lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

 

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Vua Trần Nhân Tông Và Trúc-Lâm Yên-Tử

 

Lịch-Sử Đức Vua Trần-Nhân-Tông

-Tinh-anh và tổng-lực của tộc Việt-

Lịch Sử Việt Nam | Vua Trần Nhân Tông

Mục Lục:

Duyên khởi

Chương Một - Hành trạng

Chương Hai - Đức Trần Nhân Tông và cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất 1285

Chương Ba - Chiến lược phòng thủ diện địa

Chương Bốn - Kế sách rút lui và phòng thủ chiến lược

Chương Năm - Trì Hoãn Chiến

Chương Sáu - Tổng phản công khôi-phục giang-sơn

Chương Bảy - Củng cố nội trị sau cuộc chiến

Chương Tám - Cuộc chiến vệ quốc lần thứ ba 1288

Chương Chín - Chiến thắng sông Bạch Đằng, chiến tích lẫy lừng thiên niên kỷ

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên khảo

(Quốc Lịch 4882, Phật Lịch 2547, ngày 16 tháng tư năm Quý Mùi tức 16/05/2003 dương lịch) 

Chương Hai 

Đức Vua Trần Nhân Tông và cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất năm 1285

Trước khi đi vào đề tài chính, chúng ta cần duyệt sơ qua về binh lực đời nhà Trần của nước Ðại Việt cũng như thực lực của đoàn quân xâm lăng Mông-cổ để thấy rằng tổ tiên chúng ta đã chiến đấu thật gian khổ như thế nào cùng với hùng tâm tuyệt vời và trí tuệ sáng suốt mới có thể chiến thắng được kẻ thù đông hơn chúng ta gấp nhiều lần. Thế giới ngàn đời sau đã cúi đầu bái phục với chiến công có một không hai của thiên niên kỷ.

* Sự phối trí của quân lực Ðại Việt:

Ðời vua Trần thái Tông, Nhâm Dần, năm thứ 11 (1242 nhằm đời Tống, năm Thuần Hựu thứ 2), mùa xuân tháng 2, nước ta được chia làm 12 lộ (một hình thức tỉnh ngày nay). Về trai tráng, 18 tuổi là tiểu hoàng nam, 20 tuổi là đại hoàng nam.

Về tổ chức hành chánh đời nhà Trần như sau:

Các địa phương tổ chức chính quyền ba cấp: phủ lộ, huyện châu, hương xã. Nhà Trần đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ sau đây:

- Thiên Trường (Nam Hà).

- Long Hưng (Thái Bình).

- Quốc Oai (Hà Tây).

- Bắc Giang (Bắc Ninh, Bắc Giang).

- Hải Đông (Quảng Ninh và một phần Hải Dương).

- Trường Yên (Ninh Bình).

- Kiến Xương (Đông Thái Bình).

- Hồng (phần Hải Dương).

- Khoái (phần Hưng Yên).

- Thanh Hóa (Thanh Hóa).

- Hoàng Giang (phần đất Hà Nam).

- Diễn Châu (Bắc Nghệ An).

Vào thế kỷ XIV còn đặt các phủ:

- Lâm Bình (Quảng Bình và Quảng Trị).

- Thái Nguyên (Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng).

- Lạng Giang (Bắc Giang, Lạng Sơn).

Tháng 2 mùa xuân Bính-ngọ, thứ 15 (1246, Tống năm Thuần Hựu thứ 6), nước ta tổ chức quân đội chia làm thượng, trung, hạ. Tuyển mộ những người khỏe mạnh vào quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Lộ Thiên Trường và lộ Long Hưng, hiệu quân là Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh và Củng Thần; Hồng Lộ và Khoái Lộ, hiệu quân là Tả Thánh Dực và Hữu Thánh Dực; lộ Trường An và lộ Kiến Xương, hiệu quân là Thánh Dực và Thần Sách. Ngoài ra các loại quân khác được sung vào quân cấm vệ; còn hạng sau cùng là đội chèo thuyền. Theo Lịch Triều Hiến Chương của Phan Huy Chú chép rằng mỗi đội quân có 2400 người, quân cấm vệ cũng như ở các lộ khác không đầy mười vạn người. Tuy nhiên vào niên hiệu Thiệu bảo đời Ðức Hoàng Ðế Trần nhân Tông (1279-1289) lúc quân Nguyên sang xâm chiếm, quân lực nhà Trần đã quy tụ đến hai mươi vạn người. Cũng do các vương tôn quốc thích nhà Trần được tuyển mộ riêng binh lính của mình để phòng khi hữu sự. Cấm-quân từ đời Trần đã được đặt ra, sau này càng tăng thêm, số lượng bao nhiêu các quyển sử cũ không có ghi ra.

Tháng 2 năm Tân-sửu (1274) chọn những người có võ nghệ, bổ vào làm Thượng-đô-túc-vệ.

