lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

...

" 7/_ Bẩy là sự thực, cái thực-nghiệm trọng-đại về sự hợp-nhất của Thượng-Đế cũng chỉ hiếm có đối với tinh-thần hết sức thành-tín từng sống trên thế-giới, tỏ rằng có nhiều trở-ngại cho sự tự thực-hiện. Đấy là mục-đích công-khai của tất cả tôn-giáo có tổ-chức để giúp chúng ta vượt qua những trở-ngại ấy. Những giới-luật và những chay-giới mà các tôn-giáo tuyên-dương phần lớn rút trong những điều-kiện của các nhà sáng-lập đầu tiên, từng chứng-kiến những cảnh-giới tâm-linh ấy. Sự khắc-phục xác-thịt, sự tu-sửa chính tâm, cầu-nguyện một mình, sự ưa-chuộng đời sống mặc-tưởng trầm-tư, sự thông-cảm với tinh-thần hồn-nhiên v.v….. đều là những đường lối và phương-tiện chung cho tất cả các tôn-giáo. Đấy là những con đường vạch trong rừng-rậm của bao nhiêu thế-hệ đã qua. Ở những bước đầu của những đời sống tâm-linh ấy là một điều tiện-lợi, có sự giúp-dỡ của một truyền-thống tín-ngưỡng và một nhà tu có tổ-chức để hướng-dẫn chúng ta trên những con đường trên .

" 8/_ Tám là người ta dùng nhiều tượng-trưng trong các dòng tâm-linh thần-hóa để mô-tả cùng một thực-nghiệm nhiệt-thành. Kẻ nào không bao giờ có thể vượt lên trên những tượng-trưng ấy đều là những tín-đồ mù-quáng, tranh-dành, cãi-cọ và làm cho tôn-giáo bị miệt-thị. Nhưng đối với hạng tín-ngưỡng cố-gắng qui-hồi những tượng-trưng của một tôn-giáo đã thành-lập trở về thực-nghiệm nguyên-thủy của các nhà sáng-lập thì lòng tương-thân, tương-kính rất là tự-nhiên giữa các tín-ngưỡng khác nhau. Những tinh-thần tín-ngưỡng chân-chính luôn luôn giúp các đạo-hữu trở về tâm-linh và làm cho các hình-thức tôn-giáo thành-lập thích-hợp hơn và trung-thành hơn với thực-nghiệm tâm-linh thần-hóa.

" 9/_ Chín là thực-nghiệm giúp chúng ta nhận-thức và thẩm-thức giá-trị tối-cao của tinh-thần, như đạo-đức, mỹ-thuật, chân-lý và tình-yêu, khiến chúng ta hiểu mục-đích của cuộc đời chúng ta ở tại thế-gian và chỉ-dẫn chúng ta tiến bước trên con đường tìm Tuyệt-đối là sự thành-tựu của tất cả những giá-trị kia. Nghệ-thuật và văn-chương, khoa-học và trí-thức, tình- yêu và phụng-sự đều là những điều tốt cở các đdường lối của chúng, nhưng chúng không có thể thấy-thế co thực-nghiệm tín-ngưỡng được. Cả đến luân-lý, tuy mật-thiết đi đôi với tôn-giáo cũng không thay-thế cho tôn-giáo được " . _ ( Trích-dẫn " Hinduism " của D.S. Sarma, -- Nghiên-cứu Triết-học của Radhakrishna, tr. 235 - 238 )

Trên đây là nhận-định của hai nhà tư-tưởng có uy-tín hiện nay về vần-đề tôn-giáo tâm-linh, căn-cứ vào thực-nghiệm tâm-linh thần-hóa Đông - Tây, Kim, Cổ. Ở đấy chúng ta đã nhận thấy tại sao có chủ-nghĩa Tam-Giáo Đồng-Nguyên hay Vạn-Pháp Nhất-Lý rất phát-triển ở triều-đại Lý và Trần ở Việt-Nam. Đấy là chân-chính tự-do tín-ngưỡng, vì Thiền-tôn là một loại chỉ lấy thực-nghiệm tâm-linh làm cơ-bản. Đã lấy thực-nghiệm tâm-linh làm Kinh-điển, mà Trần-Thái-Tôn gọi là " Nội điển ", thì tất cả nghi-thức bề ngoài chỉ là tượng-trưng phụ-thuộc, cho nên các nhà Thiền-tôn Việt-Nam lúc bấy giờ không chấp-nhất mà thực lòng tương-thân, tương-kính, vì trong Tam-Giáo theo các nhà sáng-lập, Giáo nào cũng nhằm vượt qua giới-hạn tượng-trưng ( symbole ) để trở về ý-nghĩa chân-chính của nguồn-gốc chung là thực-tại siêu-việt, bất-khả tư-nghị, chỉ có thể thực-nghiệm trực-tiếp giữa tâm với tâm, tinh-thần với tinh-thần mà thôi.

Khổng-Tử thì nói :

" Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai " ( Ta không muốn nói đâu, bốn mùa đi lại, muôn vật sinh trưởng, Trời có nói gì đâu ). _ ( Luận Ngữ, q. 4 -- Thiên Dương Hòa )

Lão-Tử cũng nói :

" Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh " (Đạo có thể nói được thì không phải Đạo trường-cửu, Danh có thể gọi được thì không phải danh trường-cửu ). _ ( Lão-Tử chương I )

Cho nên Lão-Tử chủ-trương " Bất ngôn chi giáo " ( Giáo-lý không dùng lời nói ).

Và Phật Thích-Ca tay cầm Hoa Sen miệng mỉm cười mà Ca-Diếp giác-ngộ giáo-lý của Ngài.

Cả ba nhà giáo-chủ đã có thực-nghiệm tâm-linh về một thực-tại siêu-nhiên ở tại ngay chính thân tâm các Ngài, trong lúc siêu thần nhập hóa vượt lên cảm-giác lẫn trí-thức suy-luận.

Hèn gì mà có người hỏi Sư Bản-Tịch rằng :

_ Thế nào là ý của Tổ Thiền ?

Nhà Sư bèn trả lời :

_ Khác nào cái cách " Thánh ốp Đồng " .

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site