lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Thiền Với Tư Tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên
Trước hết hãy phân-biệt danh-từ Giáo với Học ở trong tư-tưởng Hoa - Việt. Giáo là nói về tín-ngưỡng, tôn-giáo, mà Học là nói về triết-học, học-phái. Ở Trung-Hoa cũng như ở Việt-Nam, ba hệ-thống tư-tưởng Lão, Phật và Khổng thường hay đi đôi với chữ Giáo hay Học. Khi nào người ta nói Lão-giáo, Phật-giáo hay Khổng-giáo, là có ý-nghĩa một nền tín-ngưỡng, như một tôn-giáo có nghi-lễ hẳn-hoi. Nhưng khi người ta nói Phật-học, Lão-học hay Khổng-học, là ngụ ý nói về tư-tưởng triết-học duy-lý thực-nghiệm của mỗi hệ-thống. Vậy tư-tưởng Tam-giáo Đồng-nguyên là nói về mặt tín-ngưỡng chứ không phải chỉ về mặt triết-lý mà thôi. Đấy là một Triết-học Tôn-giáo hay Đạo-học .
Người ta sẽ thấy ngạc-nhiên ngay ở tại danh-từ Tam-giáo Đồng-nguyên, bởi vì mỗi tôn-giáo là một tín-ngưỡng có giáo-điều bất-khả xâm-phạm, có nghi-thức riêng-biệt, làm sao có thể quy về một tín-ngưỡng chung được. Nếu đã là một tín-ngưỡng chung thì chỉ có một tôn-giáo, làm sao lại có thể có ba tôn-giáo cùng chung một tín-ngưỡng được ?
Đấy là cả một vấn-đề tín-ngưỡng phải xét lại .
Ở nhân-loại có hai khuynh-hướng phổ-thông về tín-ngưỡng, một khuynh-hướng thờ-phụng các Thần-linh là những mãnh-lực thiên-nhiên, nhân-cách-hóa, với một khuynh-hướng thờ-phụng Tổ-tiên là các linh-hồn những người thân-thích với mình. Ở khuynh-hướng thờ-phụng Tổ-tiên, người ta tin những người thân yêu còn sống mãi sau khi xác-thịt đã tiêu-tan .
Ở khuynh-hướng thờ-phụng Thần-linh, tinh-thần nhân-loại muốn thấu-hiểu qua các hiện-tượng thiên-nhiên như sấm sét, sông núi, qua các vẻ đẹp huy-hoàng, cũng như qua các trạng-thái dũng-mãnh để tìm ra một cái gì bí-hiểm huyền-diệu. Và nhân-loại trong sự chiêm-ngưỡng những hiện-tượng thiên-nhiên ấy đã sớm gán cho chúng những thuộc-tính của người, nhân-cách-hóa chúng thành những Thần Tiên, những linh-hồn, hồn sông, hồn núi, thần sấm, thần sét. Đấy là khuynh-hướng thờ-phụng Thần-linh.
Hai khuynh-hướng trên đây có tính-cách mâu-thuẫn, có thể dung-hòa trên một căn-bản thứ ba là nguyên-nhân chính của tín-ngưỡng. Dù ở tín-ngưỡng Tổ-tiên hay ở tín-ngưỡng Thần-linh cũng đều là những mãnh-lực thiên-nhiên nhân-cách-hóa. Nhân-loại đều tìm vượt ra ngoài giới-hạn của giác-quan, nhân-loại không mãn-nguyện với giác-quan. Cái ý muốn vượt quá giới-hạn của giác-quan cổ xưa đã do trạng-thái nằm mộng khiến cho nhân-loại có tư-tưởng mình còn có một đời sống ở ngoài thân-thể nữa. Từ đấy sự tìm tòi bắt đầu và đào sâu mãi vào các từng lớp của tinh-thần để rồi khám-phá ra những trạng-thái cao hơn, trạng-thái Thức và Mộng. Những trạng-thái siêu-nhiên này đều thấy ở trong tất cả các nền tôn-giáo có hệ-thống của thế-giới, ấy là trạng-thái gọi là siêu-hóa hay thần-hóa và linh-cảm. Ở tất cả các tôn-giáo chính, các nhà sáng-lập, tiên-tri, thiên-sứ, đều đã cảm thấy những trạng-thái tinh-thần khác với trạng-thái lúc thức và lúc ngủ. Ở trong trạng-thái siêu-thần ấy, các Ngài đã mục-kích trực-tiếp với một loại thục-kiện thuộc về phạm-vi tâm-linh. Đối với các Ngài lúc ấy, những thực-kiện tâm-linh này còn linh-động, xác-thực hơn là các thực-kiện nhìn thấy ở lúc thức. Tất cả các tôn-giáo chính của thế-giới đều công-nhận tinh-thần nhân-loại có thể vượt quá giới-hạn của giác-quan và khả-năng của lý-trí .
Tất cả các tôn-giáo chính đều công-nhận cho tinh-thần nhân-loại một khả-năng siêu-nhiên, có thể thực-nghiệm những thực-kiện trừu-tượng một cách linh-động hiển-nhiên. Thực-kiện ấy hoặc là ở hình-thức Duy-nhất Trừu-tượng, một hiện-thân trừu-tượng như là một Nhân-cách Trừu-tượng gọi là Thượng-Đế, hay là một Pháp-luật Luân-lý, hoặc là một Thực-thể Trừu-tượng ở bên trong tất cả hiện-hữu .
