong 6 ngày ngắn ngủi, ông đã trao ban l ý thuyết cho 50 y sĩ trẻ, nhưng về phần thực hành, ông chỉ cho thực tập 8 y sĩ mà thôi, vì phòng giải phẫu không thể chứa hơn số đó. Thật đáng tiếc!

Khoá huấn luyện chấm dứt ngang và BS Ngãi “được phép” về Hoa Kỳ sớm hơn dự định, tuy vậy ông cũng đã đào tạo được 8 y sĩ trẻ vừa l ý thuyết lẫn thực hành. Sau 6 ngày làm việc chung, ông có nhận xét rằng các anh em y sĩ trẻ VN rất nhiệt tình, hăng hái, và rất giỏi. Họ học rất nhanh, đến nỗi người Mỹ đi theo ông cũng thán phục và nói “Bên Mỹ không được như vậy đâu”. Người dân Việt tài giỏi như vậy, cớ sao Đất nước vẫn còn nghèo đói và lạc hậu!? Câu hỏi này, xin tất cả bạn đọc thế hệ trẻ hãy trả lời hộ. Người viết chỉ xin phép BS Ngãi được mượn đảng danh VẠN XUÂN của ông để nói lên lời ước mong và nguyện cầu cho “Bầy quạ đen” sớm bay đi và “Đàn én xuân” rủ nhau về mang VẠN mùa XUÂN thanh bình thịnh vượng cho Dân tộc và Đất nước!

Lý Lê Trần và còn ai nữa…

Như lá rụng về cội, những chuyến về thăm cố hương luôn luôn là những câu chuyện thật cảm động, làm ấm lòng người. Như chuyện L ý Xương Căn, hậu duệ của L ý Công Uẩn và L ý Long Tường, từ Hàn Quốc trở về cúng bái tổ tiên ở làng Đình Bảng, tỉnh Hà Bắc, Việt Nam, sau hơn bảy trăm năm lưu lạc quê người. Để thêm phần cảm động, chuyện kể rằng Lý Xương Căn còn học lại tiếng Việt cho chuyến về thăm được ấm cúng!

