lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên
...
" Thánh ốp Đồng " là một trạng-thái tâm-lý khi cái ý-thức về mình lúc thức mờ đi để cho một ý-thức đặc-biệt phi-thường xuất-hiện ra cử-động, ra ngôn-ngữ mà người ngồi Đồng chỉ việc tuân theo, cho đến khi Đồng giáng cũng không biết mình đã làm gì. Đấy là một trạng-thái ý-thức thần-hóa, tuy tà, chính khó phân-biệt. Ở đây nhà Sư lấy hiện-tượng " ốp Đồng " để ví với trạng-thái xuất-thần hay thần-hóa của nhà tu-luyện, đại ý muốn nói " ý của Tổ Thiền " cốt ở thực-nghiệm trong tâm mình một trạng-thái tâm-linh " Chân tâm " vượt lên trên giác-quan và ý-thức lúc thức bình-thường. Ở trong cái ý-thức Chân-tâm ấy là một ý-thức Siêu-thần như người ta nhìn sự-vật dưới một ánh-sáng khác thường, cho nên người ta hiểu ý-nghĩa Có và Không cũng khác với ý-nghĩa thông-thường. Các nhà Thiền-sư Việt-Nam đời Lý đều tin rằng Phật-pháp cùng ý-nghĩa Sắc - Không của tâm-linh Phật-giáo không có thể lấy lời nói mà giảng-giải được, chỉ phải lấy tâm-truyền-tâm hay là gắng tu-luyện đến chỗ " Thánh ốp Đồng " nghĩa là đến chỗ Siêu-thần nhập-hóa. Như vậy các Thiền-sư nhà Lý chỉ chú-trọng vào tín-ngưỡng thực-nghiệm tâm-linh mà thôi vậy .
Xem ngay như sự vấn-đáp về Đạo giữa nhà Thiền-sư Khánh-Hỷ với Đạo-Dung, hai vị Thiền-su danh-tiếng đời Lý mà Bia chùa Hương-Nghiêm ở Thanh-Hóa còn ghi chép cho tới ngày nay :
" Cao tăng Khánh-Hỷ để ý đến Đạo-Dung, cho là một kỳ-nhân, và dạy cho Phật-pháp.
" Đạo-Dung hỏi : _ Điều gì cốt-yếu trong pháp ?
" Cao-tăng trả lời : _ Pháp vốn không phép, ta lấy gì mà bảo ngươi.
" Bỗng nghe sư Đạo-Dung thấy trong lòng nở-nang, bèn giác-ngộ .
" Một hôm sư Đạo-Dung hỏi Cao-tăng : _ Tôi đã hiểu rõ chữ Không và chữ Sắc. Sắc là bởi kẻ phàm thấy, Không là bởi kẻ Thánh thấy. Có phải thế không ?
" Cao-tăng trả lời bằng một bài Kệ :
“ Ở đời chớ hỏi Sắc và Không
Học Đạo chẳng qua tìm Tổ-tông
Trồng quế trên trần sao được rậm
Ngoài tâm tìm Phật khó lòng mong
Bao hàm nhật, nguyệt trong hạt cải
Thu hết càn khôn đầu mũi lông
Đại dụng rõ ràng tay nắm chặt
Ai hay phàm, thánh biết đâu cùng ”
" Từ đó sư thích dạo núi sông, không đâu ngại đến " .
_ ( theo Thiền-Uyển Tập-Anh Ngữ-Lục, do Hoàng-Xuân-Hãn trích-dẫn ở sách Lý-Thường-Kiệt, tập II -- tr. 435 )
Xem thế đủ rõ tinh-thần Thiền-Tôn nói riêng và Thiền nói chung là tinh-thần hết sức thực-nghiệm. Tất cả tín-ngưỡng của nó đặt trên nền-móng tự-chứng tâm-linh, mà coi các tín-ngưỡng hình-thức tượng-trưng như là phụ-thuộc vào công-phu thực-nghiệm vào chính nội-tâm của mình. Do đấy mà tinh-thần Thiền-tôn đã xây cơ-sở vững chắc cho thuyết-lý truyền-thống " Tam-Giáo Đồng-Nguyên, Vạn-Pháp Nhất-Lý " của dân-tộc Việt kể từ ngót hai ngàn năm đến nay vậy.
