lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận Đại

- Cuộc Chiến Tranh Hồ chí minh Đánh Dân Tộc Việt Nam Tập 2 -

lịch sử việt nam, tem thư việt nam

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Nhóm Tâm Việt Úc Châu Biên Khảo

(tái bản có sửa chữa)

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
07-2010

MỤC LỤC

CHƯƠNG 4
CÁI BÁNH VẼ CỦA HỒ CHÍ MINH (tt)           trang 05

CHƯƠNG 5
NHỮNG CÂY NGƯỜI HỒ CHÍ MINH TRỒNG         22

CHƯƠNG 6
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH                                       50     

CHƯƠNG 7
HỒ CHÍ MINH, CON VẸT CỦA STALIN                   80

++++++++++++++++++++++

Khối 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam
07-2010

CHƯƠNG 7

HỒ CHI MINH, CON VẸT CỦA STALIN

Chống Cộng hay không chống Cộng?

- Anh có phải là người chống Cộng không?

- Không.

Đoạn vấn đáp cụt ngủn trên đây đến đột ngột với Vũ Thư Hiên khi ông vừa từ Paris sang thăm Hoa Kỳ khoảng đầu năm 2000, chuyến viếng thăm ông đã tường thuật trong bài Một thoáng Hoa Kỳ. Hiển nhiên, người đặt câu hỏi và người trả lời đều đứng trên lập trường vững chắc của mình.

Người phỏng vấn Vũ Thư Hiên “Anh có phải là người chống Cộng không?” là phóng viên của đài Little Saigon Radio, một đài phát thanh uy tín phục vụ cho cả triệu thính giả là thuyền nhân, là cựu tù nhân học tập cải tạo ở diện HO, là thân nhân được bảo lãnh theo diện đoàn tụ gia đình, tất cả toàn là nạn nhân Cộng sản. tưởng chống Cộng là ưu tiên hàng đầu của miền Nam, kể từ ngày Cựu hoàng Bảo Đại về nước chấp chánh với danh vị Quốc trưởng, qua Đệ nhất Cộng hòa với Tổng thống Ngô Đình Diệm, sau cùng đến Đệ nhị Cộng hòa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Người dân miền Nam trên phân nửa đất nước từ sông Bến Hải đến tận Cà Mau và Hà Tiên đã xây dựng được một nền dân chủ tuy còn non trẻ nhưng đã có đủ các quyền tự do: tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do hội họp, tự do đi lại, tự do xuống đường, tự do kinh doanh, tự do tôn giáo, tự do lập đảng. Trong khoảng thời gian đó, người dân miền Bắc sống trong thiên đường xã hội chủ nghĩa mà thực chất chỉ là CÁI BÁNH VẼ CỦA HỒ CHÍ MINH. Lời bình phẩm về hai chính sách cai trị với sự đề cao chế độ của miền Nam được trích từ Chương 1 DẪN (trang 21) trong quyển Vụ án siêu nghiêm trọng T2-T4, tác giả là Tâm Việt của nhóm Bùi Tín. Thực vậy, người dân miền Nam đã sống và được hưởng Những ngày tháng năm đẹp của thế kỷ 20 và thành quả đó là nhờ nỗ lực chống Cộng để ngăn chận Làn sóng đỏ từ phương Bắc của Quân Dân Cán Chính miền Nam. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi người phóng viên của đài hỏi Vũ Thư Hiên “Có chống Cộng hay không?”, tuy câu hỏi thật đột ngột ngay trong lần sơ ngộ.

Tiếng trả lời “Không” cụt ngủn đầy khí phách của Vũ Thư Hiên cũng không phải là không phát xuất từ một lập trường vững chắc. Có một thời trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, khái niệm Cộng sản được hiểu như thực thi công bình xã hội, phân chia miếng cơm manh áo đồng đều cho tất cả mọi người để cho ai ai cũng đều được ấm no hạnh phúc. Thật sự, đó là giấc mơ đẹp có sức quyến rũ tất cả mọi người, những triết gia, những nhà trí thức, những văn thi sĩ, những bậc giáo sư quý trọng của các trường đại học khắp nơi trên thế giới...

Chống loại Cộng sản nào ?

Trong bài Một thoáng Hoa Kỳ, Vũ Thư Hiên tác giả Đêm giữa ban ngày, quyển hồi ký kiệt xuất mà anh cẩn thận ghi chú trong dấu ngoặc (Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), đã nói lên lập trường của mình về Cộng sản như sau:

“Tôi là một người dân chủ có suy nghĩ. Tôi đã thích chủ nghĩa Cộng sản. Như bố tôi đã thích. Như mẹ tôi đã thích. Vào cái thời thanh niên của ông bà, trong cuộc đấu tranh cho giải phóng Dân tộc. Vào thời tôi, khi trước mặt tôi là quân xâm lược, sau lưng là Tổ quốc phải bảo vệ. Rồi tôi không thích nó nữa, cái chủ nghĩa Cộng sản mà tôi đã thấy trong thực tế. Ở nước ta. Ở Trung Quốc. Ở Liên Xô. Ở tất cả các nước gọi là xã hội chủ nghĩa khác. Nó là sự tàn bạo khoác áo nhân từ. Là sự cưỡng đoạt với bộ mặt cho của bố thí. Là sự đạo đức giả trơ trẽn.”

Lời bình của Vũ Thư Hiên về chủ nghĩa Cộng sản còn dài, nhưng xin ngưng trích để nói vài dòng về anh. Vũ Thư Hiên sinh năm 1933, tại Hà Nội, trong một gia đình yêu nước. Cha anh là Vũ Đình Huỳnh, một nhà cách mạng lão thành, thành viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930, nhiều lần ngồi tù Hỏa Lò và Sơn La, làm bí thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao. Mẹ anh cũng là đảng viên đảng Cộng sản kỳ cựu, đã từng nuôi nấng, cung cấp tiền, và vào các nhà lao để thăm nuôi các đồng chí bị Pháp bắt trong thời gian Đảng còn hoạt động bí mật. Ông Vũ Đình Huỳnh về nghỉ hưu với huân chương Kháng chiến Hạng nhất, được 3 năm thì tai họa giáng xuống gia đình. Theo đơn khiếu nại của bà Vũ Đình Huỳnh thì đêm 18-10-1967, công an ập vào nhà bắt ông đi biệt giam, không có án lệnh. Vài tháng sau, trong mùa Giáng Sinh năm đó, đến phiên người con Vũ Thư Hiên cũng bị công an theo dõi bắt cóc đi mất.

Vào lúc đó, Vũ Thư Hiên đã lập gia đình và đã có hai con. Tiểu gia đình của anh cùng với đại gia đình gồm cha và mẹ anh là nạn nhân của Đảng Cộng sản trong một vụ án thường được gọi là Vụ án Xét lại - chống Đảng. Cùng bị bắt như hai cha con ông Vũ Đình Huỳnh và Vũ Thư Hiên là hàng chục cán bộ cao cấp khác. Danh sách thật dài, toàn là những đảng viên kỳ cựu đã vào sanh ra tử đóng góp mồ hôi và xương máu để đưa Kháng chiến đến thành công và đưa Hồ Chí Minh từ vùng rừng núi Việt Bắc về Phủ Chủ tịch ở Hà Nội. Những uẩn khúc của Vụ án Xét Lại - chống Đảng, nguyên do vì sao có vụ án, các nạn nhân bị tù đày chết chóc ra sao, hậu quả là Đảng đã ban hành những điều cấm kỵ nào không được phép bàn đến, tất cả những ẩn tình khúc chiết đó được Nguyễn Minh Cần tường thuật trong chương 5 nhan đề Những trang sử đầm đìa nước mắt còn chưa chấm hết của quyển Công lý đòi hỏi (trang 85-126) và nhất là trong đại tác phẩm tố cáo Đêm giữa ban ngày dài 767 trang của tác giả Vũ Thư Hiên là nhân chứng vừa là nạn nhân.