Như chuyện Bác sĩ chuyên khoa tim mạch Nguyễn Xuân Ngãi về cố hương để hướng dẫn các y sĩ trẻ Việt Nam cách trị liệu bịnh nghẽn tim. Nhưng trái lại, chuyến trở về cố hương để “làm việc” của HCM thật vô cùng bỉ ổi, đáng nguyền rủa. HCM đã tự chuẩn bị cho mình và Định mệnh khắc nghiệt đã góp thêm phần đào luyện HCM thành tên Đại đồ tể lưu manh hiếu sát nhất trong lịch sử Việt Nam. Xin nhắc lại, ngay những ngày tháng đầu tiên vừa về đến Đất nước thân yêu, HCM, kẻ đã đi hết biển đó, chưa khởi binh đánh Pháp một trận nào, mà đã mở màn sát hại hơn 20.000 người trong Lễ tế cờ. Trong số nạn nhân đó, Hòa thượng Thích Đức Hải, bậc thầy tôn kính của Hòa thượng Thích Quảng Độ, hẳn là người Phật tử đầu tiên bị sát hại. Chủ tịch HCM giết người, Hòa thượng Thích Đức Hải bị giết! Nhưng vấn đề không phải đơn giản như vậy rồi cho thông qua. Phải nhìn vào cán cân quyền lực hay tương quan lực lượng giữa Hòa thượng Thích Đức Hải đối sánh với Chủ tịch HCM, ta mới thấy rõ bản chất vô cùng man rợ của bạo lực! Một bên ví như “con thỏ hiền không trốn chạy”, còn bên kia là “con hổ đói đang hung hăng đi tìm mồi”; một bên thì “lực nhẹ như tơ”, còn bên kia thì “một khối nghìn cân nặng”. Nói cho rõ hơn, quyền lực của Sư phụ Thích Đức Hải ngày 19-8-1945 lúc Ngài bị sát hại là bao? Than ôi! Chỉ là mảnh tâm Phật từ bi bác ái, với lời kinh tiếng kệ, và với người đệ tử Thích Quảng Độ, 18 tuổi, chỉ biết đứng khóc nhìn người ta giết thầy mình! Còn lực lượng của Chủ tịch họ Hồ là bao nhiêu? Xin trả lời: “Vô biên! Ở ngoài nước, là sức mạnh của toàn khối Cộng sản do Stalin lãnh đạo, đã chiếm Đông Âu, và đang trên đà chiếm Trung Hoa. Ở trong nước, là “bầy đàn” những kẻ đã bị HCM mê hoặc, xem tôn giáo là thuốc phiện cần phải diệt trừ, và nhắm mắt lao mình vào bạo lực, than ôi, chỉ để xây dựng Thiên đường Xã hội chủ nghĩa giả dổm theo kiểu Liên Xô! Ở ngoài nước và ở trong nước là như thế, còn trong con người HCM, là “mối thù cha bị cách chức cần phải trả” cộng với tâm địa hiếu sát, ty tiện, đầy mưu lược gian xảo, đểu cáng, nhìn vào Dân tộc thấy ai khác chính kiến đều cho là kẻ thù, gán cho họ tiếng “Việt gian, Phản động, Bán Nước” là giết họ một cách dễ dàng!”
Trong cơn mù loạn của chủ nghĩa, từ lúc Cơn bão Mùa thu 1945 dày xéo Dân tộc, lớp Bụi bặm HCM đã dậy lên, bay dầy đặc mù trời, và phủ màu ô uế tang tóc lên khắp trường học, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, lăng miếu, báo đài… lên khắp cả Đất nước thân yêu. Trong Thiên đường mù bám đầy bụi HCM đó, đã có những vị Anh hùng với tấm lòng hy sinh vì Nước vô biên, “đã đi hết biển, mà quyết tâm về cố hương làm công việc “tẩy trần”, quyết tâm quét sạch bụi HCM cho Đất nước. Đó là những tên tuổi Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Trần Thiện Khải, Võ Hoàng, Võ Đại Tôn, Vũ Hoài, Hoàng Duy Hùng, Lý Tống, đó là những “L ‎ý Lê Trần và còn ai nữa…” (lời nhạc bản Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy). Nhưng Bụi bặm HCM đã phủ ngập hết mọi nơi rồi! Các vị anh hùng kể trên về chỉ để khai đường mở lối, bởi lẽ công việc quét sạch Bụi bặm HCM phải là công tác chung của cả Dân tộc. Tám mươi lăm triệu người, ai ai cũng phải tự mình quét bụi cho mình, cho nhà mình, cho làng nước mình, kể cả những vị tu hành mặc áo chùng thâm và cà sa, các vị cũng phải tự phủi Bụi HCM bám trên vạt áo tu của mình trước để làm gương! Dù thành hay bại, về nước để quét sạch Bụi HCM cho Dân tộc và Đất nước, tên tuổi của các vị Anh hùng kể trên thật xứng đáng được Tổ quốc vinh danh!
Sydney, 4-2-2009
Mùa Phá tòa Khâm sứ Hà Nội và chùa Phật Tích Bắc Ninh
Nhóm Tâm Việt Sydney

CHƯƠNG 10

HỒ CHÍ MINH, CHÍNH TRỊ GIA TỒI TỆ

Chuyện HCM là Danh nhân Văn hóa thế giới?

Vở bi hài kịch có ba vai. Vai thứ nhất là đảng Cộng sản Việt Nam. Vai thứ hai là Cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc. Vai thứ ba cũng là vai chính là Cộng đồng Người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, chính yếu là ở Pháp, và đại diện cho cả Dân tộc trên 80 triệu người. Vở kịch có hậu vì đã đem thắng lợi về cho Dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam thất bại vì Chủ tịch HCM không được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là “Danh nhân Văn hóa thế giới”!

Màn thứ nhất: Do sự vận động của đảng CS ở Hà Nội, với sự tiếp tay của vài nước XHCN ở Đông Âu, vào tháng 11-1987 Cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc biểu quyết sẽ làm Lễ tưởng niệm và vinh danh HCM như một Nhà Văn hóa Thế giới nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của ông. Buổi lễ dự trù vào ngày 12-5-1990 tại trụ sở UNESCO của LHQ đặt tại số 7, Place de Fonteney, Paris, Pháp.

Màn thứ hai: Xuất hiện vai chính là Cộng đồng Người Việt tỵ nạn ở Paris. Ủy ban Tố cáo Tội ác HCM được thành lập ở Paris, là nơi đặt trụ sở của UNESCO. Tổng thơ k ý Ủy ban là Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần. Ủy ban tích cực vận động người Việt và các báo Việt ngữ hải ngoại viết thư cho UNESCO vạch trần tội ác của HCM. Ở Pháp, nhóm Đường Mới gồm 10 học giả có uy tín (7 Việt, 2 Hoa Kỳ, và 1 Pháp) đã xuất bản và phát hành quyển HCM, sự thật về thân thế và sự nghiệp bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp và Anh. Ở Úc Châu, nhà mô phạm và nhà báo Nguyễn Thuyên phát hành quyển Bộ mặt thật của HCM trước Tòa Đại sứ Việt Cộng tại Canberra đúng ngay ngày Quốc hận 30-4-1990 (Quyển sách là tổng kết loạt bài “Vạch mặt HCM” viết từ năm 1987 đăng trên tuần báo Chuông Sài Gòn). Những quyển sách đó đã góp phần rất lớn chứng minh HCM là tội đồ của Dân tộc. Giáo sư Lê Hữu Mục với tác phẩm HCM không phải là tác giả Ngục Trung Nhật K ý đã chứng minh HCM đạo văn của một người bạn tù.