Tháng 12 năm 1257, Mông-cổ xua quân xâm lấn nước ta lần thứ nhất. Thái tổ nhà Trần vua Trần Thái Tông thống lãnh quân lực Ðại Việt đánh bại quân thù ở Ðông-bộ-đầu. Ðời vua Trần Thánh Tông, Tân-dậu năm thứ 4 (1261, Tống năm Cảnh Ðịnh thứ 2; Mông-cổ năm Trung Thống thứ 2), vào mùa xuân tháng 2, tuyển mộ các dân đinh khỏe mạnh sung vào quân ngũ, còn những người khác vào làm ở các sảnh, viện, cục (một hình thức công chức), và sung vào đợi tuyển phong ở lộ, phủ, huyện. Nhâm-tuất, năm thứ 5 (1262, Tống năm Cảnh-định thứ 3; Mông-cổ Trung-thống thứ 3), tháng 3 vua Trần Thánh Tông hạ chiếu cho quân đội tập trận ở bãi Phù Sa sông Bạch Hạc (địa phận huyện Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây. Sông này phía trên giáp với sông Thao, sông Ðà, phía dưới nối liền với sông Phú Thương), cuộc diễn tập này bao gồm cả thủy và lục quân.

Tháng 8 năm Ðinh mão (1267 Tống năm Hàm Thuấn thứ 3; Mông-cổ năm Chí Nguyên thứ 4), định đội ngũ trong quân đội. Mỗi quân chia ra 30 đô (nghĩa là một khu vực lớn hơn ấp, ở đây là một đơn vị quân đội, gần bằng một đại đội), mỗi đô 80 người, chọn những người trong hoàng gia rành võ nghệ và binh pháp ra cai quản.

Ngoài ra còn có quân Tứ-xương là những binh sĩ phải thay phiên nhau canh giữ bốn cửa thành. Tuy nhiên, quân Tứ-xương không thiện nghệ bằng quân cấm-vệ. Trong cuộc chiến vệ quốc lần thứ nhất chống quân Mông-cổ (Ðinh tỵ 1257), nhà Trần còn có quân Tính-cương vì vậy Thái tổ nhà Trần vua Thái Tông mới hỏi thái-úy Trần Nhật Hiệu rằng quân Tính-cương ở đâu?

An Nam Chí Lược của Lê Tắc trong quyển 14 phần Binh chế ghi rằng quân lính không có sổ bộ nhất định, tuyển chọn những người có sức khỏe sung vào quân đội, năm người làm một ngũ (Gồm chữ Nhân đứng bên cạnh chữ Ngũ. Nghĩa là dàn thành hàng ngang năm người gọi là ngũ, ý khác là một đội lính. Ðó là lý do chữ Ngũ này có chữ Nhân đứng đi cùng và có 6 nét khác với chữ Ngũ là số 5 đứng một mình chỉ có 4 nét), mười ngũ làm một đô (đô tương đương với một trung đội). Trong đây lựa hai người có khả năng ra để huấn luyện và chỉ huy quân lính. Ðể tiết kiệm ngân khố quốc gia, khi nước có biến những người này là lính, lúc thanh bình thì họ được cho về quê làm ruộng. Cho nên quan niệm động vi quân tĩnh vi dân bắt đầu từ thời này vậy. Tổng quát có 3 loại binh chủng khác nhau gồm:

1/ Thân quân có Thánh-dực-đô, Thần-dực-đô, Long-dực-đô, Hổ-dực-đô, Phụng-vệ quan-chức đô (có nhiệm vụ tuần tra và bắt tội phạm. Các đô trên đều có tả hữu đô).

2/ Du quân có Thiết-lâm-đô, Thiết-hạm-đô, Hùng-hổ-đô, Vũ–an-đô.

3/ Gia-nhân của các Vương-hầu gồm Toàn-hầu-đô, Dước-đồng-đô, Sơn-liệu-đô v.v…Cấp tướng cai quản quân các đô phải là người trong hoàng tộc phải thông thạo võ nghệ và binh pháp.

Về Bộ binh, bấy giờ quân Ðại Việt có Cấm-quân và quân ở các lộ khác như trên vừa trình bày, ngoài ra còn có chu-sư (tức hải quân) gồm các đoàn đội trạo-nhi là những người chèo thuyền đánh trận; các thuyền này có tên là «Kim-phượng», «Nhật-quang» và «Nguyệt-quang» mà tháng 10 năm Tân-sửu (1247), chính vua Trần thái Tông đi tuần-lược nơi biên giới bằng các thuyền trên vào tận các trại Vĩnh-an và Vĩnh-bình thuộc nước Tống. Về quân phục lúc bấy giờ ra sao, các sách sử không đề cập tới, riêng đạo quân của Trần khánh Dư ở Vân-Đồn có đội nón ma-lôi (thứ nón đan bằng nan dương tức thanh bi trúc do làng Ma-lôi ở Hồng-lộ nay là Hải dương chế tạo, nên gọi theo tên của làng ấy. Vì lâu ngày, tên riêng của nón trở thành tên chung, do đó chữ ma-lôi không viết hoa).