Đầu đuôi câu chuyện của Vụ án ở Hà Nội năm 1967 lại bắt nguồn ở tận Mạc Tư Khoa, thủ đô của nước Nga. Nguyên nhân là 3 năm sau khi Stalin chết, trong kỳ Đại hội 20 của đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2 năm 1956, Khrushchev đã vạch trần tệ nạn sùng bái cá nhân, phơi bày tội ác kinh khủng của tên Đại đồ tể Stalin. Do đó, thần tượng Stalin bị sụp đổ sau hàng chục năm được tôn sùng. Thật là éo le trái khoáy, vì vào thời điểm đó, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh vẫn còn được tôn sùng như thánh sống, nhất là ở miền Bắc Việt Nam, trên bàn thờ tổ tiên vẫn ngự trị ảnh của những Mác-Lê-Xít-Mao-Hồ.

Hai cha con Vũ Đình Huỳnh và Vũ Thư Hiên cùng những nạn nhân trong vụ án Xét lại - chống Đảng gặp tai nạn y như câu Tai bay họa gởi dân gian thường nói. Thật đúng vậy, nạn nhân thì ở Hà Nội, mà Tai họa thì từ Mạc Tư Khoa gởi về, từ Bắc Kinh bay xuống phủ chụp những cán bộ nhiều tuổi đảng dày công kháng chiến khiến họ vô phương cầu cứu. Có Hồ Chí Minh chễm chệ trong Phủ Chủ tịch cũng bằng như không! 

Về chủ nghĩa Cộng sản, Vũ Thư Hiên viết tiếp: “Tôi không thích nó từ trước khi bị nó ném vào xà lim để dạy dỗ cho tôi tình yêu đối với nó. Trong nhà tù của nó tôi hiểu nó thêm. Và ghét nó hơn. Nhiều người đã đi qua đoạn đường ấy. Như tôi. Thích rồi không thích. Yêu rồi ghét.”

Lúc Vũ Thư Hiên viết những dòng chữ trên, tức đầu năm 2.000, thì anh đã sống đời tỵ nạn Cộng sản trên đất Pháp được 4 năm, sau khi nhận thấy không thể ở Nga được vì công an từ Hà Nội sang tìm cách bịt miệng anh. Chạy qua Ba Lan cũng không ổn, anh phải chọn nước Pháp làm đất dung thân. Nhưng khi luôn mang nặng trong lòng bài học Đạo bằng hữu phải cho có thuỷ chung trong sách Giáo khoa thư ngày xưa, nên về những người bạn còn ở Việt Nam, anh đã viết những dòng chữ thật đẹp:

“Hiện vẫn còn những người đang đi trên đoạn đường mà chúng tôi đã đi. Họ chưa đi hết. Họ chưa hiểu nó như tôi hiểu. Nhưng không phải vì thế mà họ là kẻ thù của tôi. Họ vẫn còn là bạn của tôi. Là những người tôi yêu mến. Những người tôi muốn vẫy gọi. Tôi tin: hiểu rồi, họ sẽ đi cùng tôi. Tôi không muốn họ hiểu lầm tôi. Tôi thấy cần phải rạch ròi trong những khái niệm. Tôi không muốn những người tốt, nhưng có điều chưa hiểu, trạnh lòng.”

Vũ Thư Hiên đã nói: “Tôi đã thích chủ nghĩa Cộng sản”, rồi liền sau đó anh nói tiếp: “Rồi tôi không thích nó nữa, cái chủ nghĩa Cộng sản mà tôi đã thấy trong thực tế.” Vũ Thư Hiên đã thích chủ nghĩa Cộng sản rồi anh lại không thích, đã yêu rồi lại ghét, nhưng anh không mâu thuẫn với chính anh. Không, hoàn toàn anh không mâu thuẫn, bởi vì cái thứ Cộng sản anh đã thấy trong thực tế hoàn toàn không phải là lý tưởng Cộng sản chủ trương công bình xã hội, phân chia miếng cơm manh áo đồng đều cho tất cả mọi người. Cái thứ Cộng sản mà Vũ Thư Hiên không thích là cái anh đã thấy trong thực tế ở miền Bắc đau thương. Đó là sự tàn bạo khoác áo nhân từ. Là sự cưỡng đoạt với bộ mặt cho của bố thí. Là sự đạo đức giả trơ trẽn. Đó chính là cái Chế độ Cộng sản mà Hồ Chí Minh đã dùng tất cả sự xảo trá gian dối cùng mưu đồ sách lược từng giai đoạn để mang về thực thi cho bằng được trên đất Việt thân yêu của chúng ta!

Hoàng Khoa Khôi xuất hiện

Thời điểm Vũ Thư Hiên nhận xét “trong thực tế” rằng có hai thứ Cộng sản khác nhau, một thứ anh thích và một thứ anh không thích, là cuối thập niên 60, như thế thì cũng đã quá trễ! Hơn hai mươi năm trước, vào đầu thập niên 40, lúc Hồ Chí Minh vừa về nước “làm việc”, thì ở trên đất Pháp có gần 20 ngàn người Việt Nam làm lính thợ và lính chiến phục vụ nước Pháp trong Đệ nhị Thế chiến. Cộng đồng người Việt đó, nhờ ở trên đất Pháp được thông tin đầy đủ và được hướng dẫn đúng định hướng, nên đã sớm biết phân biệt Cộng sản. Xin đọc nhận xét của Hoàng Khoa Khôi, một lão chiến sĩ Đệ tứ Trotskist đã 80 tuổi, viết trong Lời giới thiệu (trang XXIII) cho quyển Người Việt ở Pháp 1940-1954, do tác giả Đặng Văn Long sưu tầm và xuất bản ở Paris năm 1997:

“Ngày nay, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, chế độ Liên Xô và Đông Âu băng hoại, có ai biết cách đây năm mươi năm, trong cộng đồng người Việt ở Pháp, có một đoàn thể đã sớm biết đánh giá Stalin là kẻ độc tài có bàn tay đẫm máu những người vô tội, trong lúc dư luận thế giới coi ông ta như một nhà lãnh tụ “vĩ đại”? Có ai hay những người đó đã biết nhận định những gì diễn ra ở Liên Xô và các xứ Đông Âu không phải là chế độ xã hội chủ nghĩa mà chỉ là những chế độ ngụy tạo?”

Theo Hoàng Khoa Khôi, đoàn thể đó là công chiến binh, tức là những lính thợ và lính chiến nói trên, và phong trào công chiến binh đã chấp nhận chủ nghĩa Mácxít là chủ nghĩa của mình, được giảng dạy và thảo luận thấu đáo, và họ đã ấn hành được bộ sách gồm 3 tập để làm sách gối đầu lưu hành trong các căn trại (Ghi chú thêm: sau ngày nước Pháp được giải phóng, tức 1944, giấy mực vô cùng khan hiếm, có tiền cũng không mua được, cho nên việc ấn hành một bộ sách 3 tập đó là một cố gắng và hy sinh phi thường). Kính thưa anh Vũ Thư Hiên, chủ nghĩa Mácxít mà phong trào công chiến binh ở Pháp quý trọng như vậy, phải chăng đúng là thứ lý tưởng Cộng sản mà anh đã thích. Hoàng Khoa Khôi viết tiếp thêm rằng:

“Nó hoàn toàn không phải là thứ chủ nghĩa Mácxít của đảng Cộng sản Việt Nam! Mácxít của công chiến binh là Mácxít nhân bản, tôn trọng dân chủ và nhân quyền, chứ không hề là thứ Mácxít bị xuyên tạc, bị pha trộn bởi chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao.”