Vào thời điểm đó, số thuyền nhân vượt biển tìm tự do đã lên đến con số chín trăm ngàn, không kể hàng trăm ngàn người tử nạn trên biển cả. Rồi Bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ: Tường nhân Đông Đức theo gương Thuyền nhân Việt Nam đổ xô tìm tự do ở phương Tây.

Cơ quan UNESCO, với tân Giám đốc là Frederico Mayor người Tây Ban Nha, cứu xét những sự việc kể trên và quyết định hủy bỏ việc đề cử HCM vào “Danh sách Danh nhân Văn hóa Thế giới”. UNESCO chỉ thuận cho đảng Cộng sản thuê một phòng tại trụ sở để trình diễn văn nghệ với điều kiện buổi trình diễn KHÔNG ĐƯỢC TREO HÌNH HỒ CHÍ MINH và không được tuyên truyền rằng HCM đã được UNESCO nhìn nhận là Danh nhân Văn hóa Thế giới.

Màn thứ ba: Đến đây xuất hiện kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải, một khuôn mặt trẻ kiệt xuất tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Trong bài Viết về Chủ tịch HCM (Quyển Hãy trưng cầu dân ý, bài viết năm 2001, sách xuất bản năm 2005, tr. 177), tác giả Phương Nam đã lật tẩy bộ mặt dối trá của đảng Cộng sản. HCM không được Liên Hiệp Quốc vinh danh gì cả, cả thế giới đều biết như vậy. Thế nhưng Đảng vẫn viết tài liệu giáo khoa dối trá, dạy cho học sinh lớp 7 rằng vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chủ tịch, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, tức UNESCO, đã ra một nghị quyết công nhận ông là Danh nhân Văn hóa Thế giới! Phương Nam dẫn chứng rằng trong tài liệu Giáo dục công dân dạy học sinh lớp 7 (Nhà Xuất bản Giáo Dục năm 1997, tr. 53) có một bài đọc thêm nhan đề Tinh hoa của Dân tộc Việt Nam góp phần vào Tinh hoa Thế giới, trong có đoạn: “Chủ tịch HCM là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một Dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng cho nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các Dân tộc vì hòa bình, dân chủ, và tiến bộTrích Nghị quyết UNESCO, sách đã dẫn

Sách giáo khoa dạy học sinh lớp 7 mà đã láo lếu như vậy, cho đến Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cũng lếu láo nói không thành có! Ông nguyên là Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam, vào tháng 5 năm 2000, cũng viết bài ca ngợi Chủ tịch HCM là Danh nhân Văn hóa của Nhân loại! Đảng Cộng sản không muốn cho Dân tộc biết sự thật HCM không hề được UNESCO của Liên Hiệp Quốc công nhận là Danh nhân Văn hóa Thế giới. Sự thật đó là điều cấm kỵ! Tại sao? Phải chăng Đảng đã xô Dân tộc xuống giếng sâu, và Đảng chỉ muốn Dân tộc cứ ở mãi dưới đáy giếng, để khi nhìn lên chỉ thấy mảnh trời huyền thoại đẹp về HCM mà thôi!

Đảng tìm cách bảo vệ thần tượng của mình

Ướp xác xây lăng cho HCM chưa đủ, Đảng còn tìm cách bảo vệ thần tượng của mình. Đến bây giờ là Mùa Bịt miệng 2007, khi đám “Mây mù thế kỷ” bị trận bão Chân lý Lịch sử thổi bay đi, lá bài HCM đã bị lật tẩy. Từ địa vị Cha già Dân tộc, ông bỗng rớt xuống thành nhân vật phản quốc, gian xảo, độc ác, đểu cáng, và khát máu nhất từ cổ chí kim, đã đánh phá giết hại Dân tộc tan tành và làm cho Đất nước nghèo, nghèo, nghèo!Nghèo, nghèo, nghèo” xin lặp lại, đó là lối viết như nói chuyện của Nguyễn Văn Trấn, người đã từng tập kết ra Bắc theo HCM, đến khi về Nam đã mở mắt và đã than “nghèo”như vậy (Trong quyển Viết cho mẹ & Quốc hội). HCM là tội đồ của Dân tộc Việt Nam, phạm đủ thứ tội, nhưng làm đất nước nghèo chỉ là quản l ý yếu kém về kinh tế và không bài trừ được tham nhũng vì để cho đảng viên lộng hành, Tội lớn nhất của ông là TỘI PHẢN QUỐC BÁN NƯỚC CHO NGOẠI BANG!