Đứng đầu bộ chỉ huy quân sự là một vị tiết-chế. Tiết chế được chỉ huy các quân binh chủng hải và lục quân trong nước, ngày nay tương đương là Tổng tham mưu trưởng, tuy nhiên vẫn phải dưới quyền điều động của hoàng đế đương kim (tương đương với Tổng tư lịnh tối cao quân đội). Danh xưng các vị tướng quân là phiêu-kỵ tướng-quân, là chức riêng phong cho các hoàng tử. Còn trấn quốc tướng-quân, phó tướng-quân, cấm vệ tướng quân, chư vệ tướng quân…đều coi giữ việc binh. Kỷ luật của quân đội rất nghiêm minh, kẻ nào đào ngũ, bị quan bắt được thì chặt ngón chân;  nếu tái phạm thì phải bị voi đạp.

* Sơ lược về đạo quân viễn chinh của Mông-cổ:

Giống dân này sinh sống ở miền Bắc nước Tàu từ đời Ðường năm 618 đến 901, họ chia ra thành từng bộ lạc, rải rác suốt phía Bắc Xa-thần-hãn thuộc nước Mông-cổ ngày nay và một phần dãy Tây-bắc tỉnh Hắc-long-giang hiện tại. Những người này sinh sống bằng nghề chài lưới, săn bắn và du mục. Ðến đời nhà Kim, có một vị tù-trưởng tên là Hợp-Bất-Lặc đứng dậy, tự xưng là Tổ-nguyên hoàng-đế, đặt quốc hiệu là Ðại Mông-cổ. Năm 1206 (năm Trị-bình-long-ứng thứ hai đời vua Lý Cao-Tôn), Thiết-Mộc-Chân (Témoudjine) bành trướng cương thổ, lên ngôi hoàng đế, xưng là Thành-cát-tư-hãn (Gengis-Khan).

Từ năm 1222 đến 1279, trải các đời vua Oa–khoát-thai (Ogotaï) có nơi chép là A-loa-đài chú thích là Agôtaï, Mông-kha (Mongké) và Hốt-tất-liệt (Koublai) có sách chép là Koubilaï, gót giày của đoàn quân Mông-cổ đã dẫm đạp lên đất Âu-châu đến ba lần và tiêu diệt nhà Tống năm 1257 và làm chủ hoàn toàn nước Tàu. Do đó cho ta thấy phạm vi ảnh hưởng của đế quốc này rất lớn: đông từ Cao-ly, tây đến Tiểu Á-tế-á (Asie mineure) và Nga-la-tư, nam tới Nam-hải và Ấn-độ dưong, bắc tới Tây-bá-lợi-á (Sibérie). Có thể nói đây là một đế quốc rộng lớn nhất trải dài từ Á sang Âu, chưa hề thấy trong lịch sử nhân loại.

Về quân đội của Mông-cổ được chia ra làm hai loại đó là quân túc vệ và quân trấn thủ. Quân túc vệ được chia làm quân khiếp-tiết và các vệ. Khiếp-tiết theo tiếng Mông-cổ là quân lính được ân sủng của nhà vua; còn các vệ là Tả, Hữu, Trung, Tiền, Hậu và Ðường-ngột vệ, Quý-xích vệ, Vũ vệ, Tả-hữu–đô–úy vệ v.v… Quân khiếp-tiết thì do khiếp-tiết trưởng cầm đầu, lệ thuộc trực tiếp dưới nhà vua hoặc dưới một vị quan lớn do nhà vua ủy quyền. Quân các vệ thì có thân quân trấn thủ đều thuộc quyền Khu-mật-viện. Cho nên khiếp-tiết và các vệ tuy là quân túc-vệ họp lại gọi là thân quân, nhưng chức vụ hai bên có khác nhau : Khiếp-tiết, cốt bảo vệ nhà vua (Mông-cổ), là thân quân ở trong các thân quân. Còn quân các vệ thì cốt làm những việc canh gác hoàng-thành, đô thị, phòng thủ, đồn điền, tuy nhiên họ cũng phải đi chiến đấu phương xa khi có nhu cầu đòi hỏi. Các quân trấn thủ: các lộ thì lập vạn-hộ-phủ, các huyện thì lập thiên-hộ sở đều lệ thuộc viện Khu-mật. Sự phối trí của quân trấn thủ còn tùy theo địa thế mỗi nơi. Dụ như các nơi biên cương, đều do các thân vương cầm binh đóng giữ như Hà-lạc và Sơn-đông là nơi xuất phát của họ nên giao cho «quân Mông-cổ» (đây là loại quân trong bản tộc Mông-cổ) và quân thám-mã-xích (quân trong các bộ tộc, một ý nghĩa khác đó là quân trấn thủ). Từ Giang, Hoài trở về phương Nam cho tới hết Nam-hải thì đặt Hán-binh (là những người được tuyển dụng ở miền Bắc sau khi quân Kim bị diệt) và quân tân-phụ trấn (người ở miền Nam khi nhà Tống mất) giữ. Trong cuộc xâm lăng lần thứ nhất (1257), Mông-cổ điều động có hai ngàn quân loại này, đó là chưa kể các đạo quân Á-châu, con vua Nguyên, đi tiếp theo sau tiếp viện cũng như đạo quân của Ngột-lương-hợp-thai (Wouleangotaï) đóng ngay tại biên giới phía Bắc nước ta để uy hiếp.