Hoàng Khoa Khôi cho rằng chủ nghĩa Mác của công chiến binh là chủ nghĩa Mác nhân bản, tôn trọng dân chủ và nhân quyền và phát biểu thêm: “Có ai biết Nhóm Đệ tứ Việt Nam khi thành lập (năm 1943) mới có 6 đảng viên, thì con số đó đã trở thành 519 vào năm 1952 và họ đã tham gia tích cực và đắc lực, cùng các đại biểu quốc gia khác, vào việc điều khiển và bảo vệ các tổ chức công chiến binh.” 

Như vậy thì Cộng sản cũng có ba bảy đường Cộng sản khác nhau. Qua những điều vừa trình bày thì chủ nghĩa Mác nhân bản tôn trọng dân chủ và nhân quyền của Vũ Thư Hiên và của nhóm Công chiến binh hoàn toàn khác xa với Chế độ Cộng sản của Stalin, tức là thứ Cộng sản ngụy tạo thừa kế từ đảng Bolshevik của Lênin mà tên rất thông dụng là Đệ tam Quốc tế (Komintern), và một tên khác nữa là nhóm Staliniens. Nó cũng hoàn toàn khác xa với thứ Cộng sản do Hồ Chí Minh vận dụng tất cả sự xảo trá và mưu đồ sách lược từng giai đoạn để thực thi cho bằng được trên Đất nước thân yêu của chúng ta. Vào thập niên 40, nhóm Công chiến binh ở Pháp đã chọn đúng định hướng trên con đường Cộng sản là nhờ sự lãnh đạo của Nhóm Đệ tứ. Trước đó khoảng hơn 10 năm, vào thập niên 30, ở miền Nam nước Việt xuất hiện hai nhóm Cộng sản: nhóm Đệ tam là Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Bạch Mai,… còn nhóm Đệ tứ Quốc tế còn gọi là Tả đối lập, là những người Cộng sản theo đường lối cách mạng của Trotsky, do Tạ Thu Thâu lãnh đạo cùng với Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch… Trong thời gian đó, Hồ Chí Minh còn mang tên Nguyễn Ái Quốc và vẫn “cứ khư khư cái phương pháp ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội”, như nguyên văn bức thơ của Phan Châu Trinh đề ngày 18-2-1922gởi cho ông để khuyên ông về Việt Nam hoạt động.

Hồ Chí Minh không nghe theo lời khuyên của Phan Châu Trinh, ông không về nước vội. Cộng nghiệp bất hạnh của Dân tộc phối hợp với Định mệnh khắc nghiệt của cá nhân ông đã đưa bước chân “Kách mệnh” của ông đi sang Nga, sang Tàu, xuống Xiêm, lại về Tàu, về Nga, rồi lại sang Tàu, về Việt Nam “làm việc” ở hang Pắc Bó tháng 2 năm 1941, lại sang Tàu, rồi sau cùng mới về Việt Nam. Hơn hai mươi năm dài, ông đã học hỏi kinh nghiệm để trở thành một người Cộng sản chuyên nghiệp, đã dự nhiều khóa huấn luyện của KGB và chính ông cũng là huấn luyện viên để đào tạo biết bao nhiêu là cán bộ, nên khi Hồ Chí Minh trở về Việt Nam thì ông đã là tên Cộng sản số một, là Quốc tế ủy của Đệ tam Quốc tế, tức là Kominternchik của Komintern. Cho nên bộ hạ ông thường hãnh diện cho rằng cấp bậc của ông trong hàng ngũ Quốc tế Cộng sản cao hơn Chủ tịch Mao Trạch Đông ở Trung Quốc!

Nhìn lại ba thập niên 20, 30, và 40, một vấn đề vô cùng quan trọng đặt ra là Dân tộc có tìm đúng định hướng trên con đường tranh thủ độc lập cho Đất nước hay không? Đến bây giờ là Mùa Bịt miệng 2007, Dân tộc đã thấu rõ Con đường Bác đi theo Đệ tam Quốc tế, theo Lênin, theo Stalin, và sau cùng theo Mao là Con đường vô cùng bi đát. Chúng ta thử xem định hướng của nhóm Đệ tứ và những hoạt động của lãnh tụ Đệ tứ là Tạ Thu Thâu như thế nào trên con đường cứu quốc.

Cuộc đời nhà cách mạng Tạ Thu Thâu

Tiểu sử của nhà cách mạng Tạ Thu Thâu, từ lúc đi học đến khi làm cách mạng tranh đấu chống Pháp, khi tổ chức biểu tình chống Pháp ở Paris hay khi làm báo ở Sài Gòn được tác giả Phương Lan Bùi Thế Mỹ tường thuật trong quyển Nhà cách mạng Tạ Thu Thâu, 1906-1945.

Tạ Thu Thâu sinh năm Đinh Mùi, nhằm ngày mùng 5-5-1906, tại xã Tân Bình, quận Lấp Vò, tỉnh Long Xuyên, trong một gia đình lao động, nghèo nàn, đông con (sáu anh em cả thảy). Cha ông là Tạ Văn Sóc, làm nghề thợ mộc. Ông thợ mộc Hai Sóc thường đi vắng nhà ba bốn tháng, để lãnh đồ làm ở quanh vùng gần đó (trang 24 sđd). Nhà rất nghèo, nhưng Tạ Thu Thâu rất thông minh và học rất giỏi. Kỳ thi sơ học, Thâu đậu hạng 1 và lãnh hết 8 phần thưởng của tỉnh nhà.

Nhờ sự khuyến khích và lo thủ tục nạp đơn thi cùng quà tặng 20 đồng bạc Đông Dương làm lộ phí của ông Tổng thơ ký Hội Khuyến học Long Xuyên là Nguyễn Quang Lạc, Thâu mới có phương tiện lên Sài Gòn để thi. Ông Lạc làm việc ở Bưu điện Long Xuyên và số bạc 20 đồng vào thuở đó bằng nửa tháng lương của ông. Thâu đã đậu hạng 3 vào trường Bổn quốc (sau là trường Chasseloup Laubat và đến Đệ nhất Cộng hòa đổi tên lại là Lê Quý Đôn).

Trong suốt thời gian ông học trung học ở Sài Gòn, cha ông chỉ cho ông 2 đồng mỗi tháng, nhưng ông Lạc đều đều gởi giúp, khi thì 3 đồng khi 5 đồng. Ông đã viết thơ cảm tạ ân nhân của mình và chỉ xin gởi 3 đồng là nhiều lắm rồi, đừng gởi 5 đồng (trang 44 sđd).