Ông Hoàng-Xuân-Hãn, người đất Thanh-Hóa, tác-giả quyển " Lịch-sử Lý-Thường-Kiệt ", sau khi sưu-tập các văn Bia của các Chùa cổ đất cố-đô văn-hóa của dân-tộc Việt, có kết-luận một cách khá minh-xác về tín-ngưỡng cố-hữu của dân-tộc Việt, bắt đầu từ đất Giao-Châu như sau :
" Trước khi các tôn-giáo ngoài tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi, sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại, không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điều-lệ kế-tự, nay còn những vị Thần được thờ tại rất nhiều nơi mà không ai rõ gốc-tích ở đâu tới. Thần Cao-Sơn chắc cũng là Đức Thánh Tản-Viên, Thần Long-Thủy có lẽ gốc ở Thác Bờ. Lại như các Đền hay Chùa Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điện, hẳn là di-tích các Thần mây, mưa, sấm, chớp. Đến hồi Bắc-thuộc, Đạo Nho và Đạo Lão được đem vào. Nhất là trong đời loạn-ly sau khi Hán mất, Sĩ-Nhiếp là Thái-Thú ở Giao-Châu, giữ một vùng yên-ổn, thì nhiều nhà trí-thức Trung-Hoa tu-tập ở Luy-Lâu, trú-sở Giao-
Châu. Nhờ đó Nho-học và Đạo-học lại càng bành-trướng, trong hai Đạo mới, Đạo Lão là thích-hợp với tín-ngưỡng gốc của dân Việt. Cho nên nó lan-tràn chóng và hòa lẫn với những tập-tục dân-gian. Còn như Nho-giáo, tuy được dựa thế những kẻ cầm-quyền, phần đông là Nho-sĩ, nhưng nó cũng chỉ giữa tính-cách thường, chứ không thành một tín-ngưỡng mới .
" Sau đó Đạo Phật ở Ấn-Độ mới lan đến góc Đông-Nam Lục-địa với tính-cách ôn-hòa, thần-bí, Phật-giáo chóng ăn sâu vào lòng tín-ngưỡng người Việt. Nó dung-hòa dễ-dàng với sự sùng-bái thường và nó dễ đi đôi với Đạo-giáo đến đây từ trước.
" Ba tôn-giáo Nho, Lão, Phật đã sớm thành cơ-bản tín-ngưỡng dân Việt và đồng thời tiến-triển. Cho nên thường gọi là Tam-giáo. Tuy nói là Tam-giáo tịnh-hành, nhưng theo thời-đại, một hay hai giáo vẫn được chuộng hơn. Ta sẽ thấy trong thời nhà Lý, Phật-giáo chiếm bậc nhất. Nhưng ta cũng phải nhận rằng Phật-giáo thịnh-hành ở xứ ta, cũng như ở Trung-Hoa bấy giờ, đã dung-hòa với Đạo-giáo và những tín-ngưỡng gốc ở dân-gian. Nó đã biến thành một tôn-giáo, lấy Phật làm gốc, nhưng lại ghép vào các vị Thần-linh mà xưa chỉ là một mãnh-lực thiên-nhiên. Và nó dùng những kỹ-thuật, theo đuổi những mục-đích thích-hợp với Đạo-giáo hơn là Phật-giáo.
" Địa-vị các Tăng-già trong suốt thời Lý vẫn là trọng, nhưng ảnh-hưởng về chính-trị hình như không có bao nhiêu. Về phương-diện tinh-thần và luân-lý, thì hẳn rằng Phật-giáo có ảnh-hưởng hơn. Nó đã đổi cái triều-đình vũ-phu và mộc-mạc của các đời Đinh, Lê, đóng ở chỗ đầu ngàn, cuối sông, ra một triều-đình có qui-mô, có lễ-độ, ở giữa bình-nguyên, có thể so bì với các nước khác ở miền Bắc "._ ( Hoàng-Xuân-Hãn " Lý-Thường-Kiệt ", - Sông-Nhị, tr. 391 - 392 )
Trên đây Hoàng-quân có ý nói cái tín-ngưỡng đầu tiên của dân Việt thuộc về tín-ngưỡng Vật-linh. Về sau nhờ có sự du-nhập của ba nền Đạo-lý mà dân-tộc đã kết-tinh ra tín-ngưỡng Tam-giáo Đồng-nguyên hay tịnh-hành. Điều ấy không ai chối cãi. Tuy nhiên nó đòi chúng ta phải xét đến cái trình-độ tín-ngưỡng của thời-đại nhà Lý theo quá-trình tâm-linh-hóa đi từ Vật-linh qua Đa-Thần đến Nhất Thần và sau hết đến trình-độ tối-cao của tín-ngưỡng là Tôn-giáo Tâm-linh Thực-nghiệm, nhờ đấy mà có được tinh-thần " Tam-giáo tịnh-hành " tối quý của nhân-loại vậy.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...