THIỀN-TÔN VỚI VẤN-ĐỀ ĐỒNG-NGUYÊN TAM-GIÁO ._
Tin ở nhân-loại có linh-hồn bất-diệt, ở thiên-nhiên có Thần-linh pháp-thuật hành-động đàng sau hiện-tượng, và cuối cùng tin ở tinh-thần nhân-loại có khả-năng tâm-linh vô-hạn, rồi tùy theo với tín-ngưỡng khác nhau ấy mà xếp đặt các hình-thức cúng-kính, thờ-phụng, ấy là phạm-vi tôn-giáo nghi-thức. Nghi-thức chỉ là những phương-tiện để diễn-đạt lòng tin bên trong, là những tượng-trưng cho những ý-nghĩa siêu-hình mà tín-đồ muốn đạt tới, muốn thực-hiện ở tại bản thân. Lâu ngày ý-nghĩa lu-mờ, nghi-thức trở nên máy-móc vì xa lìa với xúc-động nội-tâm, do đấy mà các tôn-giáo, các tín-ngưỡng câu-chấp vào hình-thức bên ngoài, bỏ mất tinh-thần bên trong, trở nên bảo-thủ mà tranh-chấp với nhau, vì càng ngày càng cách-biệt với nguồn-gốc là Người sáng-lập, đã từng đem cả tâm thân để sống thực để thực-nghiệm và đã thấy những thực-kiện tâm-linh là nền-tảng của các tín-ngưỡng .
Thiền-tôn là một ngành thực-nghiệm tâm-linh trong Phật-giáo Việt-Nam, lấy Tâm làm Thiền, như Ngộ-Ấn Thiền-sư đã nói về thuyết Tam Bản của Ngài. Thuyết Tam Bản lấy thân làm Phật, lấy khẩu làm Pháp, lấy tâm làm Thiền, xác-định những thực-nghiệm tâm-linh là gốc trọng-yếu của tất cả các tín-ngưỡng tôn-giáo. Và thực-nghiệm ấy là thực-nghiệm ở tại nơi tâm mình, vì tâm là cả một tiểu vũ-trụ như Đông-phương Đạo-học quan-niệm. Ở đấy chúng ta thấy trực-tiếp, " kiến " được bản-thể thực-tại bất-biến của tất cả thế-giới hiện-tượng biến-ảo Kiến-tính . Tất cả thế-giới hiện-tượng chúng ta biết là biết qua giác-quan, biết qua suy-luận, biết qua ý-niệm, là hình-ảnh do giác-quan hay ngũ-uẩn ( Thị, thính, khứu, vị, xúc = Sắc, thanh, hương, vị, xúc ) tạo nên. Vậy chúng ta biết thế-giới qua tâm ta, là cái biết gian-tiếp. Nếu có thể biết trực-tiếp được thì chỉ là lấy tâm mà kiến-tính, nghĩa là tâm cá-nhân cùng có chung với thế-giới một quan-hệ sinh-thành tồn-tại. Trước khi tìm biết tới cái tồn-tại của thế-giới bên ngoài, của đại vũ-trụ, thì hãy tìm biết tới cái tồn-tại ở tâm mình trong cái tiểu vũ-trụ này mà ta đã bẩm-thụ từ lúc mới sinh ra, mới hiện có thật trong cái thế-giới đại-đồng. Chỉ ở cái tồn-tại ở tâm ta, ta mới trực-tiếp biết được. Cái tồn-tại ấy là cái tính tồn-tại độc-nhất chung cho cả trong lẫn ngoài vậy .
Nhưng tâm ta thường ngày là một trường tác-dụng biến-hóa như mặt nước nổi sóng, đợt nọ liên-tiếp đợt kia làm cho khó lòng nhìn thấy đáy để "kiến" được " tính " là bản-thể của tâm. Bởi vậy nhà Phật mới đòi phải Chính- Kiến, Chính-Tư-duy, Chính-Ngữ, Chính-Nghiệp, Chính-Mệnh, Chính-Tinh-tiến, Chính-Niệm và sau cùng là Chính-Định, tất cả gồm vào Bát-Chính-Đạo. Cái Đạo Bát-Chính ấy cốt đi đến Chính-Định, tức là Thiền-Định ( Dhyana ) để bước vào một trạng-thái Siêu-Ý-thức ở trong tâm khi tâm không còn mảy-may vọng-động vì cảm-giác cũng như vì ý-ảnh hay ý-niệm. Đấy là nhà Thiền-sư đã thực-hiện được cái Tâm Vô-niệm, khác nào mặt nước phẳng-lặng không một lăn-tăn sóng động. Đấy là con đường tín-ngưỡng của Thiền-tôn, tin vào thực-nghiệm ở chính tại tâm mình. Một nhà Thiền-học danh-tiếng cận-đại thế-giới là đạo-sĩ Vivekananda đã căn-cứ vào thực-nghiệm mà viết :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...