Ông học ở trường Bổn quốc 2 năm rồi được đưa sang trường Sư phạm gần Sở thú. Ở miền Nam không phải đến thập niên 50 mới có phong trào «học nhảy», tỷ như một học sinh đang học lớp Đệ ngũ ở trường công, có thể ghi tên học song song lớp Đệ tứ ở trường tư. Cuối năm nếu anh ta thi đậu bằng Trung học Đệ nhất cấp, anh ta có thể ghi tên học lớp Đệ nhị để thi Tú tài phần một, như vậy anh ta nhảy được 2 lớp Đệ tứ và Đệ tam và rút ngắn được 2 năm. Đọc sách xưa mới biết ở thập niên 20 đầu thế kỷ, Tạ Thu Thâu cũng đã học nhảy như vậy. Trường hợp của Thâu, ông đã nhảy lớp 4è Année tức là lớp Đệ tứ. Cuối năm 3è Année, lúc ông được 17 tuổi, đi thi chung với những thí sinh lớp 4è, ông đã đậu bằng Tốt nghiệp Diplôme và đậu luôn cả bằng Brevet Elémentaire.

Với bằng Brevet Elémentaire, giá trị cao hơn bằng Diplôme, ông có thể xin vào ngạch giáo sư để dạy trường công, nhưng vì chưa đủ tuổi, nên ông lại dự thi lấy học bổng để vào Ban Trung học Bổn xứ để thi bằng Brevet Supérieur. Cuối năm đó, Tạ Thu Thâu đậu phần một và phần hai, và sang năm sau là năm 1925, lúc ông được 19 tuổi, ông đậu phần ba của bằng Brevet Supérieur. Năm đó, đề thi thật khó, bao nhiêu sĩ tử, cả Pháp lẫn Nam, rơi rụng như lá mùa thu, Tạ Thu Thâu lại đậu cao. Do đó, ông Chánh chủ khảo người Pháp tên Grandjean, thạc sĩ Sử địa, thấy Thâu có tài, học giỏi, mới khuyến dụ Thâu vào làm giáo sư chánh ngạch ở Ty Giáo huấn và hứa sẽ đỡ đầu để nhập Pháp tịch cho được lương cao.

Điểm khác biệt đầu tiên giữa Hồ Chí Minh và Tạ Thu Thâu

Theo dõi cuộc đời học sinh của Tạ Thu Thâu, ta thấy có điểm lạ là Thâu nhiều lần muốn bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình vì nhà quá nghèo. Hai lần Thâu muốn bỏ học và cả hai lần ông Hai Sóc cha Thâu dọa sẽ tự tử nếu Thâu bỏ học. Điều lạ lùng là khi Tạ Thu Thâu đã đậu bằng Brevet Supérieur, có thể làm giáo sư chánh ngạch, lại được Chánh chủ khảo Grandjean đỡ đầu vào Pháp tịch để được lương cao, thì ông lại khước từ. Tác giả Phương Lan Bùi Thế Mỹ chỉ ghi lại rằng (trang 68 sđd): “Khuyến dụ thế nào, Thâu vẫn từ chối địa vị cao lợi ấy, để tự chọn con đường cho mình đi.”   

Cuộc đời công chức thời Pháp thuộc được hưởng cao lợi với “tối rượu sâm banh sáng sữa bò” đậm đà mùi đỉnh chung không làm mềm lòng Tạ Thu Thâu, người thanh niên 19 tuổi yêu nước của tỉnh Long Xuyên. Nhưng với Hồ Chí Minh thì khác. Nhắc lại chuyện hồi năm 1911, lúc Hồ Chí Minh còn mang tên Nguyễn Tất Thành, vừa mới đặt chân lên đất Pháp thì đã nạp đơn xin học trường Thuộc địa. Vì quá ham, nên Bác đã viết hai lá đơn gởi đến hai chỗ: một gởi cho trường và một gởi cho Tổng thống Pháp! Trong đơn Bác viết sai một lỗi chính tả tiếng Pháp, đơn không được cứu xét, Bác đành phải tìm con đường tiến thân khác. Đây là điểm khác biệt đầu tiên giữa Hồ Chí Minh theo Đệ tam Quốc tế và Tạ Thu Thâu thuộc nhóm Trotskist. Hồ Chí Minh muốn tiến thân trên con đường hoạn lộ của Chế độ Pháp thuộc nhưng không được toại nguyện. Ngược lại, con đường đó mở rộng thênh thang cho Tạ Thu Thâu nhưng ông lại không vào.

Con đường Tạ Thu Thâu tự chọn cho mình là không phục vụ chính quyền Thuộc địa. Ông đi làm giáo sư dạy các trường trung học tư thục như trường Nguyễn Phan Long và trường Nguyễn Xích Hồng (sau đổi tên lại là Nguyễn Trọng Kỳ). Ông nổi tiếng là dạy giỏi nên các trường tư cố mời cho được ông giảng dạy ở trường mình.

Vào năm 1925, khi Tạ Thu Thâu thi đậu bằng Brevet Supérieur, miền Nam vô cùng sôi động. Vốn yên lặng từ mấy chục năm qua, đùng một cái phong trào ái quốc Nguyễn An Ninh nổi lên với tờ báo tiếng Pháp La Cloche fêlée (Tiếng Chuông rè) và các cuộc diễn thuyết Cao vọng Thanh niên tại Hội Khuyến học Nam Kỳ cùng với cuộc nói chuyện của Phan Châu Trinh về Luân lý và đạo đức Đông Tây và một lần khác về đề tài Quân trị dân trị. Sau đó, thêm vụ cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải giải về xử tại Hà Nội. Cả nước bùng nổ một phong trào tranh đấu quyết liệt ủng hộ và xin ân xá cụ Phan. Do đó, chính quyền Thuộc địa Pháp nhượng bộ, chỉ phê chuẩn một án treo và đưa cụ an trí ở Huế.

Qua năm 1926, cụ Phan Châu Trinh từ trần. Đồng bào toàn quốc cử hành lễ truy điệu rất long trọng. Vì lễ truy điệu cụ Phan mà nảy ra phong trào học sinh và sinh viên bãi khóa suốt từ Nam chí Bắc. Người Pháp phản ứng vụng về nên nhiều sinh viên đã bỏ học để tìm cách xuất ngoại tham gia phong trào cách mạng ở Tàu, ở Pháp, ở Nga.

Đến năm 1927, lại xảy ra biến cố bãi khóa ở Huế. Nguyên do có một giáo sư người Pháp dạy trường Quốc học ở Huế, trong lúc la rầy một học sinh, lại chửi mắng cả Dân tộc và nhục mạ cụ Phan Bội Châu, lúc đó đang bị an trí tại Huế. Cuộc bãi khóa phản đối vị giáo sư kỳ thị chủng tộc này có tầm rộng lớn lôi cuốn học sinh hai trường khác ở Huế là trường Đồng Khánh và trường Pellerin. Nhân vụ này cũng có một số học sinh bỏ trường tìm đường xuất ngoại để tham gia cách mạng kháng chiến chống Pháp.

Từ 1925 đến 1927, Tạ Thu Thâu vừa dạy học ở các trường tư thục ở Sài Gòn, vừa đọc sách nghiên cứu và âm thầm hoạt động với nhiều anh em đồng chí. Vốn ngưỡng mộ Thánh Gandhi bên Ấn Độ với phong trào The Young India, Tạ Thu Thâu âm thầm tổ chức một đảng thanh niên lấy tên là Đảng Jeune Annam. Đảng Jeune Annam ra đời, Thâu nắm ban tổ chức, với thành phần thanh niên yêu nước bồng bột như Trịnh Hưng Ngẫu, Nguyễn Văn Số, Bùi Công Trừng, Hà Huy Giáp, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Ngọc Danh, v.v... Theo gương Nguyễn An Ninh đã sáng lập tờ “Tiếng Chuông rè”, Đảng Jeune Annam của Tạ Thu Thâu thành lập báo Nhà quê cũng là tờ báo tiếng Pháp, cũng theo đường lối của Nguyễn An Ninh, chỉ trích mạnh, hô hào nhiều. Càng nói mạnh, càng chỉ trích, báo càng bị tịch thu và bị bắt bớ nhiều, vì thế chỉ ra có mấy số là hết vốn, phải ngưng xuất bản (trang 80 sđd).

