lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên
...
Trước hết là trong câu chuyện tư-tưởng pháp-thuật thuộc về tín-ngưỡng thiên-nhiên với tư-tưởng linh-hồn thuộc về tín-ngưỡng tổ-tiên đã luôn luôn gặp-gỡ pha-trộn làm cho tính-cách mâu-thuẫn của hai loại tín-ngưỡng hầu như mất cả biến-giới .
Một ngôi Chùa mà thờ một vị Sư coi như một vị Thánh với tượng nhà Vua đứng đàng trước, vị Sư-Thánh đứng liền đàng sau, đấy đã là một sự lạ. Rồi đến việc Từ-Vinh dùng pháp-thuật làm việc dâm-đãng để bị một vị pháp-sư cao tay khác đánh chết. Ở đây ta thấy rằng trong tín-ngưỡng thiên-nhiên, chuộng về ma-thuật cũng còn có đường tà đường chính. Năng-lực sinh-lý ở trạng-thái bản-năng tình-dục có thể trở nên một sức mạnh động-cơ ghê-gớm, nó có thể thúc-đẩy người ta càng thêm dâm-dục, nó cũng có thể được siêu-hóa thành năng-lực tinh-thần để trị tà-ma được, khi nào ở một bản-lĩnh chân-chính như Đại-Diên chẳng hạn .
Nhưng Từ-Lộ phải trả-thù cho cha tìm cách đánh chết Đại-Diên, dù biết cha có lỗi, thế là ý-nghĩa gì ? Khổng-Tử nói ở Luận-Ngữ lời kẻ tố-cáo cha ăn trộm dê, vì tính chính-trực, vì công-lý rằng : " Người chính-trực của phái khác ta, dẫu cha có lỗi thì con giấu cho cha, mà con có lỗi thì cha giấu cho con, chính-trực ở tại bên trong ". Bởi vậy mà Từ-Lộ chịu ảnh-hưởng đạo Nho, không biết đến cái lỗi của cha, chỉ biết làm con phải trả-thù cho cha là Từ-Vinh, ngõ hầu rửa sạch oán-hận để linh-hồn cha mình được siêu-thoát. Hành-động trả-thù cho người thân vừa thuộc về tín-ngưỡng nghiệp-báo vừa thuộc về tín-ngưỡng linh-hồn tổ-tiên. Nghiệp-báo là một tín-ngưỡng cố-hữu của các dân-tộc cổ xưa mà sau Phật-giáo đã đồng-hóa vào làm cương-lĩnh cho giáo-lý giải-thoát. Có rửa sạch nghiệp trong lòng thì mới giải-thoát được, bằng không thì nhắm mắt không xong, dù có chết ở thể-xác mà hồn còn vơ-vẩn không đi thoát, dù có trừ hết. Nhưng đạo Phật không cho phép " Tăng hận bất cách tức " nhà sư không được oán-hận qua sang đêm khác kia mà ! Như vậy Từ-Lộ cốt đi học phép-thuật, bảo là của Thế-Tôn và Quan-Thế-Âm, hai vị đại-diện cho đức Từ-bi Bác-ái, thì đã đi sai cả chủ-trương của Phật-giáo. Vả lại, ngay ở đạo Lão phát-triển tín-ngưỡng thiên-nhiên, tin khả-năng ma-thuật mà theo Đạo-Đức Kinh cũng " lấy đức báo oán " " Báo oán dĩ đức ", làm tôn-chỉ hành-vi, thì hành-động trả-thù cho cha của Từ-Lộ không phải theo giáo-lý của Phật hay của Lão, mà là theo giáo-lý gần với Khổng-Nho thờ tổ-tiên hơn vậy. Ở đấy chúng ta thấy cách dung-hòa Tam-giáo trên phương-diện thực-tiễn, không quá lý-tưởng mà gần với thực-tế. Thù cha gần với lòng người con có hiếu là bổn-phận làm người, có làm tròn bổn-phận làm người thì mới mong thành Tiên, thành Phật. Từ-Lộ thi-hành đạo-lý từng giai-đoạn. Cho nên sau khi trả được thù rồi thì mới nhất-quyết đi tu Thiền và đem pháp-thuật để chữa bệnh .
Về việc đầu-thai chúng ta cũng thấy cùng một tinh-thần thực-tiễn, dung-hòa cả tư-tưởng vật-linh ( hiện vào thùng tắm ), tư-tưởng đền ơn của luân-lý Nho với tư-tưởng giải-thoát Thiền-tôn ( thị-giải ) .
Ba hệ-thống tín-ngưỡng ấy ở Từ-Đạo-Hạnh hầu như không có biên-giới cách-biệt mà có thể chung sống như ba trình-độ tiến-hóa hay siêu-hóa từ vật-lý qua tâm-lý đến tâm-linh của một quá-trình sống-động .