Khi chế độ Liên Xô sụp đổ, các kho lưu trữ tài liệu tuyệt mật về Quốc tế Cộng sản ở nước Nga được mở cửa cho công chúng vào tham khảo. Trong tác phẩm Mây mù thế kỷ, tác giả Bùi Tín đã viết về sự nghiên cứu và phát giác của bà Quinn-Judge, người mà ông thân mật gọi là “Chị Ba Sophia” (tr. 135): “Bạn tôi ở Mát-xcơ-va cho biết, sau khi bà Quin-Giớt (Quinn-Judge) tiết lộ tài liệu lưu trữ về quan hệ vợ chồng giữa ông HCM và bà Nguyễn Thị Minh Khai, đã có một số nhà nghiên cứu (hoặc an ninh mật đội lốt nhà nghiên cứu?) từ Việt Nam sang đến kho lưu trữ để tìm cách lấy đi (lén bỏ vào túi?) hoặc mua (với giá cao bằng đô la) một số tài liệu nhạy cảm nhất.

Trong lá thư viết từ Paris gởi cho Bán Tuần báo Việt Luận (số ra ngày 23-5-2008), thông tín viên Nguyễn Thị Cỏ May, trong mục Paris có gì lạ không em, cũng như Bùi Tín, đã viết về quái chiêu “thủ tiêu tài liệu” của đảng Cộng sản như sau: “Trong một chương trình phát thanh thường lệ, đài phát thanh quốc tế Pháp RFI có loan tin Trung tâm Văn khố Mạc Tư Khoa hỏi xin bà Quinn-Judge một phóng ảnh bản tài liệu về HCM mà bà đã tìm được trong văn khố vì khi nhân viên sắp xếp lại thấy mất bản văn ấy. Trung tâm nhớ lại, sau khi bà Quinn-Judge rời khỏi trung tâm, chỉ có một phái đoàn Hà Nội, gồm nhiều công an, đến trung tâm xin vào tham khảo tài liệu.

Chúng ta cũng như Bùi Tín và Cỏ May có thể tin được phái đoàn Hà Nội (gồm nhiều công an!) là thủ phạm ăn cắp tài liệu ở Văn khố Nga như bản tin RFI loan tải. Việc nầy không mới mẻ gì, vo tròn bóp méo lịch sử còn được, huống gì ăn cắp tài liệu để phi tang! Chủ tịch HCM gian xảo thì làm sao thành lập đảng Cộng sản lương thiện cho được! Chủ (tịch) nào, Đảng nấy mà! Theo tác giả Bùi Tín thì sau đó “một cán bộ quản thủ Văn khố lâu năm là Vladimir Chernous bị sa thải vì tham nhũng”và Văn khố được củng cố và tạm thời đình chỉ việc cho người nước ngoài vào khai thác tài liệu.

Để ôn cố tri tân: chuyện Ông Tô Hiến Thành

Như một thí sinh bị đánh rớt vì học lực kém cỏi, HCM không được vinh danh là Danh nhân Văn hóa Thế giới vì ông nào có sự nghiệp gì trong phạm vi văn hóa đâu để được bình bầu. Dù đảng Cộng sản cố gắng tô hồng chuốc lục cho ông, ông vẫn bị loại, ông bị đánh rớt về mặt văn hóa. Bây giờ, ta thử tìm hiểu xem trong địa hạt chính trị, HCM được đánh giá cao hay thấp. Ông có phải là chính trị gia tài ba hay không? Muốn vậy, ta phải xem xét cách dùng người của ông. Có một chuyện cổ rất lý thú về phép dùng người truyền tụng từ đời nhà Lý và được ghi chép lại trong quyển Quốc văn Giáo khoa thư lớp Sơ đẳng trường Tiểu học ngày xưa, tức là Lớp Ba trường Cấp một bây giờ. Đó là chuyện Ông Tô Hiến Thành.Câu chuyện xưa để ôn cố tri tân như sau (tr. 75 sđd):