Sau đó, Tạ Thu Thâu tìm cách xuất ngoại sang Pháp du học. Tác giả Phương Lan, trong chương Đại bàng tung cánh tường thuật như sau (trang 84 sđd): “Tạ Thu Thâu nhờ dạy kèm con cho những ông nhà giàu, họ cảm đức độ, tài học Thâu, nên họ nhờ Thâu làm người hướng dẫn, giám hộ, dìu dắt, trông nom con họ du học theo Thâu. Họ tín nhiệm Thâu, giao gần 20 đứa trẻ, cho Thâu đưa đi Pháp học. Tất nhiên sở phí đi về, ăn học, họ phải chung nhau đài thọ cho Thâu, để Thâu nhận trách nhiệm lo lắng, dạy dỗ con họ khi ở đất khách quê người.

Đến Pháp, Tạ Thu Thâu lo chỗ ăn chỗ học cho gần 20 học sinh đó, rồi mới lên Paris tìm gặp Nguyễn Thế Truyền, mà Thâu được biết tên lúc còn ở trong nước khi đọc qua những bài báo đầy tâm huyết của ông. Tạ Thu Thâu có ghi tên học chứng chỉ Toán đại cương. Ngoài giờ học, Thâu thường đến bàn luận chánh trị với Nguyễn Thế Truyền, một già một trẻ rất là tương đắc.

Người mang biệt danh “Nguyễn Văn Marx”

Theo tác giả Phương Lan Bùi Thế Mỹ, Nguyễn Thế Truyền đã theo đảng Cộng sản, nhưng nhận rõ chủ nghĩa đó không đúng sở thích và đường lối của người Việt Nam, nên Truyền ly khai, tách ra lập Việt Nam Độc lập đảng, viết tắt là P.A.I theo tiếng Pháp “Parti Annamite de l’Indépendance” (trang 90 sđd). Đến khi Nguyễn Thế Truyền về nước hoạt động cùng với Nguyễn An Ninh, ông mới bàn giao VNĐL đảng lại cho Tạ Thu Thâu lãnh đạo. Thâu lại được Hội Tiếp rước Du học sinh Việt Nam biết tiếng, nghe danh, mới mời Thâu làm đại diện cho hội tại Paris. Thâu bị cuốn hút vào chính trị cho nên bỏ học. Thâu đọc nhiều, nghe diễn thuyết nhiều, tranh luận nhiều nên rất nổi tiếng ở Paris. Có câu chuyện Thâu đến dự thính ở diễn đàn Madeleine, Paris, khoảng đầu năm 1930 (trang 120 sđd), Thâu đứng lên chất vấn nhiều vấn đề, làm cho diễn giả là nhà văn Jean Guéhenno khó trả lời thông suốt. Sự lúng túng, trả lời không chính xác của diễn giả, do những câu hỏi hóc búa của Thâu, làm cho các bạn bè Thâu hết sức ngạc nhiên, không ngờ Thâu đã thấm nhuần chủ nghĩa Marx một cách tinh vi, sâu đậm đến thế. Do đó, Thâu nổi tiếng với biệt danh là “Nguyễn Văn Marx” trong giới du học sinh, nhà văn, nhà báo và chính trị gia. Một nhà báo tên tuổi là Luc Durtain cũng đã viết về Thâu là “Nguyễn Văn Marx” trong quyển sách của ông nhan đề Dieu blanc, homme jaune. Càng lậm vào chủ nghĩa Marx, Thâu càng đả phá lý thuyết Marx. Tác giả Phương Lan đã viết về Tạ Thu Thâu và lý thuyết Marx như sau (trang 123 sđd):

Tánh đơn thuần, nhơn hậu, giàu tình cảm đã sẵn có trong dòng máu Thâu, từ ngày ra đời, đối với gia đình là người con chí hiếu, với bạn bè là người bạn thủy chung, đối với Dân tộc là người hết lòng binh vực, nâng đỡ, thì Thâu đâu có thể theo chủ nghĩa Marx với đường lối của Staline được. Vì những lý do đó, càng biết nhiều về Marx, Thâu càng xa đảng Cộng sản bấy nhiêu.

Trong chương Vì sao Thâu là Trotskyste, tác giả Phương Lan viết (trang 120 sđd): «Rồi vô tình, hay định mạng đưa đàng dẫn lối, nhơn vụ Yên Bái xảy ra, mười ba vị liệt sĩ bị Pháp kêu án tử hình, Thâu tình cờ đọc được một bài trong báo La Vérité của nhóm Trotskystes, một nhóm không đông, độ 10 người trông nom xuất bản, có nêu lên những lý thuyết nói về thuộc địa rất hay, hạp theo đúng lý tưởng của Thâu. Rồi Thâu thích và xin nhập đảng nầy, dù từ lâu Thâu từ chối không vào đảng Cộng sản Pháp hay sang Nga du học như phần đông sinh viên thuở ấy.

Điểm khác biệt thứ hai giữa Hồ Chí Minh và Tạ Thu Thâu

Đến đây, ta tìm thêm được một điểm khác biệt giữa Tạ Thu Thâu và Hồ Chí Minh. Thâu thấu đáo chủ nghĩa Marx đến độ được gán cho biệt danh là Nguyễn Văn Marx. Nhưng càng hiểu nhiều về Marx, Thâu càng xa đảng Cộng sản bấy nhiêu và Thâu không thể nào theo chủ nghĩa Marx với đường lối của Stalin được. Thâu cũng không gia nhập đảng Cộng sản Pháp và cũng không sang Nga du học như phần đông sinh viên thuở ấy.

Nhưng Hồ Chí Minh thì khác hẳn. Trong sách Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh đặt chuyện rằng có “một người quen với ông Nguyễn ở Pa-ri” thuật cho Trần Dân Tiên rằng: “Lúc ấy, ông Nguyễn (tức là Hồ Chí Minh lúc còn mang tên Nguyễn Ái Quốc) là một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả cho Tổ quốc; nhưng ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng… Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết.”Khi trả lời nữ đồng chí Rose về lý do vì sao ông tán thành gia nhập Đệ tam Quốc tế, ông đáp: “Tôi không hiểu thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản… Nhưng tôi hiểu rõ một điều: “Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng Dân tộc.”Đã thú nhận ít hiểu biết về chính trị và kém tiếng Pháp như vậy thì làm sao đọc và hiểu được Luận cương về chủ nghĩa Dân tộc và chủ nghĩa Thực dân của Lênin? Trong bài Con đường dẫn tôi tới chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh viết: “Một đồng chí trao cho tôi đọc Luận cương… của Lênin được công bố trên tờ Nhân đạo (L’Huma-nité)… Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là thứ cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế Thứ ba. Khi bắt gặp bản Luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh quá đỗi vui mừng! Đến bây giờ xét lại và đánh giá sự vui mừng đó, thật sự đó là sự vui mừng của riêng “ông Nguyễn” đã tìm được phương cách tiến thân cho đời mình! Thật đúng vậy, mối lợi đầu tiên là 1000 quan đảng Cộng sản Pháp cấp cho “ông Nguyễn” làm lộ phí cho ông sang Nga (Trích bài Giáo sư Tôn Thất Thiện, đăng chung với 9 tác giả trong quyển Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, trang 62). Số tiền đó khá lớn, một sinh viên du học có thể sống trong 5 tháng. Thế rồi như một vị khách du lịch sang trọng, với tiền do đảng Cộng sản Pháp cung cấp, “ông Nguyễn” rời Pháp sang Nga năm 1923 để học nghề làm Cộng sản, để trở thành Kominternchik, và sau đó về Việt Nam tàn phá Đất nước và giết hại Dân tộc!