Quân Mông-cổ đa số là những tay rành cỡi ngựa, bắn tên rất chính xác. Vì sinh sống ở vùng đất sa mạc nên họ quen chịu đựng cực nhọc, rất thích chiến tranh, cũng như rất hung bạo. Khi đánh các nước Âu-châu, họ đã sử dụng súng làm khí cụ chiến đấu đã gia tăng cường độ công kích của họ rất nhiều. Khi tiến vào thủ đô Pest của nước Hung-gia-lợi họ đã tàn sát đến 10 vạn người dân kinh thành này. Chúng đi tới đâu thì từ thành thị đến xóm làng dân chúng đều bỏ trốn cả, vườn tược, làng xóm, ngay đến ngọn cỏ cũng điêu tàn dưới gót giày của đoàn quân viễn chinh bạo ngược này đến nỗi Giáo-hoàng Innocent IV đã phải lên tiếng thống trách về những sự tàn sát và phá phách nói trên.

An Nam Chí Lược của Lê Tắc trong quyển 14 phần Binh chế ghi rằng quân lính không có sổ bộ nhất định, tuyển chọn những người có sức khỏe sung vào quân đội, năm người làm một ngũ (Gồm chữ Nhân đứng bên cạnh chữ Ngũ. Nghĩa là dàn thành hàng ngang năm người gọi là ngũ, ý khác là một đội lính. Ðó là lý do chữ Ngũ này có chữ Nhân đứng đi cùng và có 6 nét khác với chữ Ngũ là số 5 đứng một mình chỉ có 4 nét), mười ngũ làm một đô (đô tương đương với một trung đội). Trong đây lựa hai người có khả năng ra để huấn luyện và chỉ huy quân lính. Ðể tiết kiệm ngân khố quốc gia, khi nước có biến những người này là lính, lúc thanh bình thì họ được cho về quê làm ruộng. Cho nên quan niệm động vi quân tĩnh vi dân bắt đầu từ thời này vậy. Tổng quát có 3 loại binh chủng khác nhau gồm:

1/ Thân quân có Thánh-dực-đô, Thần-dực-đô, Long-dực-đô, Hổ-dực-đô, Phụng-vệ quan-chức đô (có nhiệm vụ tuần tra và bắt tội phạm. Các đô trên đều có tả hữu đô).

2/ Du quân có Thiết-lâm-đô, Thiết-hạm-đô, Hùng-hổ-đô, Vũ–an-đô.

3/ Gia-nhân của các Vương-hầu gồm Toàn-hầu-đô, Dước-đồng-đô, Sơn-liệu-đô v.v…Cấp tướng cai quản quân các đô phải là người trong hoàng tộc phải thông thạo võ nghệ và binh pháp.

Về Bộ binh, bấy giờ quân Ðại Việt có Cấm-quân và quân ở các lộ khác như trên vừa trình bày, ngoài ra còn có chu-sư (tức hải quân) gồm các đoàn đội trạo-nhi là những người chèo thuyền đánh trận; các thuyền này có tên là «Kim-phượng», «Nhật-quang» và «Nguyệt-quang» mà tháng 10 năm Tân-sửu (1247), chính vua Trần thái Tông đi tuần-lược nơi biên giới bằng các thuyền trên vào tận các trại Vĩnh-an và Vĩnh-bình thuộc nước Tống. Về quân phục lúc bấy giờ ra sao, các sách sử không đề cập tới, riêng đạo quân của Trần khánh Dư ở Vân-Đồn có đội nón ma-lôi (thứ nón đan bằng nan dương tức thanh bi trúc do làng Ma-lôi ở Hồng-lộ nay là Hải dương chế tạo, nên gọi theo tên của làng ấy. Vì lâu ngày, tên riêng của nón trở thành tên chung, do đó chữ ma-lôi không viết hoa).

Đứng đầu bộ chỉ huy quân sự là một vị tiết-chế. Tiết chế được chỉ huy các quân binh chủng hải và lục quân trong nước, ngày nay tương đương là Tổng tham mưu trưởng, tuy nhiên vẫn phải dưới quyền điều động của hoàng đế đương kim (tương đương với Tổng tư lịnh tối cao quân đội). Danh xưng các vị tướng quân là phiêu-kỵ tướng-quân, là chức riêng phong cho các hoàng tử. Còn trấn quốc tướng-quân, phó tướng-quân, cấm vệ tướng quân, chư vệ tướng quân…đều coi giữ việc binh. Kỷ luật của quân đội rất nghiêm minh, kẻ nào đào ngũ, bị quan bắt được thì chặt ngón chân;  nếu tái phạm thì phải bị voi đạp.