Nhưng dù sao chúng ta cũng nhận thấy sự quá chú-trọng về pháp-thuật là một trình-độ kém vô-tư trong đạo-học của một nhà sư. Và ngoài giới đi tu chân-chính thì dân-gian nghe thấy pháp-thuật sẽ trở nên mê-tín và cuồng-loạn. Việc nhà Vua bị thác-loạn tinh-thần há không phải vì quá tin vào pháp-thuật đó ư ? Pháp-thuật thiên-nhiên tuy nhiên vô-hạn và có thể có thật đấy, nhưng thiên-nhiên cũng ở tại chính tại bản-thân mình nữa. Làm chủ được pháp-thuật thiên-nhiên bên ngoài mà chính bản-thân mình không làm chủ được thì người ta sẽ bị ngoại-vật dịch-sử. Đấy không phải lý-tưởng của nhân-loại, là giống tối-linh trong trời đất. Nó hướng về mục-đích tự-do, làm chủ-động trên mặt đất. Cho nên cuối cùng vẫn là nhân-loại tiến tới trình-độ phản-tỉnh, tự mình ý-thức lấy mình, làm chủ được mình để tiến lên mục-đích chí-công vô-tư mới thực là chính-đáng. Chắc triều-đình nhà Lý đã có người hiểu như thế, cho nên trong một vài văn sách khoa-cử về đạo Lão, mới hỏi rằng :
" Ngày nay dương hanh vừa thời, khí tà chẳng phạm, chính là ngày trong nước thái-bình, càng muốn cho đời này, dân này đều vào trong đài xuân, cùng bước lên cõi thọ, thì phải dùng thuật gì để cho được tới nơi ? Hãy nói rõ ra để xem cái học giúp đời ra thế nào ? "
Và trong một bài làm có đoạn rằng :
" Thi-hành tiểu-đạo vốn đã có thuật, mà kinh-nghiệm sự hành đạo cốt ở lòng chính. Bởi vì lòng có chính thì nghệ mới tinh, nghệ có tinh thì đức mới trọng. Lấy đó mà cứu dân thì đời này, dân này đều vào trong đài xuân, cõi thọ, chẳng khó-khăn gì ……
" Bậc đại phạm cứu dân vốn đã có thuật thiêng, mà bụng yêu đều trong một lòng. Nếu trước hết chính lại lòng thì bọn tà-mị không thể rục-rịch, trước hết chính lại thân thì khí tà không thể xâm-phạm. Lòng đã chính rồi thì lấy đó mà ra ơn cho dân ; nuôi kẻ không bị thương, giúp kẻ không bị nguy, dắt kẻ không bị khổ, khi đó dân-gian đều yên vui giầu thọ. Thân đã chính rồi thì lấy đó giúp chúng, kẻ nguy được yên, kẻ đuối được vớt, kẻ chết sống lại, khi đó dân đều được sung-sướng và khí hòa âm quang như thế thì đời này, dân này được hớn-hở trèo lên đài xuân, được vui mừng bước lên cõi thọ. Ấy mới là dài lâu được cái mệnh-mạch của sinh-dân, mạnh-mẽ được cái nguyên-khí của nhà-nước. Lời ấy đến nay mới nghiệm. Xét cái lẽ sở, dĩ nhiên chẳng phải bởi cái thuật chính lòng chính thân sao?"
Như vậy đủ thấy cái trình-độ sáng-suốt của một trí-thức đương thời tin rằng : " một lòng chính-trực muôn quỷ nép hình, mà khí tà chẳng phạm " . Đấy chẳng là một tín-ngưỡng chân-chính lắm sao ? Không tin ở sức bên ngoài mà phải tìm vào nguồn-gốc bên trong ở nơi thâm-tâm để phụng-sự lý-tưởng nhân-sinh trước hết .
Phương-ngôn Việt-Nam chẳng có nói :
" Đừng ngồi chiếu lệch giường nghiêng
Ở cho chính-đính cũng thiêng bằng Thần " .
Giữ cho thân chính, cho tâm chính đấy cũng là bước đầu và cũng là bước cứu-cánh của đạo-lý, là quan-niệm minh-bạch, chân-chính và đạt tới cái chân-chính. Và cái chân-chính ấy khi biết trở về tìm ở nơi tâm và sống hiện-thực ở nơi tâm đấy là tín-ngưỡng tâm-linh thực-nghiệm của Tam-giáo vậy. Vì căn-cứ vào thực-nghiệm ấy, xây-dựng đức tin vào sức thấy trực-tiếp của con mắt tinh-thần và thực-nghiệm tâm-linh, cho nên một vị Hoà-thượng đời Trần thuộc dòng Thiền-tông Tào-Khê ở Việt-Nam với một giọng chí-thành đã dung-hợp Tam-giáo như sau :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...