Cuộc Cách mạng đã bị phản bội

Tình hình chánh trị của Liên Xô sau khi Lênin từ trần và Stalin lên thay thế đột nhiên có nhiều biến chuyển to lớn. Quyển Cuộc Cách mạng bị phản bội của Leon Trotsky viết năm 1936 được Nhóm Nghiên cứu ở Pháp dịch sang tiếng Việt năm 1992 với Lời giới thiệu của Hoàng Khoa Khôi, một lão chiến sĩ Đệ tứ. Lời giới thiệu dài 10 trang sách, xin tóm lược và trích những ý chính như sau:

Cuộc Cách mạng Tháng Mười đã bị phản bội. Kể từ 1925 nền dân chủ Xô viết mà Cách mạng 1917 khai trương, không còn nữa. Lợi dụng giai đoạn thoái trào quần chúng, một tầng lớp quan liêu, do Stalin đứng đầu, đã cấu kết nhau, nhảy ra lũng đoạn các cơ quan đảng, Nhà nước, nghiệp đoàn, cùng các tổ chức quần chúng. Chúng tước đoạt quyền hành của lao động, loại trừ và giết hại các chiến sĩ cách mạng, xuyên qua những vụ án bịa đặt, đẫm máu.”

“Để thiết lập nền độc tài một đảng, quyền lực một lãnh tụ, Stalin và đẳng cấp quan liêu đã thi hành luật lệ và các biện pháp thu hẹp quyền dân chủ. Thanh niên bị tước đoạt quyền chính trị. Trí thức, văn nghệ sĩ bị bịt mồm, bịt miệng. Dân chúng bị kiểm soát từng lời nói, ý nghĩ, việc làm. Xã hội đầy rẫy những kẻ nịnh hót, tham ô, đầu cơ, trục lợi. Bọn hãnh tiến ngoi lên. Người trung thực bị trù dập. Đảng và Nhà nước lựa chọn những người đại diện cho mình, không lựa chọn theo khả năng mỗi người mà chỉ dựa trên một tiêu chuẩn duy nhất: trung thành với Stalin và với đảng. Kết cục: chỉ lựa chọn một lũ người cơ hội và giả dối.

Lời giới thiệu vừa trình bày bên trên của Hoàng Khoa Khôi cũng là Bản Cáo trạng của Trotsky tố cáo Stalin độc tài phá hư cuộc Cách mạng Tháng Mười, đồng thời nó cũng tô vẽ bức tranh xã hội bi thảm của đất nước Liên Xô dưới sự thống trị của Stalin và Tập đoàn của ông. Một xã hội Liên xô bi thảm như vậy, nếu nó cưu mang Hồ Chí Minh thì nó chỉ nuôi dạy ông thành người hãnh tiến, cơ hội, trục lợi, giả dối, và nịnh hót Stalin mà thôi. Cùng với sự thống trị của Stalin nảy sinh một danh từ mới là Staliniens. Tuy hai từ Đệ tam Quốc tếNhóm Staliniens chỉ là một thực thể, nhưng từ Staliniens có nội hàm hẹp hơn vì nó không mang ý nghĩa “quốc tế rộng rãi theo địa lý” mà nó có nghĩa thu hẹp là “Phe nhóm Stalin và Tập đoàn của ông”. Do đó ta phải hiểu rằng Đệ tam Quốc tế không thật sự là quốc tế gì cả mà chỉ là của chính Stalin mà thôi! Thật vậy, Đệ tam Quốc tế đã bị một mình Stalin quyết định khai tử vào tháng 6-1943 theo nhu cầu của Liên Xô. Vào lúc đó, Liên Xô bị Đức tấn công mãnh liệt cho nên Stalin cần Hoa Kỳ viện trợ để chống trả, cho nên phải giải tán Đệ tam Quốc tế để cho Hoa Kỳ yên tâm.

Lời trối của nhà Cách mạng Nguyễn An Ninh

Nhân nói đến từ Staliniens, thì nên tìm đọc lại Lời trối của nhà Cách mạng Nguyễn An Ninh. Nhắc lại giai đoạn cuối thập niên 30, khi Đệ nhị Thế chiến sắp sửa bùng nổ, Thực dân Pháp ra tay trước bằng cách bắt những người Việt hoạt động chính trị Đệ tam, Đệ tứ, và cả Nguyễn An Ninh đem giam ngoài Côn Đảo. Đến khi Nhật đảo chánh Pháp, thì các chính trị gia mới được tự do. Nhưng Nguyễn An Ninh đã chết ngoài Côn Đảo ngày 14-8-1943 và Tạ Thu Thâu là người huynh đệ nhỏ vừa là người thân cận nhất của Nguyễn An Ninh trong những ngày cuối của đời ông. Khi được tự do về được đất liền, Tạ Thu Thâu tâm sự với Đỗ Bá Thế tự Minh Hải là người em kết nghĩa của ông như sau (Trích Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu của tác giả Phương Lan, trang 324):

Lúc anh Ninh ở Sài Gòn còn mập mạnh, ra Côn Đảo vài năm sau sức khỏe anh xuống quá nhiều. Anh đau ốm liên miên. Trong lúc đó, bọn anh Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng để khủng bố tinh thần anh, chúng nó lập tiểu tổ để phê bình những người không cùng chánh kiến. Anh đây cũng bị chúng nó áp đảo tinh thần suốt mấy năm trời trong lao.”

“Đã nhiều lần anh cố khuyên anh Ninh rán chịu đựng! Nhưng sức khỏe của ảnh quá kiệt quệ, bịnh thiếu sinh tố càng làm cho ảnh xuống tinh thần nữa. Đến một hôm không còn hy vọng gì kéo dài cuộc sống tù tội, ảnh có nói một câu: “Thâu, em có về được đất liền nhờ nói với con anh, bảo chúng nó phải phòng ngừa bọn Xít-ta-liên-niên.” Ảnh chết! Chết vì quá mòn mỏi! Khi anh em chôn cất ảnh xong, anh thức gần mấy tháng trời suy nghĩ về câu nói của anh Ninh.

Lời trối của Nguyễn An Ninh “Phải phòng ngừa bọn Xít-ta-liên-niênkhông đến được với gia đình ông, thì làm sao đến với Dân tộc để Dân tộc biết mà đề phòng! Còn Tạ Thu Thâu khi bị Việt Minh Cộng sản sát hại ở Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9 năm 1945 thì đã mang Lời trối ấy xuống tuyền đài! Bây giờ, Dân tộc còn biết được Lời trối ấy, xin tri ân tác giả Phương Lan Bùi Thế Mỹ và nhà xuất bản Khai Trí của ông Nguyễn Hùng Trương đã hoàn thành và xuất bản quyển Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu 1906-1945 ngày 5-1-1974 ở Sài Gòn. Thật quá trễ!