* Sơ lược về đạo quân viễn chinh của Mông-cổ:

Giống dân này sinh sống ở miền Bắc nước Tàu từ đời Ðường năm 618 đến 901, họ chia ra thành từng bộ lạc, rải rác suốt phía Bắc Xa-thần-hãn thuộc nước Mông-cổ ngày nay và một phần dãy Tây-bắc tỉnh Hắc-long-giang hiện tại. Những người này sinh sống bằng nghề chài lưới, săn bắn và du mục. Ðến đời nhà Kim, có một vị tù-trưởng tên là Hợp-Bất-Lặc đứng dậy, tự xưng là Tổ-nguyên hoàng-đế, đặt quốc hiệu là Ðại Mông-cổ. Năm 1206 (năm Trị-bình-long-ứng thứ hai đời vua Lý Cao-Tôn), Thiết-Mộc-Chân (Témoudjine) bành trướng cương thổ, lên ngôi hoàng đế, xưng là Thành-cát-tư-hãn (Gengis-Khan).

Từ năm 1222 đến 1279, trải các đời vua Oa–khoát-thai (Ogotaï) có nơi chép là A-loa-đài chú thích là Agôtaï, Mông-kha (Mongké) và Hốt-tất-liệt (Koublai) có sách chép là Koubilaï, gót giày của đoàn quân Mông-cổ đã dẫm đạp lên đất Âu-châu đến ba lần và tiêu diệt nhà Tống năm 1257 và làm chủ hoàn toàn nước Tàu. Do đó cho ta thấy phạm vi ảnh hưởng của đế quốc này rất lớn: đông từ Cao-ly, tây đến Tiểu Á-tế-á (Asie mineure) và Nga-la-tư, nam tới Nam-hải và Ấn-độ dưong, bắc tới Tây-bá-lợi-á (Sibérie). Có thể nói đây là một đế quốc rộng lớn nhất trải dài từ Á sang Âu, chưa hề thấy trong lịch sử nhân loại.

Về quân đội của Mông-cổ được chia ra làm hai loại đó là quân túc vệ và quân trấn thủ. Quân túc vệ được chia làm quân khiếp-tiết và các vệ. Khiếp-tiết theo tiếng Mông-cổ là quân lính được ân sủng của nhà vua; còn các vệ là Tả, Hữu, Trung, Tiền, Hậu và Ðường-ngột vệ, Quý-xích vệ, Vũ vệ, Tả-hữu–đô–úy vệ v.v… Quân khiếp-tiết thì do khiếp-tiết trưởng cầm đầu, lệ thuộc trực tiếp dưới nhà vua hoặc dưới một vị quan lớn do nhà vua ủy quyền. Quân các vệ thì có thân quân trấn thủ đều thuộc quyền Khu-mật-viện. Cho nên khiếp-tiết và các vệ tuy là quân túc-vệ họp lại gọi là thân quân, nhưng chức vụ hai bên có khác nhau : Khiếp-tiết, cốt bảo vệ nhà vua (Mông-cổ), là thân quân ở trong các thân quân. Còn quân các vệ thì cốt làm những việc canh gác hoàng-thành, đô thị, phòng thủ, đồn điền, tuy nhiên họ cũng phải đi chiến đấu phương xa khi có nhu cầu đòi hỏi. Các quân trấn thủ: các lộ thì lập vạn-hộ-phủ, các huyện thì lập thiên-hộ sở đều lệ thuộc viện Khu-mật. Sự phối trí của quân trấn thủ còn tùy theo địa thế mỗi nơi. Dụ như các nơi biên cương, đều do các thân vương cầm binh đóng giữ như Hà-lạc và Sơn-đông là nơi xuất phát của họ nên giao cho «quân Mông-cổ» (đây là loại quân trong bản tộc Mông-cổ) và quân thám-mã-xích (quân trong các bộ tộc, một ý nghĩa khác đó là quân trấn thủ). Từ Giang, Hoài trở về phương Nam cho tới hết Nam-hải thì đặt Hán-binh (là những người được tuyển dụng ở miền Bắc sau khi quân Kim bị diệt) và quân tân-phụ trấn (người ở miền Nam khi nhà Tống mất) giữ. Trong cuộc xâm lăng lần thứ nhất (1257), Mông-cổ điều động có hai ngàn quân loại này, đó là chưa kể các đạo quân Á-châu, con vua Nguyên, đi tiếp theo sau tiếp viện cũng như đạo quân của Ngột-lương-hợp-thai (Wouleangotaï) đóng ngay tại biên giới phía Bắc nước ta để uy hiếp.