“Ông làm quan về cuối đời nhà Lý. Tính người trầm trọng, cẩn thận, tài kiêm văn võ. Làm tướng đi đánh giặc, thì thương yêu sĩ tốt, bênh vực dân sự, đánh đâu được đấy, quân giặc nghe tiếng đều phải kinh sợ. Làm quan, thì lo sửa sang việc chính trị, mở mang sự học hành, trừ bỏ những kẻ gian nịnh. Bao giờ ông cũng quên mình mà lo việc nước”.
“Khi vua mất, ông làm phụ chính giúp tự quân hãy còn thơ ấu. Bấy giờ có một bà Thái hậu muốn bỏ tự quân mà lập con mình, cho người đem vàng bạc đút lót cho ông. Ông nhất định không nghe, cứ một niềm giữ lòng trung thành, hết sức giúp ấu chúa, theo lời dặn của tiên quân”.

“Đến khi ông bệnh nặng, có người Võ Tán Đường đêm ngày chầu chực hầu hạ, có ý muốn ông cử mình lên thay. Nhưng đến khi bà Hoàng Thái hậu đến thăm, hỏi ai có thể thay được ông. Ông cử quan đại phu Trần Trung Tá. Bà Thái hậu ngạc nhiên hỏi sao ông không cử Võ Tán Đường? Ông tâu rằng: “Nếu ngài hỏi người hầu hạ, thì tôi xin cử Võ Tán Đường, nhưng hỏi người giúp nước, thì xin cử Trần Trung Tá”.

“Ông trung thành như thế, và lại tài giỏi hơn người, cho nên đời sau ai cũng kính phục và thường ví ông với ông Gia Cát Lượng bên Tàu”.

Chuyện Trần Quốc Hoàn và Nguyễn Mạnh Tường

Câu chuyện xưa trên đây xảy ra dưới triều vua Lý Cao Tông (1176–1210), mãi cho đến năm 1945 khi HCM và phe đảng của ông cướp chính quyền ở Hà Nội, thì trên 700 năm dài đã trôi qua. Đọc chuyện xưa để biết phép dùng người thật vô cùng quan trọng, nhất là khi liên quan đến quốc sự và việc trị nước. Nếu ông Tô Hiến Thành được người đời truyền tụng và ví ông như vị quân sư tài ba đời Tam Quốc là Khổng Minh Gia Cát Lượng, thì đời nay, qua cách dùng người của HCM, chúng ta chỉ có thể gọi ông là Con vẹt của Stalin mà thôi. HCM đã xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam theo khuôn mẫu Liên Xô và điều hành Đảng để đánh Dân tộc vô cùng khắc nghiệt. Trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu đó, Dân tộc đã đại bại dưới tay HCM, trên khắp các mặt trận, nhất là trên mặt trận văn hoá.

HCM đã từng đến Liên Xô và Trung Quốc nhiều lần. Đi ngang qua đất Tàu, Bác Hồ nhà ta gặp Mao Trạch Đông và nghe Bác Mao nói “Trí thức không bằng cục phân” thì Bác Hồ mừng rỡ như bắt được vàng, bèn lấy bỏ vào “Cẩm nang Kách mệnh” mang về nước. Đến khi thực thi Đấu tranh Giai cấp trong biến cố Xô viết Nghệ Tĩnh và trong chiến dịch CCRĐ, tư tưởng “Trí thức không bằng cục phân” thật vô cùng tiện dụng vì Trí thức là giai cấp hàng đầu HCM phải triệt hạ như trong khẩu hiệu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Trong việc tổ chức Đảng và Nhà Nước, Bác Hồ lại càng áp dụng thật nhuần nhuyễn tư tưởng của Bác Mao xem Trí thức không bằng cục phân. Chuyện Trần Quốc Hoàn và Nguyễn Mạnh Tường là một dẫn chứng hùng hồn.

Trần Quốc Hoàn tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh, thường được gọi là “Cảnh Con”, chỉ học đến lớp “Préparatoire” (“Lớp Dự bị” tức là Lớp hai trường Cấp một bây giờ) thì bị đuổi học vì hạnh kiểm xấu. Trong quyển Đêm giữa ban ngày, tác giả Vũ Thư Hiên viết (tr. 598): “Từ đó, Cảnh Con lêu lỏng như một con mèo hoang, nhà nào sơ hở là nó lẻn vào, cuỗm của họ từ cái quần lót cho tới cái nồi đồng. Bị bắt, bị đánh, năm ngày ba trận, nhưng nó vẫn chứng nào tật nấy, càng ngày càng lì, càng trở nên bất trị”. Cho nên Cảnh Con trở thành gánh nặng cho gia đình và thôn xóm, không còn ai có thể chịu nổi nữa. Đến khi có người mộ phu sang Lào, viên thôn trưởng “liền hớn hở giao ngay thằng ăn cắp oắt con cho họ”.