Một đoạn đối thoại lý thú

Vào năm 1930, Tạ Thu Thâu gặp Hồ Hữu Tường ở Marseille. Lúc đó, Tạ Thu Thâu là đại diện Hội Tiếp đón Du học sinh Việt Nam ở Paris và là thủ lãnh Việt Nam Độc lập đảng, còn Hồ Hữu Tường vừa đậu tú tài và ghi tên học một phân khoa ở Marseille. Làm xong công việc của Hội Tiếp đón, hai người kéo nhau ra quán cà phê “Du Chapitre” trụ sở của Hội để tâm tình. Qua mẩu đối thoại ngắn, ta biết được định hướng chính trị của hai vị đáng được gọi là “trí thức ưu thời mẫn thế” vào thuở đó, tuy họ còn rất trẻ: Tạ Thu Thâu 24 tuổi và Hồ Hữu Tường 19. Sinh viên Hồ Hữu Tường hỏi ý kiến bậc đàn anh Tạ Thu Thâu (Trích Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu, tác giả Phương Lan Bùi Thế Mỹ, trang 270).
        - Nếu muốn làm việc, nên đọc sách gì?
        - Quyển “Le Matérialisme historique” (Duy vật Sử quan) của Boukharine.
        - Tôi đọc rồi.
        - Vậy thì đọc thêm “Questions fondamentales du Marxisme” (Vấn đề căn bản của chủ nghĩa Marx).
        - Tôi cũng đọc rồi.
        - Vậy thì đọc “Précis d’Économie politique” (Kinh tế chính trị yếu lược) của Ostrialow.
        - Cũng rồi nữa.
        - Thì đọc bộ “Capital” (Tư bản) của Marx.
        - Tôi đương đọc.
        - Mầy có vào đảng Cộng sản không?
        - Không
        - Sao vậy?
        - Vì tôi nhận thấy hiện nay nước Nga tiến vào con đường khác hơn là đường lối của Marx
        - Tao cũng vậy. Tao đọc sách ít hơn mầy, song thường nghe tranh biện ở Paris hơn, tao cũng biết việc xứ Nga tiến vào một con đường khác. Vì lẽ đó tao nhận thấy hoạt động cho đảng P.A.I, cho Dân tộc, còn hơn là chui đầu vào một chiếc tàu mà mình biết không ghé cái bến mà mình trông mong.

Con đường “Bác đi” trở thành “bi đát”

Hai nhà trí thức Tạ Thu Thâu và Hồ Hữu Tường đáng được gọi là “thức thời” vào thuở đó nên không chọn con đường sang Liên Xô để theo Stalin. Nhưng Hồ Chí Minh đã chọn con đường đó. Con đường “Bác đi” trở thành “bi đát” bởi vì Bác đã đi theo “Cuộc Cách mạng đã bị phản bội”. Đến bây giờ là Mùa Bịt miệng 2007, nhìn lại con đường dẫn Hồ Chí Minh đến Lênin và Stalin, tuyệt nhiên đó không phải là con đường Giải phóng Dân tộc. Trên con đường đó, “ông Nguyễn tức Hồ Chí Minh” cho rằng đã gặp “mặt trời rực sáng soi đường dẫn lối tới thắng lợi cuối cùng, tới xã hội chủ nghĩa, Cộng sản chủ nghĩa”. Nhưng thật sự trên con đường đó, Hồ Chí Minh vào lúc chưa đuổi được hổ, thì đã rước hai con hùm vào nhà rồi. Trên con đường “Bác đi trở thành bi đát” đó, cuối cùng Hồ Chí Minh đã xây dựng được một chế độ mà Trần Độ miêu tả trong Nhật ký Rồng rắn (được viết từ ngày 14-11-2000 đến ngày 7-5-2001, tức là từ năm Canh Thìn tới năm Tân Tỵ): «Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thuỷ Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ Phát xít, độc tài».

Nhưng Trần Độ nào phải là một khuôn mặt xa lạ đối với Đảng ! Ông là một đảng viên kỳ cựu, gia nhập Đảng từ năm 1940. Trong quân đội ông là Trung tướng. Trong chính trị ông là Ủy viên Trung ương giữ chức Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ. Trong Quốc hội ông đảm trách chức vụ Phó Chủ tịch. Ông cũng là một nhà văn đã sáng tác Lòng tin (1953), Kể chuyện Điện Biên (1964), Nhật ký Rồng rắn (2001, bị Đảng tịch thu). Khi về hưu, tướng Trần Độ nhiều lần đề nghị đổi mới và dân chủ hoá, nhưng không được đáp ứng mà còn bị chỉ trích, vu khống. Sau cùng, Trung tướng Trần Độ bị Đảng khai trừ (1-1999). Đến khi ông qua đời (ngày 9-8-2002), Đảng vì dị ứng với ý tưởng dân chủ của ông nên mới bày trò nhục mạ vong linh ông và làm khó dễ tang gia trong việc tống táng chỉ với chủ đích răn đe và khủng bố những bạn bè thân hữu của ông đang đứng trong chiến tuyến tranh thủ tự do dân chủ cho Dân tộc. Do vậy, Đảng không những tàn bạo và dã man như Cố Trung tướng Trần Độ đã phê bình, mà còn nhục mạ vong linh ông và gây khó dễ cho tang gia, thì Đảng thật hèn hạ và thô bỉ vô cùng!

Bây giờ, xét lại chuyện cũ hơn 70 năm về trước, chúng ta mới nhận thấy nhà cách mạng Đệ tứ Trotskist Tạ Thu Thâu với biệt danh Nguyễn Văn Marx đã rất sáng suốt không gia nhập đảng Cộng sản và không đi qua Nga du học. Còn Hồ Chí Minh học lực kém, tiếng Pháp không giỏi, không được nhận vào học trường Thuộc địa của Pháp, kiến thức về chính trị thường thường bậc trung như ông đã thú nhận, ông không có gì đặc sắc trong số người Việt trên đất Pháp vào thuở đó, nên ông đã vội vàng chụp lấy cơ hội đi qua Nga học nghề làm Cộng sản để di họa cho Dân tộc không biết bao nhiêu đời. Như vậy, Hồ Chí Minh đúng là người theo “cơ hội chủ nghĩa”, chữ của Cộng sản thường dùng để bêu xấu mạ lỵ đối thủ của họ, ở đây, xin hoàn trả lại cho “Bác Hồ” của chúng!

Đệ tam và Đệ tứ “đi chung đánh riêng”

Thời điểm đầu năm 1933 ở miền Nam, sau khi mãn tù, Nguyễn An Ninh nhìn thấy cảnh “Ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi” nên mới dùng uy tín của mình để liên kết Tạ Thu Thâu và Nguyễn Văn Tạo thành một nhóm có tên là Nhóm Tranh đấu với chủ trương là “Đi chung đánh riêng”, tức là không chống đối và giết hại nhau, chỉ đánh thực dân Pháp bằng đường lối riêng của từng nhóm. Họ chung nhau xuất bản tờ báo “La Lutte” tranh đấu trong vòng hợp pháp, có xu hướng chánh trị binh vực giới nông dân thợ thuyền. Nhưng tờ báo lại là tờ báo Pháp ngữ, bài vở viết bằng tiếng Pháp vì vào thuở đó rất khó xin được giấy phép ra báo tiếng Việt. Thế là báo “La Lutte” ra đời, bán 6 xu một số, mỗi tuần ra một lần, ba nhóm cùng nhau viết bài, nhóm Đệ tam của Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Giàu, nhóm Đệ tứ của Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, và nhóm Quốc gia Trung hòa Tiến bộ của Nguyễn An Ninh.