Quân Mông-cổ đa số là những tay rành cỡi ngựa, bắn tên rất chính xác. Vì sinh sống ở vùng đất sa mạc nên họ quen chịu đựng cực nhọc, rất thích chiến tranh, cũng như rất hung bạo. Khi đánh các nước Âu-châu, họ đã sử dụng súng làm khí cụ chiến đấu đã gia tăng cường độ công kích của họ rất nhiều. Khi tiến vào thủ đô Pest của nước Hung-gia-lợi họ đã tàn sát đến 10 vạn người dân kinh thành này. Chúng đi tới đâu thì từ thành thị đến xóm làng dân chúng đều bỏ trốn cả, vườn tược, làng xóm, ngay đến ngọn cỏ cũng điêu tàn dưới gót giày của đoàn quân viễn chinh bạo ngược này đến nỗi Giáo-hoàng Innocent IV đã phải lên tiếng thống trách về những sự tàn sát và phá phách nói trên.

An Nam truyện ghi lại hành động của triều đình ta giúp đỡ Chiêm Thành như sau: «An phủ sứ Quỳnh Châu Trần Trọng Ðạt nghe Trịnh Thiên Hựu nói Giao Chỉ thông mưu với Chiêm Thành, sai quân 2 vạn và thuyền 500 chiếc để làm ứng viện». Ðức vua trả lời rằng: «Chiêm Thành là một nội thuộc của tiểu quốc, thì khi đại quân đến đánh, đúng ra đại quốc phải tỏ lòng thương xót, nhưng chưa từng dám nói ra một lời, bởi vì tiểu quốc biết thời trời việc người vậy. Nay, Chiêm Thành lại làm phản nghịch, chấp mê không chịu quay lại thì đúng là đứa không biết trời, biết người. Người biết trời biết người mà trở lại cùng mưu với đứa không biết trời biết người thì dù là trẻ con bé tí cũng biết là việc không thể xảy ra. Huống nữa là tiểu quốc ư? Xin quí hành tỉnh biết cho».

Năm Tân Tỵ, Thiệu Bảo thứ 3 (1281) triều đình nước ta cử Trần Di Ái (tức Trần Ái, chú họ của nhà vua) cùng Lê Mục, Lê Tuân sang Nguyên thay thế cho vua (trước đây nhiều lần nhà Nguyên khuyến dụ vua nước Việt sang chầu mà không được, chúng đổi cách bảo rằng phải đem vàng ngọc để thay người, đồng thời phải nộp thợ giỏi mỗi hạn hai người). Khi ấy nhà Nguyên lập ty tuyên phủ ở nước ta, phái Bốc Than Thiếp Mộc Nhi (Buyan Tamur) trông coi cũng như đặt liêu riêng, dĩ nhiên nước ta không chấp nhận sự áp đặt này. Vua Nguyên bực tức mới sắc phong cho Trần Di Ái làm Lão hầu, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư (theo An Nam Chí Lược và Nguyên sử chép rằng…Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư…), rồi cho Sài Thung đem 1000 quân hộ tống Di Ái về nước. Đại Việt đã cho quân chận đánh và giết chết đoàn người này ở gần ải Nam Quan, Sài Thung (hay Xuân) bị trúng tên lòi con mắt phải bỏ chạy trốn về Nguyên. Còn nhóm việt gian Di Ái bị bắt và đày làm khao giáp binh ở Thiên Trường, Lê Tuân làm Tống binh (quân Tống lưu vong được nhà Trần cho tỵ nạn trên xứ ta). Thế là âm mưu của nhà Nguyên nhằm lập chánh phủ tay sai để khống chế nước ta đã bị thất bại ngay từ trong trứng nước.