Rồi Cảnh Con trở thành phu đãi vàng ở Lào. Sau một thời gian, Cảnh Con trốn khỏi đất Lào về Hải Dương đi theo một đám cướp. Vì nhát gan nên bị chúng đuổi, Cảnh Con mới bò về Hà Nội, nhập vào đám móc túi, giật dọc, rồi lại xin nhập vào đám tiểu yêu cầm cờ đám ma, dưới trướng một tên anh chị ở phố Hàng Chợ Gạo. Cầm cờ đám ma cũng bữa đói bữa no, vì không phải ngày nào cũng có đám ma nhà giàu đủ tiền trả công, mà lại còn phải tranh giành với băng chợ Đồng Xuân và những băng khác. Sau cùng, Cảnh Con xin được chân sắp chữ ở nhà in Tân Dân. Nhưng chứng nào tật nấy, gặp lúc hợp kim antimoine dùng để đúc chữ chì lên giá, Cảnh Con liền ăn cắp chữ in đem bán. Ăn cắp một ký lô chữ in bán được 6 đồng còn cầm cờ đám ma thì phải 20 đến 30 đám mới được. Rồi Cảnh Con bị bắt quả tang trong lúc trên vai còn mang cả bị chữ in.

Phần tiểu sử thời thơ ấu của Trần Quốc Hoàn là do Nguyễn Tạo thuật lại, ông từng là Phó Tổng giám đốc Nha Công an, thời ông Lê Giản là Tổng giám đốc. Tác giả Vũ Thư Hiên chép lại cùng với lời thuật của cha ông thành Chương 34 trong đại tác phẩm Đêm giữa ban ngày (từ tr. 591 đến 609). Vũ Thư Hiên viết tiếp: “Không biết được ai mách giúp bảo dùm mà thằng ăn cắp chữ in liền khai với Sở Liêm phóng rằng hắn là nhà ái quốc, chữ in hắn lấy là để cho các tổ chức cách mạng in báo, in truyền đơn… Thế mà hắn được đưa sang bên chánh trị, mới lạ”.

Trong nhà tù Sơn La, Trần Quốc Hoàn được Lê Đức Thọ móc nối và gia nhập Đảng năm 1934, Trường Chinh tán thành. Người mà nhân cách như vậy lại được HCM cất nhấc lên làm Bộ trưởng Công an, và đã nắm Bộ Công an trong 27 năm dài, từ 1953 đến 1980. Vũ Thư Hiên thuật rằng đến khoảng đầu những năm 60, Trần Quốc Hoàn bỗng nổi bật lên như một tên Mao-ít cuồng nhiệt, một hung thần xã hội chủ nghĩa. Hoàn được gán cho biệt hiệu “Béria của Việt Nam” (Ghi chú: Béria là trùm mật vụ KGB của Stalin).

Cha của Vũ Thư Hiên là ông Vũ Đình Huỳnh, đã ngồi tù chung với Trần Quốc Hoàn ở Sơn La, đã có nhận xét (tr. 593 sđd): “Béria dù sao cũng còn là một hạ sĩ quan trong quân đội Nga Hoàng, còn có học đôi chút, chứ Trần Quốc Hoàn thì hoàn toàn vô học. Hồi Sơn La anh em tù nhận xét hắn tham ăn tục uống, đã thế lại có tính tắt mắt… Hắn tiểu nhân, mà đó là một tư chất đáng sợ. Hắn chấp nhặt lắm đấy. Và không từ việc gì không dám làm.”

Nhân sự Bộ Công an của HCM khởi đầu như thế đấy, cho nên từ ngày Trần Quốc Hoàn lên làm Bộ trưởng thì trên miền Bắc không có mấy gia đình không có người thân trong gia tộc ở tù. Viên phụ tá đắc lực của Trần Quốc Hoàn, dưới nét phác họa của Vũ Thư Hiên (tr. 596 sđd): “Thứ trưởng Lê Quốc Thân được người ta biết đến như một tên bất nhân. Trần Quốc Hoàn còn học được vài đường đạo đức giả ở đàn anh Lê Đức Thọ, chứ Lê Quốc Thân ngu độn chỉ biết kêu gọi dùng bàn tay sắt. Được Đảng tâng bốc là thanh kiếm và lá chắn chiến đấu vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, ngành công an Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Hoàn và Lê Quốc Thân nhanh chóng trở thành một đạo kiêu binh. Đến nỗi những cán bộ công an có công tâm phải thốt lên “Cái sự coi mỗi công dân là một tù nhân dự khuyết mở đầu cho một thời đại khốn nạn. Rồi đây chúng ta sẽ phải trả giá cho sự thất nhân tâm này.” (Vũ Thư Hiên chú thích: “Kiếm và Mộc” là biểu tượng của ngành công an Liên Xô).