Tình hình trong thế giới Cộng sản vào lúc đó thì Đệ tam Quốc tế và Đệ tứ đều coi nhau như thù nghịch, thù nghịch tới mức còn nghiêm trọng hơn giữa Cộng sản và Tư bản. Nhưng trong tác phẩm của Phương Lan về Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu 1906-1945, ta đọc được những dòng chữ thật đẹp về sự hợp tác của Đệ tam và Đệ tứ ở miền Nam nước Việt như sau (trang 156 sđd):

Sự thù nghịch như thế đó, đối nghịch nhau như thế đó, xu hướng khác nhau như thế đó, mà hôm nay tại cái miền Nam nước Việt nầy, hai phe thù nghịch không đội trời chung lại nhân nhượng nhau, hợp tác nhau trong một nhóm, trong một tờ báo mang tên La Lutte. Nghĩ cũng lạ thường hơn người ta. Nguyên nhân lạ thường có một không hai đó, một phần là do nơi bản chất người Việt Nam, một phần do nhu cầu cần thiết cho cả hai phe Tam và Tứ trong lúc đó đòi hỏi.

Tác giả Phương Lan còn viết thêm rằng do nơi Nguyễn An Ninh, người đàn anh cách mạng, đứng giữa hai phe, đã dùng lối trung dung, khuyến khích, làm môi giới cho hai phe cùng chung thống nhứt lực lượng chống đế quốc thực dân. Dù lâu, dù mau, nhưng giai đoạn hợp đoàn phản đế, cũng gây được tiếng vang trên thế giới. Sau rồi, khi mỗi nhóm được mạnh tiến, chia rẽ cũng chẳng làm sao. Chớ một sự hợp tác như vậy là một việc thật ngoại lệ, đặc biệt, có một không hai trong thế giới Cộng sản, trên tinh thần kỷ luật sắt của họ.

Trong tác phẩm Phan Văn Hùm, Thân thế và sự nghiệp, tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu cũng có đôi dòng ca ngợi sự hợp tác giữa hai phe Cộng sản như sau (trang 57):

Trong chiều hướng cùng nhau tranh đấu chống kẻ thù chung của đất nước là Thực dân Pháp, Nguyễn An Ninh đã thực hiện được ở miền Nam một liên minh giữa những người Cộng sản theo xu hướng Staline và những người Cộng sản theo xu hướng Trotsky. Trong khi đó trên hầu khắp thế giới, các đảng Cộng sản theo xu hướng Staline đã được chỉ thị phải vu cáo, chửi rủa, mạ lỵ cánh Cộng sản Tả đối lập theo đường lối Trotsky. Đây là một liên minh duy nhất trên thế giới, đã được các sử gia như Daniel Hémery để tâm nghiên cứu về sau nầy. Liên minh đó đã tồn tại được ba năm. Liên minh đã thỏa thuận không đá động đến xu hướng Staline hay Trotsky, các bài báo sẽ không có ký tên tác giả, tránh bàn đến xu hướng đối nghịch, chỉ cố cùng nhau quảng bá cơ sở lý luận chung của tư tưởng Karl Marx.

Stalin chửi Trotsky, Hồ Chí Minh lặp lại

Nhưng sự hợp tác thân hữu giữa hai phe Tam Tứ ở miền Nam đất Việt không kéo dài được lâu. Sự tan rã đó lại bắt nguồn từ Mạc Tư Khoa vì sau Đại hội 7 của Liên Xô năm 1935, Stalin quyết định triệt hạ cho bằng được Trotsky và các đồng chí Đệ tứ của ông. Trong quyển hồi ký chính trị Mặt thật, tác giả Bùi Tín trích dẫn bài viết của Stalin đăng trên báo Sự thật Pravda ở Mạc Tư Khoa ngày 14-3-1937 như sau (Mặt thật, trang 113):

“Chủ nghĩa Trốt-kýt dùng phương pháp đấu tranh hèn hạ nhất, nhơ bẩn nhất, khốn nạn nhất. Nấp trong bóng tối, đàn chó Trốt-kýt tụ tập những kẻ không còn tính người, sẵn sàng gây mọi tội ác… Khủng bố cá nhân là phương pháp hành động của đàn chó săn Trốt-kýt”.

Đó là những lời Stalin chửi rủa nhóm Đệ tứ Trotskist từ Mạc Tư Khoa năm 1937. Đến năm 1939, Hồ Chí Minh ở Hoa Nam cũng đã viết lại những lời chửi rủa như trên vào trong ba bức thư gởi về Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Hai nhà tranh đấu kiệt xuất cho Tự do, Dân chủ, và Dân quyền là Bùi Tín và Nguyễn Minh Cần đã tham khảo ba bức thư đó trong Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3, trang 97-100). Tác giả Nguyễn Minh Cần đã viết trong quyển Đảng Cộng sản Việt Nam (trang 97) như sau:

“Nổi bật là những lời rất mạnh của Nguyễn Ái Quốc chống chủ nghĩa Trotsky và những người Trotskistes, ông buộc cho họ tội phản bội, gián điệp, tay sai đế quốc, hoàn toàn rập khuôn lời lẽ của cơ quan tuyên truyền của Stalin. Có người cho rằng ông ta nghĩ như thế thật với lòng cuồng tín của một đồ đệ của Stalin, với lối lu loa, vu khống, sỉ nhục, thóa mạ họ một cách rất “Stalin”. Đọc lại ba bức thư ông viết cho Đảng Cộng sản Việt Nam hồi năm 1939, thấy đầy rẫy những lời chửi bới: “Chúng là một lũ bất lương” - “Những con chó săn của chủ nghĩa phát xít Nhật và phát xít quốc tế” - “Đàn chó Trotskistes” - “Những kẻ đầu trâu mặt ngựa” - “Những đứa không còn phẩm giá con người” - “Những tên sẵn sàng gây mọi tội ác” - “Kẻ thù của nền dân chủ và tiến bộ” - “Bọn phản bội và mật thám tồi tệ nhất”

Đọc lại những lời Hồ Chí Minh chửi bới những người Trotskist Việt Nam như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh… chúng ta quá ngỡ ngàng trước trận phun nhả ngôn từ vô cùng điêu ngoa, bẩn thỉu, và hèn hạ. Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Phan Văn Hùm, Thân thế & sự nghiệp cũng có nhận xét tương tự (trang 354):

“Đối với một người vốn đã hấp thụ văn hóa Đông phương Khổng Mạnh như ông Hồ Chí Minh, ngôn từ quá thô được xử dụng trong ba văn kiện kể trên quả là một bất ngờ khó hiểu được, ngoại trừ phải được coi như là một ngôn ngữ dịch từ các bản văn của Stalin.”

Thật vậy, những người bị Hồ Chí Minh chửi như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch… là những người tranh đấu chống Pháp không tỳ vết, đã nêu tấm gương yêu nước trong sáng làu làu cho Dân tộc và cho các thế hệ tương lai. Họ là những vị rất xứng đáng được Dân tộc ngưỡng mộ, tôn vinh, và noi gương. Bởi thế cho nên câu “sáng Đảng mà mù tình Dân tộc” áp dụng rất đúng với Con rối Hồ Chí Minh (“Con rối” chữ của Minh Võ và Dương Thu Hương). Hiển nhiên vì sáng Đảng nên BÁC đã quá mù tình Dân tộc. BÁC thật trọn vẹn là Con vẹt của Stalin. Đã cam tâm làm Con vẹt của Stalin, BÁC còn nhẫn tâm làm Cánh tay vươn dài của Stalin sát hại Dân tộc! TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI BỊ BÁC CHỬI NĂM 1939, THÌ ĐẾN NĂM 1945 ĐỀU BỊ BÁC GIẾT SẠCH!

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site