Mùa thu tháng 8 năm 1283, viên tướng trấn thủ biên cương Lạng Châu (Lạng Sơn) là Lương Uất cấp báo về triều đình rằng, Hữu thừa tướng nhà Nguyên là Toa Đô (Sôgatu) đem 5000 quân mượn đường nước ta sang đánh Chiêm Thành, thực ra chỉ là cái cớ để xâm lăng Ðại Việt. Tháng 10, Ðức Hoàng Ðế Trần Nhân Tông tổ chức một hội nghị tại bến đò Bình Than, vũng Trần Xá (chỗ gặp nhau của hai con sông Thái Bình và Kinh Thầy. Nơi nầy về sau vẫn còn xã gọi là Trần Xá) ở địa phận xã Trần Xá, huyện Chí Linh. Hội nghị đã quy tụ hầu hết các vương thân quốc thích và cũng là các hàng lãnh đạo quân sự, mục đích tổ chức nhằm bàn kế chống giặc ngoại xâm cũng như thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết chiến đấu của toàn thể triều đình chúng ta. Tại đây ngoài việc bàn kế chống giặc, vua Nhân Tông đã phục chức Trần Khánh Dư làm Phó đô tướng quân, một phẩm hàm đã bị tước đi khi ông phạm lỗi và phải lui về làm nghề bán than ở Chí Linh (xưa là đất Bàng Châu, cũng gọi là Bàng Hà, khi quân Minh chiếm nước ta chúng đổi thành huyện Chí Linh, sau đó nhà Lê vẫn xử dụng tên cũ không thay đổi, này nay nó thuộc tỉnh Hải Dương). Có một điểm khá nổi bật là, tất cả mọi người đến Bình Than đều được tham dự hội nghị, duy có Hoài Vương Hầu Trần Quốc Toản vì còn nhỏ tuổi đã không được tham dự. Ông đã bóp nát trái cam trong tay lúc nào không hay để tỏ ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Khi lui về, ông đã quy tụ người nhà thành một đạo quân hơn ngàn người, trang bị khí giới, chiến thuyền, gương cao lá cờ «Phá Cường Ðịch Báo Hoàng Ân». Khi lâm trận chống quân Mông-cổ, lúc nào ông cũng đi đầu diệt giặc, khiến chúng phải e dè, không dám đối đầu mà phải lẫn tránh. Vào tháng 10 năm đó, Ðức Hoàng Ðế sắc phong Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư (vị quan đứng đầu triều đình, chỉ huy cả hai bộ phận văn và võ), Ðinh Củng Viên làm Hàn lâm học sĩ phụng chỉ (vị quan đứng đầu viện văn học trông coi việc soạn thảo các loại chế, cáo, chiếu chỉ của nhà vua).

Tháng 7 mùa thu năm 1283, triều đình Ðại Việt cử quan Trung phẩm Hoàng Ư lệnh, nội thư gia Nguyễn Chương đi sứ nhà Nguyên. Tháng 10 hai vị sứ giả của chúng ta trở về báo rằng nhà Nguyên sai thái tử Trấn nam vương Thoát Hoan (Toghan) và bình chương A Lạt (Ariq-Qaya) quy tụ 50 vạn quân ở hai tỉnh Hồ Quảng chuẩn bị tràn vào xâm lăng nước ta. Khi nhận được tin này, theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5al-b3, Ðức vua đã gởi thơ cho A Lạt đòi trả các sứ giả đang bị giam giữ. A Lạt được sự chấp thuận của vua Nguyên trực tiếp trả lời và sai đạt lỗ hoa xích của Ngạc Châu là Triệu Chử cầm thư sang nước ta. Khi Triệu Chử tới vào tháng 11, Ðức Hoàng đế đã sai trung lượng đại phu Ðinh Khắc Thiệu, trung đại phu Nguyễn Ðạo Học v.v…đem vật cống cùng Triệu Chử trở về Tàu gặp Hốt-tất-liệt. Song song, Ðức ngài đã phái trung phụng đại phu Phạm Chí Thanh cùng triều thỉnh lang Ðỗ Bào Trực đem thư đến gặp A Lạt trả lời về việc tại sao triều đình nước ta đã không cho họ mượn đường, giúp quân, giúp lương thực cũng như không sang chầu vua nhà Nguyên. Đồng thời ta cũng biết thêm rằng quân Nguyên đã tụ họp 50 vạn quân ở 2 tỉnh Hồ Quảng dự định sang năm sẽ tấn công nước ta.

Trong văn thư gởi đến Bình chương chính sự của Kinh hồ Chiêm Thành hành tỉnh là A Lạt vào tháng 11 năm Chí Nguyên thứ 20 (1284) vua Nhân Tông nói rằng: «…việc thêm quân, thì Chiêm Thành thờ phụng tiểu quốc lâu ngày. Cha tôi chỉ vụ lấy đức mà giữ họ. Ðến thân của kẻ côi này cũng kế thừa chí hướng của cha mình. Từ khi cha tôi thuận về với thiên triều 30 năm đến nay, vũ khí can qua tỏ ra không cần dùng tới, quân lính bỏ về làm dân…Còn việc giúp lương, thì địa thế tiểu quốc tiếp giáp với biển, ngũ cốc không sản xuất nhiều. từ khi đại quân đi rồi, trăm họ vẫn còn trôi dạt. Thêm vào đó, bị lụt hạn, sáng no, chiều đói, ăn uống vẫn không đủ…Còn việc tiếp tục bảo cô tử tự thân đến cửa khuyết, gặp mặt đức vua…, thì lúc cha già của thần còn sống, thiên triều đã thương xót mà bỏ ra ngoài tính toán…Huống nữa, kẻ côi này sinh trưởng ở nơi xó xa, chẳng chịu nóng lạnh, chẳng quen thủy thổ, đường xá khó khăn, chỉ phơi xương trắng…Chỉ mong riêng vì lòng thương giúp, mà tâu bày với thiên triều…».