Trong khi đó, một người thật yêu nước và thật trí thức là Nguyễn Mạnh Tường thì lại bị chế độ trù dập. Xin nhắc lại, Nguyễn Mạnh Tường đậu tú tài năm 16 tuổi ở Hà Nội và sang Pháp du học ở đại học Montpellier. Năm 1932, lúc 22 tuổi, ông đậu một lượt hai bằng Tiến sĩ Luật và Tiến sĩ Văn chương. Luận án Luật của ông được Chánh chủ khảo phê thật đẹp như sau (Trích bài Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã qua đời của Võ Văn Ái viết ở Paris năm 1997): “Luận án của NMT là một kiệt tác luật, hơn thế nữa nó là một kiệt tác luật và văn chương. Ông thành công trong hai phân khoa của Viện Đại học Montpellier. Tiến sĩ Luật năm 22 tuổi, ông cũng sắp trở thành Tiến sĩ Văn chương, đó thật là một kỷ lục, vì ở Pháp chưa ai đậu Tiến sĩ Văn chương năm 22 tuổi. Ông làm cho toàn thể trường Luật hãnh diện.

Chúng tôi cấp cho ông hạng cao nhất của chúng tôi: Ưu hạng với lời khen ngợi của Giám khảo

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường tham gia cuộc Kháng chiến Chống Pháp. Thời gian sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ HCM về tiếp quản Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường đạt tới đỉnh cao danh vọng, ông được giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Khoa trưởng Đại học Luật khoa, Thủ lãnh Luật sư đoàn, Phó Khoa trưởng Đại học Sư phạm, v.v… Đến Đợt Sửa sai sau cuộc CCRĐ, với tinh thần thượng tôn pháp luật và tánh trung ngôn bản thiện, ông đã viết một bài phê bình thật dài “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo” (Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, tác giả Mạc Định Hoàng Văn Chí, tr. 404-432). Bài phê bình của ông đọc trong cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc tại Hà Nội ngày 10-10-1956 nhắm vào “xây dựng quan điểm lãnh đạo” đã gây tác dụng “đàn khẩy tai trâu, sóng chao đầu vịt” như dân gian thường nói. Bởi lẽ “lãnh đạo” thuộc phạm vi độc tài độc tôn của HCM và của Đảng, nên bài viết đầy tâm huyết đó không xây dựng được gì cả mà chỉ làm cho tác giả bị đấu tố tất cả ba lần, bị truất hết các chức vụ, và bị trù dập suốt quãng đời còn lại.

Không còn được dạy ở Đại học, trong chế độ hộ khẩu tem phiếu khắc nghiệt của HCM, những ngày còn lại của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường là nghèo, nghèo, nghèo và đói, đói, và đói. Ông phải đem bán những khăn trải bàn, bán những dĩa nhạc Tây Phương ông đã sưu tầm, và nhất là cân ký lô bộ sách luật quý giá bán làm giấy gói hàng. Con người tài hoa có bằng Tiến sĩ Văn chương Pháp ấy muốn mở lớp riêng dạy tiếng Pháp tại nhà, tất cả phụ huynh với tâm ý“chọn mặt gởi vàng” đều ao ước gởi con em mình đến học. Nhưng khốn thay, công an của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đến từng nhà của các phụ huynh đó hăm doạ và ngăn cấm, nên lớp học không có học trò! (Trích Việt Nam cần đổi mới thật sự, tác giả Tiến sĩ Kinh tế Võ Nhơn Trí, tr. 138). Câu chuyện thêm phần bi thảm: Tiến sĩ Tường có nuôi một con chó, nó rất mến chủ, nhưng vì nhà không có thức ăn, nên chó đành phải bỏ đi, mắt rướm lệ quay nhìn chủ nhân cũng bị đói như mình!

Trong quyển Bên gòng sông Hát, quyển lịch sử 10 đời của dòng họ Nguyễn làng Kim Bài, tác giả Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan đã viết vài hàng thật đẹp về “Nghề Làm Thầy” ở nước ta ngày xưa (tr. 268 sđd): “Vùng quê tôi nhiều làng có trường học, ít thì một cái, nhiều như Kim Bài thì ba bốn cái. Thầy giáo có thể là quan chức hồi hưu, nhà nho khoa bảng hay người không có bằng cũng được. (Xin chú thích: vì “học tài thi phận” cho nên có người thi mãi không đậu tuy học rất giỏi, xứng đáng được làm thầy). Thể lệ rộng rãi cho phép cả người thi đỗ song vì phản đối chính sách của triều đình, nên không chịu ra làm quan, hoặc người làm quan phạm lỗi bị cách chức, cũng có thể ngồi dạy học.”

Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan viết tiếp về Nghề Làm Thầy: “Hồi đó, chẳng mấy khi trò phải trả tiền học. Thường chỉ biếu thầy con gà, thúng gạo, nải chuối vào những dịp tết nhất là đủ. Tổ nhà tôi được cái may là có của cải ruộng nương nên không phải sống bằng nghề dạy học. Mở trường để có việc làm cho vui và vì theo truyền thống Khổng giáo thì giáo hóa bọn hậu sinh là bổn phận của nhà nho.”

Đọc chuyện xưa để suy chuyện thời Dân chủ Cộng hòa của HCM. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, sau khi bị truất hết các chức Khoa trưởng, Phó khoa trưởng v.v…, ông muốn lui về “Nghề Làm Thầy” theo truyền thống ở nước ta ngày xưa cũng không được với HCM và Trần Quốc Hoàn! Trong cảnh nghèo đói cùng cực của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, vang vọng “danh ngôn” của các Lãnh tụ từ Nga Hoa dội về qua vai trò “Con vẹt HCM” (thật sự đó chỉ là những “ranh ngôn”!). Lenin nói: “Ai không làm thì không ăn”. Lời Lenin chưa được hay, Stalin chỉnh lại và nói: “Ai không đầu hàng thì không ăn”. Xin nhắc lại Bác Hồ đã từng nói: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được”. Bởi thế cho nên câu nói của Bác Xít “Ai không đầu hàng thì không ăn” và câu của Bác Mao “Trí thức không bằng cục phân”, cả hai “ranh ngôn” đó được Bác Hồ áp dụng thật nhuần nhuyễn để “đào trốc” nhà đại trí thức yêu nước mà bất hạnh Nguyễn Mạnh Tường.

Bác là người ưa thích bí danh, ẩn danh, nặc danh, mạo danh… và chính Bác cũng thú nhận như vậy, thiết nghĩ, nếu tặng cho Bác thêm hỗn danh “Hồ Xít Mao” thì thật không quá đáng! Và cũng rất thích đáng! Tác giả Ngô Nhân Dụng trong bài Chính là Bác Mao có trích hai câu thơ của Chế Lan Viên ca ngợi Mao Chủ tịch, nhân đây người viết cũng xin phép được ghi lại hai câu thơ đó với lời tri ân tác giả Ngô Nhân Dụng đã có công sưu tầm: “Bác Mao không ở đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”.

Chuyện Trí thức của Dân tộc dưới chế độ “Hồ Xít Mao” buồn thảm như vậy, chẳng qua là vì Bác quá vong bản, chỉ theo các bác Mác - Lê - Xít - Mao mà thôi, chớ không học bài học Lịch sử nước nhà. Với học vị Lưỡng khoa Tiến sĩ như Nguyễn Mạnh Tường, và với tánh trung ngôn bản thiện, giá gặp thời minh quân thịnh trị thuở xưa, ông hẳn là một vị quan thanh liêm giúp vua cầm việc nước. Với bài phê bình về CCRĐ, ông làm đúng chức năng của một quan Ngự sử thời xưa can gián nhà vua mỗi khi vua làm điều trái đạo. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường không phạm tội gì cả! Tội là tội của HCM đã sát hại mấy trăm ngàn người trong cuộc CCRĐ long trời lở đất (không sử gia nào có thể ghi lại con số nạn nhân cho chính xác!). Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, trái lại, có công rất lớn trong cố gắng xây dựng một chế độ dân chủ pháp trị. Nhưng ông chỉ hoài công! HCM nào có đếm xỉa gì đến dân chủ pháp trị đâu. Chế độ DCCH do HCM xây dựng bằng bạo lực của mã tấu, lưỡi lê, và súng đạn và bằng vô vàn xảo trá, lừa lọc, mỵ dân. Vì dối trá mỵ dân nên HCM chỉ dùng những văn nô như Tố Hữu hay Xuân Diệu để ca ngợi chế độ và ca tụng mình. Vì xử dụng bạo lực để cai trị nên HCM chỉ dùng những kẻ vô lại độc ác, giỏi nghề chém giết cướp bóc như Trần Quốc Hoàn và Lê Quốc Thân trong Bộ Công an.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site