Qua thơ này đã cho ta thấy khí tiết cũng như độ lượng của Đức Hoàng Đế của chúng ta đang phải đối phó với một kẻ địch hung hăng bạo ngược song song ngài còn tố cáo sự động binh bất chánh để xâm lược Chiêm Thành của nhà Nguyên đồng thời nêu cao truyền thống văn hiến chi bang lấy đức phục người của vị Thái tổ nhà Trần mà ngài là người đang nối nghiệp. Đồng thời từ chối việc cho mượn quân qua câu nói : «vũ khí can qua tỏ ra không cần dùng tới». Còn về việc mượn lương thì bảo rằng vì dân chúng còn đói khổ sau cuộc tấn công lần trước của quân Mông-cổ nên lương thực rất là thiếu thốn không thể tiếp viện được cho đoàn quân viễn chinh. Việc đích thân phải sang Tàu để chầu Hốt-tất-liệt thì Người viện dẫn sức khỏe cũng như phong thổ không thích hợp sợ rằng bịnh và chết xa quê nhà. Sự biện dẫn cũng như lý luận quá hợp tình hợp lý của ngài đã khiến quân Mông-cổ không bắt bẻ gì được. Chúng chỉ còn việc xua quân tràn xuống phía Nam để chiếm nước ta mà thôi. Những đòi hỏi của Hốt-Tất-Liệt thực ra chỉ là cái cớ xâm lăng; nếu Đức Hoàng Đế Trần Nhân Tông chấp nhận các đòi hỏi mượn đường, tiếp lương, sang chầu thì vừa nhục quốc thể mà đất nước lại càng dễ dàng rơi vào vòng nô lệ của quân thù. Khi từ chối sự đòi hỏi của chúng, ít ra triều đình ta dưới sự lãnh đạo của Đức vua đã giữ gìn được quốc thể, đồng thời với sự chuẩn bị kỹ càng chống giặc ngoại xâm đã lần lượt đưa tới những chiến thắng rực rỡ từ đây cho tới những thời gian tới mà ta sẽ lần lượt nghiên cứu.

Cũng theo An Nam truyện của Nguyên sử thì vào tháng 10, Hốt-tất-liệt đã cử Đào Bỉnh Trực đem thơ của chính hắn sang gặp triều đình ta. Lá thư này hiện tại không còn nhưng theo Lê Mạnh Thát thì «nội dung chắn chắn là những lời đe dọa». Cho nên mùa Đông tháng 10 năm 1283, Đức Hoàng đế Trần đã đích thân cùng với các vương hầu mở cuộc tập trận lớn bao gồm cả thủy và lục quân. Ngài cũng bổ dụng Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công, tiết chế thống lĩnh tất cả các sắc quân (tương đương với Tổng tham mưu trưởng ngày nay), chọn trong hàng tướng lãnh người nào có khả năng võ nghệ thì cho ra chỉ huy từng bộ phận. Trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục thì ghi rằng tháng 8, mùa thu Đức Hoàng đế tổ chức duyệt binh cũng như hạ lệnh cho Hưng đạo vương điều khiển các sắc quân của vương hầu.

Tháng 5 nhuần Đức Hoàng đế Trần cử phái đoàn ngoại giao do Trần Khiêm Phủ cầm đầu sang Tàu để xin hoãn binh theo An Nam Chí Lược đã ghi. Phái đoàn ngoại giao của ta đã đem chén ngọc, bình vàng, chuỗi châu, lĩnh vàng, vượn trắng, chim cưu xanh và vải vóc để làm quà cống.

Tuy nhiên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (gọi tắt là Toàn Thư) và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (viết tắt là Cương Mục) ghi lại sự kiện này vào tháng 11 phái bộ khởi hành và tháng 12 trở về nước. Người viết cũng đồng ý với Lê Mạnh Thát là trong vòng 2 tháng phái đoàn ngoại giao của ta không thể vừa đi vừa về kịp lúc được. Tiếp theo phái bộ nói trên còn có đoàn người của Đoàn Án và Lê Quý. Chưa hết, tới tháng 7, phái bộ Nguyễn Đạo Học cũng lên đường sang Tàu nối tiếp sứ mạng trì hoãn chiến để cho nhà Trần có đủ thời giờ cho bố trí binh mã cũng như chuẩn bị cần thiết cho cuộc đại chiến với quân nhà Nguyên.

Mục Lục:

Duyên khởi

Chương Một - Hành trạng

Chương Hai - Đức Trần Nhân Tông và cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất 1285

Chương Ba - Chiến lược phòng thủ diện địa

Chương Bốn - Kế sách rút lui và phòng thủ chiến lược

Chương Năm - Trì Hoãn Chiến

Chương Sáu - Tổng phản công khôi-phục giang-sơn

Chương Bảy - Củng cố nội trị sau cuộc chiến

Chương Tám - Cuộc chiến vệ quốc lần thứ ba 1288

Chương Chín - Chiến thắng sông Bạch Đằng, chiến tích lẫy lừng thiên niên kỷ

Vua Trần-nhân-Tông @ Thư Viện Bồ Đề Trúc-Lâm Yên-Tử 

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site